2008.03.03
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Thông tin về một 'robot có cảm xúc' vừa được loan đi tại Việt Nam. Đó là Robot Aiko do người thanh niên gốc Việt tên Lê Trung hiện ngụ tại Ontario, Canada làm ra.
Trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này mời quí vị nghe chính tác giả Lê Trung trình bày về Robot Aiko, bên cạnh đó là ý kiến của một bạn trẻ tại Việt Nam, cũng như mong muốn của mẹ Lê Trung về công trình nghiên cứu của con bà.
Lê Trung tiếp chuyện chúng tôi khi đang có mặt tại Nhật, sau chuyến về Việt Nam vừa qua được cho biết là để thăm quê vừa nộp đơn xin làm việc tại một số công ty ở đó.
Trước hết Lê Trung trình bày về Robot Aiko qua cuộc nói chuyện sau đây: Software thì làm khoảng một năm mới xong, hardware cũng phải chế và silicon mua về ráp khoảng mấy tháng mới xong.
Hồi xưa khi còn nhỏ thì chế robot nhỏ, nay làm robot như con người nên khó vì ráp cái gì cũng đúng kích cỡ người ta. Người máy đi chậm, nhanh thì không ai nói gì nhưng khi làm như con người thì nó phải họat động một cách thông suốt.
Các chức năng của Robot Aiko như là đọc báo cho người ta, khi trẻ làm tóan xong hỏi người máy đúng hay sai thì nó sẽ trả lời. Nó biết chỉ đường ở ngòai đường; nó có thể cho biết về thời tiết; rồi nó có thể canh cửa, chỉ cho người quen mặt vào mà thôi; nó cũng có thể làm công việc hướng dẫn của một 'receptionist'; rồi chức năng nhận biết như phân biệt đâu là chai bia, đâu là chai nước ngọt, đâu là chai thuốc ho, đâu là chai thuốc nhức đầu. Chỉ có là nay Aiko chưa đi được thôi.
Điều khiển thì mình phải dạy cho nó, ví dụ một lần giới thiệu cho nó 'Joe' thì lần sau 'Joe' đến nó sẽ biết. Đánh vần nếu sai thì chỉ lại cho nó. Hai 'main processor' một cái điều khiển đầu, một cái điều khiển mình. Vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng pin.
Tổng phí làm ra hơn 20 ngàn đô. Nhưng nếu sản xuất đại trà mua nguyên liệu rẻ thì chừng từ 10 đến 15 ngàn đô la. So với việc thuê một người chăm giữ thì nếu tính một giờ 10 đô, tám tiếng ngày thì cả năm lên đến mấy chục ngàn. Robot có thể sửa chữa dễ thôi.
Sau lần triển lãm ở Ontario Science Center, thì người phụ trách đó từng biết đến Robot Asimo của Nhật có so sánh cho biết Aiko hơn vì Asimo mất 28 năm, tốn cả 25 triệu và cả chục kỹ sư thực hiện; chỉ còn hạn chế là Aiko chưa đi được thôi.
Dự định là nghiên cứu làm cho Aiko biết đau để sau này làm mấy tay giả cho người bi thuơng mất tay. Rồi làm con robot thứ hai và để cho con trước dạy cho con sau.
Các chức năng của Robot Aiko như là đọc báo cho người ta, khi trẻ làm tóan xong hỏi người máy đúng hay sai thì nó sẽ trả lời. Nó biết chỉ đường ở ngòai đường; nó có thể cho biết về thời tiết; rồi nó có thể canh cửa, chỉ cho người quen mặt vào mà thôi; nó cũng có thể làm công việc hướng dẫn của một 'receptionist'; rồi chức năng nhận biết như phân biệt đâu là chai bia, đâu là chai nước ngọt, đâu là chai thuốc ho, đâu là chai thuốc nhức đầu. Chỉ có là nay Aiko chưa đi được thôi.
