học không đúng năng khiếu và làm không đúng ngành nghề ...
Bạn Icetoheart đã có một phân tích rất hay, ở khía cạnh khá bất ngờ mà lại rất hiện thực :
- học không đúng năng khiếu
- làm không đúng ngành nghề.
Thật ra thì rất nhiều nguyên nhân để học không đúng năng khiếu và làm không đúng ngành nghề (đã học).
Ngoài những áp lực của gia đình và xã hội + (hay, và) ý thích nhất thời + (hay, và) tư vấn và hướng nghiệp không tốt + (hay, và) không tự chủ được cuộc đời mình v.v... nên rất nhiều người đành "để cuộc đời đưa đẩy", học hành theo kiểu "bèo dạt mây trôi" đến đâu thì đến.
Họ có thể học hành rất nghiêm túc, ra trường làm việc rất "tròn vai", có thể có vị trí tốt trong xã hội nhưng lúc nào cũng thấy cái gì đó "thiêu thiếu" trong cuộc sống của mình. Nếu có khả năng vượt thoát thì họ cũng có thể tạo ra "một cái gì đó", không thì "sáng vác ô đi tối vác về", cuối cuộc đời cũng ... chẳng ra cái gì hết, không có kinh tế mà cũng chẳng ra kỹ thuật.
Thậm chí đã có phát biểu : "học không đúng năng khiếu và làm không đúng ngành nghề là tiêu bản xã hội của thanh niên VN thời đại" (!!!).
Trường hợp khác, có người lại phát hiện năng khiếu của mình ở một (vài) ngành nghề khác sau khi (/đang) học ngành nghề này nhưng do không có khả năng vượt ra "cái rọ dành cho mình" (kinh tế, gia đình, xã hội, hay tất cả các thứ đó) đành chịu cảnh đời "bèo dạt mây trôi". Những người có khả năng vượt qua được chính mình và toàn cảnh XH để đến với sở năng sở đắc của mình thì thường đạt đến đỉnh cao trí tuệ và sáng tạo. Họ có khả năng "thâu tóm" cả kinh tế - kỹ thuật, chính trị - xã hội, mỗi một hay tất cả những cái đó.
Nói chung, cửa đời vẫn rộng mở cho bất cứ ai biết vượt lên chính mình và hoàn cảnh để đến với sở năng sở đắc đích thực của mình.
Lan Hương
Nguyên văn bởi icetoheart
Xem bài viết
- học không đúng năng khiếu
- làm không đúng ngành nghề.
Thật ra thì rất nhiều nguyên nhân để học không đúng năng khiếu và làm không đúng ngành nghề (đã học).
Ngoài những áp lực của gia đình và xã hội + (hay, và) ý thích nhất thời + (hay, và) tư vấn và hướng nghiệp không tốt + (hay, và) không tự chủ được cuộc đời mình v.v... nên rất nhiều người đành "để cuộc đời đưa đẩy", học hành theo kiểu "bèo dạt mây trôi" đến đâu thì đến.
Họ có thể học hành rất nghiêm túc, ra trường làm việc rất "tròn vai", có thể có vị trí tốt trong xã hội nhưng lúc nào cũng thấy cái gì đó "thiêu thiếu" trong cuộc sống của mình. Nếu có khả năng vượt thoát thì họ cũng có thể tạo ra "một cái gì đó", không thì "sáng vác ô đi tối vác về", cuối cuộc đời cũng ... chẳng ra cái gì hết, không có kinh tế mà cũng chẳng ra kỹ thuật.
Thậm chí đã có phát biểu : "học không đúng năng khiếu và làm không đúng ngành nghề là tiêu bản xã hội của thanh niên VN thời đại" (!!!).
Trường hợp khác, có người lại phát hiện năng khiếu của mình ở một (vài) ngành nghề khác sau khi (/đang) học ngành nghề này nhưng do không có khả năng vượt ra "cái rọ dành cho mình" (kinh tế, gia đình, xã hội, hay tất cả các thứ đó) đành chịu cảnh đời "bèo dạt mây trôi". Những người có khả năng vượt qua được chính mình và toàn cảnh XH để đến với sở năng sở đắc của mình thì thường đạt đến đỉnh cao trí tuệ và sáng tạo. Họ có khả năng "thâu tóm" cả kinh tế - kỹ thuật, chính trị - xã hội, mỗi một hay tất cả những cái đó.
Nói chung, cửa đời vẫn rộng mở cho bất cứ ai biết vượt lên chính mình và hoàn cảnh để đến với sở năng sở đắc đích thực của mình.
Lan Hương
Comment