Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao hộp quẹt ga tự nổ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Xét về lý thuyết,cái quẹt ga không thể tự nổ được.Nó chỉ có thể tự nổ khi vật liệu vỏ bên ngoài không thể chịu nổi áp suất bên trong.

    Cho rằng cái quẹt ga hết 2/3 thể tích như HTTH nói và vỏ quẹt đã cũ.Vậy nguyên nhân nào đã làm áp suất bên trong tăng lên ?
    Chất lỏng sẽ đổi trạng thái sang thể hơi khi thay đổi về nhiệt độ,về áp suất (không xét trạng thái plasma).Như vậy khi quẹt ga bị lỗi nhẹ,xì ga ra rất ít (xì ga nhiều sẽ không thể nổ được vì áp suất không tăng được) sẽ làm thay đổi nhiệt độ và áp suất bên trong của quẹt ga------> đây chính là nguyên nhân ga tăng áp suất và kết quả Bùm.

    Tôi chỉ đoán mò như thầy bói mù xem voi,các bạn cho ý kiến.

    Khi gas từ thể lỏng chuyển qua thể hơi thì nhiệt độ sẽ hạ xuống rất nhiều. Mấy bác có bếp ga thì thấy hơi nước đọng trên bình ga khi dùng hoặc là rờ bình thấy lạnh hơn.

    Phải chăng khi hộp quẹt bị xì như bác nói, nhiệt độ hạ xuống nhiều hơn (vì độ xì nhiều hơn) ? Tớ đoán mò là vì nhiệt độ xuống quá thấp một cách bất ngờ gây ra thermal stress (không rõ tiếng VN kêu là gì). Trường hợp này tương tự như đổ nước sôi vào ly thủy tinh là nó bị rạn. Đối với quẹt ga thì thermal stress làm vết rạn lớn hơn, nhanh hơn và nổ.

    THêm một cái nữa là nhựa, cũng như kim loại sẽ giòn hơn dưới nhiệt độ thấp.

    Trường hợp này là nổ không phải tại áp xuất tăng lên, mà tại sức chịu đựng của hộp quẹt giảm xuống bất ngờ do nhiệt độ thấp và thermal stress.

    Comment


    • #32
      Thermal stress có thể dịch là sốc nhiệt , cũng còn phải thêm yếu tố thời gian nữa , vật liệu kém + áp suất cao + nhiệt độ + thời gian = bùm . Loại quẹt này tôi nghe nói họ còn thu gom vỏ quẹt củ từ bải rác vựa ve chai về làm sạch để sử dụng tiếp nửa đó .

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
        Khi gas từ thể lỏng chuyển qua thể hơi thì nhiệt độ sẽ hạ xuống rất nhiều. Mấy bác có bếp ga thì thấy hơi nước đọng trên bình ga khi dùng hoặc là rờ bình thấy lạnh hơn.

        Phải chăng khi hộp quẹt bị xì như bác nói, nhiệt độ hạ xuống nhiều hơn (vì độ xì nhiều hơn) ? Tớ đoán mò là vì nhiệt độ xuống quá thấp một cách bất ngờ gây ra thermal stress (không rõ tiếng VN kêu là gì). Trường hợp này tương tự như đổ nước sôi vào ly thủy tinh là nó bị rạn. Đối với quẹt ga thì thermal stress làm vết rạn lớn hơn, nhanh hơn và nổ.

        THêm một cái nữa là nhựa, cũng như kim loại sẽ giòn hơn dưới nhiệt độ thấp.

        Trường hợp này là nổ không phải tại áp xuất tăng lên, mà tại sức chịu đựng của hộp quẹt giảm xuống bất ngờ do nhiệt độ thấp và thermal stress.
        Muốn quẹt tự nổ phải hội đủ 2 điều kiện:
        1- Ga chuyển trạng thái từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
        2- Tăng áp suất.

