Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sinh viên muốn đỗ thì phải “chạy điểm”

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sinh viên muốn đỗ thì phải “chạy điểm”

    Sinh viên muốn đỗ thì phải “chạy điểm”

    Chúng ta đã trồng được lớp người như vầy

    Nạn chạy điểm, mua bán điểm thi lên lớp hay tốt nghiệp ở mọi cấp giáo dục Việt Nam phổ biến đến độ người ta đã coi như chuyện “thường ngày ở huyện”. Bài viết này của tờ báo “Khoa Học và Ðời Sống” ngày 13 tháng 3, 2008 chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của nền giáo dục tại Việt Nam không được nêu ra.

    Người ta từng kêu ca rằng sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học trình độ rất thấp. Thầy vừa dốt vừa ăn tiền “chạy điểm” của học trò là một trong những giải thích dễ dàng.

    Báo Khoa Học và Ðời Sống: “Khó có thể diễn tả hết nỗi đau xót của chúng tôi khi chứng kiến những hành vi làm tiền học trò diễn ra trắng trợn của nhiều đối tượng, đặc biệt có cả thầy giáo, những người hàng ngày vẫn đạo mạo trên bục giảng, đối với các học trò thân yêu của mình.

    Bắt đầu từ những thông tin mơ hồ: ở Trường ÐH Sư Phạm Nghệ thuật Trung Ương (trước đây là Trường Cao Ðẳng Sư Phạm Nhạc Họa Trung Ương) ‘nhà nhà chạy điểm, người người ăn tiền’ trong và sau các kỳ thi học phần, các phóng viên đã mất gần 1 tháng và đến nay, chúng tôi đã lần ra manh mối. Sự thật mà KH&ÐS sẽ chuyển tới từ loạt bài sau đây có thể khiến cho bạn, những người trong giới giáo dục bị sốc. Có thể có vài bạn cho đó là điều bình thường. Có thể bạn cho đó là điều khó tin. Nhưng trên hết, chúng tôi cam kết đó là sự thật, một sự thật đôi khi không phải làm tất cả hài lòng.

    Bắt đầu từ số báo này, chúng tôi khởi đăng loạt phóng sự điều tra “Trắng trợn làm tiền học trò” ở một ngôi trường sư phạm như đã giới thiệu ở tiêu đề bài viết: Trường Ðại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương.

    Ai mua điểm không, tôi bán!

    Trước kỳ thi lại, thay vì ôn bài, nhiều sinh viên tụ tập quanh các quán nước ven cổng trường, ký túc xá nhớn nhác hỏi nhau cách “chạy điểm” để không phải học lại.

    ‘Vỉa hè ký sự’

    Trường ÐHSP Nghệ Thuật Trung Ương ẩn mình sau hai lần cổng ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Khi phóng viên KH&ÐS tìm đến mái trường này thì cũng là lúc nhà trường đang tổ chức cho sinh viên thi lại các môn: thể dục, tiếng Anh, chủ nghĩa xã hội khoa học... Lúc đó, thời tiết Hà Nội vẫn không ngớt những cơn gió lạnh.

    Tại một quán nước cạnh ký túc xá, một nhóm nữ sinh viên xúng xính trong quần áo Mùa Ðông bàn tán xôn xao về các thầy cô giáo. Có lẽ đây là một số học trò bị thầy giáo đánh trượt các môn học kỳ thi vừa qua. Một sinh viên ‘tóc vàng hoe’ nhận xét: ‘Lão T. môn thể dục kỳ nào cũng đánh trượt nhiều lắm. Nếu không ‘chạy’ thì chắc chắn học lại đấy. Mấy anh chị khóa trên bảo thế mà’.

    Một nữ sinh khác phân bua: Môn gì trượt thì chẳng phải lo... chạy. Môn thể dục thì còn dễ, chứ môn tiếng Anh người ta ‘ăn’ kín lắm. Tao nghe bảo, muốn qua phải có ‘cửa’, mất tới 2 triệu đấy.

