Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chém gió về thiết kế đèn giao thông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi thanhtaipham Xem bài viết
    Các bác cho e hỏi tại sao thời gian đếm ngược đèn xanh và đèn đỏ lại không bằng nhau?
    Tại sao bạn nghĩ bằng nhau?

    Comment


    • #17
      Nhảm tý:
      Bạn Jeff thân mến,
      Đúng là đèn giao thông nằm ngoài trời, dưới ảnh hưởng của các loại nhiễu mà ghê nhất là nhiễu của spark gaps do các loại phương tiện gửi tặng. Do đó vấn đề dùng con chip nào là chưa có lời giải.
      Rất nhiều đồ án đèn giao thông, dùng 89, PIC, AVR, vv... đã được đội ngũ đông đảo các sinh viên nhiều trường đại học VN hoàn thành, đã được chấm điểm 9, điểm 10. Phần code rất hoàn hảo, nhiều version, dành cho đủ các loại giao lộ: ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã sáu, ngã ngửa,... Demo cũng rất ngon nghẻ, đèn sáng, tắt, đếm ngược, đèn dành cho người đi bộ,... tất thảy đều đúng như ý định.
      Nhưng, ngoài thực địa, không kể những đèn xui xẻo bị hỏng hẳn thì hiện tượng đèn bị liệt hoặc chạy loạn, bộ đếm chạy giật cục, vv... xảy ra mọi lúc mọi nơi. Mọi hiện tượng đều được giải quyết nhanh chóng bằng cách nhà đầu tư mời bên B đến thay con chip khác. Nhưng đó là trong trường hợp "trong hạn bảo hành". Hết hạn bảo hành thì ... "mackeno", vì nhà đầu tư đang chuẩn bị đề án mới hiện đại hơn, phù hợp hơn, tiết kiệm hơn, an toàn hơn, bền bỉ hơn, ăn dày hơn. Tiếc rằng trong các đề án đó không có kết quả khóa luận nào được để mắt đến.

      Tôi chỉ mươn tán nhảm với bạn 1 câu: giả thiết của bạn : -"Giả sử rằng các tài xế chấp hành đúng luật giao thông" là chưa đúng ở VN. Nếu giả thiết này là đúng, bạn cần thêm một giả thiết nữa, đó là "Giả sử không có xe nào mất thắng"

      Nguyên văn bởi thanhtaipham Xem bài viết
      Các bác cho e hỏi tại sao thời gian đếm ngược đèn xanh và đèn đỏ lại không bằng nhau?
      Thời gian đèn xanh của đường chính cần phải dài hơn của đường nhánh.
      Thời gian của đèn đỏ bằng tổng thời gian đèn xanh và thời gian đèn vàng của đường cắt ngang.
      Do đó thời gian đèn xanh và thời gian đèn đỏ không cần bằng nhau.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
        Ví dụ nút giao lộ như hình sau:
        [ATTACH=CONFIG]n1638586[/ATTACH]




        Có điều gì mình chưa nghĩ tới không?




        Bổ túc thêm một tí qua những thứ tớ thấy hàng ngày.

        Trên các đường đi đều có sensor để coi xe, vận tốc, số lượng xe. Thí dụ không có xe quẹo thì đèn quẹo không cần bật lên. Số lượng xe nhiều thì bật lâu hơn. Không phải lúc cao điểm thì sensor sẽ báo cho bật đèn xanh cho xe không phải thắng lại chờ đèn (vì sensor nằm cách trụ đèn/ngã tư/ngã ba cả chục thước).


        Các ngã tư đều "nói chuyện" với nhau. Trong các đường lớn tớ thấy là một đòan xe đi lúc giờ cao điểm là được một loạt đèn xanh hết. Trong khi các xe từ đường nhỏ quẹo ra là gặp đèn đỏ trên ngã tư kế tiếp. Còn trong các ngày cuối tuần thì thường là thời gian chờ đèn sẽ ngắn hơn cho các đường nhỏ mà băng qua hay quẹo vô đường lớn. Ban đêm cũng vậy.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
          C

          1) Một hệ thống đèn giao thông có chu kì khoảng 2-3 phút ... hoạt động cực kì chậm, trong điều kiện nóng và nhiễu mạnh do các tia lửa đánh ra trong các xe cộ (thử rồ máy xe kế bên cái tivi xem, lấy cái TV analog cho dễ ) ... cho nên không thích hợp dùng FPGA chút nào ... Mình không hiểu tại sao trong trường lại cứ đè hết chip này đến chíp khác ra làm đề tài này.

