Thông báo

Collapse
No announcement yet.

khi dân điện tử thất nghiệp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi minh_cly Xem bài viết
    Đâu phải ai học đại học điện tử đều sửa TV vs đầu đĩa, mai mốt tăng đô lên sửa IPhone với IPad thì sao
    kỹ sư mà làm về kỹ thuật thì fai đạt đc trình độ thiết kế + sửa chữa chứ đi sửa chữa ko thì buồn cười lắm.
    (^_^) hoangnv.3i@gmail.com

    Comment


    • #17
      Còn Mình thì về nha trang bán hàng đồ điện, bóng đèn, dây điện, nhưng được cái bà con thích vì cái gì không hiểu đến mua cái bóng đèn hay cục tân phô điện là được nghe lý thuyết dài dòng, hehe, nghĩ cũng buồn cười. BIết thế, hồi xưa học ít ít là đủ xài rồi, giờ thấy phí thời gian đã qua quá.

      Comment


      • #18
        hô hô,tôi có ong bạn cũng khoái điện tư lắm,nói chung là đam mê,chuyên thu mua tivi đầu máy..... lâu lâu mới có 1 cái còn phần lớn thời gian là đi chăn bò ....haizzzzzzzzzz

        kĩ sư điện tư chưa chắc sửa giỏi bằng thơ lành nghề nếu ko đụng đến lập trình
        đem cái mach inverter cho kĩ sư và thơ,bảo đảm 100% kĩ sư sẽ chỉ ngồi ngửi khói chì ,làm sao mà bằng thơ đc

        còn thơ bây giờ đung đến mấy loại công nghê cao ipad,iphone,di đông đánh xử lý rất nhanh.mua cái mới hoăc thay phân nào hư thôi
        không thể làm những gì bạn muốn,hãy làm những gì bạn có thể làm .Đời không như mơ

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi fantasy Xem bài viết
          hô hô,tôi có ong bạn cũng khoái điện tư lắm,nói chung là đam mê,chuyên thu mua tivi đầu máy..... lâu lâu mới có 1 cái còn phần lớn thời gian là đi chăn bò ....haizzzzzzzzzz

          kĩ sư điện tư chưa chắc sửa giỏi bằng thơ lành nghề nếu ko đụng đến lập trình
          đem cái mach inverter cho kĩ sư và thơ,bảo đảm 100% kĩ sư sẽ chỉ ngồi ngửi khói chì ,làm sao mà bằng thơ đc

          còn thơ bây giờ đung đến mấy loại công nghê cao ipad,iphone,di đông đánh xử lý rất nhanh.mua cái mới hoăc thay phân nào hư thôi
          Tùy bác định nghĩa cái gì là thợ với kỹ sư thoy
          Công việc của kỹ sư áp dụng kiến thức khoa học để phát triển các vấn đề kỹ thuật. Còn công việc của thợ là áp dụng những cái kỹ thuật ấy ấy vào sản xuất (hay tương tự) mà không cần phải biết đến cái khoa học kia là gì. Do đó công việc của kỹ sư mang tính sáng tạo chứ không rập khuôn như thợ. Họ làm những công việc khác nhau nên sao mà so sánh được.
          Cụ thể người kỹ sư chỉ ra nó sai chỗ nào và thợ là người sửa nó. Đôi khi thợ có kinh nghiệm thì chẳng cần kỹ sư, nhưng mà những vấn đề mới thì thợ pó tay, lúc đó sự quan trọng của kỹ sư mới xuất hiện. Tuy nhiên khi thằng kỹ sư giải quyết xong rồi mà không có thợ cũng khó. Mỏ hàn (hay tương tự) là công cụ lao động của thợ, vì thế người kỹ sư không cần động đến mỏ hàn cũng thực hiện được công việc của họ. Đương nhiên đó chỉ là lý thuyết, còn thực tế thì...
          Computer Science major - Vietnamese-German University
          Sponsored by

          Comment


          • #20
            Kỹ sư nào mà không biết cầm mỏ hàn không biết vặn con ốc vít thì là kỹ sư vứt đi, tính làm gì.
            Muốn thành một kỹ sư giỏi thì trước hết phải là một người thợ giỏi
            Hôm trước có mod nói thạc sỹ giờ nhiều như lợn con, thì tui cũng thấy giờ kỹ sư nhiều như gà vậy.
            Kỹ sư giỏi/ thợ giỏi thì chả bao giờ thất nghiệp, vì lúc nào họ cũng thấy có thứ cần phải học, phải hiểu, phải làm. Ngược lại kỹ sư dốt/thợ cùi( loại này giờ nhiều lắm) thì cứ ngồi đợi việc, có việc thì lại kếu ko biết làm, kêu vất vả, bla bla bla....