    D., một sinh viên K37 ngành nhạc cho biết, kỳ này cậu phải thi lại tới 4 môn. D khẳng định như đinh đóng cột: ‘Em phải chạy tất. Môn ít nhất mất 5 ‘lít’ (5 trăm nghìn), nhiều thì 1 ‘chai’ (1 triệu đồng)’.

    Bí mật tiếp xúc với nhiều sinh viên của trường đại học này, phóng viên KH&ÐS nhận thấy, phần lớn các môn mà sinh viên phải thi lại nhiều không phải là môn chuyên ngành. Chẳng hạn như môn thể dục, năm nay nhà trường tổ chức thi cầu ****. ‘Thi môn này mà muốn đánh trượt sinh viên thì quá dễ’, một sinh viên nói.

    Theo phản ánh của các sinh viên, cầu **** không phải là môn khó, tuy nhiên khi thi thì ‘chết mệt’ nếu thầy cô giáo cố tình ‘trù. ‘Các anh thử hình dung, nếu một người biết đánh cầu **** mà xếp với một người không biết đánh thì sẽ như thế nào. Trước đây bọn em được chọn người đánh cùng, còn hiện nay thì không. Như thế mà thi không trượt mới là chuyện lạ’, một sinh viên than thở.

    Từ sinh viên, trở thành cò!

    Ð. là một sinh viên ngành họa. Trong lúc lân la ở quán nước gần trường, phóng viên KH&ÐS đã tình cờ ghi được câu chuyện giữa anh chàng này với một vài bạn học cùng lớp.

    Theo Ð. anh ta có thể nhận ‘chạy’ một số môn như thể dục và tiếng Anh với ‘giá’ 500 nghìn/môn. Theo tìm hiểu của chúng tôi ‘ông ấy’ mà Ð. nhắc đến chính là thầy T. ở bộ môn thể dục. Nhiều sinh viên phản ánh rằng, T. là một ‘đại lý’ lớn chuyên ‘lo’ điểm giúp sinh viên. Cứ mỗi môn như vậy, vị thầy giáo này thường ‘ra giá’ từ 400-800 nghìn.

    Ðể tìm hiểu kỹ hơn về ‘quy trình chạy điểm’ của Trường ÐHSP Nghệ Thuật Trung Ương, phóng viên KH&ÐS đã gặp gỡ rất nhiều sinh viên và giáo viên. Nhiều sinh viên đã tỏ ra ‘tận tình’ hướng dẫn: Có 2 cách để ‘qua’ khi bị thi lại: Thông qua cò hoặc đến gặp trực tiếp thầy cô giáo.

    Thông thường, qua ‘cò’ thì mức độ ‘chắc ăn’ lớn hơn nhưng chi phí lại đội lên cao. Vẫn theo chỉ dẫn của sinh viên, ‘giá vé đồng hạng’ để qua một số môn là 500 nghìn đồng. ‘Cò’ thường ‘đội giá’ lên 200-400 nghìn đồng/môn. Còn nếu đến trực tiếp, nhiều giáo viên khó tính hoặc đơn giản chỉ vì ‘kín đáo’ sẽ bị đuổi về. Trong trường hợp đó, không những không ‘xong việc’ mà còn có nguy cơ bị ‘bêu’ tên lên trường.

    Gửi túi quà, kèm cái phong bì, đánh trống ghi tên...

    Dường như việc chạy điểm đã trở thành ‘chuyện thường ngày ở huyện’ trong trường ÐHSP Nghệ Thuật Trung Ương bởi lẽ, khi chúng tôi đặt câu hỏi thì không mấy sinh viên nào ngạc nhiên.

    Trong quá trình tác nghiệp, một sinh viên (xin được giấu tên) đã chỉ cho phóng viên cách làm như sau: Muốn xin môn nào đó, phải mua một túi quà, để một phong bì 500 nghìn đồng, ghi tên lớp, số điểm cần xin và mang đến nhà cô giáo. Sau đó, cô sẽ ‘xem hàng’ và ‘quan tâm’ hơn lúc ứng thí.

