Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kỹ sư tự động hóa làm việc tại TT công nghệ phần mềm Thủy lợi- Viện KH Thủy lợi

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Cảm ơn anh NDV đã mở mắt cho bqviet một phần bức tranh đấu thầu thời gian gần đây. Vẫn còn nhiều mảng mà người làm việc trong nghề vẫn chưa biết hết.

    Vẫn còn một vấn đề ở chỗ lý luận của anh hoàn toàn đúng (một người kỹ sư bình thường sẽ biết cách tổ chức công việc tốt hơn một người công nhân bình thường), nhưng đặt trong bối cảnh VN hiện tại thì rất thiếu kỹ sư bình thường. Hẳn anh cũng thấy nhan nhản ngoài đường là thể loại thầy không ra thầy mà thợ cũng chẳng ra thợ. Một ông kỹ sư nửa mùa tệ hơn nhiều so với một ông công nhân bình thường, và tệ hơn rất nhiều so với trình độ kỹ sư mà đáng lẽ ra ông ta phải có. Ông kỹ sư nửa mùa không có những tố chất của kỹ sư (tự tổ chức công việc và giao việc, kỷ luật khi làm việc và độc lập ra quyết định) nhưng lại chưa có được kỹ năng của người công nhân.

    Và thường thể loại kỹ sư nửa mùa ấy sẽ vào một đơn vị NN nào đó, để được quản lý bởi các thể loại sếp không ra sếp.

    Người ta vẫn nói ở VN có tình trạng "thừa thầy thiếu thợ". Cũng không sao nếu thầy ra thầy, thợ ra thợ. Thừa "thầy" thì ta xuất khẩu lao động "thầy". Nhưng thực tế đa số người lao động không nằm ở cả 2 thể loại trên; thầy không ra thầy mà thợ cũng chẳng phải thợ.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Cảm ơn anh NDV đã mở mắt cho bqviet một phần bức tranh đấu thầu thời gian gần đây. Vẫn còn nhiều mảng mà người làm việc trong nghề vẫn chưa biết hết.

      Vẫn còn một vấn đề ở chỗ lý luận của anh hoàn toàn đúng (một người kỹ sư bình thường sẽ biết cách tổ chức công việc tốt hơn một người công nhân bình thường), nhưng đặt trong bối cảnh VN hiện tại thì rất thiếu kỹ sư bình thường. Hẳn anh cũng thấy nhan nhản ngoài đường là thể loại thầy không ra thầy mà thợ cũng chẳng ra thợ. Một ông kỹ sư nửa mùa tệ hơn nhiều so với một ông công nhân bình thường, và tệ hơn rất nhiều so với trình độ kỹ sư mà đáng lẽ ra ông ta phải có. Ông kỹ sư nửa mùa không có những tố chất của kỹ sư (tự tổ chức công việc và giao việc, kỷ luật khi làm việc và độc lập ra quyết định) nhưng lại chưa có được kỹ năng của người công nhân.

      Và thường thể loại kỹ sư nửa mùa ấy sẽ vào một đơn vị NN nào đó, để được quản lý bởi các thể loại sếp không ra sếp.

      Người ta vẫn nói ở VN có tình trạng "thừa thầy thiếu thợ". Cũng không sao nếu thầy ra thầy, thợ ra thợ. Thừa "thầy" thì ta xuất khẩu lao động "thầy". Nhưng thực tế đa số người lao động không nằm ở cả 2 thể loại trên; thầy không ra thầy mà thợ cũng chẳng phải thợ.
      Bác nói phải. Muốn trở thành 1 người kỹ sư bình thường đúng là không dễ tí nào!

      Comment


      • #18
        anh ơi em cũng học tự động hóa nè mà anh nói em cũng thấy vô lý quá àh mà anh thử đi tìm vệc khác xen sao thiếu gì công việc cho nhành mình mà anh!!!!

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi hac_am2003 Xem bài viết
          Kinh nghiệm cá nhân nè các anh em.
          Thế này nhé :
          + làm nhà nước như lời bạn j đó nói đugs : xác định theo 2 hướng đó
          + làm khu công nghiệp như bạn đang làm thì ko phát triển được chuyên môn, dù lương cũng khá ổn, nhưng cũng không khác gì công nhân vận hành
          + làm tư nhân thì bạn có nhiều định hướng : học tập, phát triển , lập công ty riêng.....
          Vấn đề bạn nói được tiền dự án, đề tài, rồi đi công tác, học tập ...... còn phải xem xét. Mấy vấn đề này ở tư nhân thì có thẻ có , có thẻ ko,.Còn ở mấy trung tâm, viện thì lương khởi điẻm 3,5 triệu sẽ không có, tiền đề tài hay dự án thì thường là chủ nhiệm đề tài,dự án ăn rồi, mình mới vào chưa tới lượt đâu mặc dù là người trực tiếp làm về nó. Đi công tác thì tất nhiên là có, nhưng chi phí theo quy định, hoặc khoán. Hơn được cái là khoản học tập,trung tâm sẽ tạo điều kiện để bạn học thạc sỹ, tién sỹ gì đó.....
          còn chuyện giữ bằng thì theo mình là không nên. Mà chuyện phát triển chuyên môn thì mình không rõ ý bạn. Bạn hoc TĐH mà, làm ở mấy trung tâm đó về nghề nghiệp, chuyên môn sẽ ko phát triển nhiều về mảng ứng dụng. TĐH là kỹ sư tích hợp hệ thống, đi theo hướng ứng dụng chứ ko phải hướng nghiên cứu. Mà khi đi đấu thầu cạnh tranh thì làm gì có mấy ông trung tâm hay viện ăn được đâu.
          Có cái tôi cần phải nhắc bạn thế này:

