Sản phẩm điện thoại di động tích hợp công dụng do thanh niên 22 tuổi sáng tạo
2008.01.14
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Điện thọai di động đang trở nên khá phổ biến tại Việt Nam. Ngoài những chức năng thông thường của một điện thọai, nay nhà sản xuất cũng như đơn vị cung cấp đang cố tích hợp thêm nhiều công dụng khác cho chiếc máy điện thọai cầm tay.
Mai Sỹ Xuân Lâm. Hình của Saigon Tiep Thi Online.
Vừa qua có một thanh niên mới 22 tuổi đang sống tại Bình Dương đã thành công trong ý tưởng tích hợp hệ thống chống trộm và mở cửa nhà bằng điện thoại di động. Đó là bạn Mai Sỹ Xuân Lâm với đề tài đọat giải cuộc thi sáng tạo lần thứ nhất do tỉnh Bình Dương tổ chức.
Trong chuyên mục Sáng Kiến & Đời Sống kỳ này, Gia Minh giới thiệu cùng quí thính giả và các bạn đề tài sáng tạo vừa nêu của Mai Sỹ Xuân Lâm.
Làm thế nào mà một người sử dụng điện thoại di động có thể giúp người thân mở cửa để vào nhà bạn khi bạn là chủ nhân không có mặt tại nhà? Thế rồi làm sao có thể biết được chiếc xe của mình đang bị ai đó lấy đi và đang trên đường trốn chạy?
Yahoo Messenger và Instant Messenger
Mai Sỹ Xuân Lâm giải thích về cơ chế mà bạn nghiên cứu ra : “Bắt đầu là từ một cái ứng dụng ở trên nền tảng của Yahoo Messenger và Instant Messenger, ứng dụng hai phần mềm đó vào hệ thống an ninh tự tạo của mình. Bình thường nếu mình sử dụng an ninh internet thì mình phải sử dụng một phần mềm chuyên dụng và một website chuyên dụng.
Ban đầu em ứng dụng trên Yahoo Messenger và Instant Messenger, em biến hai phần mềm đó thành hai phần mềm an ninh, và khi chế tạo một cái phần cứng để ứng dụng hai phần mềm đó thì em mới phát hiện ra mình có thể ứng dụng qua điện thoại di động và em tập trung nghiên cứu ứng dụng vào điện thoại di động.
Cái thứ nhứt đó, nếu mà mình sử dụng điện tử không thì mình có thể tích hợp nó vào thành phần trong một cái điện thoại, nhưng nếu đối với một cái điện thoại bình thường thì mình có thể chế tạo thêm một cái phần cứng để kết nối với cái điện thoại đã có.
Nó chỉ là một nguyên tắc cho những cái rờ-le nó hoạt động và một cái mạch điện mình điều khiển cho những cái rờ-le đó nó hoạt động. Và cái mạch điều khiển mình phải hoàn toàn tự thiết kế, mình tự làm chứ hãng máy điện thoại người ta không có làm cái đó.
Ban đầu em ứng dụng trên Yahoo Messenger và Instant Messenger, em biến hai phần mềm đó thành hai phần mềm an ninh, và khi chế tạo một cái phần cứng để ứng dụng hai phần mềm đó thì em mới phát hiện ra mình có thể ứng dụng qua điện thoại di động và em tập trung nghiên cứu ứng dụng vào điện thoại di động.
Mai Sỹ Xuân Lâm
Nếu mình có niềm đam mê điện tử, em thì đam mê nhưng em không phải là chuyên gia điện tử chi nên em nhờ một anh kỹ sư điện tử làm cho một cái mạch điện thô, rồi từ cái mạch điện đó em mới phát triển lên thành cái mạch điện của em và ứng dụng nó, kết nối với cái điện thoại di động. Ứng dụng nó rất là đơn giản. Bây giờ em ứng dụng được thứ nhứt là mở cửa nhà bằng điện thoại di động.
Khi mà cửa mở ra thì nó tự động khoá lại cho mình qua tin nhắn SMS hoặc là một cuộc gọi với hai chệ độ mình cài đặt. Thứ hai, mình chạy một chiếc xe hơi, thí dụ tên trộm vô phá cửa xe thì chiếc xe đó nó sẽ báo về điện thoại di động của mình. Khi đó mình lấy điện thoại di động, bấm gọi vào chiếc xe. Nếu chiếc xe đang chạy trên đường thì nó tự động tấp vào lề, nó sẽ hú lên tại chỗ và mình có thể dò theo sóng CRF.
