Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đọc và suy ngẫm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi ladykiller Xem bài viết
    Đen trắng gì đi nửa thì nói dóc củng phải có đầu óc và phải có khoa học, đâu thể bịa ra một câu chuyện phi thực tế rồi xúm nhau chia sẽ rồi gật gù, cứ như là đúng rồi, làm như vậy các bố các bác không khác gì mấy con khỉ đó , lỡ như trẻ em nó đọc nó lại nghĩ loài khỉ như vậy thì sao
    Một câu chuyện ngụ ngôn dùng chuyện "đen" để nói chuyện "trắng", gọi là nghĩa đen và nghĩa bóng.
    ​Ví dụ như "Thỏ và Rùa", lấy chuyện thỏ và rùa chạy thi (nghĩa đen) để khuyên con người đừng chủ quan, phải luôn nhẫn nại (kiểu "cần cù bù khả năng" )... Nhẫn nại kiên trì thì sẽ thành công (nghĩa bóng - "trắng").
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
      Một câu chuyện ngụ ngôn dùng chuyện "đen" để nói chuyện "trắng", gọi là nghĩa đen và nghĩa bóng.
      ​Ví dụ như "Thỏ và Rùa", lấy chuyện thỏ và rùa chạy thi (nghĩa đen) để khuyên con người đừng chủ quan, phải luôn nhẫn nại (kiểu "cần cù bù khả năng" )... Nhẫn nại kiên trì thì sẽ thành công (nghĩa bóng - "trắng").

      Không hiểu bây giờ VN còn bắt viết luận văn về mấy câu tục ngữ, chuyện ngụ ngôn nữa hay không hả bác ?


      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
        Không hiểu bây giờ VN còn bắt viết luận văn về mấy câu tục ngữ, chuyện ngụ ngôn nữa hay không hả bác ?
        Có phải ý anh Padd là thầy cô ra bài viết về mấy cái đó?
        Thưa anh là nếu mấy bài viết về tục ngữ, ngụ ngôn mà có sẵn trong sách "Các bài văn mẫu" thì thầy cô mới dám ra đề, và như thế thì học trò mới có thể làm được bài. Thế nên học trò được điểm môn Văn khá cao, anh yên tâm.
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Có phải ý anh Padd là thầy cô ra bài viết về mấy cái đó?
          Thưa anh là nếu mấy bài viết về tục ngữ, ngụ ngôn mà có sẵn trong sách "Các bài văn mẫu" thì thầy cô mới dám ra đề, và như thế thì học trò mới có thể làm được bài. Thế nên học trò được điểm môn Văn khá cao, anh yên tâm.


          Tớ nhớ lớp 4-5 thì bắt đầu phải viết về mấy chuyện ngụ ngôn và các câu tục ngữ. Dĩ nhiên là phải giải nghĩa "nghĩa bóng".
          Thưở tớ học có bài mẫu trong các sách luyện thi vô lớp 6. Và thầy cô tự ra bài chứ không hẳn là theo sách giáo khoa (mỗi trường một sách).

          Ý bác là ra bài theo giáo án ?

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
            ... Ý bác là ra bài theo giáo án ?
            Ý tôi không phải là ra bài theo giáo án.

            Bây giờ, sách tham khảo, bài mẫu in và bán tràn lan. Làm cho nhiều thầy và trò ... hỏng:
            - Thầy lười suy nghĩ, nghiên cứu. Tôi đảm bảo rằng có những thầy cô dạy văn mà chưa đọc hết mấy cuốn tiểu thuyết có đoạn trích dẫn trong sách giáo khoa, nói gì đến "nghiên cứu" ... do đó tạo điều kiện cho học trò lười lao động. Học trò bây giờ không ham đọc sách, chỉ thích truyện tranh.
            - Hệ quả: Thầy dạy theo bài mẫu, học trò làm theo bài mẫu. Đề bài rập khuôn, học trò trở thành "máy làm văn" chứ không cần cái gọi là "cảm xúc văn học"
            Các môn học xã hội khác như lịch sử, địa lý cũng tệ, chẳng khá hơn. Người chơi gameshow cứ gặp câu hỏi lĩnh vực địa lý hoặc lịch sử là đa phần ... xin trợ giúp !
            ....
            "Cải cách giáo dục" loay hoay mãi vẫn chưa thấy con đường sáng.

            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #21
              Xin lỗi bác chủ top cho off topic một tí.

              Bác HTTTTH nói mà thấy nản cho tương lai VN.

              Hỏi thêm bác cái này nữa. Trong trung học VN học trò có tự ghi lời giảng xuống vở, hay vẫn chờ thầy cô viết lên bảng rồi sao lại ?

              Tớ nhớ có một lần trường muốn học trò tự viết bài theo lời giảng, cả lớp tớ phản đối, cuối cùng ông thầy (chắc biết học trò không làm được) đành chiều ý và viết bài lên bảng cho sao lại.

              Tới khi qua nước ngoài học, lúc đó mới thấy cái quan trọng của sự ghi chép lời giảng. Rồi còn phải học thêm hay tự chế ra mấy ký tự viết tắt cho kịp viết bài.

              Bậy giờ thì sao hả bác HTTTTTH ?

              Comment


              • #22
                Mình đang là học sinh đây, thế nên để mình trả lời cho.

                Đa phần là mọi người chỉ chép những ý trên bảng thôi, đối với những trường hợp mà bài dài thì thầy cô đọc cho chép vì ngại ghi lên bảng. Đây là điều dễ hiểu vì bây giờ học sinh chủ yếu học là để thi, để thoả mãn cái sỹ diện của gia đình, nhà trường, chứ ít ai học vì thấy những kiến thức đó cần thiết cho tương lai của mình.

                Tuy nhiên xét cho cùng thì cũng là do cái nền giáo dục của VN quá thối nát. Cố nhồi cả mớ lý thuyết suông vào đầu học sinh, trong khi những kinh nghiệm thực tế, kỹ năng sống thì không được coi trọng. Thực sự thì chương trình học của VN rất nặng và chủ yếu mang tính lý thuyết, thế nên học sinh học mà chả biết học để làm gì, thôi thì cứ học để thi vậy =)). Mà học để thi thì chỉ cần chép trên bảng hay ghi những gì cô đọc là được điểm cao rồi, vì đề thi nó cũng tương đương thôi, cái này thì liên quan đến bệnh thành tích, một căn bệnh nan y chưa có thuốc chữa.

                Comment


                • #23
                  Chuyện cũ rồi . Kiểu một tên trốn trại - Kỷ luật cả tiểu đội . Tuy rằng tám tên còn lại vẫn chấp hành tốt . Một tên làm mất vũ khí _ Kỷ luật cả Tiểu đoàn , cho dù 500 tên còn lại vấn chấp hành tốt .
                  Chuyện cũ , cũ lắm rồi .
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  T.L.M Tìm hiểu thêm về T.L.M

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X