Dạo trên mạng, mình đọc được bài viết này. Tác giả (mình ko biết) là 1 người đang sinh sống ở VN.
Thêm nữa, mới xem video clip nữ sinh phổ thông đánh nhau.
Thiết nghĩ trong diễn đàn này phần lớn là giới trí thức VN, và cũng có nhiều người làm trong ngành giáo dục nên copy để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
--
Đạo đức và giáo dục ở Việt Nam
Nguyên Hùng
Dân phòng tra tấn học sinh kiểu như xã hội đen, thầy giáo hiếp dâm nữ sinh, đổi tiền-tình lấy điểm, học trò đánh thầy giáo, bác sĩ ăn tiền bệnh nhân, cán bộ lạm dụng chức vụ quyền hạn tham ô, nhũng nhiễu v.v…và v.v...
Đạo đức ngày nay chẳng lẽ đã suy đến mức không còn mấy hiện hữu trong xã hội ta?
Đó là điều hằng ngày tôi thường tự hỏi mình khi đọc tin trên các báo, rất nhiều những vụ án xảy ra giữa những người lẽ ra hết sức yêu thương nhau như cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em...
Tệ hơn thời Bá Kiến?
Mâu thuẫn phát sinh từ những chuyện hết sức bình thường, một câu nói, một số tiền, một lợi ích vật chất nào đó dù nhỏ nhoi người ta sẵn sàng đánh đổi những gì yêu quý nhất. Đó là nói về trong gia đình, trong quan hệ xã hội còn tệ hơn, có khi chỉ vì một cái nhìn phải đổi bằng mạng sống, chuyện va quệt xe nhẹ cũng phải giải quyết bằng dao búa, chủ hành hạ người giúp việc một cách nhẫn tâm, công an đánh người, tống tiền tống tình, bảo kê tội phạm, cảnh sát ăn tiền mãi lộ!?
Những kẻ như thế, tiếc thay lại có thể là những người chưa một lần có tiền án tiền sự, những người đức cao vọng trọng trong xã hội, họ làm những việc như thế với một thái độ hết sức dửng dưng, những việc làm mà giả như Nghị Quế hay Bá Kiến có đội mồ sống dậy cũng phải chắp tay vái dài, và nếu như cụ Nguyễn Trường Tộ có phải làm sớ xin trảm gian thần thì lá sớ có lẽ phải từ Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Có lẽ nào qua bao nhiêu đấu tranh gian khổ giành lại non sông gấm vóc từ tay ngoại bang đã rèn luyện dân ta từ trong tiềm thức thành một loại võ sĩ chỉ biết thượng đài đấm đá và cấu xé nhau.
Chúng ta nghĩ gì khi lễ hội hoa Anh Đào tại Hà Nội với 300 cành hoa Anh Đào Nhật Bản bị vặt trụi chỉ còn trơ lại gốc khi lễ hội chưa kết thúc, bạn bè từ xa không ngại khó khăn mang từ Nhật Bản tới cho mình thưởng lãm, vậy mà mình đang tâm bẻ cành. Những người làm việc vô văn hóa đó lại là những nam thanh nữ tú của đất Hà Thành, những người “trí thức thanh lịch”!
Ôi còn đâu câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng an”. Cái cốt cách đó của ta ở đâu, có còn không?
Không phải lấy tiểu tiết để áp vào toàn cục, nhưng nhiều rất nhiều những sự kiện na ná như thế, lẽ nào chúng ta không nhìn lại nền giáo dục của chúng ta.
Một dân tộc đã có hàng ngàn năm văn hiến, thuần phong mỹ tục đã thấm vào mỗi con người từ khi mới tượng hình trong lòng mẹ. Một dân tộc đã luôn biết hy sinh quyền lợi cá nhân vì những điều cao cả, thiêng liêng dù đang sống trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn.
Một cộng đồng rất biết giữ tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo, cung kính hiếu để với mẹ cha, hài hòa với làng xóm láng giềng, tôn trọng các bậc trưởng thượng, xem trọng luật pháp, cách đối nhân xử thế, các giá trị đạo đức đó lẽ nào chỉ còn vang bóng một thời?!
Giáo dục từ ai đây?
Có lẽ chúng ta cũng không thể mong đợi gì hơn ở một xã hội mà khách sạn nhà hàng, vũ trường, động lắc trá hình, cà phê đèn mờ, quán nhậu, mại dâm biến tướng nhiều như nấm sau mưa, các giá trị đạo đức được lớp trẻ và cha anh chúng – lớp người lớn – sổ toẹt, không có giá trị nào bằng giá trị của bốn số chín, không tờ giấy nào có ý nghĩa hơn tờ giấy xanh 100USD.
