1. Cầu chì là gì?
Cầu chì (Fuse) là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện, tránh sự cố ngắn mạch hay tình trạng cháy, nổ. Trong điều kiện mạch điện hoặc cường độ dòng điện quá tải, cầu chì sẽ thực hiện chức năng bảo vệ bằng cách làm đứt mạch điện.
Hiện nay, cầu chì được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện dân dụng, hệ thống điện sản xuất, nhà máy điện,... Ngoài racác loại cầu chì dùng một lần thường được lắp trong các thiết bị điện gia dụng như: máy sấy tóc, máy pha cà phê,…
2. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cầu chì
Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là khi xảy ra hiện tượng quá dòng, dây cầu chì sẽ bị nóng chảy và đứt ra, làm ngắt mạch điện.
Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian nóng chảy - đứt với dòng điện chạy qua. Quá dòng càng lớn thì thời gian đứt cầu chì càng nhanh. Để làm được điều này, điện trở của dây cầu chì phải có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp.
3. Tổng hợp các loại cầu chì được dùng phổ biến
Các loại cầu chì hiện nay trên thị trường rất đa dạng về chủng loại. Tuỳ theo các đặc điểm về cấu tạo, chất liệu và môi trường hoạt động, có thể chia thành các loại khác nhau.
3.1. Phân loại cầu chì dựa trên chất liệu, đặc điểm trực quan
Dựa trên các đặc điểm về chất liệu và trực quan có thể phân loại cầu chì thành:
+ Cầu chì sứ: Còn được gọi là cầu chì ống có lớp vỏ được làm từ gốm chịu được áp lực và tránh được tình trạng sốc nhiệt. Phần vỏ của các tiếp điểm được làm từ chất liệu đồng mạ bạc. Ngoài ra bên trong thiết bị còn có vật liệu làm đầy nhằm duy trì sự ổn định trong vận hành.
+ Cầu chì kính: Cầu chì kính bây giờ cũng là lựa chọn của rất nhiều người dùng nhằm bảo vệ mạch điện. Ngoài ra dùng cầu chì kính còn giúp phòng tránh các hiện tượng quá tải, quá áp trên đường dây, hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ trong quá trình sử dụng các thiết bị điện
+ Cầu chì tự rơi: Là thiết được sử dụng bằng cách kết hợp giữa một cầu chì và dao cắt, được sử dụng để bảo vệ cho các trạm biến áp phân phối khỏi sự cố quá tải. Cầu chì tự rơi thường được sử dụng cho lưới điện trung thế.
+ Cầu chì nổ: Khi hoạt động, loại cầu chì này sẽ tạo ra tiếng nổ.
3.2. Phân loại cầu chì dựa trên môi trường hoạt động
+ Cầu chì cao thế: Được dùng để bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho các tải như: máy biến áp ở các cấp điện áp 22kV và 35kV. Có 2 loại cầu chì cao áp là loại dùng trong nhà và loại dùng ngoài trời. Loại cầu chì này thường đi kèm với cầu dao cách ly liền chì hoặc cầu dao phụ tải liền chì.
+ Cầu chì ống trung thế: là loại cầu chì có điện thế định mức từ 1000 - 36000V dùng để bảo vệ động cơ, máy biến áp, máy biến dòng,...
+ Cầu chì hạ thế: có chức năng ngắt dòng làm mở mạch để bảo vệ hệ thống điện khi dòng điện vượt quá mức cho phép. Cầu chì hạ thế được chia làm 2 loại là cầu chì kín và cầu chì nửa kín.
Ngoài ra cũng có thể phân loại cầu chì dựa trên cấu tạo gồm: cầu chì hở, cầu chì loại vặn, cầu chì trong hộp, cầu chì kín trong ống.
Người đọc có thể tham khảo một số hãng cầu chì: Cầu chì Bussmann, Cầu chì Schneider,... bên Bảo An cung cấp chính hãng, giá tốt.
4. Hướng dẫn cách chọn cầu chì thích hợp
Khi lựa chọn cầu chì cho hệ thống điện, người dùng cần quan tâm đến các thông số sau:
- Điện áp định mức Un.
- Dòng điện định mức In.
- Khả năng cắt định mức.
- Đặc tính ampe - giây và khả năng hạn chế dòng điện.
- N: Giới hạn mà cầu chì không tự ngắt được mạch điện.
- I2t: Thông số khả năng bảo vệ hiệu quả các hỏng hóc mạch điện của cầu chì.
- Tham số chênh lệch nhiệt độ môi trường
Ngoài ra, khi lựa chọn cầu chì cần xét đến các khả năng:
- Lựa chọn cầu chì bảo vệ tụ điện, máy biến áp cần tính đến dòng điện quá độ. Trong tụ điện, dòng định mức tối thiểu của dây chảy bằng 1.6 lần dòng định mức của tụ.
- Lựa chọn cầu chì bảo vệ động cơ, cần chú ý đến dòng khởi động và thời gian khởi động. Bên cạnh đó, cần chú ý đến tần số khởi động nếu tần số quá cao các cầu chì chẳng thể đủ nguội giữa các lần đóng cắt.
- Mỗi loại cầu chì có điện áp định mức và trị số dòng điện khác nhau khi kích thước đế cầu chì khác nhau.