Cái ứng dụng thứ ba là mua hàng tự động. Cái ứng dụng thứ ba này rất quan trọng, một cái giải pháp em đầu tư rất là nhiều. Mua hàng tự động tức là khi mình đặt một món hàng tự động, mình lấy điện thoại di động của mình gọi vào, hoặc là mình để tin nhắn hay bất cứ hình thức nào đó, nếu có một mã số riêng, mình bấm vào cái máy đó, cái máy đó sẽ ra một sản phẩm, mình không cần phải sử dụng công nghệ giao tiếp gần, nhận dần dần với lại Sony.
Nói về cơ sở kỹ thuật thì trước tiên nhà sản xuất đó phải sản xuất cell phone và chỉ cần thiết kế thêm một cái mạch điện nhỏ tích hợp đi theo cái cell phone đó, biến cell phone đó thành hệ thống an ninh, thêm vào cái hệ thống an ninh là chìa khoá đi động và ổ khoá đi động, tức là cái cell phone mà mình chế tạo ra hệ thống an ninh đó, đó là ở khoá di động, còn cái cell phone mà mình sử dụng bình thường sẽ trở thành chìa khoá di động. Nếu mà mình sử dụng cái công nghệ biến nó thành một cái hệ thống khoá di động thì mình sẽ không cần đến chìa khoá, không cần đến chân tay, không cần đến mã khoá số nữa.
Thí dụ như nếu mình ứng dụng nó vào cuộc sống như vào cái cửa mà người thân mình bất chợt đến nhà trong khi đó mình đang đi công tác ở xa thì khi đó nếu mình sử dụng chìa khoá thì phải chạy về nhà mở của cho người thân, nhưng nếu mình sử dụng công nghệ ở khoá di động này thì từ xa mình vẫn có thể mở cửa cho người thân vào nhà. Và em cũng đang có một đề tài nghiên cứu là điều khiển robot qua hệ thống Internet di động không gian.”
Viên chức theo dõi đề tài của Mai Sỹ Xuân Lâm dự thi cuộc thi sáng tạo lần thứ nhất của tỉnh Bình Dương là ông Hoà Quang Hiệp. Ông có nhận xét về bản thân tác giả và đề tài sáng tạo đó:
Ông Hoà Quang Hiệp : Em này thì nghèo, không có tiền. Em này thuộc dạng giỏi đó. Sử dụng một cái điện thoại bắt đầu nó nạp mã số Instant. Bắt đầu ở trong nhà nó mới đặt một cái camera. Camera đó kích hoạt ở trên Yahoo Instant đó.
Rồi nó có một hệ thống gần như cái rờ-le đó, rờ-le bằng đi động đó, nó sẽ kích hoạt khi mình gọi điện thoại gọi vào số điện thoại của mình. Lúc đó là nó cho biết nhà mình có trộm. Sau đó mình truy cập vào mạng, lên coi trang camera của mình đặt snẵ ở nhà mình. Đó, cái nguyên tắc chỉ có vậy.
Gia Minh : Còn mở cửa nữa.
Nhưng có cái khó khăn, thứ nhứt đó là tài chính, thứ hai đó là phải tìm được công ty nào sản xuất điện thoại di động quan tâm đến đề tài của mình thì khi đó mình mới có thể phát triển được. Chứ còn nếu bây giờ em mua một cái điện thoại ở ngoài, về lắp rập cái mạch riêng của em thì nó vẫn chưa hoàn chỉnh, nó rất dễ bị ăn cắp bản quyền. Nhưng mà nếu tích hợp hoàn toàn vào một cái điện thoại thì rất là hay.
Mai Sỹ Xuân Lâm
Ông Hoà Quang Hiệp : Nó cũng xài kiểu đó hết. Chẳng qua đó là một dạng rờ-le thôi. Cái mạch của rờ-le thì bắt đầu bằng đóng mở thôi. Cái này thực sự thì rất dễ, không gì khó.
Hồi xưa có một thiết bị, khi mình mất chìa khoá thì cái thiết bị nó reo trong chìa khoá của rmình đó. Khi mình mất xâu chìa khoá mình tạo ra tiếng động thì nó sẽ kêu. Đó, nó ứng dụng cái đó vào để nó tạo một kích hoạt giống như một cái click chuột vào khung OK của phần mềm gọi điện thoại thì nó sẽ gọi vào mã số của mình. Lúc đó mình sẽ biết là có trộm.