            Comment


            • #21
              Làm mà ko học là làm mù làm quáng (làm lụi)
              Học mà ko làm thì cũng như có vật quý bỏ trong túi mà không biết xài.

              Nên kết hợp giữa cái lý thuyết và cái thực hành.
              Kỹ sư tượng trưng cho Lý thuyết, và ông thợ thì tượng trưng cho Làm.

              Và, khoảng cách từ cái học để biết, đến cái học để làm được là cả 1 quãng đường dài.

              Người thợ thường giỏi trong 1 lĩnh vực hẹp và khó có sáng kiến mới.
              Còn kỹ sư thì có khả năng sáng kiến mới hơn rất nhiều.

              Với KS thì nên học ở thợ và ngược lại

              Comment


              • #22
                Công việc của kỹ sư áp dụng kiến thức khoa học để phát triển các vấn đề kỹ thuật. Còn công việc của thợ là áp dụng những cái kỹ thuật ấy ấy vào sản xuất (hay tương tự) mà không cần phải biết đến cái khoa học kia là gì.
                nói như bạn thằng thơ giống như gà công nghiệp nhỉ ?

                Do đó công việc của kỹ sư mang tính sáng tạo chứ không rập khuôn như thợ.

                cu cần biết thợ ở đây ko phải là những công nhân ngồi lắp ráp điển tử theo dây chuyền,ai bảo thợ ko có tính sáng tao.có nghe nói nông dân chế máy móc phục vụ cho sản xuất chưa ? kĩ sư là cái đếch gì ?
                tất cả sáng tạo đc đúc kết thành kinh nghiêm.

                kĩ sư gì mà cầm đến cái mỏ hàn ma ko làm đc thì về nhà chăn bò nhé
                không thể làm những gì bạn muốn,hãy làm những gì bạn có thể làm .Đời không như mơ

                Comment


                • #23
                  kĩ sư thời xưa ko nói chứ kĩ sư thời nay làm thì ít mà quănng luu đan thì nhiều .
                  không thể làm những gì bạn muốn,hãy làm những gì bạn có thể làm .Đời không như mơ

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi eKhanhHoa Xem bài viết
                    Còn Mình thì về nha trang bán hàng đồ điện, bóng đèn, dây điện, nhưng được cái bà con thích vì cái gì không hiểu đến mua cái bóng đèn hay cục tân phô điện là được nghe lý thuyết dài dòng, hehe, nghĩ cũng buồn cười. BIết thế, hồi xưa học ít ít là đủ xài rồi, giờ thấy phí thời gian đã qua quá.
                    Mình thì cũng muốn bán như bạn. Mình đang ở TP.HCM nhưng mà mỗi lần lên Nhật Tảo thì muốn mua đủ hàng thì phải đi rất nhiều tiệm mất rất nhiều thời gian. Bạn thường lấy hàng ở đâu có thể chia sẻ với mình được không?

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi fantasy Xem bài viết
                      Công việc của kỹ sư áp dụng kiến thức khoa học để phát triển các vấn đề kỹ thuật. Còn công việc của thợ là áp dụng những cái kỹ thuật ấy ấy vào sản xuất (hay tương tự) mà không cần phải biết đến cái khoa học kia là gì.
                      nói như bạn thằng thơ giống như gà công nghiệp nhỉ ?

                      Do đó công việc của kỹ sư mang tính sáng tạo chứ không rập khuôn như thợ.

                      cu cần biết thợ ở đây ko phải là những công nhân ngồi lắp ráp điển tử theo dây chuyền,ai bảo thợ ko có tính sáng tao.có nghe nói nông dân chế máy móc phục vụ cho sản xuất chưa ? kĩ sư là cái đếch gì ?
                      tất cả sáng tạo đc đúc kết thành kinh nghiêm.

                      kĩ sư gì mà cầm đến cái mỏ hàn ma ko làm đc thì về nhà chăn bò nhé
                      Thợ ko cần biết đến khoa học vẫn có thể làm công việc. Thợ ko cần biết rằng trong tranistor có bán dẫn loại nào, loại nào, và các công thức như mật độ nội tại n*p = ni^2 là vô ích đối với thợ (nếu biết thì cũng chẳng xài làm gì). Tuy nhiên với một kỹ sư bán dẫn thì điều này là cần thiết. Và tại sao chúng ta có cụm từ "kỹ sư bán dẫn" mà lại không có cụm từ "thợ bán dẫn", đó là vì công việc "thợ" không liên quan tới những kiến thức khoa học như là bán dẫn.

