Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hòai niệm nghề điện tử ngày xưa.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • He he,
    - Cám ơn bác nhắc tôi về mô hình "phát triển bền vững".
    Khi nào tôi cảm thấy phát triển chênh vênh thì tôi sẽ cho đổ 2 cái cọc bê tông ở bờ ao...
    - Bài toán về xác suất của bác ndv thật xuất sắc...
    Tôi không thể tính nổi, chỉ biết chắc chắn là 1000 sản phẩm có 1000 linh kiện... trước sau gì cũng sẽ đều bị hỏng hết.
    Vì thế, tôi sẽ đi tắt đón đầu bằng cách nghiên cứu "phân kim" các linh kiện điện tử; sang năm chuyển qua công việc mới là mua thiết bị điện tử cũ hỏng về để "phân kim"... hay nói cách khác là làm nghề đồng nát / chai bao / thu mua phế liệu đó ạ.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
      Lại nói về nguồn . Nguồn xung nhiều lk hơn nên xác xuất hư hỏng cao hơn nguồn biến áp .
      Nguồn xung tiêu chuẩn chất lượng cao thì đắt hơn nguồn biến áp nhiều lần .

      Nếu xét về kinh tế , thị trường , lợi nhuận ... thì người ta dùng nguồn xung có lợi nhuận hơn .

      Một cái Tivi bán dẫn đen trắng ( khoảng 250 lk ) bền hơn cái Tivi màu CRT ( khoảng 800 lk ) . Và hệ số hỏng hóc thật là tồi tệ với thế hệ LCD ...
      So sánh cũng chỉ tương đối thôi bác ạ. Dễ thấy là đèn điện tử 3 cực hay 5 cực hay lắp trong thiết bị điện tử những năm 50-60 thì theo cách tính của bác sẽ là 1 đơn vị linh kiện. Con IC công suất âm thanh HA1392 cũng được tính là 1 đơn vị linh kiện và nó được tích hợp từ rất nhiều phần tử linh kiện khác bên trong. Vậy tại sao đèn điện tử lại có hạn sử dụng là 3000 đến 5000 giờ còn con IC thì không có. Như vậy tính xác suất hư hỏng thì không được bỏ qua tính đến tuổi thọ từng phần tử. Nhưng em nhận thấy mạch tích hợp càng nhiều linh kiện thì nó bền hơn hay sao ý. em chưa thấy con chip của PC bị chết bao giờ.
      Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

      Comment


      • Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
        Lại nói về nguồn . Nguồn xung nhiều lk hơn nên xác xuất hư hỏng cao hơn nguồn biến áp .
        Nguồn xung tiêu chuẩn chất lượng cao thì đắt hơn nguồn biến áp nhiều lần .

        Nếu xét về kinh tế , thị trường , lợi nhuận ... thì người ta dùng nguồn xung có lợi nhuận hơn .

        Một cái Tivi bán dẫn đen trắng ( khoảng 250 lk ) bền hơn cái Tivi màu CRT ( khoảng 800 lk ) . Và hệ số hỏng hóc thật là tồi tệ với thế hệ LCD ...
        Bác nói vậy chưa khách quan đâu, nguyên nhân LCD ngày nay tỉ lệ hư hỏng cao là bởi quy luật kinh tế thị trường chứ chả phải bởi nó nhiều linh kiện nên tỉ lệ hư hỏng tăng theo số lượng linh kiện đâu nhé.

        Thời nay các nhà sản xuất bị chi phối bởi áp lực cạnh tranh gay gắt, buộc họ muốn sản xuất để tồn tại thì phải hạ gí thành tối đa, tăng đầu ra sản phẩm tối đa, thử hỏi chất lượng sao mà "nồi đồng cối đá" như Liên Xô được?( thực tế là LX đã sụp đổ vì sản phẩm quá bền, mua một lần mấy thế hệ xài). Ngoài ra họ còn "lập trình" cho sản phẩm chỉ chạy tối đa mấy năm thôi rồi sẽ tự hỏng thế thì người ta mới chịu mua cái mới chứ, mới bán được hàng chú!

        Và ví dụ chứng minh là: các con tàu vũ trụ, rô bốt thám hiểm không gian,... ai bảo ít linh kiện, hàng trăm ngàn, hàng tỉ linh kiện hiện đại ấy chứ, thế mà nó hoạt động liên tục 24/24 cả mấy chục năm có hư đâu nào?

