Ăn thịt chuột mọc hạch d á i sợ lắm.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Mùa hè đến rồi
Collapse
X
-
Bắt được con chuột đồng (chuột ăn thóc nhé, không phải là chuột cống hôi rình đâu mà hoangdai sợ mọc hạch), dìm chết, dùng liềm lột da (vì ở ngoài đồn toàn là dụng cụ thô sơ), cắt đầu, moi ruột vứt đi, nướng, chấm muối ăn tại trận. Thế là ngon rồi. Hix, thèm rồi đây nè.
Nếu bắt được nhiều mang về nhà thì "nhiều bài vở" lắm. Tiện nhất là hai món: thịt chuột nướng bóp lá chanh và chuột xào sả. Ngoài ra, món chuột nấu giả cầy thì... "ôi thôi rồi". Lũ trẻ con còn bé chưa được uống rượu, cũng bắt chước mấy ông cha chú, rót nước giếng vào ly, làm như đang "nhắm" thật.
Mùa hè cũng gắn liền với đợt cắm trại hè. Tập đội ngũ, tiếng trống ếch rộn ràng. Bạn nào cũng sạch sẽ trong áo "trứng sáo", quần xanh, khăn quàng đỏ. Mỗi ngày tập 1 - 2 tiếng vào buổi tối, ở sân phơi của HTX hoặc nhà nào có sân rộng. Tập ở nhà thì có khoai lang luộc bồi dưỡng. Có hôm bắt chước các cụ, tôi cũng ăn khoại + uống nước chè xanh, tuy không bị nghẹn bột khoai nhưng đêm đó biết thế nào là mất ngủ.
Nhà tôi ở cuối xóm. Sau khi tập đội ngũ, tôi thường ở lại trong xóm chơi thêm với các bạn. Gặp lúc đầu tháng, trăng lặn sớm. Từ xóm về nhà tôi hơn 200m, phải đi qua 1 đoạn đường vắng: bên trái chỉ có mấy cái ao, bên phải có 4 gia đình ở nhưng nhà ở cách xa đường đi cả 3 chục mét. Vì vậy, ham chơi với bạn đến khi về tôi rất sợ. Đi trên đường, nhìn chỗ nào cũng hình dung như có người đang rình. Cái tàu lá chuối rung rinh cũng có thể làm mình tè ra quần. Chưa kể mèo, chó, chuột chạy trong bụi, nghe giật mình thon thót. Lại còn nghe đồn rằng thỉnh thoảng người lớn có gặp ma ở cánh đồng phía sau nhà tôi.
Có hôm 2-3 đứa bạn dẫn về, có hôm lũ bạn về nhà tôi chơi trước khi giải tán.
Một hôm, không có ai dẫn về. Tôi phải tự đi về. Các bạn tưởng tượng xem: mới hơn 10 tuổi, đi một mình ban đêm.
Tôi chọn cách này để tự lấy can đảm: nếu thấy một chỗ có "hình người" thì đến gần xem là cái gì (để tin chắc là không có ma).
Tôi nhìn về phía ao, vì cái ao này ở phía Tây, là phía đồng không, nên trời có sáng hơn. Một lùm cây "có hình người" ở bờ ao. Tôi đến gần. Nghe tiếng cái "lùm cây" ấy cười híc híc. Tôi sợ dựng hết cả tóc gáy lên, chạy một mạch về, chó sủa ầm ĩ nhưng cái quần không bị ướt...Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Tôi có sợ ma không?
Khi bé, tôi sợ ma lắm. Sợ ma chủ yếu là "thần hồn nát thần tính". Nhìn bụi cây cứ ngỡ là người, thậm chí còn tưởng tượng có cả hổ ngồi rình trong bụi cây ở đồng bằng! Nghe tiếng chuột chạy thì nghĩ là rắn, chớp giông thì ngỡ ma thắp đèn, vv...