Anh Lê Trung
Bạn Đỗ Thế Cần, người đội truởng đội Robocon Đại học Bách Khoa Đà Nẵng- vô địch Robocon của Việt Nam năm qua, cho biết một số cảm xúc sau khi biết tin về Robot Aiko:
Được đào tạo trong ngành cơ điện tử thì em cũng đã nghĩ đến điều đó, nhưng ở Việt Nam thì cơ hội để làm rất khó vì thiếu nhiều thiết bị. Trong vòng từ năm đến bảy năm nữa thì những con robot như thế sẽ trở nên phổ biến.
Em khâm phục anh đó vì làm ra một con robot tuyệt vời; lý do là lâu nay robot chỉ là thiết bị máy, công nghệ thì không nói vì công nghệ càng ngày càng phát triển mà phải nói đến 'giải thuật' là làm sao cho con robot có xúc cảm như con người.
Có một số người cho đó là phản cảm; thế nhưng tùy hòan cảnh. Những người thiếu tình cảm như người già, góa phụ, những ngùơi có hòan cảnh đặc biệt, bị nhiểm HIV, người mặc cảm với cuộc sống thì họ cần robot để chia xẻ. Thực ra robot còn trong sáng hơn con người nữa.
Cái gì cũng có hai mặt. Trước đây những phát minh lớn của các nhà khoa học cũng chỉ để phục vụ cuộc sống thế rồi có người sử dụng để làm ra vũ khí giết người hàng lọat. Các nhà khoa học thì không bao giờ nghĩ đến điều đó mà chỉ tập trung làm ra những điều tuyệt vời thôi.
Bà Kim, mẹ của Lê Trung từ Canada cũng bày tỏ mong muốn của bà về công trình mà con bà đang thực hiện:
Ông xã tôi, tôi và anh hai của nó được cho biết là muốn cho robot đi được, chúng tôi cũng mong cháu thành công; nếu có tiền tôi cũng giúp; thế nhưng gia đình cũng không thể giúp cháu về tài chính, nên cháu làm từ từ được tới đây hay tới đó.”
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Thông tin về một 'robot có cảm xúc' vừa được loan đi tại Việt Nam. Đó là Robot Aiko do người thanh niên gốc Việt tên Lê Trung hiện ngụ tại Ontario, Canada làm ra.
Trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này mời quí vị nghe chính tác giả Lê Trung trình bày về Robot Aiko, bên cạnh đó là ý kiến của một bạn trẻ tại Việt Nam, cũng như mong muốn của mẹ Lê Trung về công trình nghiên cứu của con bà.
Lê Trung tiếp chuyện chúng tôi khi đang có mặt tại Nhật, sau chuyến về Việt Nam vừa qua được cho biết là để thăm quê vừa nộp đơn xin làm việc tại một số công ty ở đó.
Trước hết Lê Trung trình bày về Robot Aiko qua cuộc nói chuyện sau đây: Software thì làm khoảng một năm mới xong, hardware cũng phải chế và silicon mua về ráp khoảng mấy tháng mới xong.
Hồi xưa khi còn nhỏ thì chế robot nhỏ, nay làm robot như con người nên khó vì ráp cái gì cũng đúng kích cỡ người ta. Người máy đi chậm, nhanh thì không ai nói gì nhưng khi làm như con người thì nó phải họat động một cách thông suốt.
Các chức năng của Robot Aiko như là đọc báo cho người ta, khi trẻ làm tóan xong hỏi người máy đúng hay sai thì nó sẽ trả lời. Nó biết chỉ đường ở ngòai đường; nó có thể cho biết về thời tiết; rồi nó có thể canh cửa, chỉ cho người quen mặt vào mà thôi; nó cũng có thể làm công việc hướng dẫn của một 'receptionist'; rồi chức năng nhận biết như phân biệt đâu là chai bia, đâu là chai nước ngọt, đâu là chai thuốc ho, đâu là chai thuốc nhức đầu. Chỉ có là nay Aiko chưa đi được thôi.