        Comment


        • Lại nói về nguồn biến áp thường và nguồn xung....

          Nguồn xung nhiều linh kiện hơn nên xác suất hư hỏng cao hơn nguồn biến áp cũng đúng nhưng có vẻ như dễ hư hỏng do môi trường như mèo mướp nói thì hợp lí hơn, bởi mật độ linh kiện rất gần nhau nên dẽ nhiễm bệnh bởi côn trùng, độ ẩm,...Chúng làm ngắn mạch, phóng điện nên hư hỏng chứ không do tỉ lệ linh kiện hư hỏng bởi chính nó.( thực tế là các thiết bị điện tử hư hỏng đa phần do nguyên nhân bên ngoài tác động chứ ít khi do linh kiện tự chết). Ngoài ra còn do nhiệt độ, nguồn biến áp thường thì khá rộng rãi bởi vốn dĩ đã "đồ sộ" rồi mà, nên thoát nhiệt tốt hơn nguồn xung do bản chất bé nhỏ chật chội mà tích hợp nhiều linh kiện nhạy cảm với nhiệt.

          Còn về vì sao nó ít được ưa chuộng, nhất là trong giới audio thì nhiễu là hàng đầu, thứ đến là giá thành ( để khử nhiễu tốt và độ bền). Các bác đều thấy là nguồn biến áp thường, nhất là biến áp xuyến thì gần như không gây nhiễu điện từ hay nhiễu vào nguồn vì THD~0%. Còn nguồn xung thì sao, chuyển mạch hàng chục kHz dễ phát tán sóng điện từ vào môi trường, còn cải thiện cos phi thì hình như PFC là phổ biến, mà thằng này có THD khó mà nhỏ hơn 10% ( thông thường họ chỉ dám công bố là THD<20%). THD này càng cao thì nhiễu vào nguồn càng mạnh, các thiết bị khác chung nguồn sẽ bị ảnh hưởng, bị nhiễu càng cao. Mà công suất càng cao thì giải quyết cái THD này càng khó chứ chả chơi.

          Comment


          • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
            Lại nói về nguồn biến áp thường và nguồn xung....

            Nguồn xung nhiều linh kiện hơn nên xác suất hư hỏng cao hơn nguồn biến áp cũng đúng nhưng có vẻ như dễ hư hỏng do môi trường như mèo mướp nói thì hợp lí hơn, bởi mật độ linh kiện rất gần nhau nên dẽ nhiễm bệnh bởi côn trùng, độ ẩm,...Chúng làm ngắn mạch, phóng điện nên hư hỏng chứ không do tỉ lệ linh kiện hư hỏng bởi chính nó.( thực tế là các thiết bị điện tử hư hỏng đa phần do nguyên nhân bên ngoài tác động chứ ít khi do linh kiện tự chết). Ngoài ra còn do nhiệt độ, nguồn biến áp thường thì khá rộng rãi bởi vốn dĩ đã "đồ sộ" rồi mà, nên thoát nhiệt tốt hơn nguồn xung do bản chất bé nhỏ chật chội mà tích hợp nhiều linh kiện nhạy cảm với nhiệt.

            Còn về vì sao nó ít được ưa chuộng, nhất là trong giới audio thì nhiễu là hàng đầu, thứ đến là giá thành ( để khử nhiễu tốt và độ bền). Các bác đều thấy là nguồn biến áp thường, nhất là biến áp xuyến thì gần như không gây nhiễu điện từ hay nhiễu vào nguồn vì THD~0%. Còn nguồn xung thì sao, chuyển mạch hàng chục kHz dễ phát tán sóng điện từ vào môi trường, còn cải thiện cos phi thì hình như PFC là phổ biến, mà thằng này có THD khó mà nhỏ hơn 10% ( thông thường họ chỉ dám công bố là THD<20%). THD này càng cao thì nhiễu vào nguồn càng mạnh, các thiết bị khác chung nguồn sẽ bị ảnh hưởng, bị nhiễu càng cao. Mà công suất càng cao thì giải quyết cái THD này càng khó chứ chả chơi.
            Bác có thể giải thích cho em là tại sao nguồn xung vẫn lắp cho các thiết bị nguồn phát audio như thường mà không sợ nhiễu được không ạ? Em thấy gần như tất cả các đầu CD, VCD, DVD, HD Player, Blueray, DVB... đời mới đều dùng nguồn xung, vậy sao nó không nhiễu vào đường tín hiệu? Mấy ông audiofiler vẫn chơi ầm ầm.
            Mấy cái vụ đánh lửa phóng điện là do người dùng không đúng cách để vào nơi ẩm thấp thì thiếp bị nào cũng hỏng thôi ạ! Chứ còn mấy cái server, tổng đài, trạm BTS, dây chuyền SMT... được để trong phòng tiêu chuẩn thì khó mà hỏng do phóng điện với lại côn trùng mò vào được.
            Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

