Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xuất khẩu điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xuất khẩu điện tử

    Chào các bạn trên diễn đàn DTVN. Hiện nay mình đang gặp một số rắc rối là sau khi nghiên cứu và sx xong sản phẩm thì khi mang đi xuất khẩu thì mới biết là cần phải có chứng nhận như CE hay IEC, mình chưa từng tìm hiểu về cái này nên không biết, mong các bác trên diễn đàn hỗ trợ giúp. Muốn xuất khẩu được sang các thị trường lớn như Mỹ, nhật, châu âu thì sản phẩm cần đạt được những chứng nhận gì, và các bước để có được chứng nhận đó là như thế nào. Mong được sự trợ giúp từ diễn đàn.

  • #2
    Mình không rõ cụ thể nhưng để xuất khẩu được cần rất nhiều tiêu chuẩn đi kèm với chi phí đội lên khá cao.
    Ví dụ :
    RoHS- hạn chế 6 chat độc hại ảnh hưởng môi trường như chì,thủy ngân, cadimi...
    PS- an toàn sản phẩm - điện trở nối đất phải <0.3m Ôm, chịu được dòng 25A, dòng điện rò giữa AC với đất phải <10mA.
    Rồi còn hiệu suất điện phải đạt bao nhiêu, mức độ ảnh hưởng của thiết bị đến lưới điện như thế nào @@.
    ...
    Mấy cái trên phải có quy trình đo đạc, thiết bị và kết quả rõ rang. Hoặc phải đem mẫu đi đo đạc, xét nghiệm tại các cơ quan có đủ thẩm quyền.

    Comment


    • #3
      Một số thông tin cho bạn:

      Chứng nhận tiêu chuẩn CE

      Tiêu chuẩn CE (European Conformity) là bắt buộc đối với một số hàng hóa theo quy định áp dụng cho hàng hóa được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể hơn, khi một thiết bị có ký hiệu CE trên máy, nó đã đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu quy định để có thể bắt đầu bán tại các nước thành viên EU. Ngoài ra, với chứng chỉ CE, những đồ điện tử sẽ dễ dàng được vận chuyển, trao đổi và buôn bán qua lại giữa các nước trong EU.
      *Bốn con số tiếp nối chữ CE cho biết công ty bên thứ ba nào chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận cho sản phẩm (các hãng sản xuất không được phép tự cấp chứng chỉ CE).
      Trang web của Ủy ban châu Âu http://ec.europa.eu có phần hướng dẫn về những quy định này kể cả thông tin về những văn bản hướng dẫn luật pháp nào của châu Âu yêu cầu phải có ký hiệu CE in trên mặt hàng quy định. Trang web của Bộ Công Thương Việt Nam cũng có những lời khuyên và thông tin bằng tiếng Việt tại địa chỉ www.moit.gov.vn
      Có thể có CE theo hai cách. Thứ nhất là nhà sản xuất Việt Nam cử một đại diện có thẩm quyền ở các nước thành viên EU, chịu trách nhiệm xin dấu CE cho doanh nghiệp. Thứ 2 là ủy quyền cho một cơ quan, công ty nước ngoài (có thể là nhà nhập khẩu) trực tiếp đứng ra xin dấu CE cho doanh nghiệp.

      Chứng nhận tiêu chuẩn UL

      Chứng nhận UL thường xuất hiện trên các thiết bị được bán ra tại Mỹ, Mexico và Canada. Hầu hết những đồ công nghệ được bán ra tại Bắc Mỹ đều phải được kiểm tra và cấp chứng chỉ UL nhằm đảm bảo chúng phù hợp với các quy định bảo vệ người tiêu dùng cũng như những thoả thuận quốc tế.
      UL (Underwriters Laboratory) là tên viết tắt của tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản, lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn và xây dựng tiêu chuẩn, cho biết sản phẩm đã được chứng nhận về độ an toàn, được kiểm tra và phân tích chặt chẽ về mức độ nguy hại đến con người.
      Nếu một thiết bị nào có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL.
      Trang web www.ul.com sẽ cho những hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.

      Chứng chỉ FCC

      FCC (Federal Communication Commission) - là tên viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang, một cơ quan độc lập với chính phủ đảm nhiệm việc quản về viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện ở Mỹ. Chứng chỉ cho biết thiết bị của bạn không phát ra mức sóng radio quá cao - có thể gây hại cho cơ thể con người và gây nhiễu loạn những đồ điện tử khác. Để có thể bán ra ngoài thị trường (hay được thương mại hoá), tất cả những thiết bị phát ra sóng vô tuyến phải đáp ứng các yêu cầu từ FCC.

      Quy định của FCC phân chia các thiết bị phát sóng thành hai nhóm như sau:
      Nhóm A bao gồm những máy sử dụng trong công nghiệp, hoạt động kinh doanh được thiết kế để sử dụng tại những vùng ngoài khu vực dân cư.
      Nhóm B gồm tất cả những máy phổ biến có khả năng phát sóng như máy tính cá nhân, smartphone, tablet, máy in,...