        Giải thích vấn đề tự nổ:
        1-Quẹt có lỗ rò nhỏ,ga xì ra ngoài, từ áp suất cao sang áp suất thấp,ga chuyển sang trạng thái khí và làm lạnh quẹt.Quẹt gần hết ga sẽ chứa lượng khí nhiều hơn quẹt còn đầy ga và dễ nổ hơn.

        2-Trạng thái khí trong môi trường kín,với độ lạnh sẽ làm chất khí co thể tích lại, áp suất thấp. Khi ga xì ra gần hết hay đã hết, quẹt sẽ trở về nhiệt độ môi trường.Lúc này khí ga tăng thể tích, tăng áp suất lớn dẫn đến nổ quẹt.

        Sách giáo khoa có nói rõ,chất khí trong môi trường kín và lạnh sẽ co thể tích ------ >áp suất giảm và ngược lại chất khí trong môi trường kín và nóng sẽ tăng thể tích ------ >áp suất tăng.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
          Thermal stress có thể dịch là sốc nhiệt , cũng còn phải thêm yếu tố thời gian nữa , vật liệu kém + áp suất cao + nhiệt độ + thời gian = bùm . Loại quẹt này tôi nghe nói họ còn thu gom vỏ quẹt củ từ bải rác vựa ve chai về làm sạch để sử dụng tiếp nửa đó .
          Không hẳn là tại đồ cũ đâu bác. Tớ kiếm trên mạng thì thấy hãng BIC bị kiện tơi bời vì vụ quẹt ga bị nổ / cháy.

          LAWSUITS, AND WORRY, MOUNT OVER BIC LIGHTER - New York Times

          Năm 1987 thì họ nói là trung bình có 200 vụ nổ gây chết người.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            Muốn quẹt tự nổ phải hội đủ 2 điều kiện:
            1- Ga chuyển trạng thái từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
            2- Tăng áp suất.

            Giải thích vấn đề tự nổ:
            1-Quẹt có lỗ rò nhỏ,ga xì ra ngoài, từ áp suất cao sang áp suất thấp,ga chuyển sang trạng thái khí và làm lạnh quẹt.Quẹt gần hết ga sẽ chứa lượng khí nhiều hơn quẹt còn đầy ga và dễ nổ hơn.

            2-Trạng thái khí trong môi trường kín,với độ lạnh sẽ làm chất khí co thể tích lại, áp suất thấp. Khi ga xì ra gần hết hay đã hết, quẹt sẽ trở về nhiệt độ môi trường.Lúc này khí ga tăng thể tích, tăng áp suất lớn dẫn đến nổ quẹt.

            Sách giáo khoa có nói rõ,chất khí trong môi trường kín và lạnh sẽ co thể tích ------ >áp suất giảm và ngược lại chất khí trong môi trường kín và nóng sẽ tăng thể tích ------ >áp suất tăng.