Năm nọ (có lẽ tôi hơn 10 tuổi), mùa đông mưa phùn. Lúc khoảng 3 giờ sáng, bố tôi gọi tôi dậy: Dậy xem ma trơi, con.
Trước đó bố tôi đã nói về ma trơi là gì, nên tôi theo bố ra xem ma trơi. Có mấy "con" nhảy nhót trên bãi tha ma gần nhà tôi. Chúng liên tục di chuyển, ẩn hiện rồi bùng lên, rồi tắt hoặc bé lại. Có con sáng, xanh lè. Có con hơi đỏ và tối hơn. Đứng cạnh bố, tôi thấy đó chỉ là những hóa chất vô tri.
Và bố tôi kết luận: "trên đời chỉ có ma trơi là loại "ma" duy nhất mà bố biết. Nó đó, con có sợ nữa không".
Rồi hai bố con đi ngủ.
Từ đó trở đi, tôi không sợ ma. Bất luận lúc nào, ai kể một chuyện ma tôi cũng sẽ kể một dị bản ghê rợn hơn (nếu tôi biết) để đáp lễ.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viếtUi trời, mới nói chuyện ma thì cả 1 kho. Mới nói tới đây thì đã nổi da gà rồi, thôi không kể nữa.Trần Quang Định
0932299590
Comment
-
Tiếp chuyện về tuổi thơ
Hồi nhỏ, cứ đến mùa gặt lúa là em hay đi nhặt thóc rơi ( mót thóc ), nhưng nhặt thì ít mà lấy trộm ở ruộng thì nhiều. Lúa đó mang về vò ra rồi phơi khô sau đó bán cho bố mẹ để nuôi ngan vịt hoặc bán cho nhưng người buôn thóc để lấy tiền mua quần áo hoặc sách vở. Rồi mùa vụ đông thì đi " mót khoai " cũng vui đáo để, mùa này đi đào chuột đồng nhiều lắm, nhất là lúc đổ nước ải, chuột nó đào nhưng cái hang tạm bợ vì hang cũ ngập nước rồi. Đi bắt rất là vui nhưng làm thịt thì ngại lắm vì làm lâu mà
Nói đến mùa gặt ở quê chợt nhớ là ở quê sắp gặt rồi mà ko còn tiền gửi cho bố mẹ thuê người gặt . Bất hiếu quá
Hồi nhỏ, em rất thích có bão, vì lúc đó mọi người đều chuyển sang ở nhờ nhà nào cao to, em thì sang nhà ông ngoại vì ông có nhà xây kiên cố, còn nhà em thì nhà đất, mà bọn trẻ trong xóm cũng đến ở nhờ nhà ông ngoại nên mấy hôm đó thấy vui vui lạ thường, mấy thằng nằm ngủ với nhau, ngày thì đi nhặt hoa quả rụng: bưởi, cam, nhãn, vải...Thích quá. Ngày đó toàn ăn ko phải mất tiền, giờ thì ...Trần Quang Định
0932299590
Comment
-
E tuổi rắn nhưng sợ rắn hơn sợ bố. Hồi bé thì e là chuyên gia đi chơi tối, ngày nào ko đi là ko chịu đc vì cai chân nó đá quen, chỉ rình lúc bố mẹ đang ăn cơm chưa xong là e chuồn ra ngõ xóm. Nhưng tụi bạn nó hay dọa ma, có lần hãi ko dám về nhà 1 mình, phải chờ tới lúc có người nào đó đi cùng đường thì bám đít họ để đi qua đoạn sợ ma. Sau đó ù té chạy cho nhanh. Bác nào thích ăn thịt chuột thì qua làng TÚ ĐÔI-Kiến thụy-Hp. Đây là ngôi làng có bề dày 'văn hóa' về món thịt chuột. Hehe. Trước đi học chỉ muốn bão hay mưa giông thiệt to, viện cớ đó ở nhà đỡ phải đi học. Hihi.
Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505
Comment
-
Câu thằn lằn (thạch sùng)
Sao không thấy bác nào làm trò này nhể ? Hay là tại nó không được phổ biến lắm ?