    Một nữ sinh nói rằng, hàng năm, các môn phụ có quá nhiều người trượt. Người thì lo phụ huynh trách mắng, người thì sợ ra trường muộn nên phải tìm cách nhờ vả, xin xỏ.

    Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý khác: ‘tiền ngu’ (từ của sinh viên) cho việc học lại ở ÐHSP Nghệ Thuật Trung Ương cũng vào loại ‘ngất ngưởng’ của cả nước.

    Theo phản ánh của sinh viên, trung bình mỗi môn nếu học lại phải nộp từ 400-700 nghìn, một mức đóng học kinh hoàng của nhiều sinh viên con nhà nghèo.

    Nên nhớ rằng, vào học tập ở khối sư phạm, theo quy định của chính phủ, các sinh viên được miễn học phí.

    Những lời ‘đồn xa’ của các anh chị sinh viên khóa trước về việc ‘không chạy-khó qua’ khiến cho nhiều sinh viên hoang mang. Nhân cơ hội ấy, các ‘cò’ sẽ tìm cách gạ gẫm, ra giá với nhiều chiêu khác nhau.

    Một sinh viên nói với tôi rằng: ‘Chúng em cũng không biết họ có chạy được không vì đâu có được gặp trực tiếp thầy giáo. Nghe các anh chị khóa trước bảo phải làm thế mới qua thì làm thôi’.

    Ứng phó với câu chuyện đau xót này, phóng viên KH&ÐS đã tận mắt chứng kiến cảnh nhiều sinh viên không dám xin tiền bố mẹ mà phải chạy vạy vay mượn tiền người quen, bạn bè để xin điểm.

    Thậm chí có 1 nữ sinh đã gọi điện cho bồ ngay trước mặt phóng viên để ‘giật tạm’ 500 nghìn xin điểm môn thể dục...”

    Theo báo Khoa Học và Ðời Sống

  • #2
    Em có một môn, cả khối phải đi, mà không đi một cục hơn trăm đứa đuợc mà chỉ chấp nhận từng nhóm nhỏ, 3-5 người, mỗi ngươi tằm 1,2 trăm trở lên.Tên tuổi ông thầy đã đi vào huyền thoại. Các bậc tiền bối đi trước cũng bảo: lớp anh đứa nào không đi, tạch hết. Thôi, nhà em cũng chỉ đủ ăn đủ mặc, chả hơi đâu mà đi với chả đứng. Tính ra đếm hôm thi, chắc cũng phải tầm gần trăm thằng đi vãn cảnh chùa thầy. Nghe chúng nó về kể, đông lắm, đứng ngoài cửa nói chuyện ríu rít, xếp hàng chờ đến luợt mình. Vào, đứa nào đứa nấy cũng bị mắng vì tội, học hành không cẩn thận. Mà công nhận, trong cái đống đi đấy, thì có đứa cũng học nhưng vì sợ, có đứa thì chẳng biết mịe gì, chúng nó cậy ông này cứ đi là đỗ, nên không học từ đầu
    Đến hôm thi, đề củ chuối vãi ái. Mang tiếng thi trắc nghiệm cho nó cải cách, có 14 câu thôi. Thời gian những 1 tiếng cơ. Em cũng không nhơ chính xác tg lắm, nhưng tóm lại là nghe rất hợp lý với số lượng câu và tg như thế.
    Nhưng mà.... mỗi câu nó chỉ giông nhau cái giả thiết, trong mỗi câu lại có 4,5 ý, cá biệt có những câu đến cả a b c d e f g h. Mà kiểu câu a có liên quan đến câu b đấy, nhưng chả liên quan gì đến câu c, d cả. Nghĩa là tính câu c, d thì coi như tính lại từ đầu. Thành ra mỗi câu lớn ( 1 2 3 4,etc) mình phải làm như là 2, 3 bài
    Cho đề kiểu này thì đau cháu rồi. Độ khó thì cũng bình thường. Nhưng em về nhà tính, nếu tách ra đúng nghĩa, những câu không liên quan thì để riêng ra thì phải thành hơn 30 câu. Các bác cứ tưởng tượng đáng ra chỉ làm 14 câu thôi là hợp lý thì phải làm những hơn 30 câu thì học thế nào đi chăng nữa, bố cháu cũng chả làm được
    Thôi con xin kiếu, môn này con học để đuợc loại giỏi, thế này con chỉ mong qua
    Thi xong, lại gặp các bậc tiền bối:"chết mày rồi, ai bảo không đi, lớp anh có đứa thi trượt, thi lại mà vẫn không đi, bây giờ đang học lại đấy"
    Cũng lo, biết là đới sv thi lại là chuyện thường ở huyện, nhưng thôi, anh đã quyết, không đi là không đi.
    Thế là em cũng nắm chắc là em "tạch" rồi. Nhiều lúc cũng nghĩ, mình không đi ông ý, cũng một phần vì tiếc xiền, bây giờ, đóng tiền học lại cũng thế, lại mất thời gian, công sức đi học lại Đau đáu