          Trong luồng này, chúng ta bỏ qua phần thực hiện, chỉ nói nhảm về thiết kế thôi. Phần thực hiện bằng con chip gì thì tính sau.


          Nhiễu là do phần đóng gói cho sản phẩm thôi chứ bác. Bác ngồi trên xe mà dùng ĐTDĐ có sao đâu ?

          Comment


          • #20
            Gửi bác padd: VĐK bị nhiễu và chạy bậy là chuyện có thật bác ạ.
            Đèn giao thông thông minh của bác không dùng được ở VN đâu.
            - Sự giao tiếp giữa các ngã tư rất khó thực hiện, vì khoảng cách giữa các ngã tư, tốc độ xe chạy, vv... (ở ta, đủ các loại xe, từ xe đạp cho đến xe tải chạy trên 1 loại đường).
            - Để giao thông thông suốt, người ta thường cho phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ. Nhưng ở ta, nếu ngã tư nào có thông báo "được phép rẽ phải" thì người đi thẳng cũng tấp xe vào chiếm chỗ mất rồi, xe cần rẽ thì không thể rẽ được.
            Có nơi còn gắn bảng chỉ dẫn "đèn đỏ cho phép rẽ phải". Cho phép! Nghe oai thật.
            - Trên đường có khối người chẳng hề quẹo nhưng đèn báo rẽ vẫn cứ bật (do quên tắt). Có lần tôi đi sau 1 người đi xe máy, đèn báo rẽ trái của anh ta chớp lên tục trên quãng đường dài hơn 10km (sau đó tôi không đi cùng đường với anh ta nữa nên không biết anh ta còn "nháy" đến bao giờ), mặc dù trên đường đi, anh ta đi thẳng, rẽ phải và cả rẽ trái.

            Tôi lại xin tán nhảm: Gắn thêm thiết bị chụp hình tự động ghi lại mấy anh chạy xe phạm luật ở ngã tư đèn đỏ, gửi hình ảnh về cho trạm xử lý.
            Ví dụ: sensor đặt bên phải đường, camera đặt phía trên. Khi đèn đỏ đang sáng, theo chiều quan sát của sensor, phương tiện đi từ phải qua trái là đúng luật; chỉ cần 1 anh vút từ trái qua phải là camera sẽ chụp hình ngay. Camera cần độ phân giải cao (để ghi được số xe), góc nhìn rộng (để xe vi phạm không lẩn trốn được) và tác động nhanh.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #21
              Rất nhiều đồ án đèn giao thông, dùng 89, PIC, AVR, vv... đã được đội ngũ đông đảo các sinh viên nhiều trường đại học VN hoàn thành, đã được chấm điểm 9, điểm 10. Phần code rất hoàn hảo, nhiều version, dành cho đủ các loại giao lộ: ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã sáu, ngã ngửa,... Demo cũng rất ngon nghẻ, đèn sáng, tắt, đếm ngược, đèn dành cho người đi bộ,... tất thảy đều đúng như ý định.
              Nhưng, ngoài thực địa, không kể những đèn xui xẻo bị hỏng hẳn thì hiện tượng đèn bị liệt hoặc chạy loạn, bộ đếm chạy giật cục, vv... xảy ra mọi lúc mọi nơi. Mọi hiện tượng đều được giải quyết nhanh chóng bằng cách nhà đầu tư mời bên B đến thay con chip khác. Nhưng đó là trong trường hợp "trong hạn bảo hành". Hết hạn bảo hành thì ... "mackeno", vì nhà đầu tư đang chuẩn bị đề án mới hiện đại hơn, phù hợp hơn, tiết kiệm hơn, an toàn hơn, bền bỉ hơn, ăn dày hơn. Tiếc rằng trong các đề án đó không có kết quả khóa luận nào được để mắt đến.
              Tớ mà làm thầy tớ sẽ cho lớp sau coi đề án của lớp trước, cải tiến đi ... vạch lá tìm sâu đi ... cải tiến được nhiều thì nhiều điểm ...
              1) Lợi thứ nhất: bọn nó khỏi chạy loạn xa hỏi đề án
              2) Hy vọng càng ngày sẽ tiến gần đến thực tế ứng dụng


              (Jeff ngồi nói thì chắc dễ dàng rồi ... các bác thông cảm ... nhưng không thể không ngừng mơ ước một thế giới lý tưởng)