                      Công việc của họ mang tính sáng tạo, tuy nhiên họ có sáng tạo hay không là một chuyện khác. Kỹ sư không được đánh giá trên chỉ một cái bằng đại học, mà họ cần phải chứng minh rằng họ thích hợp với những cái bằng đại học họ có. Do đó một kỹ sư tốt là một kỹ sư có óc sáng tạo, chuẩn đoán lỗi chính xác dựa trên số liệu phân tích chứ không phải một kỹ sư có tay nghề hàn giỏi, do đó kỹ sư trẻ thì thường tốt hơn kỹ sư già. Còn đối với thợ lại yêu cầu kinh nghiệm. Một người thợ giỏi là một người biết chuẩn đoán lỗi tốt dựa trên kinh nghiệm lâu dài, và có tay nghề sử dụng dụng cụ cao, do đó thợ già lại thường tốt hơn thợ trẻ.

                      Nói về vụ nông dân, công việc của nông dân không phải là như vậy, tuy nhiên họ đã làm được một công việc mang tính sáng tạo, do đó họ nổi tiếng, và chẳng ai nói nông dân là thợ điện tử hay kỹ sư cả. Còn đối với kỹ sư, thiết kế máy là công việc đương nhiên của họ, và họ cũng chẳng có gì đặc biệt khi sáng tạo một máy mới (trừ khi sự sáng tạo của họ thật sự xuất sắc). Do đó kỹ sư vẫn chế tạo máy và các dụng cụ mới, sản phẩm mới ầm ầm mà chẳng ai bik đến họ, vì đó là công việc của họ.

                      Câu "tất cả sáng tạo đc đúc kết thành kinh nghiêm" là đúng, và từ kinh nghiệm mà sáng tạo cũng đúng. Tất cả sáng tạo từ xưa đến nay như bóng đèn, máy vi tính đều đc lưu lại để nhân rộng. Từ kinh nghiệm mà sáng tạo cũng chính xác, ví dụ máy vi tính đc cải tiến từ từ để hiện đại dần. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biến cái kinh nghiệm thành cái sáng tạo, và kỹ sư là những người được rèn luyện điều đó. Tuy nhiên họ có làm tốt hay ko là nhờ tư duy sáng tạo của họ chứ không phải là do tấm bằng đại học.

                      Còn kỹ sư điện tử mà phải biết cầm đến mỏ hàn là chưa chắc. Kỹ sư điện tử có thể xin việc ở những nơi không cần đụng đến mỏ hàn và làm công việc chủ yếu trên máy vi tính, còn gia công là đặt. Bạn tưởng kỹ sư điện tử ra trường làm nghề sửa chữa hết sao. Àh, mà chăn bò cũng cần có kinh nghiệm đó nhá .

                      Ở đây, kỹ sư và thợ, tuy có trình độ kiến thức khác nhau, nhưng có vai trò khác nhau và đều quan trọng. Tuy nhiên, còn nhiều người còn nghĩ sai về công việc của kỹ sư.

                      Mai mốt, khi tranh luận đề nghị bạn nên đọc đầy đủ, suy nghĩ thấu đáo, và nói năng nhẹ nhàng đầy thuyết phục.
                      Computer Science major - Vietnamese-German University
                      Sponsored by

                      Comment


                      • #26
                        tự nhiên bác lôi kỹ sư bán dẫn vào đây làm gì, mà kỹ sư điện tử họ cũng không cần biết n*p=ni^2 để làm gì. mấy cái thứ bán dẫn cao siêu này chỉ dành cho người học bên nước ngoài về, có trình độ thì làm thiết kế chip, ic (rất oai), còn kỹ sư VN ra trường thì cũng gần như là con số 0 thôi.

                        sự phân biệt thợ với kỹ sư là không cần thiết, kỹ sư có kiến thức nhưng thường xa rời thực tế, còn thợ có thể kiến thức không bằng nhưng luôn bám sát thực tế, từ thực tế mà sáng tạo. Do vậy để trở thành người giỏi và có kiến thức vững vàng thì đâu cần phân biệt thợ với kỹ sư.