            Comment


            • Nguyên văn bởi thwcs Xem bài viết
              Bác có thể giải thích cho em là tại sao nguồn xung vẫn lắp cho các thiết bị nguồn phát audio như thường mà không sợ nhiễu được không ạ? Em thấy gần như tất cả các đầu CD, VCD, DVD, HD Player, Blueray, DVB... đời mới đều dùng nguồn xung, vậy sao nó không nhiễu vào đường tín hiệu? Mấy ông audiofiler vẫn chơi ầm ầm.
              Mấy cái vụ đánh lửa phóng điện là do người dùng không đúng cách để vào nơi ẩm thấp thì thiếp bị nào cũng hỏng thôi ạ! Chứ còn mấy cái server, tổng đài, trạm BTS, dây chuyền SMT... được để trong phòng tiêu chuẩn thì khó mà hỏng do phóng điện với lại côn trùng mò vào được.
              Thứ nhất, có lẽ là công suất chúng nó thường nhỏ nên công suất gây nhiễu cũng không nhiều, mà dân thường chúng ta đâu cần mà cũng không đủ khả năng để nhận thấy sự có mặt của nhiễu đó, nên chấp nhận được.

              Thứ hai, trừ những thiết bị cần độ "sạch" cao, cần chính xác cao thì người ta thường chấp nhận độ méo dạng hoạ tần toàn phần là <20%. Còn ở thiết bị cấp cao thì trong phòng nghe nhạc yên tĩnh, tiếng ồn hầu như bằng 0 thì khi bật nguồn thiết bị, chưa phát nhạc mà có tí âm thanh e e hay ù ù dù rất nhỏ của nguồn xung là không chấp nhận được rồi. Cứ tưởng tượng cái dàn lọc âm của nó có hàng trăm núm chỉnh với tần số âm thanh từ vài Hz tới vài chục kHz mà xem, nếu một tí tín hiệu nhiễu lọt vô, nó cộng hưởng hay khuếch đại lên thì sẽ như thế nào!

              Comment


              • Nghe các bác ( chắc là các bác rồi, cháu đoán chắc có người cũng tầm trên dưới 60 rồi ) kể chuyện làm cháu nhớ hồi cấp 2 tầm năm 2000 theo ông già đi sửa đồ điện, không phải mình sửa cho người ta mà là mang đồ hỏng đi để người ta sửa cho mình. Lúc ý thấy thợ sửa chọt chọt que, ngồi nghĩ nghĩ, xong lại chọt chọt que đo, xong cầm mỏ hàn bấm bấm nháy nháy ... chốc sau thì đài kêu bình thường mà ngưỡng mộ. Đến độ cứ lần nào đến là xin linh kiện về nghịch ( toàn cái hỏng tháo ra vứt cả đống ), quý như vàng. Ông già lúc ý bảo sau học thành thợ sửa đồ điện tử, dễ kiếm tiền đấy con ạ. ). Rồi mở những cái đầu quay băng ra xem, thấy cơ khí bóng lộn, bảng mạch li ti cứ gọi là thích mê.
                Thế mà giờ đi làm lại gần như ko đụng gì đến mỏ hàn với linh kiện, các thứ đó giờ thành hobby.
                Sau này già học lại từ đầu không biết được không ), để còn sửa oto đồ chơi cho cháu nội ))

                Comment


                • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                  Thứ nhất, có lẽ là công suất chúng nó thường nhỏ nên công suất gây nhiễu cũng không nhiều, mà dân thường chúng ta đâu cần mà cũng không đủ khả năng để nhận thấy sự có mặt của nhiễu đó, nên chấp nhận được.