              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Nhảm tý:

              Tôi chỉ mươn tán nhảm với bạn 1 câu: giả thiết của bạn : -"Giả sử rằng các tài xế chấp hành đúng luật giao thông" là chưa đúng ở VN. Nếu giả thiết này là đúng, bạn cần thêm một giả thiết nữa, đó là "Giả sử không có xe nào mất thắng"


              Thời gian đèn xanh của đường chính cần phải dài hơn của đường nhánh.
              Thời gian của đèn đỏ bằng tổng thời gian đèn xanh và thời gian đèn vàng của đường cắt ngang.
              Do đó thời gian đèn xanh và thời gian đèn đỏ không cần bằng nhau.
              Yeah, thanks bac HTTTTH góp ý! ... Cái khoảng chấp hành giao thông thì cũng hơi đuối, hiện giờ tài xế đỗ lỗi cho đèn và hệ thống giao thông không hợp lý --> không chấp hành luật ... nhà thiết kế thì đỗ lỗi vì không chấp hành luật nên không tài nào giải quyết được ....

              Nhưng nếu đúng về lý thì phải giải quyết hệ thống trước vì nó làm chuẩn cho mọi người ... Jeff băn khoăn ... không biết đèn ngon cơm, đúng chuẩn thì tài xế mình sẽ chạy như thế nào..

              Về ràng buộc thời gian đèn xanh của đường này bằng thời gian đèn đỏ và đèn vàng của đường kia là không nên ...
              Ở VN, khi hết vàng đường này thì ngay lập tức đèn đường kia sẽ xanh.
              Nhưng đúng ra, khi đèn đường A đỏ thì 2 - 4 giây sau đèn đường kia mới được XANH, chờ cho luồng xe đó chạy hết qua giao lộ ...


              Thời gian đỏ của một hướng bằng chu kì của hệ thống trừ đi thời gian Xanh và Vàng của hướng đó ...


              Xe mất thắng thì chịu ... --> Thuộc lĩnh vực sát hạch, luật bảo hiểm và đăng kiểm ... không dám bàn





              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết


                Bổ túc thêm một tí qua những thứ tớ thấy hàng ngày.

                Trên các đường đi đều có sensor để coi xe, vận tốc, số lượng xe. Thí dụ không có xe quẹo thì đèn quẹo không cần bật lên. Số lượng xe nhiều thì bật lâu hơn. Không phải lúc cao điểm thì sensor sẽ báo cho bật đèn xanh cho xe không phải thắng lại chờ đèn (vì sensor nằm cách trụ đèn/ngã tư/ngã ba cả chục thước).


                Các ngã tư đều "nói chuyện" với nhau. Trong các đường lớn tớ thấy là một đòan xe đi lúc giờ cao điểm là được một loạt đèn xanh hết. Trong khi các xe từ đường nhỏ quẹo ra là gặp đèn đỏ trên ngã tư kế tiếp. Còn trong các ngày cuối tuần thì thường là thời gian chờ đèn sẽ ngắn hơn cho các đường nhỏ mà băng qua hay quẹo vô đường lớn. Ban đêm cũng vậy.

                Yeah,
                Thêm đặc tính cho hệ thống đèn:
                1) Thời gian đèn thay đổi theo thời gian trong ngày là một đặc tính của hệ thống thông minh ...
                - Ngày thường, cuối tuần, ngày lễ, ngày hè học sinh không đi học ...
                - Trong ngày: giờ cao điểm, giờ gần cao điểm và ban đêm ...

                2) Các đèn đồng bộ đồng hồ với nhau ... để xe có thể chạy 1 mạch qua các ngã tư gần nhau ...


                Đặc tính 1:
                - Cách thiết kế:
                a) Cách kém thông minh định sẵn thời gian,
                a.1 trong controller phải có con ROM chứa các mode thời gian và lịch, dược update vài tháng một lần bằng USB?!?!
                a.2 trong controller có con chip 3G, thời gian được update thông qua mạng ... (Các bảng giao thông điện tử hiện "Đeo nón cho con, trọn tình cha mẹ" được update bằng cách nào?)
                a.3 Nối dây thẳng về trung tâm ...

                b) Cách thông minh: sensor đo luồng xe ... bác nào thiết kế giải pháp này cái ...


                Đặc tính 2:
                Đồng bộ mấy trụ đèn cách nhau khoảng 500m như thế nào?