Lưỡi cầu thì làm tư sợ dây mi của đàn ghi-ta. Dây là chỉ khâu quần áo. Cần thì là khúc tre nhỏ thôi. Mồi là ruồi sống.
Bắt ruồi bằng tay không là một nghệ thuật. Đưa tay thật chậm từ phía sau tới. Đưa nhanh là nó bay mất. Cách chừng 2-5cm là quạt tay ngang đầu nó. Nó sẽ bay lên và lọt vào tay.
Khi móc mồi thì móc từ gáy xuống đít (móc vào đầu nó chết).
Những nhà có cửa sắt xếp là hay có thằn lằn trốn trong đó. Chỉ cần đưa cần vô cho con ruồi bám lên mặt tường rồi tự động bò lòng vòng. Thằn lằn sẽ ra tớp ngay. Nhưng phải chờ vài phút nó mới nuốt, lúc đó mới giựt dây.
Câu thằn lằn làm gì ? Để cho gà đá ăn cho chắc thịt.
Một cách bắt thằn lằn nữa là dùng ống nhôm ăn ten để thổi đất xét nhão. Cái này thì hay bị hàng xóm phàn nàn là làm dơ tường trắng nhà họ. Thêm nữa là chỉ làm buổi tối thôi khi thằn lằn ra. Ban ngày thì chúng nó chui vô kẽ trốn hết.
Comment
-
Nguyên văn bởi TMe Xem bài viếtNói về đá banh, hồi đó đứa nào có được trái banh nhựa là xa xỉ lắm rồi. Gần nhà tôi có một ngôi chùa có sân rất rộng, sân chùa cũng là nơi chứng kiến nhiều trận cầu nảy lửa giữa các đội "Xóm trong và xóm ngoài" hoặc "xóm trên và xóm dưới", Nghĩ lại mà mắc cười vì cách phân biệt "Xóm trong, ngoài, trên, dưới" của tụi trẻ con chúng tôi.
Nói về trái banh:
Loại banh thứ 4: đây là loại đặc biệt, không phải lúc nào cũng có, muốn có nó thì phải chờ những dịp nhà có đám giỗ hay ngày tết, làm thịt một con heo thì mới có được "trái Banh Heo". Làm thịt heo thì tụi tôi xúm lại chờ lấy cái "bóng heo" - Bóng heo là cái bọng đái của con heo, ban đầu lấy ra thì rất dày, có kèm theo cái cuống (Đường tiểu) để sau này thổi hơi vào đó. Để dùng bóng heo là bóng đá thì phải qua công đoạn xử lý mà thường thì quá sức với tụi nhóc con. Phải dùng muối hột trộn nhiều vào cái thau, bỏ bóng heo vào và nhồi (giống như giặt đồ) cho đốn khi bong hết nhầy nhụa bên ngoải và làm cái bóng heo nhũn ra, rửa sạch, thổi hơi hoặc dùng ống bơm xe đạp bơm càng căng càng tốt, to nhất có thể rồi cột chặt vòi đm đi phơi. nếu trời nắng gắt thì cái bóng heo sẽ khô sau 3 ngày. kết quả là có được trái banh rất dai và bền, tuy nhiên cái cuống chưa khô hẳn nên có mùi thum thủm... nhưng tiếc thay nó là trái banh hình bầu dục chứ không phải hình tròn.
Đọc bài bác viết tớ có cảm giác đang đọc những cuốn truyện xưa nói về miền bắc xa xôi (như của Duyên Anh, v.v.) Chỉ có những cuốn ấy mới nhắc đến chuyện đá bòng nướng hay bóng heo thôi. Tớ không ngờ là thời bác lớn lên vẫn còn những thứ ấy.