Em cũng đưa lên sàn giao dịch về ý tưởng. Sàn giao dịch thì em nó tự đăng ký thôi. Chứ còn Sở chỉ hỗ trợ để làm cái bản quyền. Lúc đó thì em nó không xúc tiến làm cái đó. Hỗ trợ về mặt thủ tục chứ không hỗ trợ vào chi phí.
Những trở ngại
Mai Sỹ Xuân Lâm cho biết thêm về một ý tưởng mà bạn đang ấp ủ thực hiện cũng như những trở ngại gặp phải dù muốn ứng dụng những ý tưởng đã qua thử nghiệm thành công.
Mai Sỹ Xuân Lâm : Giám sát công dân qua hệ thống điện thoại di động và khi đó điện thoại di động mình sẽ tích hợp với tiền điện tử mà hiện nay thế giới đã biết nhưng mà sử dụng cái công nghệ của em được hưóng dẫn rất là rộng rãi, ai cũng có thể sử dụng được.
Còn nếu mà sử dụng cái công nghệ NST là công nghệ nhận dạng dần thì phải cần một cái điện thoại có con chip nhận dạng dần, nhưng mà với công nghệ tích hợp của em thì bất cứ ai cũng có điện thoại di động là đều có thể bảo hiểm, đựoc chính phủ giám sát.
Thí dụ như nếu chính phủ Mỹ chuyển đổi từ cơ sở dữ liệu trong máy vi tính là mọi người sử dụng thẻ, hay thẻ thông hành gì đó, người Việt Nam mình hay gọi là giấy Chứng Minh Nhân Dân (CMND), nếu mà thay CMND thành một cái số điện thoai di động thì mình sẽ giám sát được công dân rất là tốt, tránh được cái nạn trộm cắp. Cái này nó rất là, nói cho rõ thì nó có vẻ như là nó không được an toàn và xâm phạm tính riêng tư, nhưng mà phân tích kỹ mình sẽ thấy được những cái mạnh của nó.
Em rất muốn trình bày với một cơ quan chính phủ nào đó nhưng mà không được tiếp xúc do em là một cá nhân. Nếu thông qua sở mình phải trình bày, mình trình bày như thế nào đó nhiều khi người ta nắm được cách mình trình bày, tại không có nói tên mình lên mà người ta biêt một cái đề tài khác, trở thành cái đề tài của vị đó, không còn của mình nữa.
Cái vấn đề này em nghĩ cũng hơi khó vì em cũng có trao đổi với rất nhiều người, trong đó có một quỹ đầu tư của Mỹ, nhưng mà vấn đề người ta nói là về ý tưởng có thể đánh giá tốt nhưng mà mức độ triển khai thì ai có thể chấp nhận để triển khai, thí dụ một công ty viễn thông hay là một chính phủ nào đó.
Nhưng có cái khó khăn, thứ nhứt đó là tài chính, thứ hai đó là phải tìm được công ty nào sản xuất điện thoại di động quan tâm đến đề tài của mình thì khi đó mình mới có thể phát triển được. Chứ còn nếu bây giờ em mua một cái điện thoại ở ngoài, về lắp rập cái mạch riêng của em thì nó vẫn chưa hoàn chỉnh, nó rất dễ bị ăn cắp bản quyền. Nhưng mà nếu tích hợp hoàn toàn vào một cái điện thoại thì rất là hay.
Em cũng có liên lạc với hãng KIA, với hãng Sony, nhưng mà do tiếng Anh cũng hơi kém, cái thứ hai là những hãng đó họ không có làm việc với một cá nhân, đa số họ làm việc với một công ty hay một tổ chức nào đó chứ đơn vị cá nhân thì họ phải xét đến bằng sáng chế mà bằng sáng chế thì em không đăng ký được. Cái vấn đề kết cấu rất là đơn giản. Một kỹ sư điện tử nếu trình bày chi tiết hết thì dễ bị ăn cắp.
Viên chức tham gia tổ chức cuộc thi sáng tạo cho thanh thiếu niên nhi đồng Bình Dương có thừa nhận về những trở ngại trong việc hỗ trợ cho các ý tưởng sáng tạo được đưa vào cuộc sống:
Ông Hoà Quang Hiệp : Cái hiện trạng của mình kém, cái đó không có quy chế.
Có một chi tiết đáng chú ý về chàng trai trẻ Mai Sỹ Xuân Lâm là trình độ học vấn của bạn này chỉ mới hết lớp 12.
