Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chữ và nghĩa .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chữ và nghĩa .

    Rảnh rỗi hông biết làm gì , đi khoe cái dốt của mình chơi :

    Hông biết nên xài chữ nào :

    Bâng khuâng hay băn khoăn ?
    Bà thím hay bà thiếm ?
    Làm giùm hay làm dùm ?
    Vua Quang Trung đánh bại quân Tàu xâm lược hay là đánh thắng quân Tàu xâm lược ? Cái vụ này hơi rắc rối à nghen . Đánh bại hay đánh thắng quân Tàu đều giống nhau . Xin các đồng chí nương tay cho Cu Lu , đừng chơi cho Cu Lu cái nón cối là nói chuyện chính trị với being phản động nhé . Thanh kìu .

  • #2
    Bâng khuâng và băn khoăn là 2 từ khá gần nghĩa, nhưng sử dụng ở 2 ngữ cảnh khác nhau. Không thay thế nhau được.

    Bà thím hay bà thiếm cái này là tùy địa phương thôi à.

    Làm giùm hay làm dùm, theo PT thì Làm giùm mới là đúng chính tả.

    Đánh bại, đánh thắng: Thua ngữ pháp VN

    PT.
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
    Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

    Comment


    • #3
      Cho em tham gia chút giảm sì trét.
      Đồng ý với ý kiến bác phanta là bâng khuâng, băn khoăn không thay thế nhau được nhưng Bâng khuâng và băn khoăn là hai từ hoàn toàn khác nhau đâu có gần nghĩa nhau nhỉ.
      Bà thiếm thì lần đâu tiên em mới nghe.
      Chính xác Làm giùm thì mới đúng chính tả.

      Nói về chính tả, ngữ pháp Việt Nam cũng có nhiều chuyện để nói.
      - Ví dụ chữ gìn giữ. Trong chữ gìn thì đâu là phụ âm và đâu là vần nhỉ? Trong tiếng Pháp nếu có hai chữ i đứng gần nhau thì nó viết thành i có hai chấm trên đầu chẳng hạn như chữ naiif là ngây thơ. Thành ra các cháu học đánh vần không biết đánh kiểu nào cho ra cả.
      - Đã có g lại còn gh, ng lại còn ngh, c lại còn k: rõ rối cả ruột. Viết là cái gế thì khác gì cái ghế đâu, viết là ngành nghề mới đúng chính tả còn nghành nghề thì sai bét. Hạt kê hay kinh dị thì cứ viết là hạt cê, cinh dị tự nhiên sáng tạo thêm chữ k để làm gì.

      Hay câu: "Con chó cắn bác CULU ở chân" (ý là ví dụ thôi nhá, không có ý đồ trù ẻo), chuyển sang câu bị động là "Bác CULU bị cắn ở chân". Rất chính xác phải không ạ.

      Thế bây giờ chuyển câu này sang bị động thì chuyển như thế nào: "Cô hàng phở thương bác CULU ở ... đâu đó" (ý cũng là ví dụ thôi, cô bán phở có thể có cũng có thể không).

      Em đi cái đã, rảnh tám tiếp
      Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
      Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
        Bâng khuâng và băn khoăn là 2 từ khá gần nghĩa, nhưng sử dụng ở 2 ngữ cảnh khác nhau. Không thay thế nhau được.
        Đánh bại, đánh thắng: Thua ngữ pháp VN
        PT.
        Theo tui thì:
        Bâng khuâng: có vẻ như nhớ về một cái gì đó, hơi bị phân tâm.
        Băn khoăn: Cứ suy đi nghĩ lại về một việc đã xảy ra rồi chưa biết đúng hay sai...
        Do đó đây là 2 từ khác nhau hơi nhiều.
        Còn đánh bại hay đánh thắng, cũng giống như câu:"Nó đi đêm bị ngã xuống bùn, quần áo bẩn sạch" hay "Cô em trông dễ thương dễ sợ" ... Pó tay!
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
          Hay câu: "Con chó cắn bác CULU ở chân" (ý là ví dụ thôi nhá, không có ý đồ trù ẻo), chuyển sang câu bị động là "Bác CULU bị cắn ở chân". Rất chính xác phải không ạ.
          Một câu "kinh điển" mà ông cụ tôi mới bày cho trong trường hợp này: Câu này có trong sách hẳn hoi nhé. Câu đó là "Anh ấy đã bị thương 2 phát, một phát ở đùi, một phát ở Đèo Khế". (Đừng nói lái làm gì, Đèo Khế là một địa danh)
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
            Một câu "kinh điển" mà ông cụ tôi mới bày cho trong trường hợp này: Câu này có trong sách hẳn hoi nhé. Câu đó là "Anh ấy đã bị thương 2 phát, một phát ở đùi, một phát ở Đèo Khế". (Đừng nói lái làm gì, Đèo Khế là một địa danh)
            Cái này thì giống như Liễu Thăng bị chém ở cổ hay bị chém ở Chi Lăng, khà khà.