Tụi tớ thì kinh tế khá hơn chút xíu. Chúng tớ mua trái banh nhựa đúng cỡ "quốc tế", rồi dùng dao khoét lỗ. Mua loại bong bóng lớn. Loại này to tới chừng 4-5 phân và rất dầy so với loại bóng nhỏ con nít hay chơi (tụi tớ lúc đó cũng là con nít). Nhét trái bóng vô làm săm rồi là có một trái banh rất tưng, và rất nhẹ (đủ sức cho con nít đá).
Comment
-
Bác Pad nay ở nước ngoài nhiều, chắc nhớ quê nhỉ.
Tuổi thơ trẻ con miền Bắc đã được một thầy giáo về hưu in cuốn sách dưới dạng nhật ký cho con... từ 5/8/65 đến 30/4/75. Tôi đã đọc ở hiệu sách, không biết bây giờ có còn bán không.
Nghèo quá, mừng sinh nhật con với mấy cái bánh " lưỡi bò". Nhưng như vậy là còn hơn nhiều bạn khác, tuổi thơ không biết sinh nhật là gì.
Tôi nhớ nhất đoạn kể về thời kỳ tem phiếu. Ông xin được con mèo con về nuôi, dọc đường về vì nâng niu con mèo mà để lạc mất cả tập tem phiếu của cả nhà trong 1 năm, đáng giá 300 đồng (chắc hơn nửa năm lương của ông, chứ không phải 300 đ bây giờ, không được chục cây bông ngoáy tai).
Xúc động nhất là đoạn ông kể chuyện chữa bệnh cho con...
Bạn bè đến chơi cũng không dám nói to vì bạn đang ốm.
Bây giờ, người ta cứ bô bô điện thoại trong bệnh viện. Còn có cả model chiếm toilet để nói chuyện điện thoại.
...Last edited by HTTTTH; 11-06-2012, 21:30.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
các bác làm em nhớ lại ngày xưa
lúc em còn nhỏ nhà có nuôi con bò lấy sức kéo phục vụ nông nghiệp
thỉnh thoảng là em lại phải đi thả nó ngoài đồng
mỗi lần đi thả em luôn mang theo sợi chỉ nhỏ
bò thì hay bị ve cắn nên em bắt ve, chờ cho nút hút máu say thì bắt rất dễ rồi
con ve bắt được em lấy sợi chỉ ra buộc vào cổ nó, buộc nhẹ thôi không thì nó đứt cổ mất
lấy con ve đó đi câu chuồn chuồn
hì, em thấy cũng vui chứ, mỗi khi nhớ lại tuổi thơ em tin rằng ai cũng có một cảm giác rất khó diễn tả, và chẳng bao giờ có thêm 1 lần nào như vậy nữa
Comment
-
Đầu hè, bọ dừa bay ra nhiều. Lũ bọ cánh cứng này giống như con cánh cam, nhưng to hơn, màu nâu nhạt chứ không xanh như cánh cam hay đen như bọ hung. Chúng phải trải qua quá trình tiến hóa (biến thái) mất mấy năm dưới đất, như mọi loài cánh cứng khác. Đến lúc trưởng thành chúng lên cặp đôi là xong đời.
Từ chiều, chúng bắt đầu đội đất chui lên, đến chập tối là chúng bay loạn xạ, tìm nhau để "truyền giống". Tui tôi đi lật đất tìm chúng từ chiều, đến tối thì dùng vợt quây bắt. Các chú các bác cũng ra bắt chứ chẳng phải chỉ có lũ trẻ con...
Tui tôi bắt về, chọn con nào to khỏe thì cột dây chỉ cho chúng kéo xe. Chỉ đến trưa mai là chúng chết nghẻo (có lẽ đời của chúng chỉ có vậy, không có con nào sống đến tối hôm sau). Lũ còn lại thì bị vặt cổ ngắt vứt ruột, vứt bỏ cánh cứng... rồi đem nướng ăn. Ngon như món dế trên các bàn nhậu bây giờ vậy.