    Hê hê, cuối kì, mấy môn em học đối phó thì cũng qua, mấy môn có học một tí, điểm cung chấp nhận đuợc, chỉ chờ cái môn củ chuối này........
    Hàng về, mọi người xô nhau ra xem đứa nào tạch, đúa nào qua. Em chả buồn xem.
    Mình xem cuối. Hơ ấy thế mà mình cũng đuợc 7.5, cũng nằm trong top đó chứ, còn các bạn lần trước có đi tham quan chùa thầy rồi, cũng mãn nguyện với số $ bỏ ra. Ai cũng mãn nguyện cả vì không ai phải thi lại, kể cả kẻ mất tiền và không mất tiền đi tham quan chùa thầy.

    Tóm lại là, qua câu chuyện based on true story của em, có thể rút ra:

    Cũng một phần nó đã thành cái tiền lệ, cái suy nghĩ sai lầm của người VN, nên mới có chuyện này, mà cũng không phải bây giờ mới có, em nghĩ bây giờ là còn giảm nhiều rồi.

    Mình nên tự tin vào bản thân. Học để lấy kiến thưc chứ chả phải vì điểm. Nghe có vẻ sáo rỗng những chả còn cách nào khác để nói hơn. Niều lúc em cũng ức chế có thằng nó chả học mà điêm nó lại cao hơn mình:P

    Tuơng lai của nước nhà phụ thuộc nhiều vào những người đang trên ghế giảng đường. Mặc dù biển học mênh mông, học cả đời, nhưng thời gian làm sv đáng ra dành để tu luyện thần công thì lại chỉ chờ thi qua, chỉ chờ mua điểm.

    Người vn mình giỏi, thông minh, biết bao điều để tự hào nhưng không vì thế mà buông thả.


    Nói về nền giáo dục VN. Em có một vài điều
    Khi bước chân vào ĐH, cũng là một trường danh tiếng hàng nhất nhì vn. tự hào phấn khởi. Nhưng nhiều khi buồn vì thấy cách học này không phù hợp với mình. Hầu như em không thấy đuợc sự ham thích môi truơng này.
    Giáo dục bây giờ đuợc cải cách nhiều. Thay vì dùng bảng đen phấn trắng, trường em đuợc trang bị PC dể trình chiếu slide, máy chiếu hiện đại. Với phuơng châm hiện đại, mang lại lợi ích lớn nhất cho người học với phuơng pháp giảng dạy tiên tiến là phải có slide.
    Nhưng thay vì hồi xưa, thầy đọc---trò chép. bây giờ là thầy ấn --- trò chép. Thầy cũng đỡ phải dùng bảng nhiều, nói thì cứ nhìn slide mà nói, trò cũng đỡ bị đau mắt vì chữ thầy xấu, hiện tượng nghe thầy đọc nhanh quá không kịp chép cũng hết rồi, chỉ cần nói: thầy ơi nhanh quá, là thầy ấn chậm lại
    Nói chung, tiện.
    Một cô giáo chia sẻ,:"bây giờ lấy người học làm trung tâm, nhưng giao asignment về, người học có chịu làm đâu"
    Đúng rồi, cải cách gd mà cả một thế hệ, nhiều người vẫn cái tư tuơng cũ thì cũng khó quá. Học chủ động hay thụ động không phải chỉ do môi trướng giáo dục còn là cả về mặt ý thức người học nữa.

