Thông báo

Collapse
No announcement yet.

quá đúng! vol & ôm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Nhưng quan trọng là điện trở nội của vôn kế là bao nhiêu ôm.
    Ví dụ: vôn kế DC (đồng hồ kim) có nội trở 20k/V. Thang đo 250V có nội trở 5M; thang đo 500V có nội trở 10M.
    Nếu điện trở bạn kehuydiet sử dụng là điện trở 1M chẳng hạn thì khi nối vôn kế thang 250V sẽ đo được [110/(1+5)]*5 = 91,67V; giảm mất 1/6. Nếu đặt thang đo 500V thì đo được [110/(10+1)]*10 = 100V.
    Do đó nói "không quan trọng là con trở bao nhiêu ohm" như bác "tìm vàng" là chưa chính xác.
    Trở nội của vôn kế càng thấp thì kết quả đo như trên càng sai nhiều.
    Điện trở nối ra ngoài càng nhỏ thì kết quả sai càng ít.
    Vì dù sao khi đã đo vôn thì sẽ có dòng chảy qua vôn kế.
    Chỉ với vôn kế lý tưởng (trở nội vô cùng lớn) thì mới đúng.
    tôi cũng quên nghĩ đến vụ nội trở của con vom, thường thì vom tôi dùng có nội trở 1M.
    Mãi đi tìm vàng.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
      Nhưng quan trọng là điện trở nội của vôn kế là bao nhiêu ôm.
      Ví dụ: vôn kế DC (đồng hồ kim) có nội trở 20k/V. Thang đo 250V có nội trở 5M; thang đo 500V có nội trở 10M.
      Nếu điện trở bạn kehuydiet sử dụng là điện trở 1M chẳng hạn thì khi nối vôn kế thang 250V sẽ đo được [110/(1+5)]*5 = 91,67V; giảm mất 1/6. Nếu đặt thang đo 500V thì đo được [110/(10+1)]*10 = 100V.
      Do đó nói "không quan trọng là con trở bao nhiêu ohm" như bác "tìm vàng" là chưa chính xác.
      Trở nội của vôn kế càng thấp thì kết quả đo như trên càng sai nhiều.
      Điện trở nối ra ngoài càng nhỏ thì kết quả sai càng ít.
      Vì dù sao khi đã đo vôn thì sẽ có dòng chảy qua vôn kế.
      Chỉ với vôn kế lý tưởng (trở nội vô cùng lớn) thì mới đúng.
      vì thế mà em mới đặt giả thiết chiếc đồng hồ đo là lý tưởng,ko tiêu hao ít điện nào,như ngày xưa làm bài tập vật lý hay có kiểu đặt giả thiết như vậy,vì bản chất mạch là đâu có 2 cái que đo dí vào nó đâu cơ chứ ?
      Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

      Comment


      • #33
        KN dòng điện: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.các điện tích âm (electron,ion - ) có xu hướng dịch chuyển về cực dương của điện cực,còn các hạt điện tích dương( ion + ) dịch chuyển về cực âm của điện cực

        Nhận xét:chắc vì chúng muốn trung hòa điện tích cho an toàn,tiến tới mức sẽ ko có chênh lệch nữa --->mất điện,nhưng con người ko cho phép như vậy--->mục đích sử dụng điện.

        Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng ko tự nhiên sinh ra và cũng ko tự nhiên mất đi,mà chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

        Nhận xét : Cuộc sống thật công bằng .Mất cái này thì được cái kia !
        Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

        Comment


        • #34
          kehuydiet lợi dụng để quảng bá cho chữ ký... he he...
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
            Sẵn đây cho tôi hỏi là ở VN, trong trường hay trên lý thuyết thì dạy sao? là điện (electron) chạy từ âm sang dương hay là từ dương sang âm.

            Khi tôi đi học thì được dạy là từ âm sang dương. Với giải thích là "ngày xưa" khi các nhà khoa học mới biết về điện thì nghĩ là electron chạy từ dương sang âm nên các diode đều vẽ chỉ theo hướng dương sang âm nhưng sau này biết được là electron chạy từ âm sang dương. Do vậy không thể sửa đổi được sách giáo khoa đã in rồi nên khi học thì phải biết đều căn bản này là electron chạy từ âm sang dương ngược với mũi tên chỉ của diode.

            em thuộc tóp học sách cải cách đầu tiên (từ năm lớp 6). Sách viết: chiều các điện tử (electron) chạy từ cực âm sang cực dương, còn chiều dòng điện chạy từ cực dương sang cực âm (cùng chiều với mũi tên ký hiệu diode).

            Comment


            • #36
              Chỉ là kiến thức vật lý cơ bản thôi mà. Chiều dòng điện cùng chiều với chuyển động của các hạt mang điện tích dương và ngược chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm.