Những giá trị nhân văn được vun đắp trau dồi từ hàng ngàn năm đến nay sẽ không còn khi chúng ta cứ loay hoay cải cách giáo dục theo chủ quan duy ý chí của một số người, nếu chúng ta không kịp thời chấn chỉnh lại sự nghiệp giáo dục, tương lai chúng ta sẽ không còn gì.
Đã có lúc chúng ta là những “Người Việt cao quý”. Vậy tại sao và điều gì đã tạo nên sự thoái trào đạo đức? Tạo nên những việc làm đáng sợ hôm nay? Tại sao lớp người trẻ của chúng ta hiện nay thiếu mất sự cảm thông và lòng trắc ẩn để biết vị tha và yêu thương đồng loại? Đó là những câu hỏi không thể trả lời được chỉ bằng một thế hệ!
Mọi sinh vật khi ra đời đều phải được dạy dỗ. Không ai trong lòng mẹ sinh ra mà có ngay được tất cả các khả năng, lúc nhỏ được ông bà cha mẹ chăm bẵm từ những bước chập chững đầu đời, khi bắt đầu đi học lại được các thầy cô giáo bảo ban từ nét bút, cách ngồi, kỷ luật và những qui tắc thiết yếu ban sơ, đến hết cấp ba thì đã được một số tri thức nhất định để tiếp bước vào đại học.
Trong quá trình đó hầu hết những gì người trẻ có được là do học hỏi ở người lớn, những người dạy dỗ mình, những hình mẫu gần gũi và rõ nét nhất.
Thế nhưng, cách mà người lớn chúng ta vẫn đang hành xử trong các cơ quan công quyền, công an, tòa án, giáo dục, trường học, y tế, bệnh viện, kiểm lâm, giao thông, địa chính, bảo hiểm, thương binh xã hội…là những tham ô, dối trá, lừa bịp, tranh giành, giẫm đạp lên nhau, công an và tội phạm sánh vai, tòa án, kiểm sát ăn bên này ép bên kia, ăn bên kia ép bên nọ, đổi trắng thay đen, thầy giáo gạ tình lấy điểm, bán điểm, bác sĩ mặc cả kiếm tiền trên sự đau đớn vật vã của bệnh nhân, kiểm lâm đồng nghĩa với lâm tặc, giao thông xây dựng dối trá, cẩu thả làm vừa xong vừa hư, ăn chặn không từ tiền thương binh liệt sĩ, xà xẻo các khoản cứu trợ….
Những điều như thế xảy ra hàng ngày hàng giờ quanh ta và thật ra những việc mà chúng ta biết được chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Với những việc làm như thế người lớn đã dạy lớp trẻ điều gì?
Và với những hành động càn quấy của lớp trẻ, sự côn đồ hung hãn, sự yếu kém về giáo dục văn hóa nhân sinh, những hành động bộc phát không có tính nhân văn. Đó chỉ là hậu quả khởi đầu. Khi tình yêu thương, sự thông cảm vị tha và lòng trắc ẩn đã nhường chỗ cho các giá trị thực dụng hiện sinh thì các chuẩn mực đạo đức chỉ là đồ cổ.
Chúng ta phấn khởi mở hướng, giong thuyền ra biển lớn đánh bắt được nhiều cá tôm, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng không lường hết được những hiểm nguy rình rập, như một cách nói hệ thống đê kè chắn sóng đạo đức của ta quá mong manh trước những cơn sóng vật chất thực dụng.
Vì vậy, bên cạnh những lợi ích trước mắt, chúng ta có những lớp người mà ở họ nhân cách và đạo đức đã băng hoại đến mức trầm trọng, là những hình mẫu nguyên xi của ngoại quốc ở mặt xấu xa nhất. Sức đề kháng là sự giáo dục đạo đức, nhân cách, lòng tự trọng và bản sắc dân tộc rất yếu kém thì việc nhiễm hàng loạt virus xa lạ là điều rất dễ.
Những giá trị đạo đức thâm trầm từ ngàn xưa, nay chỉ còn lại lối sống hời hợt từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
Chúng ta phấn đấu để làm giàu, có nhiều tiền cho cuộc sống tốt hơn, điều đó đúng, nhưng có tiền rồi ta phải học cách sử dụng tiền đừng để tiền ám ta, phải biết nhớ chúng ta còn có những giá trị khác nữa, vì:
Tiền có thể mua được nhà, nhưng không thể mua được mái ấm.