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
                  Về ràng buộc thời gian đèn xanh của đường này bằng thời gian đèn đỏ và đèn vàng của đường kia là không nên ...
                  Ở VN, khi hết vàng đường này thì ngay lập tức đèn đường kia sẽ xanh.
                  Nhưng đúng ra, khi đèn đường A đỏ thì 2 - 4 giây sau đèn đường kia mới được XANH, chờ cho luồng xe đó chạy hết qua giao lộ ...

                  Thời gian đỏ của một hướng bằng chu kì của hệ thống trừ đi thời gian Xanh và Vàng của hướng đó ...
                  1. Chỗ tô đậm trên kia, jeff hiểu sai ý tôi rồi.
                  Ví dụ xem giao lộ của 2 tuyến đường đông - tây (ĐT) và nam - bắc (NB).
                  Khi xe được đi trên tuyến ĐT, đèn trên tuyến ĐT là xanh, đèn trên tuyến NB là đỏ.
                  Khi đèn trên tuyến ĐT chuyển sang vàng, đèn trên tuyến NB vẫn là đỏ (đó là ở VN / đúng ra là đèn trên tuyến NB cũng phải chuyển sang đèn vàng)
                  Do đó, tổng thời gian đèn xanh + vàng trên tuyến ĐT bằng thời gian đèn đỏ trên tuyến NB.

                  2. Ở Đà Nẵng, vào giờ không phải là giờ cao điểm, như trong giờ làm việc của các công sở (ví dụ: 8h30 - 10h30 AM và 2h00 - 4h30 PM) và từ buổi tối muộn cho đến sáng hôm sau, thì đèn chuyển sang chế độ nháy cảnh báo (đèn vàng). Giờ đó xe cộ ít, không còn cần phải điều tiết bằng đèn xanh đỏ nữa --> giảm bớt được thời gian chờ của người tham gia giao thông. Thế cũng là thông minh rồi.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #24
                    2) Các đèn đồng bộ đồng hồ với nhau ... để xe có thể chạy 1 mạch qua các ngã tư gần nhau ...
                    Đặc tính 1:
                    - Cách thiết kế:
                    a) Cách kém thông minh định sẵn thời gian,
                    a.1 trong controller phải có con ROM chứa các mode thời gian và lịch, dược update vài tháng một lần bằng USB?!?!
                    a.2 trong controller có con chip 3G, thời gian được update thông qua mạng ... (Các bảng giao thông điện tử hiện "Đeo nón cho con, trọn tình cha mẹ" được update bằng cách nào?)
                    a.3 Nối dây thẳng về trung tâm ...
                    b) Cách thông minh: sensor đo luồng xe ... bác nào thiết kế giải pháp này cái ...
                    Cách đây 7 năm, SV của tôi cũng làm đồ án về đèn GT, cũng đã nghĩ đến đồng bộ các đèn, nhưng thấy rằng sự đồng bộ chỉ khả thi với điều kiện mọi ngã tư đều cách nhau 1 quãng bằng nhau, hay nói cách khác, đường phố phải vuông chằn chặn như bàn cờ vua. Nếu không cùng khoảng cách, sự đồng bộ các đèn sẽ lại gây ùn ứ.
                    ----------------------------------------
                    Đề xuất 1: Triệt để cho phép xe rẽ phải trong thời gian đèn đỏ, giảm tải tại ngã tư . Ở một số TP thì được phép, nhưng ở một số TP khác thì lại không. Nhưng dân không dừng xe theo đúng luồng, xe dồn ở ngã tư gây tắc nghẽn. Đến khi mở đèn xanh, xe máy rẽ trái chen lấn qua đầu ô-tô, ô-tô rẽ phải cắt đường xe máy chạy thẳng...
                    Đề xuất 2: Phân luồng, cho rẽ trái trước khi mở tuyến đi thẳng. Cũng giảm tải khi thông đường. Việc này ở Đà Nẵng cũng đã làm rồi, CSGT cũng phạt được kha khá do các anh chạy thẳng trong thời gian mở đèn rẽ trái.
                    Đề xuất 3: Đặt 1 cái sensor cách cột đèn 10m. Khi nào xe dồn đến ngang chỗ sensor thì mở đèn xanh sớm hơn thời gian đặt trước. Nếu không bị dồn thì đèn xanh cứ mở theo thời gian đã đặt.
                    Phản biện: Giờ cao điểm hoặc chắn tàu, đường ùn tắc, hệ đèn "nổ não", không biết tắt mở thế nào !