              Vận tốc của điện trường tương đương với vận tốc ánh sáng, phụ thuộc vào môi trường.
              Vận tốc của điện tử thì vô chừng. Có khi chỉ vài mm/giây (trong dây dẫn) hoặc lên đến chục triệu km/giờ (trong ống âm cực)

              Để phân biệt vận tốc của điện trường và điện tử, cách đơn giản nhất có lẽ là so sánh dòng điện với dòng nước. Giả sử bạn gắn 1 ống nước rất dài (thí dụ là 100m đi) vào 1 máy bơm. Trong ống có đầy nước. Khi bạn bật máy bơm, ngay lập tức nước ở đầu vòi phía bên kia có nước phun ra. Nếu bạn đổ mực vào miệng hút của máy bơm. Phải chục giây sau mới thấy màu đen phun ra ở cuối đường ống. Tốc độ điện trường tương tự như tốc độ lan truyền áp suất trong đường ống, hầu như tức thời. Tốc độ dịch chuyển của điện tử tương tự như tốc độ chảy của nước/mực trong ống, chậm hơn nhiều so với áp suất.
              sau.ph

              Comment


              • #37
                Em nghĩ là các nhà khoa học đã bik là electron có điện tích âm từ rất lâu òy chứ (các ống phóng tia electron đấy, sau đó cho điện trường thì thấy nó lệch gì đó). Còn cái ký hiệu diode chắc là mới có đây thôi, đó chỉ là quy ước, chẳng liên quan tới electron gì cả. Còn vì sao gọi điện tích electron là âm thì phải hỏi cái ông Volt tại sao ổng đặt 1 cực của cái cục pin của ổng tên là "dương" mà ko phải là "âm", ổng mà đặt ngược lại là có nhiều điều thú vị xảy ra lắm .
                Computer Science major - Vietnamese-German University
                Sponsored by

                Comment


                • #38
                  1 - Dòng điện tích chuyển dời ngược chiều và bằng đúng tốc độ của dòng điện tử giống như ta rời khỏi cái ghế đang ngồi. Ta chạy xa cái ghế với tốc độ bao nhiêu thì cái ghế cũng xa ta với tốc độ bấy nhiêu. Hệ quy chiếu lấy cái ghế làm chuẩn thì ta chạy ra phía trước cò ta là chuẩn thì cái ghế bị rời lại phía sau. Rất nôm na và đại khái nó thế!
                  2 - Đo điện áp trên 2 đầu điện trở với nguồn áp thì dù thay đổi cả chục lần giá trị điện trở thì kim Vol kế vẫn không nhúc nhích vì lúc này giá trị thay đổi là thằng Amp cơ. Nếu cho qua điện trở 1 nguồn dòng thì thay đổi điện trở là kim Vol kế lệch ngay thôi!
                  Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

                  Comment


                  • #39
                    Mạng bị sao mà nhảy tới 2 bài ??????
                    Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

                    Comment


                    • #40
                      cái này áp dụng vào giáo dục thì hay,tiết học đỡ nhàm chán,lại nhớ lâu hơn

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
                        Sẵn đây cho tôi hỏi là ở VN, trong trường hay trên lý thuyết thì dạy sao? là điện (electron) chạy từ âm sang dương hay là từ dương sang âm.

                        Khi tôi đi học thì được dạy là từ âm sang dương. Với giải thích là "ngày xưa" khi các nhà khoa học mới biết về điện thì nghĩ là electron chạy từ dương sang âm nên các diode đều vẽ chỉ theo hướng dương sang âm nhưng sau này biết được là electron chạy từ âm sang dương. Do vậy không thể sửa đổi được sách giáo khoa đã in rồi nên khi học thì phải biết đều căn bản này là electron chạy từ âm sang dương ngược với mũi tên chỉ của diode.


                        Lý thuyết thì từ sách xưa (thời 50s) tớ đã thấy là nói điện tử chạy từ âm sang dương rồi.

                        Cái phần thứ 2 bác nói thì tớ chưa nghe thấy.

                        Tuy nhiên đưa ra 1 cái cho các bác biết thêm. Trong không quân của Mỹ họ dậy là giòng điện đi từ âm đến dương (theo hướng của điện tử, chứ không phải theo hướng của "lỗ" điện tử). Cái này làm nhiều người trong quân đội bị nhầm lẫn khi ra ngoài đi làm. Chuyện này chừng 25 năm trước rồi, không rõ bây giờ họ dậy ra sao.