            Thì đó là công thức PV = nRT

            P = áp suất
            V = thể tích
            T = nhiệt độ

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
              Thì đó là công thức PV = nRT
              P = áp suất
              V = thể tích
              T = nhiệt độ
              - Ở dây là môi trường luôn xảy ra quá trình thuận nghịch: gas liên tục bay hơi và hóa lỏng. Áp suất dao động quanh áp suất hơi bão hòa.
              - Với T là nhiệt độ môi trường, thì T biến động rất chậm = quá trình chuẩn dừng -> ta coi như T không đổi. Nhiệt độ bên trong bình thì biến đổi theo kiểu như sau: Khi gas bay hơi thì nhiệt độ giảm (tại bề mặt chất lỏng = gas), V tăng -> Đến khi P đạt áp suất hơi bão hòa thì quá trình bay hơi dừng lại, nhiệt độ tăng dần lên. Áp suất tăng theo -> gas hóa lỏng khi vượt áp suất hơi bão hòa - Quá trình diễn tiến chậm và ít biến động vì thể tích bình chứa nhỏ, lượng gas ít.
              Vì vậy với bật lửa nằm yên trên bàn từ lâu thì coi như không có biến động về T, V, P.
              - Theo lập luận của bác pham: bình gas cũ, bị xì "nhỏ giọt" qua khe hở: gas liên tục bị bay hơi -> nhiệt độ luôn ở mức thấp hơn nhiệt độ môi trường. Khi gas gần hết thì áp suất lại không đủ lớn để nổ bình.
              Chắc bác pham để cái mỏ hàn vẫn đang cắm điện ở gần bên cái bật lửa rồi.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                - Theo lập luận của bác pham: bình gas cũ, bị xì "nhỏ giọt" qua khe hở: gas liên tục bị bay hơi -> nhiệt độ luôn ở mức thấp hơn nhiệt độ môi trường. Khi gas gần hết thì áp suất lại không đủ lớn để nổ bình.
                Chắc bác pham để cái mỏ hàn vẫn đang cắm điện ở gần bên cái bật lửa rồi.
                Đâu cần phải đặt mỏ hàn kế quẹt ga,chỉ cần giải "lạnh" quẹt ga bằng quạt bình thường là bùm rồi.Mỗi loại ga có thông số kỹ thuật liên quan đến áp suất hơi bảo hòa và nhiệt độ khác nhau.Không có bảng thông số ga đốt.Tôi lấy ga 22 dành nạp cho máy lạnh làm thí dụ:

                nhiệt độ: -2 độ, áp suất:4,66 bar
                nhiệt độ: 0 độ, áp suất:4,96 bar
                nhiệt độ: 5 độ, áp suất:5,85 bar,
                nhiệt độ: 10độ, áp suất:6,81 bar
                nhiệt độ: 15độ, áp suất:7,89 bar
                nhiệt độ: 20 độ, áp suất:9,1 bar
                nhiệt độ: 25độ, áp suất:10,4 bar

                Vì ga "xì nhỏ giọt",giải "lạnh" quẹt lại nhanh xem như lượng ga thất thoát không đáng kể .
                Do đó khi nhiệt độ tăng nhanh kéo theo áp suất tăng là nguyên nhân quẹt ga tự nổ.

                Comment


                • #38
                  PV=nRT Đây là công thức áp dụng cho chất khí thôi. Trong hộp quẹt gas vừa có chất lỏng vừa có chất khí, không áp dụng công thức này được.

                  Khi bị xì, gas bay hơi sẽ làm nhiệt độ giảm kéo theo áp suất giảm. Như vậy khó có thể là nguyên nhân gây nổ trừ trường hợp gặp mồi lửa.

                  Gas dùng trong bật lửa theo tiêu chuẩn phải là butane. Ở 0 độ C là nó hoá lỏng rồi không còn áp suất nữa. Nhiệt độ đó thì chưa đủ để làm vỏ hộp quẹt giòn như bánh đa.

                  Vào ban đêm nhiệt độ thấp, áp suất giảm nên nguyên nhân nổ do tăng áp suất có thể loại trừ. Chỉ còn lại khả năng nổ do vỏ bị lão hoá hay do tác động của thế lực bên ngoài (dùng đèn laser công suất lớn chiếu vào chẳng hạn)
                  sau.ph

                  Comment


                  • #39
                    Khí hóa lỏng - khí gas hay còn gọi đầy đủ là khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) có thành phần chính là propan C3H8 và butan C4H10.

                    Bình thường thì propan và butan là các chất ở dạng khí, nhưng để dễ vận chuyển và sử dụng, người ta cho chúng tồn tại ở dạng lỏng. LPG không màu, không mùi (nhưng chúng ta vẫn thấy gas có mùi vì chúng đã được cho thêm chất tạo mùi trước khi cung cấp cho người tiêu dùng để dễ dàng phát hiện ra khi có sự cố rò rỉ gas). Mỗi kg LPG cung cấp khoảng 12.000 kcal năng lượng, tương đương nhiệt năng của 2 kg than củi hay 1,3 lít dầu hỏa hoặc 1,5 lít xăng. Việc sản sinh ra các loại chất khí NOx, khí độc và tạp chất trong quá trình cháy thấp đã làm cho LPG trở thành một trong những nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường.