                    Tán nhảm, nhưng chỉ có thể ngồi trông chờ Bộ GTVT tìm ra được cách giải quyết. Đố bác Thăng đấy.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      Gửi bác padd: VĐK bị nhiễu và chạy bậy là chuyện có thật bác ạ.
                      Ý tớ là thiết bị chống nhiễu cho hộp đựng cái VDK.

                      Nhiễu do giây đánh điện bu-gi xe thì ở đâu cũng có hết.

                      Tôi lại xin tán nhảm: Gắn thêm thiết bị chụp hình tự động ghi lại mấy anh chạy xe phạm luật ở ngã tư đèn đỏ, gửi hình ảnh về cho trạm xử lý.
                      Ví dụ: sensor đặt bên phải đường, camera đặt phía trên. Khi đèn đỏ đang sáng, theo chiều quan sát của sensor, phương tiện đi từ phải qua trái là đúng luật; chỉ cần 1 anh vút từ trái qua phải là camera sẽ chụp hình ngay. Camera cần độ phân giải cao (để ghi được số xe), góc nhìn rộng (để xe vi phạm không lẩn trốn được) và tác động nhanh.
                      Hệ thống này có rất nhiều và phạt rất nặng.

                      http://www.ci.milton.fl.us/326/Red-Light-Cameras

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Gửi bác padd: VĐK bị nhiễu và chạy bậy là chuyện có thật bác ạ.
                        Ý tớ là thiết bị chống nhiễu cho hộp đựng cái VDK.

                        Nhiễu do giây đánh điện bu-gi xe thì ở đâu cũng có hết.

                        Tôi lại xin tán nhảm: Gắn thêm thiết bị chụp hình tự động ghi lại mấy anh chạy xe phạm luật ở ngã tư đèn đỏ, gửi hình ảnh về cho trạm xử lý.
                        Ví dụ: sensor đặt bên phải đường, camera đặt phía trên. Khi đèn đỏ đang sáng, theo chiều quan sát của sensor, phương tiện đi từ phải qua trái là đúng luật; chỉ cần 1 anh vút từ trái qua phải là camera sẽ chụp hình ngay. Camera cần độ phân giải cao (để ghi được số xe), góc nhìn rộng (để xe vi phạm không lẩn trốn được) và tác động nhanh.
                        Hệ thống này có rất nhiều và phạt rất nặng.

                        http://www.ci.milton.fl.us/326/Red-Light-Cameras

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết


                          Yeah,
                          Thêm đặc tính cho hệ thống đèn:
                          1) Thời gian đèn thay đổi theo thời gian trong ngày là một đặc tính của hệ thống thông minh ...
                          - Ngày thường, cuối tuần, ngày lễ, ngày hè học sinh không đi học ...
                          - Trong ngày: giờ cao điểm, giờ gần cao điểm và ban đêm ...

                          2) Các đèn đồng bộ đồng hồ với nhau ... để xe có thể chạy 1 mạch qua các ngã tư gần nhau ...


                          Đặc tính 1:
                          - Cách thiết kế:
                          a) Cách kém thông minh định sẵn thời gian,
                          a.1 trong controller phải có con ROM chứa các mode thời gian và lịch, dược update vài tháng một lần bằng USB?!?!
                          a.2 trong controller có con chip 3G, thời gian được update thông qua mạng ... (Các bảng giao thông điện tử hiện "Đeo nón cho con, trọn tình cha mẹ" được update bằng cách nào?)
                          a.3 Nối dây thẳng về trung tâm ...

                          b) Cách thông minh: sensor đo luồng xe ... bác nào thiết kế giải pháp này cái ...


                          Đặc tính 2:
                          Đồng bộ mấy trụ đèn cách nhau khoảng 500m như thế nào?
                          Tớ không rõ họ update thế nào vì chưa thấy tận mắt.


                          Vấn đề sensor thì chỉ là một vòng giây điện đường kính chừng 1.5m. Họ chôn dưới mặt đường, chắc sâu chừng 10cm. Cái vòng này đo sự thay đổi của từ trường khi có một khối kim loại đi ngang qua. Giống như lối dò tầu ngầm.

                          Nếu đặt 2 vòng trên một khúc đường thì họ có thể đo được vận tốc của xe luôn.