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                          Vận tốc dòng điện tử và vận tốc dòng điện có khác nhau không nhỉ ???
                          Nếu mà bác nói về tốc độ electron trong dây dẫn và tốc độ lan truyền của dòng điện thì là có khác nhau nhiều đấy ạ

                          Comment


                          • #43
                            Theo cái thời em được học thì nói :
                            Điện tử (electron ) chạy ngược chiều vector cường độ điện trường ( hay nôm na vắn tắt có thể coi là từ âm sang dương )
                            Còn chiều dòng điện được quy định là cùng chiều với vector chiều cường độ điện trường ( hay là từ dương sang âm )

                            Comment


                            • #44
                              1. Dòng electron:
                              Sở dĩ có dòng electron chạy trong vật dẫn điện là do:
                              - Lực hút từ cực dương của nguồn điện
                              - Lực đẩy từ cực âm của nguồn điện.
                              Sẽ tạo thành luồng electron chạy theo chiều từ đầu có điện tích âm sang đầu có điện tích dương trong vật dẫn điện. Lúc đó sẽ có electron từ cực âm của nguồn điện chạy đến thế chỗ tạo thành dòng electron liên tục.
                              Nói thêm: Đây là các electron tự do. Theo định luật Cu-lông thì hạt nhân và electron trong mỗi nguyên tử có điện tích trái dấu nên hút nhau, Electron tự do là khái niệm để chỉ các elecrron bức thoát ra khỏi lực hút của hạt nhân. Nó bức thoát được là do bị tác dụng bởi một lực hút khác lớn hơn. Các nguyên tử mà những electron ở lớp ngoài cùng có số lượng đạt gần đủ số tối đa (theo công thức 2n bình phương) thì nguyên tử đó có khuynh hướng nhận thêm electron để cho đủ số tối đa. Trong khi đó, các nguyên tử mà lớp ngoài cùng có số lượng electron rất ít, nó sẽ dễ bức thoát ra khỏi lực hút của hạt nhân để trở thành electron tự do. Chúng ta thấy những vật dẫn điện như đồng, nhôm có cấu tạo nguyên tử ở lớp ngoài cùng có rất ít electron.
                              2. Dòng điện quy ước:
                              Theo quy ước, chiều của dòng điện chạy theo chiều ngược với dòng electron, như vậy, dòng điện sẽ đi theo chiều từ đầu có điện tích dương sang đầu có điện tích âm trong vật dẫn điện.


                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi Tuanhonglac Xem bài viết
                                1. Dòng electron:
                                Sở dĩ có dòng electron chạy trong vật dẫn điện là do:
                                - Lực hút từ cực dương của nguồn điện
                                - Lực đẩy từ cực âm của nguồn điện.
                                Sẽ tạo thành luồng electron chạy theo chiều từ đầu có điện tích âm sang đầu có điện tích dương trong vật dẫn điện. Lúc đó sẽ có electron từ cực âm của nguồn điện chạy đến thế chỗ tạo thành dòng electron liên tục.
                                Nói thêm: Đây là các electron tự do. Theo định luật Cu-lông thì hạt nhân và electron trong mỗi nguyên tử có điện tích trái dấu nên hút nhau, Electron tự do là khái niệm để chỉ các elecrron bức thoát ra khỏi lực hút của hạt nhân. Nó bức thoát được là do bị tác dụng bởi một lực hút khác lớn hơn. Các nguyên tử mà những electron ở lớp ngoài cùng có số lượng đạt gần đủ số tối đa (theo công thức 2n bình phương) thì nguyên tử đó có khuynh hướng nhận thêm electron để cho đủ số tối đa. Trong khi đó, các nguyên tử mà lớp ngoài cùng có số lượng electron rất ít, nó sẽ dễ bức thoát ra khỏi lực hút của hạt nhân để trở thành electron tự do. Chúng ta thấy những vật dẫn điện như đồng, nhôm có cấu tạo nguyên tử ở lớp ngoài cùng có rất ít electron.
                                2. Dòng điện quy ước:
                                Theo quy ước, chiều của dòng điện chạy theo chiều ngược với dòng electron, như vậy, dòng điện sẽ đi theo chiều từ đầu có điện tích dương sang đầu có điện tích âm trong vật dẫn điện.


                                Cho em ý kiến chút:
                                2. Quá đúng.
                                1. Thấy bác diễn giải em thấy rối bời quá. Theo em đại loại là thế này:
                                - em có 100 cục bi
                                - em có 1 cái ống PVC.
                                - em đổ nước vào ống và dốc nghiêng 1 đầu xuống.
                                - em thả bi liên tục nhau vào ống nước.
                                --> chiều bi lăn xuống như chiều electron chạy (bi như electron), chiều nước trào lên là chiều dòng điện quy ước (2). Nhưng trong điện thì ngược lại, chiều dòng điện từ V cao xuống V thấp.
                                ** Khi em dốc ngược đầu thấp lên cao, thì các e chạy ngược lại, còn dòng điện cũng chạy ngược lại . hè hè

                                Em diễn giải kiểu nông dân không biết có đúng không nữa.
                                Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                                <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lvhn Tìm hiểu thêm về lvhn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X