          Có thể bạn có kinh nghiệm đi làm, nhưng tầm nhìn của bạn vẫn qua vai những người khác. Cty NN hiện giờ vẫn còn nhiều cty đòi hỏi phải có những kỹ năng chính trị - quan hệ này nọ, nhưng bây giờ so với cách đây 5 năm đã có nhiều cái khác. Một số cty vì lý do tồn tại và vai trò của nó đòi hỏi phải có cơ chế đãi ngộ người giỏi thực sự, tất nhiên trong đó có những cty đãi ngộ người có thực lực rất tốt vì chính những người này sẽ lo cho những người bất tài nhưng có quan hệ ngoại lệ khác.

          Còn làm ở KCN, tôi nghĩ hoặc bạn chưa từng quá 1 năm làm trong bất kỳ nhà máy nào ở bất kỳ một KCN nào, hoặc bạn chưa đủ chuyên nghiệp để làm trong môi trường đó. Có một điều rất đơn giản, bạn muốn sửa hay thiết kế hệ điện-điều khiển cho một cái máy hay một dây chuyền, trước hết bạn phải vận hành tốt đã. Sau đó bạn mới chuyển giao cái quy trình của hệ điều khiển bạn thiết kế cho công nhân vận hành. Do đó bạn cần kiến thức tổng hợp, chứ không phải mấy cái sơ đồ trên giấy, mà cái kiến thức tổng hợp đó cần phải tích lũy theo thời gian.

          Còn khái niệm tích hợp hệ thống, tôi càng phải nhắc bạn. Không phải bạn làm mấy cái tủ con con, hoặc làm cái inverter, converter chạy với ba cái thứ như relay, SSR, OP/TP7, TD200.. lập trình PLC này nọ là tích hợp hệ thống đâu..
          Last edited by opentdoors; 06-03-2010, 23:06.
          Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
            Các nhà đầu tư ở VN bị dính đòn rất nhiều . Khi có một dự án , các nhà thầu đều đưa ra nhưng điều kiện nhận thầu thật hấp dẫn . Nào là 100% đội ngũ thi công là kỹ sư , Nào là 100% trang thiết bị đủ tiêu chuẩn kiểm định , Nào là 100% vật tư có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ...... Nhưng thực tế thì đội ngũ thi công chỉ toàn là lao động phỏ thông không qua đào tạo . Kết quả các dự án là : Xây nhà nhà đổ , xây cầu cầu sập , xây cống cống tắc , xây hồ hồ cạn , xây nhà máy máy không chạy được , lắp điện điện cháy nổ .......
            Thế là bây giờ họ khôn ra nhiều rồi . Ông đến nhận thầu hả ? Bên ông có bao nhiêu kỹ sư ? Đưa bằng đây tôi cất vào két cho chắc ăn , sau đó ra sân đấu thầu sau nhé . Nếu trúng thầu thì khi nào hoàn thành dự án tôi sẽ trả ông cái đống bằng đó . Trong khi thi công nếu tôi thanh tra phát hiện có người nào đó làm việc trong dự án mà không có tên trong đống bằng này thì ........
            Đơn giản trong cuộc sống khi người ta mang một cái máy tiền tỷ cho mấy ông đấu dây điện kiểu vặn xoắn hình số 8 . Ấy vậy mà người ta nhận việc cam đoan rằng cái máy tiền tỷ đó được kỹ sư điện thi công . Không biết gì thì khuất mắt trông coi , người biết sao không xót ruột .
            Cho nên có chuyện thu tạm giữ bằng là lẽ đương nhiên . Người không của khó mà
            Vấn đề bác nói em cũng có nghe nói. Cảm ơn mọi người đã tích cực tham gia ý kiến. Thôi em quyết định cày ở kcn thêm thời gian nữa .Tuy có gò bó 1 chút nhưng chịu khó cày 1 tháng cũng dc 7-8 củ chứ chơi cái trò giữ bằng này mệt người lắm.