                        thợ kiến thức kém một chút vẫn có thể làm việc được, nhưng kỹ sư coi thường công việc của thợ thì chỉ là kỹ sư giấy mà thôi.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi phuong1990 Xem bài viết
                          tự nhiên bác lôi kỹ sư bán dẫn vào đây làm gì, mà kỹ sư điện tử họ cũng không cần biết n*p=ni^2 để làm gì. mấy cái thứ bán dẫn cao siêu này chỉ dành cho người học bên nước ngoài về, có trình độ thì làm thiết kế chip, ic (rất oai), còn kỹ sư VN ra trường thì cũng gần như là con số 0 thôi.

                          sự phân biệt thợ với kỹ sư là không cần thiết, kỹ sư có kiến thức nhưng thường xa rời thực tế, còn thợ có thể kiến thức không bằng nhưng luôn bám sát thực tế, từ thực tế mà sáng tạo. Do vậy để trở thành người giỏi và có kiến thức vững vàng thì đâu cần phân biệt thợ với kỹ sư.

                          thợ kiến thức kém một chút vẫn có thể làm việc được, nhưng kỹ sư coi thường công việc của thợ thì chỉ là kỹ sư giấy mà thôi.
                          Nếu thế thì kỹ sư điện tử như vậy chỉ đáng gọi là thợ quèn mà thôi. Các công việc này phải gắn liền với thực tế mới làm tốt được. Kỹ sư mà đã xa rời thực tế rồi thì không phải là kỹ sư tốt. Đương nhiên kỹ sư bán dẫn khác kỹ sư điện tử, nhưng kỹ sư điện tử phải am hiểu khoa học về lĩnh vực của mình mới có thể sáng tạo được và biến nó thành kỹ thuật. Thợ thì áp dụng cái kỹ thuật đó (+ đôi chút sáng tạo nhưng không nhiều) vào công việc của mình. Và như đã nói ở trên, công việc của ai cũng quan trọng như nhau.

                          Nhưng sự phân biệt của kỹ sư và thợ là cần thiết (giống như bác sĩ với y tá là khác nhau, bác sĩ chưa chắc làm y tá đc), vì yêu cầu công việc hai người là khác nhau, mà đã kể quá trời ở trên rồi. Còn nói kỹ sư xa rời thực tế là không đúng, đó chỉ là cái bề nổi (nhưng lại là số đông, đáng buồn là thế). Ai càng gắn liền với thực tế thì sẽ càng giỏi. Và kỹ sư giỏi khác thợ giỏi (mặc dù đã dở thì như nhau cả). Kỹ sư giỏi cần sáng tạo và thợ giỏi cần kinh nghiệm. Nếu mà thợ mà sáng tạo bằng với tiêu chuẩn kỹ sư (ko phải tiêu chuẩn 0 của hầu hết kỹ sư mới ra trường), thì cũng có thể gọi là kỹ sư (+ thợ, con người 2 nghề mà) và ngược lại. Tuy nhiên sáng tạo ở đây phải là trung gian giữa khoa học và kỹ thuật chứ không phải chỉ là các phương pháp làm việc hiệu quả.

                          Kiến thức kém hay ko ko phải là tiêu chuẩn của một thợ (đương nhiên là phải ko quá kém), nhưng kiến thức là tiêu chuẩn của kỹ sư. Một kỹ sư có thể ko cần cầm mỏ hàn nhưng họ phải đảm bảo rằng họ là những người có kiến thức (kỹ sư tức là bậc thầy kỹ thuật mà). Tuy nhiên, trong mỗi nghề cần phải có sự khiêm nhường và lòng tự trọng. Một người thợ nói kỹ sư dek là cái gì thì cũng chỉ bằng một người kỹ sư coi thường thợ mà thôi.

                          Nhưng nói thật, nếu ai nghĩ rằng mình là kỹ sư điện tử rồi mà làm công việc của thợ thì quả thật là người không có chí. Kỹ sư nên làm những việc phù hợp với mình mới là đóng góp cho xã hội và tự tôn trọng mình và kiến thức mà mình đã học (trừ những kỹ sư chẳng học gì). Mà nếu ko có ranh giới thì đại học điện tử mở làm gì, đâu phải cả thế giới đều mù quáng nói rằng "thợ và kỹ sư" là khác nhau.
                          Computer Science major - Vietnamese-German University
                          Sponsored by

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          dtlong81 Tìm hiểu thêm về dtlong81

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X