P/S: Loài này nó sạch chứ không giống bọ hung à nhe.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viếtĐầu hè, bọ dừa bay ra nhiều. Lũ bọ cánh cứng này giống như con cánh cam, nhưng to hơn, màu nâu nhạt chứ không xanh như cánh cam hay đen như bọ hung. Chúng phải trải qua quá trình tiến hóa (biến thái) mất mấy năm dưới đất, như mọi loài cánh cứng khác. Đến lúc trưởng thành chúng lên cặp đôi là xong đời.
Từ chiều, chúng bắt đầu đội đất chui lên, đến chập tối là chúng bay loạn xạ, tìm nhau để "truyền giống". Tui tôi đi lật đất tìm chúng từ chiều, đến tối thì dùng vợt quây bắt. Các chú các bác cũng ra bắt chứ chẳng phải chỉ có lũ trẻ con...
Tui tôi bắt về, chọn con nào to khỏe thì cột dây chỉ cho chúng kéo xe. Chỉ đến trưa mai là chúng chết nghẻo (có lẽ đời của chúng chỉ có vậy, không có con nào sống đến tối hôm sau). Lũ còn lại thì bị vặt cổ ngắt vứt ruột, vứt bỏ cánh cứng... rồi đem nướng ăn. Ngon như món dế trên các bàn nhậu bây giờ vậy.
P/S: Loài này nó sạch chứ không giống bọ hung à nhe.
Con bù rầy thì sống dưới đất là con sùng trắng khi lớn cở bằng ngón tay, hóa bướm thành bù rấy để sinh sản. Con sùng này khi còn sống dưới đất nếu đào bắt được lặt đầu bỏ, cho thân vào nước cho sạch cát. Xong rồi lấy ra rang mỡ ăn rất ngon. Loại sùng này nông dân ai cũng ghét vì chúng phá hoa màu. Ở quê tôi thì tới mùa sa mưa hay bắt bù rầy để chơi "máy bay" hoặc xe.Last edited by KVLV; 11-06-2012, 23:02.Mãi đi tìm vàng.
Comment
-
Cũng có thể đúng, nhưng cũng có thể không. Vì tôi thấy trên TV, con đuôn đừa không giống con này. Con này y hệt con cánh cam.
Mà con đuôn dừa nó ăn lá phá cây dừa cơ mà, con này chỉ mỗi việc giao phối, đẻ trứng và chết . Chẳng biết chúng có ăn gì không nữa.
Con sùng mà bạn nói, thì là ấu trùng của con bọ này, nó béo ghê lắm, nhưng ít khi bắt được nhiều, mới lại trông thấy ghê ghê (giống con sâu) nên ở chỗ tôi không thấy ai ăn.
Nhưng bất luận nó là con gì, ở đâu, thì cũng bị trẻ con bắt kéo xe. He he.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
con này chổ em cũng có ở trong kẽ lá dừa nó cấu vào tay rồi thì thôi luôn chỉ có nhúng tay xuống nước nó mới nhả nhộng nó ngâm rượu, ăn sống chắm nước mắm em thì hay bắt con bọ xít gắn vào lá dừa làm bằng cục dầu hắc làm xe trược. hi hi
em chỉ sợ 1 con sâu thôi còn rắn rết chuột bọ em xơi hết
mùa lụt còn mấy mô đất cao chuột tập trung vào đó em và ba của em chỉ cần lấy đùi đập loạn xạ là có chuột ăn rồi
về nhà làm chuột thì tay trái cầm mình con chuột tay phải cầm đầu chuột quay tròn cho đến khi đầu chuột đức lìa thì lộ da moi lòng hơi gớm nếu ai chưa quen
và làm dc rất nhìu món ngon từ chuột nhiều người nói chuột gớm chứ em thấy nó sạch hơn thịt heo nhìu con heo ăn xong nằm lăn trên đống phân còn hocmon nữa chứkiếm của kiếm khách , bút của văn nhân , chân của vũ giả , giọng ca của ca nữ , đấu chí của anh hùng , mỏ hàn của thợ điện . đều giống nhau ở 1 điểm là:
đến chết mới buông tay
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi bqvietVề vụ dung lượng, như đã đề cập vài lần ở diễn đàn, nói chung pin Li-ion không thể chỉ căn cứ vào điện áp mà suy ra điện lượng còn lại đâu. Điện áp pin LiFePO4 rất phẳng nên càng không thể. Tất cả đám biểu đồ hay bảng tra điện...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
hôm nay, 01:38 -
-
bởi bqvietBộ pin bqv chế đã xả sâu vài lần. Chưa từng xả kiệt vì cục điều tốc xe điện đã cắt sớm để bảo vệ. Cục điều tốc xe cắt theo điện áp bộ 4 bình điện chì - axit ở nguỡng 42V nên đối với bộ 16 cell không là xả sâu lắm đâu....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
hôm nay, 01:28 -
-
Trả lời cho Dùng biến áp tự ngẫu 110V có tốn điện không?bởi nguyendinhvanLàm cái mạch động tự hóa.