                          http://www.fhwa.dot.gov/publications...s/06108/02.cfm

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                            1. Chỗ tô đậm trên kia, jeff hiểu sai ý tôi rồi.
                            Ví dụ xem giao lộ của 2 tuyến đường đông - tây (ĐT) và nam - bắc (NB).
                            Khi xe được đi trên tuyến ĐT, đèn trên tuyến ĐT là xanh, đèn trên tuyến NB là đỏ.
                            Khi đèn trên tuyến ĐT chuyển sang vàng, đèn trên tuyến NB vẫn là đỏ (đó là ở VN / đúng ra là đèn trên tuyến NB cũng phải chuyển sang đèn vàng)
                            Do đó, tổng thời gian đèn xanh + vàng trên tuyến ĐT bằng thời gian đèn đỏ trên tuyến NB.
                            "Đúng ra là đèn trên tuyến NB cũng phải chuyển sang đèn vàng" ---> Trên tuyến NB đang đỏ tại sao là phải chuyển từ đỏ sang vàng trước khi sang xanh?

                            Ý Jeff là khi ĐT chuyển từ vàng sang đỏ, thì NB vẫn phải là đỏ ... sau 2 giây chết (NB và DT đều đỏ) ... thì NB mới được xanh.

                            Theo cái bảng này:
                            Click image for larger version

Name:	StateandLight.png
Views:	528
Size:	7.4 KB
ID:	1639950
                            Do đó, thời gian đỏ của NB không bằng với thời gian Xanh + Vàng của Đông Tây ...


                            2. Ở Đà Nẵng, vào giờ không phải là giờ cao điểm, như trong giờ làm việc của các công sở (ví dụ: 8h30 - 10h30 AM và 2h00 - 4h30 PM) và từ buổi tối muộn cho đến sáng hôm sau, thì đèn chuyển sang chế độ nháy cảnh báo (đèn vàng). Giờ đó xe cộ ít, không còn cần phải điều tiết bằng đèn xanh đỏ nữa --> giảm bớt được thời gian chờ của người tham gia giao thông. Thế cũng là thông minh rồi.
                            Yeah, mình có ra ĐN thấy đèn đóm OK, ban này đèn vàng chớp chớp ... ở SG ra đường lúc khuya trước 5h sáng thì đèn vàng cũng chớp ...

                            Comment


                            • #29
                              Cảm ơn Paddy về 2 cái link red light camera và cái sensor ....
                              Trước giờ Jeff cũng băn khoăn không biết nó làm việc như thế nào ...

                              Bữa trước lái honda đêm khuya từ đường bé ra đường lớn lúc 12h hay 1h khuya gì đó ... đậu xe hơi lố qua vạch dừng chút, thế mà mãi đèn nó chẳng xanh ... Lui lui xuống chút thì nó detect được và cho mình chạy ra ... Thắc mắc không biết nó để sensor ở đâu ... ... Chắc xe honda bé quá nên nó khó detect ...

                              Comment


                              • #30
                                Thanks bác
                                Sài gòn phải học tập Đà Nẵng,
                                Nhưng trong luồng này khoan bàn giải quyết thực trạng như thế nào ...nói nhảm phần thiết kế thôi ...

                                Bây giờ mổ xẻ tiếp

                                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                                ----------------------------------------
                                Đề xuất 1: Triệt để cho phép xe rẽ phải trong thời gian đèn đỏ, giảm tải tại ngã tư . Ở một số TP thì được phép, nhưng ở một số TP khác thì lại không. Nhưng dân không dừng xe theo đúng luồng, xe dồn ở ngã tư gây tắc nghẽn. Đến khi mở đèn xanh, xe máy rẽ trái chen lấn qua đầu ô-tô, ô-tô rẽ phải cắt đường xe máy chạy thẳng...
                                Tại ngã tư dừng như thế nào hợp lý là viêc còn phải tranh luân.
                                Dừng theo hướng lưu thông hay dừng theo phương tiện. Dừng theo phương tiện thì phải trong luồng xe máy rẽ trái và ô tô rẽ phải ... xe máy rẽ trái sẽ cắt ô tô đi thẳng và ô tô rẽ phải sẽ cắt xe máy đi thẳng.