Mục Sáng Kiến & Đời Sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.
2008.01.14
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Điện thọai di động đang trở nên khá phổ biến tại Việt Nam. Ngoài những chức năng thông thường của một điện thọai, nay nhà sản xuất cũng như đơn vị cung cấp đang cố tích hợp thêm nhiều công dụng khác cho chiếc máy điện thọai cầm tay.
Mai Sỹ Xuân Lâm. Hình của Saigon Tiep Thi Online.
Vừa qua có một thanh niên mới 22 tuổi đang sống tại Bình Dương đã thành công trong ý tưởng tích hợp hệ thống chống trộm và mở cửa nhà bằng điện thoại di động. Đó là bạn Mai Sỹ Xuân Lâm với đề tài đọat giải cuộc thi sáng tạo lần thứ nhất do tỉnh Bình Dương tổ chức.
Trong chuyên mục Sáng Kiến & Đời Sống kỳ này, Gia Minh giới thiệu cùng quí thính giả và các bạn đề tài sáng tạo vừa nêu của Mai Sỹ Xuân Lâm.
Làm thế nào mà một người sử dụng điện thoại di động có thể giúp người thân mở cửa để vào nhà bạn khi bạn là chủ nhân không có mặt tại nhà? Thế rồi làm sao có thể biết được chiếc xe của mình đang bị ai đó lấy đi và đang trên đường trốn chạy?
Yahoo Messenger và Instant Messenger
Mai Sỹ Xuân Lâm giải thích về cơ chế mà bạn nghiên cứu ra : “Bắt đầu là từ một cái ứng dụng ở trên nền tảng của Yahoo Messenger và Instant Messenger, ứng dụng hai phần mềm đó vào hệ thống an ninh tự tạo của mình. Bình thường nếu mình sử dụng an ninh internet thì mình phải sử dụng một phần mềm chuyên dụng và một website chuyên dụng.
Ban đầu em ứng dụng trên Yahoo Messenger và Instant Messenger, em biến hai phần mềm đó thành hai phần mềm an ninh, và khi chế tạo một cái phần cứng để ứng dụng hai phần mềm đó thì em mới phát hiện ra mình có thể ứng dụng qua điện thoại di động và em tập trung nghiên cứu ứng dụng vào điện thoại di động.
Cái thứ nhứt đó, nếu mà mình sử dụng điện tử không thì mình có thể tích hợp nó vào thành phần trong một cái điện thoại, nhưng nếu đối với một cái điện thoại bình thường thì mình có thể chế tạo thêm một cái phần cứng để kết nối với cái điện thoại đã có.
Nó chỉ là một nguyên tắc cho những cái rờ-le nó hoạt động và một cái mạch điện mình điều khiển cho những cái rờ-le đó nó hoạt động. Và cái mạch điều khiển mình phải hoàn toàn tự thiết kế, mình tự làm chứ hãng máy điện thoại người ta không có làm cái đó.
Ban đầu em ứng dụng trên Yahoo Messenger và Instant Messenger, em biến hai phần mềm đó thành hai phần mềm an ninh, và khi chế tạo một cái phần cứng để ứng dụng hai phần mềm đó thì em mới phát hiện ra mình có thể ứng dụng qua điện thoại di động và em tập trung nghiên cứu ứng dụng vào điện thoại di động.
Mai Sỹ Xuân Lâm
Nếu mình có niềm đam mê điện tử, em thì đam mê nhưng em không phải là chuyên gia điện tử chi nên em nhờ một anh kỹ sư điện tử làm cho một cái mạch điện thô, rồi từ cái mạch điện đó em mới phát triển lên thành cái mạch điện của em và ứng dụng nó, kết nối với cái điện thoại di động. Ứng dụng nó rất là đơn giản. Bây giờ em ứng dụng được thứ nhứt là mở cửa nhà bằng điện thoại di động.
Khi mà cửa mở ra thì nó tự động khoá lại cho mình qua tin nhắn SMS hoặc là một cuộc gọi với hai chệ độ mình cài đặt. Thứ hai, mình chạy một chiếc xe hơi, thí dụ tên trộm vô phá cửa xe thì chiếc xe đó nó sẽ báo về điện thoại di động của mình. Khi đó mình lấy điện thoại di động, bấm gọi vào chiếc xe. Nếu chiếc xe đang chạy trên đường thì nó tự động tấp vào lề, nó sẽ hú lên tại chỗ và mình có thể dò theo sóng CRF.