                  Thứ hai, trừ những thiết bị cần độ "sạch" cao, cần chính xác cao thì người ta thường chấp nhận độ méo dạng hoạ tần toàn phần là <20%. Còn ở thiết bị cấp cao thì trong phòng nghe nhạc yên tĩnh, tiếng ồn hầu như bằng 0 thì khi bật nguồn thiết bị, chưa phát nhạc mà có tí âm thanh e e hay ù ù dù rất nhỏ của nguồn xung là không chấp nhận được rồi. Cứ tưởng tượng cái dàn lọc âm của nó có hàng trăm núm chỉnh với tần số âm thanh từ vài Hz tới vài chục kHz mà xem, nếu một tí tín hiệu nhiễu lọt vô, nó cộng hưởng hay khuếch đại lên thì sẽ như thế nào!
                  Đọc bài của bác xong, em không nghe gì mà cũng đang thấy ù cả tai. Em xin phép dừng cuộc chơi tại đây để tránh làm loãng luồng.
                  Kiến thức của ai thì người đó hưởng thôi, đúng hay sai tại thời điểm nào đó cũng chỉ là tương đối.
                  Giờ cái em quan tâm là các mod đã chuyển nghề ra sao, thành công và thất bại thế nào thì chỉ bảo cho đàn em theo sau. Có vậy thôi ạ!
                  Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi thwcs Xem bài viết
                    .................................................. ........
                    Giờ cái em quan tâm là các mod đã chuyển nghề ra sao, thành công và thất bại thế nào thì chỉ bảo cho đàn em theo sau. Có vậy thôi ạ!
                    Tôi không muốn chuyển nghề, nhưng đến tuổi hưu thì bắt buộc phải về với vợ. Nhớ cuộn chì hàn, nhớ mùi nhựa thông, nhớ những đêm ngũ cũng thấy cái máy bị hư phải sửa chữa nhiều lắm.
                    Nói chung tôi yêu nghề điện tử.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi thwcs Xem bài viết
                      So sánh cũng chỉ tương đối thôi bác ạ. Dễ thấy là đèn điện tử 3 cực hay 5 cực hay lắp trong thiết bị điện tử những năm 50-60 thì theo cách tính của bác sẽ là 1 đơn vị linh kiện. Con IC công suất âm thanh HA1392 cũng được tính là 1 đơn vị linh kiện và nó được tích hợp từ rất nhiều phần tử linh kiện khác bên trong. Vậy tại sao đèn điện tử lại có hạn sử dụng là 3000 đến 5000 giờ còn con IC thì không có. Như vậy tính xác suất hư hỏng thì không được bỏ qua tính đến tuổi thọ từng phần tử. Nhưng em nhận thấy mạch tích hợp càng nhiều linh kiện thì nó bền hơn hay sao ý. em chưa thấy con chip của PC bị chết bao giờ.
                      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                      Bác nói vậy chưa khách quan đâu, nguyên nhân LCD ngày nay tỉ lệ hư hỏng cao là bởi quy luật kinh tế thị trường chứ chả phải bởi nó nhiều linh kiện nên tỉ lệ hư hỏng tăng theo số lượng linh kiện đâu nhé.
                      Thời nay các nhà sản xuất bị chi phối bởi áp lực cạnh tranh gay gắt, buộc họ muốn sản xuất để tồn tại thì phải hạ gí thành tối đa, tăng đầu ra sản phẩm tối đa, thử hỏi chất lượng sao mà "nồi đồng cối đá" như Liên Xô được?( thực tế là LX đã sụp đổ vì sản phẩm quá bền, mua một lần mấy thế hệ xài). Ngoài ra họ còn "lập trình" cho sản phẩm chỉ chạy tối đa mấy năm thôi rồi sẽ tự hỏng thế thì người ta mới chịu mua cái mới chứ, mới bán được hàng chú!
                      Và ví dụ chứng minh là: các con tàu vũ trụ, rô bốt thám hiểm không gian,... ai bảo ít linh kiện, hàng trăm ngàn, hàng tỉ linh kiện hiện đại ấy chứ, thế mà nó hoạt động liên tục 24/24 cả mấy chục năm có hư đâu nào?
                      ​Các cậu này nghĩ thật là khập khiễng . Các cậu thiếu thông tin quá .
                      Sao lại so sánh IC với Tube được . Phải so sánh tube với tube , và IC với IC chứ .
                      Thời trước Tube dùng cả trong dân dụng và quân sự . Mạch tube trong dân dụng thường phải rườm rà , nhiều tính năng phục vụ người sử dụng . Còn mạch tube trong các thiết bị Quân dụng thì đơn giản , chắc chắn . Nên máy Quân dụng bền hơn rất nhiều so với máy dân dụng .
                      IC cũng có giới hạn sử dụng bạn à ??? Ví dụ nhiều loại IC Vi xử lý giới hạn số lần nạp xóa xxx lần thôi . Cái này hỏi các bác làm VXL nhé .
                      Về độ bền thì . Cái HA1392 nếu chập tải mà có tín hiệu thì sẽ hỏng rất là nhanh . Nhưng cái Tube chập tải nguồn thì còn lâu mới hỏng được . Nhiều cái tube chạy đỏ rực cả anot như cục than , nhưng khi sửa xong lại hoạt động bình thường .
                      Tuy nhiên một cái máy có nhiều tube thì xác xuất hư hỏng sẽ nhiều hơn cái máy chỉ có 1 tube .
                      Bán dẫn hay IC cũng thế .
                      Máy tính thì ... Tôi thấy máy tính ngày nay dễ hỏng hơn máy tính thế hệ 286 386 486 hay pentiun 1 2 nhiều lần . Thời xưa tôi dùng cái ram có mỗi 8mb ( 8 mê ga bít ) thấy nó cứ trơ trơ ra . Đến khi chán lắm rồi nâng cấp thành ram 16mb thì vứt đi . Còn bây giờ dùng không cẩn trọng là đi ngay thanh ram 1- 2gb . Ổ cứng cũng thế . Tôi còn cái ổ cứng Quantum 500 mb ( 500 mê ga bit) Một cái ổ HDD to mà dung lương không bằng cái thẻ USB bây giờ . Ấy thế mà bây giờ lắp vào PC vẫn ghi đọc dữ liệu ngon ???!!! Còn usb bây giờ thì , mỗi lần chuyển dữ liệu , phải copy làm 2 cái mang đi cho chắc ???