Cầu chì (Fuse) là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện, tránh sự cố ngắn mạch hay tình trạng cháy, nổ. Trong điều kiện mạch điện hoặc cường độ dòng điện quá tải, cầu chì sẽ thực hiện chức năng bảo vệ bằng cách làm đứt mạch điện.
Hiện nay, cầu chì được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện dân dụng, hệ thống điện sản xuất, nhà máy điện,... Ngoài racác loại cầu chì dùng một lần thường được lắp trong các thiết bị điện gia dụng như: máy sấy tóc, máy pha cà phê,…
2. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cầu chì
Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là khi xảy ra hiện tượng quá dòng, dây cầu chì sẽ bị nóng chảy và đứt ra, làm ngắt mạch điện.
Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian nóng chảy - đứt với dòng điện chạy qua. Quá dòng càng lớn thì thời gian đứt cầu chì càng nhanh. Để làm được điều này, điện trở của dây cầu chì phải có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp.
3. Tổng hợp các loại cầu chì được dùng phổ biến
Các loại cầu chì hiện nay trên thị trường rất đa dạng về chủng loại. Tuỳ theo các đặc điểm về cấu tạo, chất liệu và môi trường hoạt động, có thể chia thành các loại khác nhau.
3.1. Phân loại cầu chì dựa trên chất liệu, đặc điểm trực quan
Dựa trên các đặc điểm về chất liệu và trực quan có thể phân loại cầu chì thành:
+ Cầu chì sứ: Còn được gọi là cầu chì ống có lớp vỏ được làm từ gốm chịu được áp lực và tránh được tình trạng sốc nhiệt. Phần vỏ của các tiếp điểm được làm từ chất liệu đồng mạ bạc. Ngoài ra bên trong thiết bị còn có vật liệu làm đầy nhằm duy trì sự ổn định trong vận hành.
+ Cầu chì kính: Cầu chì kính bây giờ cũng là lựa chọn của rất nhiều người dùng nhằm bảo vệ mạch điện. Ngoài ra dùng cầu chì kính còn giúp phòng tránh các hiện tượng quá tải, quá áp trên đường dây, hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ trong quá trình sử dụng các thiết bị điện
+ Cầu chì tự rơi: Là thiết được sử dụng bằng cách kết hợp giữa một cầu chì và dao cắt, được sử dụng để bảo vệ cho các trạm biến áp phân phối khỏi sự cố quá tải. Cầu chì tự rơi thường được sử dụng cho lưới điện trung thế.
+ Cầu chì nổ: Khi hoạt động, loại cầu chì này sẽ tạo ra tiếng nổ.
3.2. Phân loại cầu chì dựa trên môi trường hoạt động
+ Cầu chì cao thế: Được dùng để bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho các tải như: máy biến áp ở các cấp điện áp 22kV và 35kV. Có 2 loại cầu chì cao áp là loại dùng trong nhà và loại dùng ngoài trời. Loại cầu chì này thường đi kèm với cầu dao cách ly liền chì hoặc cầu dao phụ tải liền chì.
+ Cầu chì ống trung thế: là loại cầu chì có điện thế định mức từ 1000 - 36000V dùng để bảo vệ động cơ, máy biến áp, máy biến dòng,...
+ Cầu chì hạ thế: có chức năng ngắt dòng làm mở mạch để bảo vệ hệ thống điện khi dòng điện vượt quá mức cho phép. Cầu chì hạ thế được chia làm 2 loại là cầu chì kín và cầu chì nửa kín.
Ngoài ra cũng có thể phân loại cầu chì dựa trên cấu tạo gồm: cầu chì hở, cầu chì loại vặn, cầu chì trong hộp, cầu chì kín trong ống.
Người đọc có thể tham khảo một số hãng cầu chì: Cầu chì Bussmann, Cầu chì Schneider,... bên Bảo An cung cấp chính hãng, giá tốt.
4. Hướng dẫn cách chọn cầu chì thích hợp
Khi lựa chọn cầu chì cho hệ thống điện, người dùng cần quan tâm đến các thông số sau:
- Điện áp định mức Un.
- Dòng điện định mức In.
- Khả năng cắt định mức.
- Đặc tính ampe - giây và khả năng hạn chế dòng điện.
- N: Giới hạn mà cầu chì không tự ngắt được mạch điện.
- I2t: Thông số khả năng bảo vệ hiệu quả các hỏng hóc mạch điện của cầu chì.
- Tham số chênh lệch nhiệt độ môi trường
Ngoài ra, khi lựa chọn cầu chì cần xét đến các khả năng:
- Lựa chọn cầu chì bảo vệ tụ điện, máy biến áp cần tính đến dòng điện quá độ. Trong tụ điện, dòng định mức tối thiểu của dây chảy bằng 1.6 lần dòng định mức của tụ.
- Lựa chọn cầu chì bảo vệ động cơ, cần chú ý đến dòng khởi động và thời gian khởi động. Bên cạnh đó, cần chú ý đến tần số khởi động nếu tần số quá cao các cầu chì chẳng thể đủ nguội giữa các lần đóng cắt.
- Mỗi loại cầu chì có điện áp định mức và trị số dòng điện khác nhau khi kích thước đế cầu chì khác nhau.