Cái ứng dụng thứ ba là mua hàng tự động. Cái ứng dụng thứ ba này rất quan trọng, một cái giải pháp em đầu tư rất là nhiều. Mua hàng tự động tức là khi mình đặt một món hàng tự động, mình lấy điện thoại di động của mình gọi vào, hoặc là mình để tin nhắn hay bất cứ hình thức nào đó, nếu có một mã số riêng, mình bấm vào cái máy đó, cái máy đó sẽ ra một sản phẩm, mình không cần phải sử dụng công nghệ giao tiếp gần, nhận dần dần với lại Sony.
Nói về cơ sở kỹ thuật thì trước tiên nhà sản xuất đó phải sản xuất cell phone và chỉ cần thiết kế thêm một cái mạch điện nhỏ tích hợp đi theo cái cell phone đó, biến cell phone đó thành hệ thống an ninh, thêm vào cái hệ thống an ninh là chìa khoá đi động và ổ khoá đi động, tức là cái cell phone mà mình chế tạo ra hệ thống an ninh đó, đó là ở khoá di động, còn cái cell phone mà mình sử dụng bình thường sẽ trở thành chìa khoá di động. Nếu mà mình sử dụng cái công nghệ biến nó thành một cái hệ thống khoá di động thì mình sẽ không cần đến chìa khoá, không cần đến chân tay, không cần đến mã khoá số nữa.
Thí dụ như nếu mình ứng dụng nó vào cuộc sống như vào cái cửa mà người thân mình bất chợt đến nhà trong khi đó mình đang đi công tác ở xa thì khi đó nếu mình sử dụng chìa khoá thì phải chạy về nhà mở của cho người thân, nhưng nếu mình sử dụng công nghệ ở khoá di động này thì từ xa mình vẫn có thể mở cửa cho người thân vào nhà. Và em cũng đang có một đề tài nghiên cứu là điều khiển robot qua hệ thống Internet di động không gian.”
Viên chức theo dõi đề tài của Mai Sỹ Xuân Lâm dự thi cuộc thi sáng tạo lần thứ nhất của tỉnh Bình Dương là ông Hoà Quang Hiệp. Ông có nhận xét về bản thân tác giả và đề tài sáng tạo đó:
Ông Hoà Quang Hiệp : Em này thì nghèo, không có tiền. Em này thuộc dạng giỏi đó. Sử dụng một cái điện thoại bắt đầu nó nạp mã số Instant. Bắt đầu ở trong nhà nó mới đặt một cái camera. Camera đó kích hoạt ở trên Yahoo Instant đó.
Rồi nó có một hệ thống gần như cái rờ-le đó, rờ-le bằng đi động đó, nó sẽ kích hoạt khi mình gọi điện thoại gọi vào số điện thoại của mình. Lúc đó là nó cho biết nhà mình có trộm. Sau đó mình truy cập vào mạng, lên coi trang camera của mình đặt snẵ ở nhà mình. Đó, cái nguyên tắc chỉ có vậy.
Gia Minh : Còn mở cửa nữa.
Nhưng có cái khó khăn, thứ nhứt đó là tài chính, thứ hai đó là phải tìm được công ty nào sản xuất điện thoại di động quan tâm đến đề tài của mình thì khi đó mình mới có thể phát triển được. Chứ còn nếu bây giờ em mua một cái điện thoại ở ngoài, về lắp rập cái mạch riêng của em thì nó vẫn chưa hoàn chỉnh, nó rất dễ bị ăn cắp bản quyền. Nhưng mà nếu tích hợp hoàn toàn vào một cái điện thoại thì rất là hay.
Mai Sỹ Xuân Lâm
Ông Hoà Quang Hiệp : Nó cũng xài kiểu đó hết. Chẳng qua đó là một dạng rờ-le thôi. Cái mạch của rờ-le thì bắt đầu bằng đóng mở thôi. Cái này thực sự thì rất dễ, không gì khó.
Hồi xưa có một thiết bị, khi mình mất chìa khoá thì cái thiết bị nó reo trong chìa khoá của rmình đó. Khi mình mất xâu chìa khoá mình tạo ra tiếng động thì nó sẽ kêu. Đó, nó ứng dụng cái đó vào để nó tạo một kích hoạt giống như một cái click chuột vào khung OK của phần mềm gọi điện thoại thì nó sẽ gọi vào mã số của mình. Lúc đó mình sẽ biết là có trộm.