                      Noí về sự liên quan giữa độ bền và tồn vong chế độ như vậy là không có đúng .
                      Bạn xem trên TV kia kìa . Người ta quay cảnh thị trường chứng khoán Mỹ , nhân viên vẫn sử dụng máy tính màn hình đơn sắc ?? Không lẽ Cty chứng khoán đó họ nghèo , không nâng cấp được máy tính cho nhân viên ?? Cái biển thông tin chữ chạy của họ cũng hết sức cũ , không hiện đại bằng mấy cái biển quảng cáo 7 màu trên đường hà nội ?? !! Chắc mấy Cty chứng khoán đó nghèo ???

                      Cậu bảo hàng Liên Xô có độ bền cao à ? He he !!
                      Hàng Liên xô sử dụng nhiều vật liệu hơn , vì đất rộng tài nguyên nhiều mà . Cấu tạo máy móc phức tạp hơn vì nhiều tri thức mà . Hiệu quả sử dụng là ... chỉ có mấy bà đồng nát ưa chuộng , vì bên trong nhiều sắt , nhôm , đồng ...
                      Còn về xe tăng thì I-rắc đã sử dụng toàn Tăng của Liên xô đó thôi . Bị Tăng của liên quân nuốt sạch , không sót một cái nào .

                      Còn về vũ trụ thì ... Hehe . Rất rất nhiều cái đã nổ tung sau khi rời bệ phóng đấy ạ . Và hệ số trục trặc kỹ thuật trong ngành Vũ trụ là rất lớn đấy ạ . Cậu lên you tube mà xem nha !






                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • Hàng vũ khí phụ thuộc cực nhiều vào người sử dụng. Khi liên quân đổ vào I-rắc, thì tướng lĩnh đã bị mua chuộc hết, binh lính chẳng có tí tính thần chiến đấu nào thì vũ khí giời cũng vứt đi mà thôi.