      Để có thêm thông tin về FCC có thể liên lạc với Bộ Bưu chính Viễn thông hoặc vào trang web www.fcc.gov để xem phần hướng dẫn về các quy định này.

      Chứng nhận RoHS

      RoHS nhằm mục đích hạn chế nhất định chất nguy hiểm thường được sử dụng trong thiết bị điện tử và điện tử. Bất kỳ tương thích RoHS thành phần được kiểm tra sự hiện diện của chì (Pb), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Crom hóa trị sáu (Hex-Cr), biphenyl đã polybrom hóa (PBB) và polybrominated diphenyl ethers (PBDE). Cho Cadmium và Crom hóa trị sáu, phải có ít hơn 0,01% của chất lượng ở cấp vật liệu đồng nhất thô. Chì, PBB và PBDE, phải có không quá 0,1% của vật liệu, khi tính theo trọng lượng ở vật liệu đồng nhất thô. Bất cứ thành phần tương thích RoHS phải có 100 ppm hoặc ít thủy ngân và thủy ngân phải không có chủ ý thêm vào thành phần.

      Bộ tiêu chuẩn IEC

      IEC (International Electrotechnical Commission) Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, thành lập từ năm 1906.
      IEC là một trong ba tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hàng đầu có mối quan hệ mật thiết (IEC, ISO, ITU). ISO, IEC và ITU hiện đang phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ của Tổ chức hợp tác Thế giới về tiêu chuẩn hóa (WSC - World Standards Cooperation) nhằm đưa ra những “tiêu chuẩn toàn cầu cho một xã hội thông tin toàn cầu

      IEC là một tổ chức chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các công nghệ điện, điện tử và công nghệ liên quan. Những công nghệ này được gọi chung là “kỹ thuật điện”.
      IEC cung cấp một nền tảng chung cho các công ty, ngành công nghiệp và chính phủ gặp gỡ, thảo luận và phát triển các Tiêu chuẩn Quốc tế họ yêu cầu. IEC cũng quản lý các hệ thống đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm, hệ thống và dịch vụ điện, điện tử đó là:

      IECEE: Hệ thống thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các thiết bị và linh kiện kỹ thuật điện.
      IECQ: Hệ thống đánh giá chất lượng của các linh kiện điện tử và các vật liệu liên quan.
      IECEx: Hệ thống chứng nhận với tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng trong môi trường dễ cháy nổ.

      Tài liệu về bộ tiêu chuẩn này có rất nhiều trên mạng, bạn chịu khó tìm và đọc thêm nhé.

      Comment


      • #4
        Thôi ! Sang bên đó thuê đất mở xưởng sản xuất có khi dễ hơn ?????
        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
        nguyendinhvan1968@gmail.com

        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Tuanhonglac Xem bài viết
          Một số thông tin cho bạn:

          Chứng nhận tiêu chuẩn CE

          Tiêu chuẩn CE (European Conformity) là bắt buộc đối với một số hàng hóa theo quy định áp dụng cho hàng hóa được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể hơn, khi một thiết bị có ký hiệu CE trên máy, nó đã đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu quy định để có thể bắt đầu bán tại các nước thành viên EU. Ngoài ra, với chứng chỉ CE, những đồ điện tử sẽ dễ dàng được vận chuyển, trao đổi và buôn bán qua lại giữa các nước trong EU.
          *Bốn con số tiếp nối chữ CE cho biết công ty bên thứ ba nào chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận cho sản phẩm (các hãng sản xuất không được phép tự cấp chứng chỉ CE).
          Trang web của Ủy ban châu Âu http://ec.europa.eu có phần hướng dẫn về những quy định này kể cả thông tin về những văn bản hướng dẫn luật pháp nào của châu Âu yêu cầu phải có ký hiệu CE in trên mặt hàng quy định. Trang web của Bộ Công Thương Việt Nam cũng có những lời khuyên và thông tin bằng tiếng Việt tại địa chỉ www.moit.gov.vn
          Có thể có CE theo hai cách. Thứ nhất là nhà sản xuất Việt Nam cử một đại diện có thẩm quyền ở các nước thành viên EU, chịu trách nhiệm xin dấu CE cho doanh nghiệp. Thứ 2 là ủy quyền cho một cơ quan, công ty nước ngoài (có thể là nhà nhập khẩu) trực tiếp đứng ra xin dấu CE cho doanh nghiệp.