    Nói vui vậy thôi, chứ đứa chịu học cứ đổ tại môi trường mà không cố gắng, đứa lười thì ỷ lại học ĐH có gì đâu, thi lại vài ba lần, tham quan chùa thầy hai ba đợt là có cái bằng ĐH, như thế VN bao giờ mới khá được.
    Cũng đáng mừng vì bây giờ mọi thứ đang có chiều hướng tốt hơn. Và trong thế hệ nào cũng có nhièu người rất giỏi, không nói đâu xa, trong diễn đàn này, em cũng thây khâm phục nhiều người. Nhưng làm sao để cả một thế hệ có chất lường đồng đều , có ý thức để xây dựng đất nước là điều không dễ.
    Nhảy sang chuyện khác, em chứng kiến mấy thằng bạn học nước ngoài, sao mà chúng nó khổ thế, ngay từ năm đầu đã phải ngày ngủ 2,3 tiếng, mặt mày hốc hác. Hồi xưa chúng nó còn lười hơn mình sao bây giờ chăm thế. Hỏi thì chúng nó nói:"bác cứ sang đây thì bác phải chăm thôi". Lúc đấy cũng đặt câu hỏi:"tại sao lại thế nhỉ?". Nhưng đó có lẽ cũng là điểm khác biệt của những nền giáo dục nhất nhì thế giới với nền gd của một truơng đh nhất nhì ở vn.
    Hay cũng chứng kiến mấy bậc tiền bối, đuợc cái bằng giỏi, vào việno nọ viện kia, rối đuợc sang Mẽo làm tiến sĩ, đuợc một năm thì về vì áp lực quá lơn, ở VN cái thời còn đi học có áp lực bằng thế đâu. Chả phải vì các vị ấy lười, toàn người tài của đất nước cả, nhừng vì ĐH mình, có đam mê nghiên cứu thì áp lực làm việc cũng không lớn như bọn US, UK. Đây là em đang nói đến mặt bằng chung. Còn tất nhiên có những bác trâu bò lắm, bọn Tây cũng chả đuổi kịp, nhưng đuợc mấy người trong 1000, triệu người(em ví dụ thế)
    Hội nhập, với tầng lớp như em, cũng có cơ hội và thách thức như bao vấn đề khác. Nhiều người VN làm việc cho nc ngoài, bảo họ bóc lột(em nghe thế) nhưng em nghĩ nên bỏ cái tư tưởng cứ nhắc đến tư bản là bóc lột đi. Ở nước nào cũng thế, mình chịu đi làm thuê thì bao giờ cũng bị họ boost hêt công suất. Mình không chịu đuợc áp lực thế vì cái thời ĐH nhàn hạ quá, quen rồi, mua điểm nhiều, quen rồi, có phải học mấy đâu.

    Em nói thế thôi, cũng chỉ là quan điểm của bản thân và cũng đưa ra toàn mặt xấu, cách nhìn em đặt ra là phiến diện để nâng cao hiệu quả chỉ trích, còn những mặt tốt cũng có rất nhiều, nhất là đội ngũ giảng viên cũng có nhiều người tâm huyêt, những cái tiêu cực em kể trên cũng chỉ là cá biệt.
    Bài này em hô hào nhiều quá, chính bản thân em nhiều khi cũng chưa làm đuợc, còn phải cố gắng nhiều.

    Đôi dòng suy nghĩ non nớt của một sv
    Last edited by HTAluvBebeo; 23-03-2008, 11:50.

    Comment

    Về tác giả

    Collapse

    cooloo Tìm hiểu thêm về cooloo

    Bài viết mới nhất

    Collapse

    Đang tải...
    X