                    Khi chuyển từ thể lỏng sang thể khí, LPG có tỷ lệ giãn nở rất lớn. 1 lít LPG lỏng sẽ tạo ra khoảng 250 lít khí.Lượng khí này vẫn bị tác động bởi nhiệt tạo sự thay đổi về áp suất, do đó các van ga an toàn ít gắn đồng hồ đo áp suất vì sẽ sai số rất lớn khi đo lượng ga còn nhiều hay ít.

                    Tôi sẽ làm quẹt ga cũ tự nổ, có ai muốn thí nghiệm cá độ với tôi không?

                    Comment


                    • #40
                      Khí butan có áp suất hoá lỏng thấp hơn propan nên được dùng trong quẹt gas, bình gas mini. Còn LPG là butan pha trộn với propan để hạ giá thành, có áp suất cao hơn nên phải chứa trong bình thép. Nhiều người không biết điều này nên cứ vô tư sang chiết gas từ bình lớn sang bình mini.

                      Chắc bác định dùng cách này để làm quẹt gas tự nổ?
                      sau.ph

                      Comment


                      • #41
                        Buồn quá không có ai thí nghiệm cùng tôi,1 mình lên sân thượng thí nghiệm phá cái hộp quẹt bị bà xã la quá xá.

                        Cái quẹt trước khi tự nổ.

                        Cái quẹt sau khi tự nổ


                        Đây là cái hộp quẹt thí nghiệm,các bạn chú ý cái ống ty dẫn ga từ dưới đáy quẹt lên đầu quẹt.Đó chính là bí quyết làm quẹt tự nổ.

                        Cái quẹt của tôi tự nổ nguyên nhân cái tivi tỏa nhiệt ra các lỗ thông gió,quẹt ga nằm tại đây làm tăng áp suất ---->tự nổ.

                        Cái bí quyết là phải tạo điều kiện thế nào để tự nổ. Nói huỵch tẹt ra mất hay, có thể bị kẻ xấu lợi dụng,các bạn tự suy.
                        Last edited by vi van pham; 18-04-2012, 19:55.

                        Comment


                        • #42
                          bác làm thí nghiệm sao cho nó nổ được vậy
                          email:
                          chỉ được liên lạc từ 19h00 - 21h30



                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi sang_dientu Xem bài viết
                            bác làm thí nghiệm sao cho nó nổ được vậy
                            Bình thường khi ấn cần mở ga xuống ,ga từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái khí thoát ra ngoài và bị đốt cháy,trường hợp này không thể tự nổ.

                            Muốn quẹt tự nổ,phải làm cho ga chuyển trạng thái từ lỏng sang trạng thái khí ngay trong buồng chứa (dễ mà),lúc đó quẹt lạnh,ga co thể tích lại,áp suất giảm.Khi trở về nhiệt độ môi trường do ga có độ giãn nở lớn nên áp suất tăng,khi đó là "bùm".

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi trantongkim
                              tui kug pi si ga bat lua nhiu lan rui nhug k no . chi dap xuog dat thi no kug kha to nhug k den loi thah thai giam dau
                              mobile language @@

                              Comment


                              • #45
                                Khi trở về nhiệt độ môi trường thì áp suất cùng lắm cũng chỉ trở về như ban đầu chứ không tăng hơn được đâu bác ạ. Vì ứng với nhiệt độ nào đó thì có áp suất bão hòa tương ứng. Có nén nữa thì phần khí gas dư lại hóa lỏng chứ không tăng áp suất. Chắc là bác phơi cho nhiệt độ cao hơn ban đầu hoặc thành phần gas đã bị thay đổi.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X