            Em hỏi các bác cái này, em hơi băn khoăn (không phải bâng khuâng à nghen) chút.
            Ngày xưa em được dạy là mầu sắc, đôi giầy, tầu bay.... bây giờ em tìm đỏ mắt không thấy ai viết như vậy cả, bây giờ chắc cải cách kiểu gì đó nên nó thành màu sắc, giày dép, tàu bay ... hết cả rồi. À quên hình như có cái Vina Giầy thì phải.
            Thế sau này con em nó dzô lớp 1, nó lỡ tay viết thành là mầu sắc, cô giáo biểu nó sai, nó có nên...cãi không?
            Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
            Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

            Comment


            • #7
              Sử dụng hay xử dụng ??

              Comment


              • #8
                Mấy cái này mấy các bác xem trong từ điển thì rõ mồn một chứ gì.
                Còn bâng khuâng và băn khoăn thì rõ là khác rồi. Toàn từ thuần, nói ra là hiểu cần chi giải thích. Ai còn nhớ câu này không: "Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi".
                Còn câu có chữ đánh thắng và đánh bại, xét ra thì cũng có khác đấy chứ. Đánh thắng là để nhấn mạnh ta ở thế chủ động tấn công, đánh bại có ý nghiêng về nghĩa ta chống và đánh lại địch, làm chúng thua chạy. Z nghĩ vậy o biết có đúng không nữa!
                !e

                Comment


                • #9
                  Ôi thương quá tiếng Việt ơi! Người ta vẫn còn coi thường Người lắm nên muốn tô sao thì tô, vẽ sao thì vẽ, bôi sao thì bôi!
                  !e

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
                    Cho em tham gia chút giảm sì trét.
                    Đồng ý với ý kiến bác phanta là bâng khuâng, băn khoăn không thay thế nhau được nhưng Bâng khuâng và băn khoăn là hai từ hoàn toàn khác nhau đâu có gần nghĩa nhau nhỉ.
                    Bà thiếm thì lần đâu tiên em mới nghe.
                    Chính xác Làm giùm thì mới đúng chính tả.

                    Nói về chính tả, ngữ pháp Việt Nam cũng có nhiều chuyện để nói.
                    - Ví dụ chữ gìn giữ. Trong chữ gìn thì đâu là phụ âm và đâu là vần nhỉ? Trong tiếng Pháp nếu có hai chữ i đứng gần nhau thì nó viết thành i có hai chấm trên đầu chẳng hạn như chữ naiif là ngây thơ. Thành ra các cháu học đánh vần không biết đánh kiểu nào cho ra cả.
                    - Đã có g lại còn gh, ng lại còn ngh, c lại còn k: rõ rối cả ruột. Viết là cái gế thì khác gì cái ghế đâu, viết là ngành nghề mới đúng chính tả còn nghành nghề thì sai bét. Hạt kê hay kinh dị thì cứ viết là hạt cê, cinh dị tự nhiên sáng tạo thêm chữ k để làm gì.

                    Hay câu: "Con chó cắn bác CULU ở chân" (ý là ví dụ thôi nhá, không có ý đồ trù ẻo), chuyển sang câu bị động là "Bác CULU bị cắn ở chân". Rất chính xác phải không ạ.

                    Thế bây giờ chuyển câu này sang bị động thì chuyển như thế nào: "Cô hàng phở thương bác CULU ở ... đâu đó" (ý cũng là ví dụ thôi, cô bán phở có thể có cũng có thể không).