Điều khiển thì mình phải dạy cho nó, ví dụ một lần giới thiệu cho nó 'Joe' thì lần sau 'Joe' đến nó sẽ biết. Đánh vần nếu sai thì chỉ lại cho nó. Hai 'main processor' một cái điều khiển đầu, một cái điều khiển mình. Vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng pin.
Tổng phí làm ra hơn 20 ngàn đô. Nhưng nếu sản xuất đại trà mua nguyên liệu rẻ thì chừng từ 10 đến 15 ngàn đô la. So với việc thuê một người chăm giữ thì nếu tính một giờ 10 đô, tám tiếng ngày thì cả năm lên đến mấy chục ngàn. Robot có thể sửa chữa dễ thôi.
Sau lần triển lãm ở Ontario Science Center, thì người phụ trách đó từng biết đến Robot Asimo của Nhật có so sánh cho biết Aiko hơn vì Asimo mất 28 năm, tốn cả 25 triệu và cả chục kỹ sư thực hiện; chỉ còn hạn chế là Aiko chưa đi được thôi.
Dự định là nghiên cứu làm cho Aiko biết đau để sau này làm mấy tay giả cho người bi thuơng mất tay. Rồi làm con robot thứ hai và để cho con trước dạy cho con sau.
Các chức năng của Robot Aiko như là đọc báo cho người ta, khi trẻ làm tóan xong hỏi người máy đúng hay sai thì nó sẽ trả lời. Nó biết chỉ đường ở ngòai đường; nó có thể cho biết về thời tiết; rồi nó có thể canh cửa, chỉ cho người quen mặt vào mà thôi; nó cũng có thể làm công việc hướng dẫn của một 'receptionist'; rồi chức năng nhận biết như phân biệt đâu là chai bia, đâu là chai nước ngọt, đâu là chai thuốc ho, đâu là chai thuốc nhức đầu. Chỉ có là nay Aiko chưa đi được thôi.
Anh Lê Trung
Bạn Đỗ Thế Cần, người đội truởng đội Robocon Đại học Bách Khoa Đà Nẵng- vô địch Robocon của Việt Nam năm qua, cho biết một số cảm xúc sau khi biết tin về Robot Aiko:
Được đào tạo trong ngành cơ điện tử thì em cũng đã nghĩ đến điều đó, nhưng ở Việt Nam thì cơ hội để làm rất khó vì thiếu nhiều thiết bị. Trong vòng từ năm đến bảy năm nữa thì những con robot như thế sẽ trở nên phổ biến.
Em khâm phục anh đó vì làm ra một con robot tuyệt vời; lý do là lâu nay robot chỉ là thiết bị máy, công nghệ thì không nói vì công nghệ càng ngày càng phát triển mà phải nói đến 'giải thuật' là làm sao cho con robot có xúc cảm như con người.
Có một số người cho đó là phản cảm; thế nhưng tùy hòan cảnh. Những người thiếu tình cảm như người già, góa phụ, những ngùơi có hòan cảnh đặc biệt, bị nhiểm HIV, người mặc cảm với cuộc sống thì họ cần robot để chia xẻ. Thực ra robot còn trong sáng hơn con người nữa.
Cái gì cũng có hai mặt. Trước đây những phát minh lớn của các nhà khoa học cũng chỉ để phục vụ cuộc sống thế rồi có người sử dụng để làm ra vũ khí giết người hàng lọat. Các nhà khoa học thì không bao giờ nghĩ đến điều đó mà chỉ tập trung làm ra những điều tuyệt vời thôi.
Bà Kim, mẹ của Lê Trung từ Canada cũng bày tỏ mong muốn của bà về công trình mà con bà đang thực hiện:
Ông xã tôi, tôi và anh hai của nó được cho biết là muốn cho robot đi được, chúng tôi cũng mong cháu thành công; nếu có tiền tôi cũng giúp; thế nhưng gia đình cũng không thể giúp cháu về tài chính, nên cháu làm từ từ được tới đây hay tới đó.”
Comment