Khi không có cái gì cắm vào ổ 100vAC thì biến áp tắt.
Khi có cái gì đó cắm vào ổ điện 100vAC, có một cái relay tự đóng điện cho biến áp ....-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 23:30 -
-
Trả lời cho Dùng biến áp tự ngẫu 110V có tốn điện không?bởi afrendlyCảm ơn 2 bạn. @nhathung1101: Mình cũng nghĩ là ít điện thôi. Nhưng nhiều năm thì cũng uổng nhiều tiền, nhiều điện. Mà nếu để vậy không tốt thì càng uổng phí. Vậy nên hỏi đây mong mọi người có kinh nghiệm và hiểu biết giải đáp.
-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 23:08 -
-
bởi since0501Cảm ơn bác đã trả lời. Pin của bác đã bị xả kiệt lần nào chưa? Và bác đo dung lượng pin bằng cách nào?
À pin của mình là LFP, các seller bảo là EVE 40135 3.2v 20Ah, nhưng mà ko có nhãn mác, chỉ có cái mã QR trên cực âm dương check ko...-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 07:47 -
-
bởi bqvietBộ pin tự chế trộm vía vẫn ổn, dù thụt vài % mỗi năm nhưng không đòi hỏi gì hơn ở cell cũ. Việc bộ pin sụt áp khi tải nặng 14 - 21A là chuyện bình thuờng. Nhất là khi BMS thực ra cũng không đo đúng ở đầu cực, cũng không đo theo phương...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 01:20 -
-
Trả lời cho Dùng biến áp tự ngẫu 110V có tốn điện không?bởi nhathung1101"Tốn nhiều" hay ít là do quan điểm mỗi người.
Có khi cả tháng chẳng bằng ly ca fé lại bảo tốn nhiều, hoặc 1 ngày bằng cả tháng lương thì lại thấy ít.
Nhưng những thiết bị dùng mạch điện tử thì cứ để...-
Channel: Điện tử gia dụng
13-01-2025, 21:14 -
-
Trả lời cho Dùng biến áp tự ngẫu 110V có tốn điện không?bởi mèomướpDạ
1.ko
2.có để tránh cháy nổ
3.ko
4.có. thiết bị điện tử ảnh hưởng chút ít còn biến áp thì hông sao đâu ạ...-
Channel: Điện tử gia dụng
13-01-2025, 15:27 -
-
bởi afrendlyChào mọi người. Mình dùng đồ Nhật cũ dùng điện 100V và họ bán kèm theo biến áp STD-VIET 100V. Mọi người có kinh nghiệm, hiểu biết cho mình hỏi:
1. Dùng biến áp như vậy thì tốn điện nhiều không?
2. Khi không dùng thiết bị trong...-
Channel: Điện tử gia dụng
13-01-2025, 09:42 -
-
Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.bởi viettinhTả thực, dễ nghe, dễ hiểu rất hay và cảm xúc
Để làm con vé số, trúng số là em đập luôn con Sony mua con tầu về chơi ...-
Channel: Điện thanh
12-01-2025, 09:17 -
Comment