Tiền có thể mua quần áo đẹp, nhưng không mua được nhân cách.
Thêm nữa, mới xem video clip nữ sinh phổ thông đánh nhau.
Thiết nghĩ trong diễn đàn này phần lớn là giới trí thức VN, và cũng có nhiều người làm trong ngành giáo dục nên copy để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
--
Đạo đức và giáo dục ở Việt Nam
Nguyên Hùng
Dân phòng tra tấn học sinh kiểu như xã hội đen, thầy giáo hiếp dâm nữ sinh, đổi tiền-tình lấy điểm, học trò đánh thầy giáo, bác sĩ ăn tiền bệnh nhân, cán bộ lạm dụng chức vụ quyền hạn tham ô, nhũng nhiễu v.v…và v.v...
Đạo đức ngày nay chẳng lẽ đã suy đến mức không còn mấy hiện hữu trong xã hội ta?
Đó là điều hằng ngày tôi thường tự hỏi mình khi đọc tin trên các báo, rất nhiều những vụ án xảy ra giữa những người lẽ ra hết sức yêu thương nhau như cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em...
Tệ hơn thời Bá Kiến?
Mâu thuẫn phát sinh từ những chuyện hết sức bình thường, một câu nói, một số tiền, một lợi ích vật chất nào đó dù nhỏ nhoi người ta sẵn sàng đánh đổi những gì yêu quý nhất. Đó là nói về trong gia đình, trong quan hệ xã hội còn tệ hơn, có khi chỉ vì một cái nhìn phải đổi bằng mạng sống, chuyện va quệt xe nhẹ cũng phải giải quyết bằng dao búa, chủ hành hạ người giúp việc một cách nhẫn tâm, công an đánh người, tống tiền tống tình, bảo kê tội phạm, cảnh sát ăn tiền mãi lộ!?
Những kẻ như thế, tiếc thay lại có thể là những người chưa một lần có tiền án tiền sự, những người đức cao vọng trọng trong xã hội, họ làm những việc như thế với một thái độ hết sức dửng dưng, những việc làm mà giả như Nghị Quế hay Bá Kiến có đội mồ sống dậy cũng phải chắp tay vái dài, và nếu như cụ Nguyễn Trường Tộ có phải làm sớ xin trảm gian thần thì lá sớ có lẽ phải từ Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Có lẽ nào qua bao nhiêu đấu tranh gian khổ giành lại non sông gấm vóc từ tay ngoại bang đã rèn luyện dân ta từ trong tiềm thức thành một loại võ sĩ chỉ biết thượng đài đấm đá và cấu xé nhau.
Chúng ta nghĩ gì khi lễ hội hoa Anh Đào tại Hà Nội với 300 cành hoa Anh Đào Nhật Bản bị vặt trụi chỉ còn trơ lại gốc khi lễ hội chưa kết thúc, bạn bè từ xa không ngại khó khăn mang từ Nhật Bản tới cho mình thưởng lãm, vậy mà mình đang tâm bẻ cành. Những người làm việc vô văn hóa đó lại là những nam thanh nữ tú của đất Hà Thành, những người “trí thức thanh lịch”!
Ôi còn đâu câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng an”. Cái cốt cách đó của ta ở đâu, có còn không?
Không phải lấy tiểu tiết để áp vào toàn cục, nhưng nhiều rất nhiều những sự kiện na ná như thế, lẽ nào chúng ta không nhìn lại nền giáo dục của chúng ta.
Một dân tộc đã có hàng ngàn năm văn hiến, thuần phong mỹ tục đã thấm vào mỗi con người từ khi mới tượng hình trong lòng mẹ. Một dân tộc đã luôn biết hy sinh quyền lợi cá nhân vì những điều cao cả, thiêng liêng dù đang sống trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn.
Một cộng đồng rất biết giữ tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo, cung kính hiếu để với mẹ cha, hài hòa với làng xóm láng giềng, tôn trọng các bậc trưởng thượng, xem trọng luật pháp, cách đối nhân xử thế, các giá trị đạo đức đó lẽ nào chỉ còn vang bóng một thời?!
Giáo dục từ ai đây?
Có lẽ chúng ta cũng không thể mong đợi gì hơn ở một xã hội mà khách sạn nhà hàng, vũ trường, động lắc trá hình, cà phê đèn mờ, quán nhậu, mại dâm biến tướng nhiều như nấm sau mưa, các giá trị đạo đức được lớp trẻ và cha anh chúng – lớp người lớn – sổ toẹt, không có giá trị nào bằng giá trị của bốn số chín, không tờ giấy nào có ý nghĩa hơn tờ giấy xanh 100USD.
