Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Dòng chữ ở gần cuối clip có nghĩa là "chúng tôi ngắt trường". "Trường" ở đây là "điện trường" hay "từ trường" hay "điện từ trường". Có lẽ chỉ có từ trường, nó đẩy (hoặc hút) và làm kim loại (có từ tính) bị nóng chảy bằng dòng Foucault (giống bếp từ).
Đó là tôi đoán vậy thôi. Chưa có cơ sở nào để khẳng định.
kim loại này nó rất là nhẹ,khả năng ko phải là sắt.điều lạ là nó bay đc lơ lửng ở giữa,ko bị lệch và chạm vào bên nào,với lại khi nó bị nóng chảy,thì theo lục hút của trái đất,nó sẽ như giọt nước to ở dưới nhỏ ở trên,ở đây thì là ngược lại
kim loại này nó rất là nhẹ,khả năng ko phải là sắt.điều lạ là nó bay đc lơ lửng ở giữa,ko bị lệch và chạm vào bên nào,với lại khi nó bị nóng chảy,thì theo lục hút của trái đất,nó sẽ như giọt nước to ở dưới nhỏ ở trên,ở đây thì là ngược lại
Đang có lực đẩy của từ trường mà lị.
Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
<... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>
Giả sử như "trường" ở đây là từ trường, thì có thể là từ trường một chiều hay xoay chiều.
Có lẽ trường một chiều, vì nếu trường xoay chiều thì em nó sẽ phải "nhảy lên nhảy xuống" chứ không thể đứng yên được, nhỉ ?
Cục kim loại xoay tròn được trong khi lơ lửng để chứng minh không có sợi dây treo nào được dấu kín. Nó lơ lửng, tức là lực đẩy và trọng lực cân bằng nhau.
Khi nóng chảy thì nó được định dạng theo từ trường. Vì bộ phần tạo trường có dạng phễu nên em nó cũng có dạng phễu, trên to dưới bé.
Mà vật liệu gì mà lại chịu ảnh hưởng của từ trường ngay cả khi nóng chảy??? Vì khi bị đốt nóng quá nhiệt độ Curie thì mọi vật liệu đều trở thành thuận từ.
Túm lại, chắc là có "thủ thuật", "tiểu xảo" gì đây.
Em cũng nghĩ là có "tiểu sảo" vì xem đi xem lại vẫn ko hiểu hết đc hiện tượng,nó phải là từ trường xoay chiều thì cục kim loại mới quay đc,cũng như roto của động cơ ko đồng bộ,luôn quay để"đuổi theo" từ trường quay mà stato tạo ra.có lẽ có cả 2 thành phần từ trường,1 xoay chiều(rất nhỏ),1 là 1 chiều(rất lớn) để nâng cục kl lên
Có lẽ là một chất nghịch từ. Còn từ trường của cuộn dây thì chắc chắn phải là từ trường xoay chiều rồi, nếu một chiều sẽ không cảm ứng qua được để làm nóng chảy khối kim loại.
chào "chị nhóc",hehe dạo này em hay qua WEBDIEN.COM chơi,thấy chị bên đó quản lý nhiều ghê cơ,chị giải thích cho em chất nghịch từ là gì đc ko?
trong khi chị nhóc đi văng, nhờ wiki trả lời hộ:
"Các chất nghịch từ được cấu tạo từ một loại phân tử không có từ tính. Khi đặt vào từ trường ngoài trong các phân tử sẽ xuất hiện dòng điện phụ và tạo ra từ trường phụ ngược chiều từ trường ngoài (vì vậy có tên là chất nghịch từ)
Do đó cảm ứng từ tổng cộng nhỏ hơn cảm ứng từ của từ trường ngoài (μ<1)"
Chỗ khác thì: "Nghịch từ là bản chất cố hữu của mọi loại vật chất, ở đó, chất không có mômen từ nguyên tử, và tạo ra một từ trường phụ ngược với chiều của từ trường ngoài theo xu hướng của cảm ứng điện từ (quy tắc Lenz). Vì thế, chất nghịch từ có mômen từ âm và ngược với chiều từ trường ngoài."
Mà nghe đâu kiến thức này nằm trong sách Vật lý 11?
Nhưng chưa thấy chỗ nào nói về sự chuyển pha của chất nghịch từ, để xem nó có thể lơ lửng giữa không trung mãi được không (kể cả khi nóng chảy) ?.
Chao ban cho minh xin so phone cua ban nha ! Minh co chuyen nho ban giup ! Con day la so phone cua minh 0933944231 nha may minh goi lai . Thank truoc nha !
chào "chị nhóc",hehe dạo này em hay qua WEBDIEN.COM chơi,thấy chị bên đó quản lý nhiều ghê cơ,chị giải thích cho em chất nghịch từ là gì đc ko?
Một trong những chất nghịch từ phổ thông nhất là nước.
Một con ếch nhỏ có đến hơn 80% cơ thể là nước, người ta có thể làm cho nó lơ lửng trong từ trường cực mạnh.
Một miếng than (pyrolitic graphite) có thể nằm lơ lửng bên trên các khối nam châm.
Anh để ý cuộn dây hình phễu, vòng trên cùng được uốn theo chiều ngược lại để có từ thông đối kháng. Phối hợp giữa từ thông này và từ thông của các vòng dưới sẽ tạo ra một vùng từ thông yếu nhất trong lòng cuộn dây. Chất nghịch từ sẽ bị đẩy vào vị trí này. Nếu không có vòng trên cùng, khối kim loại sẽ bị đẩy văng ra ngoài cuộn dây.
Dạ từ bé cháu chỉ dám loanh quanh ở bản thôi ạ hông dám ra ngoài đâu. Chú nhat...với bác vi... nên hạn chế uống rượu, giành thời gian trồng rau, tập dưỡng sinh và thi thoảng ăn chay ạ...
Cảm ơn meomuop đã chỉ dẫn. Mình làm theo lời khuyên đầu tiên của bạn " tìm dây và nối lại". Mắt tuy kém nhưng ngồi bình tĩnh vẫn tìm được và đã nối xong như hình. Cảm ơn bạn rất nhiều nhé....
Dạ chú tìm dây và nối lại ạ. Ko thì chú cắt vứt cuộn ấy đi rồi nối dây bỏ qua cuộn ấy. Hoặc là quấn lại cuộn ấy thì càng tốt, chú ý số vòng dây và hướng quấn để đấu nối...
Mình có cái quạt trần điện cơ, xông điện vào không chạy . Dỡ xuống tháo ra quan sát thấy một đầu dây trong một bối dây bị đứt thò ra goài. Quạt cố, cả cuộn làm việc và cuồn đề bố trí thành một vòng . Xin xem ảnh kèm theo. Đo trở...
Comment