            Comment


            • #21
              Người có bằng bị giữ chỉ là nạn nhân thôi ( họ có tội tình gì đâu ) . Còn kẻ tầm nhìn cỡ gang tay thường là kẻ nhận thầu ( ăn thật làm giả ) . Kẻ cùn sẽ là người đầu tư ( bí tắc đâm cùn ) . Chuyện giữ bằng chỉ mới xuất hiện gần đây mà thôi . Mà rồi cũng sẽ trở thành việc phổ biến mà thôi . Việc đó nhằm tránh cho bên nhận thầu tráo đổi nhân sự khi đang thực hiện dự án . Ví dụ khi nhận dự án , ông BQV tuyển dụng đủ số Kỹ sư . Nhưng khi thực hiện khoảng 5% thì ông BQV cho tất cả kỹ sư nghỉ việc hết ( đỡ phải trả lương cao ) sau đó tuyển lao động phổ thông với mức lương thấp hơn ( thế là ăn ra tiền công )
              Ký sư làm việc chắc chắn sẽ khác công nhân .
              Tháo ốc vít thì kỹ sư thường xếp các ốc vít vừa tháo ra thành hàng lối , có bộ , có chưởng . Còn một công nhân sau khi tháo ốc vít ra thì ốc vỏ máy , ốc Chassis để lẫn lộn với nhau . Nếu có thời gian BQV nên xem các chương trình TV Discovery sẽ thấy người nước ngoài thi công lắp ráp một cái xe Moto khác hẳn với người Việt nam . Và có rất nhiều điều chúng ta có thể học được ở cách làm việc của họ . Cách để một cái Cờ-lê , cách họ vặn một cái ốc , cách họ xếp đặt bàn làm việc .......
              Đấu dây điện cũng vậy . Kỹ sư trước khi bắt đàu dây điện vào công tắc thường dùng kìm bấm đầu cốt dây , sau đó mới vặn đầu cốt vào công tắc . Còn công nhân thì chỉ cần đưa đầu dây điện kẹp vào khe vít vặn chặt lại là xong .
              Chuyện như thế tuy mới nhưng không lạ .
              Việt nam chúng ta nghèo nên vấn đề tiền , và lợi nhuận được đặt lên rất cao mà quên đi vấn đề con người . Tiền và lợi nhuận được đặt cao hơn giá trị con người . Ngay cả chuyên mục đặt hàng trên web này cũng vậy . Đó là chốn rẻ mạt mà tôi không bao giờ ngó tới . Người ta chỉ quan tâm đến rẻ chứ tuyệt đối không thấy bài nào so sánh về chất lượng của người làm việc .
              Ví dụ một công việc BQV hoàn thành thật hoàn hảo mát thời gian một tháng . Vậy BQV phải tính tiền công của 1 tháng . Nhưng một người SV mới ra trường sẽ nhận việc đó với giá trị chỉ bằng 1 tuần lương của BQV . Thế là BQV bật bãi ngay tức khắc . Người ta không hề xét đến giá trị của một kỹ sư như BQV có thâm niên hàng chục năm với một SV mới ra trường với rất ít kinh nghiệm trong công việc .
              Chỉ cần bằng công chứng. Mục đích để nhà thầu chứng minh năng lực ( nếu thầu đó cần năng lực kỹ thuật của nhà thầu). Không ai cần giữ (kể cả ban quản lý dự án) và thi công thì phải chịu trách nhiệm chứ không ai bắt phải có đủ số kỹ sư đăng ký đó làm. Nếu xảy ra vấn đề gì thì cứ căn cứ hồ sơ thầu đẻ nhà thầu không có lý do là năng lực hạn chế....
              Không ai dùng kỹ sư ( đúng nghĩa) làm việc của công nhân.
              Ngăn nắp hay không không phải do công nhân mà do nhà quản lý. Quản lý kém thì công nhân hay kỹ sư cũng vậy.
              Công nhân có nhiệm vụ làm những gì đã được hướng dẫn, Nếu có sáng tạo phải báo cáo cấp cao hơn. Nếu cho phép mới được làm.

              Không ai nói kỹ sư đấu dây tốt hơn công nhân cả. Không tin vào các nhà máy làm phụ trợ về cáp điện sẽ thấy. Mỗi người làm môtk việc theo bảng hướng dẫn và phân công công việc ngay trước mặt. Quản đốc có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát, đôn đốc nhóm công nhân mình phụ trách.

              Chảng qua một số cty VN còn nhỏ, và làm những công việc đơn chiếc nên hay dễ dãi trong quản lý SX thì sẽ thấy kỹ sư làm tốt hơn ( thực ra tiếp thu nhanh hơn) còn công nhân có ai dạy đâu mà biết.


              Nếu một công ty ( lĩnh vưc SX, có cần công nhân) mà 100% kỹ sư thì 100% phá sản.
              không chỉ là lương, vì lương công nhân nhiều khi cao hơn lương kỹ sư.
              Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

              Biến tần
              Máy giặt
              Lò vi sóng
              Bếp từ.
              Tủ lạnh.
              Điều hòa

              Comment


              • #22
                Đúng như anh MinhHa nói. Để đảm bảo chất lượng thi công thầu, quan trọng nhất là bên tư vấn giám sát. Chất lượng của đơn vị sản xuất phụ thuộc vào quản lý nội bộ.
                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                vinhdk45 Tìm hiểu thêm về vinhdk45

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X