Những giá trị nhân văn được vun đắp trau dồi từ hàng ngàn năm đến nay sẽ không còn khi chúng ta cứ loay hoay cải cách giáo dục theo chủ quan duy ý chí của một số người, nếu chúng ta không kịp thời chấn chỉnh lại sự nghiệp giáo dục, tương lai chúng ta sẽ không còn gì.
Đã có lúc chúng ta là những “Người Việt cao quý”. Vậy tại sao và điều gì đã tạo nên sự thoái trào đạo đức? Tạo nên những việc làm đáng sợ hôm nay? Tại sao lớp người trẻ của chúng ta hiện nay thiếu mất sự cảm thông và lòng trắc ẩn để biết vị tha và yêu thương đồng loại? Đó là những câu hỏi không thể trả lời được chỉ bằng một thế hệ!
Mọi sinh vật khi ra đời đều phải được dạy dỗ. Không ai trong lòng mẹ sinh ra mà có ngay được tất cả các khả năng, lúc nhỏ được ông bà cha mẹ chăm bẵm từ những bước chập chững đầu đời, khi bắt đầu đi học lại được các thầy cô giáo bảo ban từ nét bút, cách ngồi, kỷ luật và những qui tắc thiết yếu ban sơ, đến hết cấp ba thì đã được một số tri thức nhất định để tiếp bước vào đại học.
Trong quá trình đó hầu hết những gì người trẻ có được là do học hỏi ở người lớn, những người dạy dỗ mình, những hình mẫu gần gũi và rõ nét nhất.
Thế nhưng, cách mà người lớn chúng ta vẫn đang hành xử trong các cơ quan công quyền, công an, tòa án, giáo dục, trường học, y tế, bệnh viện, kiểm lâm, giao thông, địa chính, bảo hiểm, thương binh xã hội…là những tham ô, dối trá, lừa bịp, tranh giành, giẫm đạp lên nhau, công an và tội phạm sánh vai, tòa án, kiểm sát ăn bên này ép bên kia, ăn bên kia ép bên nọ, đổi trắng thay đen, thầy giáo gạ tình lấy điểm, bán điểm, bác sĩ mặc cả kiếm tiền trên sự đau đớn vật vã của bệnh nhân, kiểm lâm đồng nghĩa với lâm tặc, giao thông xây dựng dối trá, cẩu thả làm vừa xong vừa hư, ăn chặn không từ tiền thương binh liệt sĩ, xà xẻo các khoản cứu trợ….
Những điều như thế xảy ra hàng ngày hàng giờ quanh ta và thật ra những việc mà chúng ta biết được chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Với những việc làm như thế người lớn đã dạy lớp trẻ điều gì?
Và với những hành động càn quấy của lớp trẻ, sự côn đồ hung hãn, sự yếu kém về giáo dục văn hóa nhân sinh, những hành động bộc phát không có tính nhân văn. Đó chỉ là hậu quả khởi đầu. Khi tình yêu thương, sự thông cảm vị tha và lòng trắc ẩn đã nhường chỗ cho các giá trị thực dụng hiện sinh thì các chuẩn mực đạo đức chỉ là đồ cổ.
Chúng ta phấn khởi mở hướng, giong thuyền ra biển lớn đánh bắt được nhiều cá tôm, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng không lường hết được những hiểm nguy rình rập, như một cách nói hệ thống đê kè chắn sóng đạo đức của ta quá mong manh trước những cơn sóng vật chất thực dụng.
Vì vậy, bên cạnh những lợi ích trước mắt, chúng ta có những lớp người mà ở họ nhân cách và đạo đức đã băng hoại đến mức trầm trọng, là những hình mẫu nguyên xi của ngoại quốc ở mặt xấu xa nhất. Sức đề kháng là sự giáo dục đạo đức, nhân cách, lòng tự trọng và bản sắc dân tộc rất yếu kém thì việc nhiễm hàng loạt virus xa lạ là điều rất dễ.
Những giá trị đạo đức thâm trầm từ ngàn xưa, nay chỉ còn lại lối sống hời hợt từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
Chúng ta phấn đấu để làm giàu, có nhiều tiền cho cuộc sống tốt hơn, điều đó đúng, nhưng có tiền rồi ta phải học cách sử dụng tiền đừng để tiền ám ta, phải biết nhớ chúng ta còn có những giá trị khác nữa, vì:
Tiền có thể mua được nhà, nhưng không thể mua được mái ấm.
Tiền có thể mua quần áo đẹp, nhưng không mua được nhân cách.
Comment