                    Em đi cái đã, rảnh tám tiếp

                    Mấy cái c/k/q g/gh, ... bạn nói đúng, tất nhiên là nhiều người biết. Từ dân tới quan, từ giáo sư đến nông dân nhưng nhà nước chưa sửa được. Sửa bây giờ là tốn kém nhiều nhiều, là rắc rối khá khá mà thực sự chưa cần thiết bởi vì mọi người còn lo dồn lực vào phát triển đầu tàu kinh tế. Ra đường chẳng phải ai cũng ca thán với cái nghèo khó hay sao, mà nghèo thì làm ăn gì được?
                    !e

                    Comment


                    • #11
                      Thế mới thấy từ ngữ VN thật phong phú... Nhưng ngữ pháp thì cũng như các nước khác thôi. Vấn đề lại phải xét theo từng ngữ cảnh, trạng thái mà hiểu cho hợp lý.

                      Ví dụ:
                      Câu "Cu Lu bị cắn ở chân" thì Cu Lu là nhân vật chính.
                      Còn "Con chó cắn Cu Lu ở chân" là nói về... con chó, Cu Lu chỉ là vai phụ thôi.
                      Nhưng "Con chó cắn vào chân Cu Lu" thì cả hai đều là vai chính . (Cu Lu chớ hiểu lầm đấy)

                      Hoặc ra chợ mua thịt, cô hàng thịt bảo "Anh ơi mua mông em đi" thì đừng có mà tưởng bở
                      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                      Comment


                      • #12
                        Tui còn nhớ chuyện cô bán bóp .

                        Cô bán hàng: " Anh ơi ! bóp đi "
                        Người mua hàng : "Bóp trên hay bóp dưới ? "
                        Cô bán hàng : " Thì tùy mà anh , bóp trên rẻ hơn bóp dưới "
                        Người mua hàng : " Ầy! Bóp thôi mà , trên dưới gì cũng vậy "

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi zemen Xem bài viết
                          Ôi thương quá tiếng Việt ơi! Người ta vẫn còn coi thường Người lắm nên muốn tô sao thì tô, vẽ sao thì vẽ, bôi sao thì bôi!
                          Nhãm!!!!!!!!!!!!!!

                          Comment


                          • #14
                            ... các bác vào đây trò chuyện vui nhể... cho em tham gia phát....

                            Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Đường dài, tàu chạy dằn xóc, chung
                            quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa VN của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng
                            tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ VN (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng ... tiếng Anh).

                            Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:
                            - Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp, ... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của
                            tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Đã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn, ... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.

                            Tôi cười cười:
                            - Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là
                            one goose, hai con ngỗng thì thành two geesẹ Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

                            Johnson vẫn không chịu thua:
                            - Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! Phải không nào? Rồicòn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau,
                            nín và làm cũng là những động từ đối nhaụ Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thểsửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất? Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":
                            - Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông
                            thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ, bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways"
                            (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?

                            Johnson ôm bụng cười:
                            - Tên món ăn VN cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roỉ Trái ** sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi ... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà, ... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la ..." cả.

                            Tôi cũng chẳng vừa:
                            - Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Đại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Đáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống
                            chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn VN có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của VN???

                            Johnson gật gù:
                            - Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhaụ Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là lỷ Có câu thơ về dấu này cũng hay:

                            Chị Huyền mang nặng ngã đau, Sao không sắc thuốc, hỏi sao
                            cho lành ?!

                            Trong ngôn ngữ VN, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ănmày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...

                            Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
                            - Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, in*** on, out, up, at-able, ... thành một loạt động từ mới. Các động
                            từ to take, to put, to be, ... cũng vậy.

                            Johnson chuyển qua phần khác:
                            - Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón, ... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo
                            mà phải là con chó, con mèo, con người, .... Đồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Đờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô
                            (Toyota), con Mẹc (Mercedes), , ...

                            Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái VN, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh"
                            liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái
                            sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: "À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật haỵ Hèn gì cái... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là
                            con ..., còn của ... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái ... Ha ha ...". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

                            ...hehehe.... Bài này em sưu tầm trên NET,tác giả bài viết là bác Lê Anh Tuấn, chứ không phải của em à nghen.....

                            Comment


                            • #15
                              Nhân chuyện VN mới phóng vệ tinh nhớ chuyện Phạm Tuân bay vào vũ trụ:
                              Ngày XXX PT được bay vào vũ trụ, phóng viên đến phỏng vấn đồng chí vợ:
                              PV: Chị có cảm tưởng thế nào?
                              Đ/c vợ: Lúc anh ấy PHÓNG iem cứ rùng hết cả mình.
                              AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                              Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                              Mob: 0982.083.106

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              cooloo Tìm hiểu thêm về cooloo

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X