Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện tử VN , hông có điện chắc là tử quá .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điện tử VN , hông có điện chắc là tử quá .

    Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã trao đổi với phóng xung quanh thực trạng thiếu điện hiện nay.

    - Thưa ông, nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội cho biết, EVN giao nhiệm vụ phải tiết giảm điện theo tháng, nhưng phía EVN lại không nói rõ việc này. Ông có ý kiến gì về điều này?

    - Ông Trần Viết Ngãi: Rõ ràng, EVN đang đứng trước một hiện thực là thiếu điện, không phải là ít, từ 300 - 1.000 MW. Thiếu thì mới tiết giảm, nhưng phải có thái độ đàng hoàng, nói rõ là thiếu điện, không được giấu giếm dân.

    EVN phải nói rõ, trong mỗi tháng, thiếu bao nhiêu và xin bà con thông cảm, phải cam kết duy trì tối đa, chính xác những nơi cắt và không cắt điện, để các nơi chuẩn bị tâm lý, có điều kiện thì mua máy phát điện dự phòng. Thiếu, rồi cắt điện của người ta là phải nói, cắt mà không nói là phải xin lỗi dân.



    - Tuy nhiên, trong nhiều lần công bố tiết giảm điện, EVN luôn đưa lý do chính mang tính kỹ thuật, nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống điện?



    Tôi đã nói điều này từ lâu rồi. Trong kế hoạch sửa chữa trùng tu của EVN hàng năm, tập trung vào các nhà máy như nhiệt điện khí, than, phải sửa trong mùa mưa, để mùa khô, sẵn sàng chạy bất cứ lúc nào, không lo hỏng. Thậm chí, cái gì chưa phải sửa ngay thì để chạy.

    Khi nào lũ tiểu mãn về rồi thì hãy dừng sửa chữa. Cái đó EVN phải làm, chứ không thể đưa ra kế hoạch chung chung, hỏng đâu sửa đấy được. Có sửa chữa thì phải làm sao đừng đụng vào mùa khô, mùa luôn có nguy cơ thiếu điện.



    - Càng mua ngoài nhiều thì EVN càng lỗ. Nhiều ý kiến đã cho rằng, EVN cắt điện vì giảm lỗ?



    Theo tôi, đó là sự hiểu nhầm. Thực ra, điện bên ngoài không có bao nhiêu cả. Chỗ nào mua được thì EVN đã mua rồi. Đó là do mình vận hành hệ thống điện luôn trong trạng thái không có dự phòng. Khi phụ tải lên cao là không có điện để bù, có sự cố là anh “toi”.

    Với EVN, một đơn vị kinh doanh thì phải tính toán lời lỗ. Nhưng một đơn vị có trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân thì lỗ mấy cũng phải chạy phát điện nguồn giá cao để đủ điện cho đất nước.

    Muốn khắc phục, ngay từ bây giờ, phải tính kế hoạch tăng nguồn điện, nhưng không phải 5 năm như bây giờ, mà là 20-30 năm. Nó phải thật chuẩn, tính toán về lượng điện thiếu hàng năm, lượng dự phòng, đến chừng nào có dự phòng, dư dự phòng, đủ điện cho dân.


    - Tại sao một việc đã được biết trước như các nguồn điện luôn chậm tiến độ nhưng đến nay, không thể khắc phục được?



    Các dự án nguồn điện luôn chậm tiến độ, câu chuyện này, chúng ta đã “bị” từ lâu rồi. Kiểu của mình gọi là “nước đến chân mới nhảy”. Tất cả các khâu cho dự án nguồn điện như cân đối việc xây dựng, đấu thầu, thu xếp vốn, lựa chọn nhà thầu, đưa vào triển khai thi công, rồi kể cả khi đưa vào vận hành rồi hiệu chỉnh, thì sẽ ra thời gian cần thiết cho một dự án, nhưng ta đã không làm được.

    Chúng ta bắt một dự án tiến triển “quá sức”, chỉ trong 5 năm là ra điện. Việc đó là không thể. Quyết định 797 đưa ra cơ chế chỉ định thầu là do, anh thấy đấu thầu chậm, rồi kêu, xin Chính phủ cho chỉ định thầu 1 loạt. Nhưng rõ ràng, cái đó là sai “luật”. Có những anh chưa bao giờ làm thủy điện mà lại giao cho làm. Thi công là phần cuối, thiết kế là phần đầu.

    Nhưng trong cơ chế đó, nhà thiết kế đâu chỉ làm cho 1 dự án, mà giao 1 năm tới 7 dự án thì thiết kế làm sao được. Thiết kế chậm, không có bản vẽ thì thi công sao được. Có những cán bộ không biết gì về nhiệt điện, thuỷ điện cũng vào làm dự án. Đó là sai lầm. Chừng nào không sửa được cái này thì còn thiếu điện.



    - Với dự báo nhu cầu phụ tải chỉ có hơn 20-20%, Tổng sơ đồ điện 6 liệu có lạc hậu? Để sửa khiếm khuyết từ quá khứ, chúng ta phải làm sao, thưa ông?



    Ở ta, cái gì cũng muốn phát huy nội lực. Nhưng trong khoa học, có cái không phát huy được đâu. Thứ hai, nghĩ rằng làm dự án phải thật rẻ là sai lầm.

    Thiết bị mua của các nước G7, giá gấp 3-4 lần nhưng chất lượng cũng cao 3-4 lần. Hầu hết, các nhà thủy điện sử dụng thiết bị Trung Quốc rất nhiều và chưa chạy. Điều này chưa được giải trình. Uông Bí mở rộng là 1 bài học, dùng công nghệ cao phát điện nhưng thiết bị từ Trung Quốc. So sánh với nhiệt điện Phả Lại, có 4 tập đoàn lớn nhất của thế giới vào làm như Mỹ, Anh, Nhật, giờ chạy rất tốt.

    Nếu anh chọn tư vấn không chuẩn, thiết bị không chuẩn, thì hậu quả khôn lường như đã thấy. Ngay cả nguồn lực, kỹ sư giỏi ở ta có vài chục người, mà lương có 2 triệu đồng/tháng, còn ở nước ngoài, 5.000USD/tháng. Chừng nào còn nhìn nhận như vậy, rẻ, nhanh thì phải nhận hậu quả.

    http://www.dangcongsan.vn/print_prev...d=BT1140863153
    ham rẻ thì phải chịu thui .

Về tác giả

Collapse

cooloo Tìm hiểu thêm về cooloo

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X