                        Những hành động sau đều là thiếu suy nhĩ tới mức nực cười như nhau
                        - Đánh giá vũ khĩ Nga lạc hậu thông qua một cuộc chiến vớ vẩn (không cân sức và đã biết trước kết quả)
                        - Tự sướng rằng máy bay Mỹ rụng như sung ở bầu trời Hà Nội thời năm 72 bởi vũ khí Mỹ kém (thực tế máy bay người Mỹ đưa tới HN là hiện đại bậc nhất, nhưng bị hạ bởi tên lửa S-75 vốn đã lạc hậu vào thời điểm đó, người Nga có tên lửa hiện đại hơn nhưng không chuyển cho VN).
                        - Đánh giá vũ khí Pháp kém sau khi Ác-hen-ti-na thua cuộc chiến ở quần đảo Falklands (Malvinas) hay đơn giản là người Pháp thua trận tơi bời ở Đông Dương.

                        Hàng của người Nga trước đây đúng kiểu "nồi đồng cối đá". Nó bền theo cách thô thiển, nên thường không được tầng lớp thị dân thành phố (vốn có chút tài sản) đánh giá cao. Tuy nhiên, đối với người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì nó vẫn có giá trị đáng kể đấy.

                        Trước khi đánh giá về khả năng hàng không vũ trụ Nga thông qua việc xem đám video Youtube về tàu nổ, thì xin thưa rằng tàu Mỹ, Nhật, châu Âu ... cũng nổ nhiều chả kém. Hiện thời trong vài chục năm gần đây Nga là nước duy nhất đưa người lên trạm vũ trụ ISS và đưa ra vũ trụ ở khoảng cách xa, người tàu cũng đưa được người vào vũ trụ gần Trái Đất - nhưng bằng tên lửa Nga. Châu Âu và Mỹ và phần còn lại của thế giới thì không. Tất nhiên, nhiều người sẽ bảo rằng tàu vũ trụ Nga chẳng qua chỉ là thằng xe ôm - đưa tiền thì chở đến nơi mình muốn. Nhưng xin thưa, nó là thằng xe ôm duy nhất hiện tại, và ai muốn nhấc mông lên xe nó thì phải trả khoảng $42 triệu đấy, và phải tuân theo cái lịch của nó. Làm xe ôm như vậy cũng thích, phải không ?
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • Bác bqviet đánh giá hợp lí rồi.

                          Nói về độ bền của linh kiện và thiết bị thì có đề cập đến tác động yếu tố bên ngoài như môi trường, chứ không thể đưa yếu tố con người vào. Nó không hợp lí bởi ta muốn phá thì có bền được không, cũng như tàu vũ trụ nổ tung khi rời bệ phóng thì không tính bởi do sơ xuất hay sự cố kĩ thuật thôi, phải tính cái "thành phẩm" kia, khi nó đã chính thức hoạt động rồi. Cũng như cái nguồn, mới cắm điện đã nổ thì không tính, chỉ tính độ bền khi nó bắt đầu chạy tốt, nếu lâu là bền, mau hư là kém bền thôi.

                          Còn về độ bền của hàng hoá ngày nay do yếu tố kinh tế thị trường ảnh hưởng, cũng như nói hàng Liên xô cối đá nồi đồng thì em có bằng chứng là mấy cái đồ nhôm như nồi xoong, tô chậu ông già khi lập gia đình được cha mẹ cho( đã xài mấy năm rồi, hay cái đài bán dẫn giờ vẫn chạy), xài liên tục tới giờ cả nửa thế kỉ mà vẫn bóng nhoáng, đựng đồ mặn cũng không sủi bọt thế mà ngày nay có cái xoong nồi nhôm nào xài được một năm mà không xám xịt, đựng nước có sủi bọt như xà bông không trong khi công nghệ giờ vượt trội? Còn việc người ta vẫn xài máy tính màn hình đơn sắc, vân vân không phải họ nghèo vì những thiết bị đó ra đời đã lâu, nó được sản xuất vào cái thời "ăn no mặc ấm" chứ không phải thời "ăn ngon mặc đẹp" bây giờ nên nó bền, người ta không nỡ bỏ.

                          Nói vui thôi, thời đại này bác nào thử sản xuất ra sản phẩm dùng hàng chục năm không hư với giá thành hợp lí như ngày xưa xem tồn tại được mấy năm nhé?