          Chứng nhận tiêu chuẩn UL

          Chứng nhận UL thường xuất hiện trên các thiết bị được bán ra tại Mỹ, Mexico và Canada. Hầu hết những đồ công nghệ được bán ra tại Bắc Mỹ đều phải được kiểm tra và cấp chứng chỉ UL nhằm đảm bảo chúng phù hợp với các quy định bảo vệ người tiêu dùng cũng như những thoả thuận quốc tế.
          UL (Underwriters Laboratory) là tên viết tắt của tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản, lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn và xây dựng tiêu chuẩn, cho biết sản phẩm đã được chứng nhận về độ an toàn, được kiểm tra và phân tích chặt chẽ về mức độ nguy hại đến con người.
          Nếu một thiết bị nào có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL.
          Trang web www.ul.com sẽ cho những hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.

          Chứng chỉ FCC

          FCC (Federal Communication Commission) - là tên viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang, một cơ quan độc lập với chính phủ đảm nhiệm việc quản về viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện ở Mỹ. Chứng chỉ cho biết thiết bị của bạn không phát ra mức sóng radio quá cao - có thể gây hại cho cơ thể con người và gây nhiễu loạn những đồ điện tử khác. Để có thể bán ra ngoài thị trường (hay được thương mại hoá), tất cả những thiết bị phát ra sóng vô tuyến phải đáp ứng các yêu cầu từ FCC.

          Quy định của FCC phân chia các thiết bị phát sóng thành hai nhóm như sau:
          Nhóm A bao gồm những máy sử dụng trong công nghiệp, hoạt động kinh doanh được thiết kế để sử dụng tại những vùng ngoài khu vực dân cư.
          Nhóm B gồm tất cả những máy phổ biến có khả năng phát sóng như máy tính cá nhân, smartphone, tablet, máy in,...

          Để có thêm thông tin về FCC có thể liên lạc với Bộ Bưu chính Viễn thông hoặc vào trang web www.fcc.gov để xem phần hướng dẫn về các quy định này.

          Chứng nhận RoHS

          RoHS nhằm mục đích hạn chế nhất định chất nguy hiểm thường được sử dụng trong thiết bị điện tử và điện tử. Bất kỳ tương thích RoHS thành phần được kiểm tra sự hiện diện của chì (Pb), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Crom hóa trị sáu (Hex-Cr), biphenyl đã polybrom hóa (PBB) và polybrominated diphenyl ethers (PBDE). Cho Cadmium và Crom hóa trị sáu, phải có ít hơn 0,01% của chất lượng ở cấp vật liệu đồng nhất thô. Chì, PBB và PBDE, phải có không quá 0,1% của vật liệu, khi tính theo trọng lượng ở vật liệu đồng nhất thô. Bất cứ thành phần tương thích RoHS phải có 100 ppm hoặc ít thủy ngân và thủy ngân phải không có chủ ý thêm vào thành phần.

          Bộ tiêu chuẩn IEC

          IEC (International Electrotechnical Commission) Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, thành lập từ năm 1906.
          IEC là một trong ba tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hàng đầu có mối quan hệ mật thiết (IEC, ISO, ITU). ISO, IEC và ITU hiện đang phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ của Tổ chức hợp tác Thế giới về tiêu chuẩn hóa (WSC - World Standards Cooperation) nhằm đưa ra những “tiêu chuẩn toàn cầu cho một xã hội thông tin toàn cầu

          IEC là một tổ chức chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các công nghệ điện, điện tử và công nghệ liên quan. Những công nghệ này được gọi chung là “kỹ thuật điện”.
          IEC cung cấp một nền tảng chung cho các công ty, ngành công nghiệp và chính phủ gặp gỡ, thảo luận và phát triển các Tiêu chuẩn Quốc tế họ yêu cầu. IEC cũng quản lý các hệ thống đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm, hệ thống và dịch vụ điện, điện tử đó là:

          IECEE: Hệ thống thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các thiết bị và linh kiện kỹ thuật điện.
          IECQ: Hệ thống đánh giá chất lượng của các linh kiện điện tử và các vật liệu liên quan.
          IECEx: Hệ thống chứng nhận với tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng trong môi trường dễ cháy nổ.

          Tài liệu về bộ tiêu chuẩn này có rất nhiều trên mạng, bạn chịu khó tìm và đọc thêm nhé.
          Cám ơn bác nhiều lắm em còn 1 thắc mắc là như vầy.
          Ví dụ em có 1 sp cần vào châu âu thỉ cần mấy cái CE. 1 cái đủ ko và nếu ko thì bao nhiêu mới đủ.
          cách thức để có ntn. Bác hướng dẫn em với.

          Comment


          • #6
            Như Mod Tuanhonglac đã viết, để bán vào châu Âu chỉ cần mỗi CE. Có thêm những thứ khác thì càng tốt, nhưng yêu cầu tối thiểu chỉ cần chứng chỉ CE. Thuê một/vài người thiết kế có kinh nghiệm kết hợp với một văn phòng luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ là đủ.
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #7
              Hay là xuất khẩu hàng sang "nước lạ" có được không ?
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              anhtuanhoang Tìm hiểu thêm về anhtuanhoang

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X