                                Nếu thêm luồng này vào thì phương pháp thiết kế Jeff đề ra ở trên còn dùng đươc không, nếu thêm các luồng:
                                Từ hướng Nam:
                                N5 --> D2
                                N4 --> T2
                                Tương tự cho các hường Đông Tây và Bắc, tổng cộng thêm 8 luồng xe ... bây giờ chúng ta có 28 luồng ...
                                Như vậy phân chia các luồng như thế nào để không cắt nhau ???
                                Đây là cái mình muốn tự động hoá bằng phần mềm


                                Đề xuất 2: Phân luồng, cho rẽ trái trước khi mở tuyến đi thẳng. Cũng giảm tải khi thông đường. Việc này ở Đà Nẵng cũng đã làm rồi, CSGT cũng phạt được kha khá do các anh chạy thẳng trong thời gian mở đèn rẽ trái.
                                Việc này chắc chắn phải làm để không dồn cục ở giữa, lưu thông rất kém hiệu quả ... và kém mỹ quan. Phần này thì phần đèn ngã tư trên đã có tính đến. Có thể phải sắp xếp thứ tự trước sau cho luồng quẹo trái và đi thẳng.


                                Đề xuất 3: Đặt 1 cái sensor cách cột đèn 10m. Khi nào xe dồn đến ngang chỗ sensor thì mở đèn xanh sớm hơn thời gian đặt trước. Nếu không bị dồn thì đèn xanh cứ mở theo thời gian đã đặt.
                                Phản biện: Giờ cao điểm hoặc chắn tàu, đường ùn tắc, hệ đèn "nổ não", không biết tắt mở thế nào !

                                Tán nhảm, nhưng chỉ có thể ngồi trông chờ Bộ GTVT tìm ra được cách giải quyết. Đố bác Thăng đấy.
                                Đây là cái khó, khi vấn đề bắt đầu phức tạp, để cho thời gian tự động điều chỉnh theo số lượng lưu thông ... mình nghĩ thời gian đóng mở phải tương quan giữa mật độ các luồng với nhau, không thể bật xanh cho một luồng được, như vậy quá ưu tiên. Từ từ mình bàn tới đề xuất 3.


                                Tóm tắt chút để khỏi lạc đề:

                                Các bước thiết kế:

                                1) Phân luồng xe
                                2) Liệt kê tất cả các luồng xe và mật độ của luồng xe nếu có
                                3) Chia pha của hệ thống, mỗi pha là các luồng xe không cắt nhau
                                4) Hệ thống gồm có một bộ điều khiển trung tâm và phát tín hiệu pha của hệ thống tới các cột đèn, cột đèn giải mã hệ thống và điều khiển đèn.

                                Tích hợp hệ thống phát hiện vượt đèn đỏ. Hệ thống phát hiện vượt đèn đỏ (redlight camera) có thể hoat động độc lập chỉ cần nhân được tín hiệu pha của hệ thống đèn. Bắt đầu quan sát khi pha X chuyển từ vàng sang đỏ.

                                Hỗ trợ nhiều thời gian được lập trình sẵn --> hệ thống cần bộ nhớ ROM và đồng hồ thời gian thực, real-time clock. Bộ xử lý trung tâm có thể tuỳ theo giờ mà "load" các thông số thời gian của mỗi pha. Như vậy, pha của hệ thống phải thêm một pha, là lúc bộ xử lý trung tâm load thời gian mới vào lúc tất cả các đèn đều đỏ. Pha này khoảng < 1 giây.

                                Liên thông các đèn với nhau, giả sử chúng ta có nhiều hệ thống đèn trên cùng 1 con đường.
                                1) Nếu tất cả đèn có cùng số pha và cùng số thời gian của các pha, thì đông bộ hoá chúng như thế nào?
                                2) Nếu các đèn có số pha khác nhau, chỉ cùng thời gian của pha trên trục đường chung, thì điều kiện để đồng bộ mấy trụ đèn này là gì? Có chu kì hệ thống bằng nhau?

                                Bây giờ nếu như có thêm thông tin về mật độ xe của các luồng: m1 --> m28. Mình chưa biết m(n) tính bằng gì, thời gian luồng n tích tụ 10m đường? Hay số lượng xe của luồng x chạy qua trong 1 đơn vị thời gian?
                                Nhưng nếu có thì từ m1 --> m28 và thông tin các luồng nào cắt nhau và không cắt nhau, chúng ta chia thời gian cho các pha của hệ thống thế nào ??? Bác nào có giải thuật nào không?





                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                jefflieu Email minh trực tiếp nếu bạn cần download tài liệu gấp Tìm hiểu thêm về jefflieu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X