                          Comment


                          • Chuyện để hoài niệm đây.
                            Chẳng là năm 1988 tôi mua được 1 cái máy JVC, model PC-W 310, 2 hộc cassette, 300WPMPO. Máy dùng cặp công suất STK4311. Click image for larger version

Name:	JVC 310.jpg
Views:	1186
Size:	234.2 KB
ID:	1677033
                            (Hình lấy trên mạng)

                            Mua giá bèo nhèo vì máy hỏng.
                            Về tháo ra thấy IC khuếch đại tín hiệu băng đã thay bằng mạch "lai", lắp từ các transistor. Cái IC này chuyển mạch đầu vào bằng công tắc trong hộp băng. BA xxxx gì đó quên rồi. Loa bị quấn lại. STK4311 hỏng 1 chiếc, nên kêu mono. Sửa lại xong thì nó kêu to nhất khu tập thể. Chiều chủ nhật lôi 1 cái loa ra để ngoài sân cho cả xóm nghe bác Đình Khải tường thuật bóng đá. Nhiều người hỏi mua nhưng thấy máy chưa hoàn chỉnh nên ngại không bán.
                            Được một thời gian thì tôi mới biết là cái máy này là 1 trong cả lô mấy ngàn chiếc nằm trong container bị đắm ở Hải Phòng... vội mở ra khử muối thì dàn cơ đã bắt đầu bị rỉ sét.
                            Rồi dần dần cũng thay đủ các IC, máy hoạt động bình thường, bán lại cũng với giá bèo nhèo, được 120% vốn quy theo giá vàng. Phần 20% gọi là lấy công làm lãi. Hú vía.
                            Thế mà đến tận 1995, khổ chủ vẫn còn dùng và có 1 lần mang lại cho tôi thay mô-tơ... Nâng niu lắm.

                            Có bác nào dính vụ này không vậy ?
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • Ô ! thấy bác HT nói về cái JVC xưa cũ làm mình nhớ lại cái JVC W350 mà một thời làm mình say sưa với nó , thời 1990 mua được một con bị hư vi xử lý , nhưng không mua được VXL để thay nên đành phải chế tạo một mạch điện thay thế cho con VXL này để cho cái máy nó hoạt động bình thường , thời đó máy 2 hộc băng casset auto reverse điều khiển DIGI là một sản phẩm tuyệt vời , mình đem về độ chế mach điện thay VXL , được rồi thừa giấy vẽ voi , độ thêm 5 dãy đèn nháy theo tần số SPECTRUM ANALYZER gắn vào nắp cửa băng A , còn hộc băng B thì gắn thêm 1 VOLUME REC và 2 dãy đèn báo mức ghi , rồi lại độ thêm 3 cần gạt cho mạch ECHO để hát karaoke dùng MIC của máy luôn , mấy chục năm rồi giờ nhớ lại thấy mà sợ , sao lúc đó lại có đủ thời gian và công sức để hoàn thiện nó , hiện giờ nó vẫn còn đang hoạt động được , nhưng được cho nghỉ hưu , chỉ là hàng trưng bày một thời vang bóng !!! nhiều người hỏi mua nhưng không bao giờ bán, chỉ để chơi , lâu lâu lại mở cho nó ò e để khỏi hư hỏng , Ôi một thời đã qua . nó chỉ hơn cái JVC 310 là nhiều công năng , nhưng hát thì không to mấy vì nó là dòng W350 , còn dòng 350U thì mới dùng STK , giờ hơn của bác HT là có hình của nó luôn , không phải dùng hình trên mạng ,

                              Comment


                              • Bác Quocthaibmt còn giữ được đồ độc nhỉ.
                                Nếu tôi cố giữ cái JVC 310 thì nó cũng đi theo xe phế liệu rồi.
                                Tôi dọn nhầ mấy lần, mỗi lần chuyển là bà vợ bắt vứt hết đồ cũ nên "3 lần dọn nhà bằng 1 lần cháy nhà",
                                Run rủi, giờ tôi được thừa kế cái đồng hồ quả lắc, ông nội tôi mua năm 1943 là đồ cổ nhất.
                                Đồ cổ thứ hai trong nhà chính là tôi, sau đó là bà xã, thua tôi gần 1 tuổi...
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X