Em cũng đưa lên sàn giao dịch về ý tưởng. Sàn giao dịch thì em nó tự đăng ký thôi. Chứ còn Sở chỉ hỗ trợ để làm cái bản quyền. Lúc đó thì em nó không xúc tiến làm cái đó. Hỗ trợ về mặt thủ tục chứ không hỗ trợ vào chi phí.
Những trở ngại
Mai Sỹ Xuân Lâm cho biết thêm về một ý tưởng mà bạn đang ấp ủ thực hiện cũng như những trở ngại gặp phải dù muốn ứng dụng những ý tưởng đã qua thử nghiệm thành công.
Mai Sỹ Xuân Lâm : Giám sát công dân qua hệ thống điện thoại di động và khi đó điện thoại di động mình sẽ tích hợp với tiền điện tử mà hiện nay thế giới đã biết nhưng mà sử dụng cái công nghệ của em được hưóng dẫn rất là rộng rãi, ai cũng có thể sử dụng được.
Còn nếu mà sử dụng cái công nghệ NST là công nghệ nhận dạng dần thì phải cần một cái điện thoại có con chip nhận dạng dần, nhưng mà với công nghệ tích hợp của em thì bất cứ ai cũng có điện thoại di động là đều có thể bảo hiểm, đựoc chính phủ giám sát.
Thí dụ như nếu chính phủ Mỹ chuyển đổi từ cơ sở dữ liệu trong máy vi tính là mọi người sử dụng thẻ, hay thẻ thông hành gì đó, người Việt Nam mình hay gọi là giấy Chứng Minh Nhân Dân (CMND), nếu mà thay CMND thành một cái số điện thoai di động thì mình sẽ giám sát được công dân rất là tốt, tránh được cái nạn trộm cắp. Cái này nó rất là, nói cho rõ thì nó có vẻ như là nó không được an toàn và xâm phạm tính riêng tư, nhưng mà phân tích kỹ mình sẽ thấy được những cái mạnh của nó.
Em rất muốn trình bày với một cơ quan chính phủ nào đó nhưng mà không được tiếp xúc do em là một cá nhân. Nếu thông qua sở mình phải trình bày, mình trình bày như thế nào đó nhiều khi người ta nắm được cách mình trình bày, tại không có nói tên mình lên mà người ta biêt một cái đề tài khác, trở thành cái đề tài của vị đó, không còn của mình nữa.
Cái vấn đề này em nghĩ cũng hơi khó vì em cũng có trao đổi với rất nhiều người, trong đó có một quỹ đầu tư của Mỹ, nhưng mà vấn đề người ta nói là về ý tưởng có thể đánh giá tốt nhưng mà mức độ triển khai thì ai có thể chấp nhận để triển khai, thí dụ một công ty viễn thông hay là một chính phủ nào đó.
Nhưng có cái khó khăn, thứ nhứt đó là tài chính, thứ hai đó là phải tìm được công ty nào sản xuất điện thoại di động quan tâm đến đề tài của mình thì khi đó mình mới có thể phát triển được. Chứ còn nếu bây giờ em mua một cái điện thoại ở ngoài, về lắp rập cái mạch riêng của em thì nó vẫn chưa hoàn chỉnh, nó rất dễ bị ăn cắp bản quyền. Nhưng mà nếu tích hợp hoàn toàn vào một cái điện thoại thì rất là hay.
Em cũng có liên lạc với hãng KIA, với hãng Sony, nhưng mà do tiếng Anh cũng hơi kém, cái thứ hai là những hãng đó họ không có làm việc với một cá nhân, đa số họ làm việc với một công ty hay một tổ chức nào đó chứ đơn vị cá nhân thì họ phải xét đến bằng sáng chế mà bằng sáng chế thì em không đăng ký được. Cái vấn đề kết cấu rất là đơn giản. Một kỹ sư điện tử nếu trình bày chi tiết hết thì dễ bị ăn cắp.
Viên chức tham gia tổ chức cuộc thi sáng tạo cho thanh thiếu niên nhi đồng Bình Dương có thừa nhận về những trở ngại trong việc hỗ trợ cho các ý tưởng sáng tạo được đưa vào cuộc sống:
Ông Hoà Quang Hiệp : Cái hiện trạng của mình kém, cái đó không có quy chế.
Có một chi tiết đáng chú ý về chàng trai trẻ Mai Sỹ Xuân Lâm là trình độ học vấn của bạn này chỉ mới hết lớp 12.
Mục Sáng Kiến & Đời Sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.
Comment