Tấm bảng đen
1-Nho học, Tây học.
2-Tấm bảng đen đồng hành cùng học trò Việt.
***Nho học, Tây học.
Có lẽ khi nói đến Nho học, Tây học thì mọi người đều nghĩ đến một bên lả học chử nho với Khổng giáo, Lão giáo, còn một bên lả học với chử La Tinh và văn hóa Âu Mỹ? Nhưng điều tôi muốn nói thì không phải thế! Tôi chỉ nói về hình thái, học cụ của lớp học chử nho ngày xưa và lớp học chử quôc ngữ ngày nay.
Đã lâu lắm! Không biết tự bao giờ, các lớp nho học xa xưa, Thầy thì có án thư, trò thì có sạp hoặc chiếu, cứ thế mà học trò Việt tiến thân khoa cử. Cho đến khi người Tây ( Pháp, Bồ, Nha) tràn vào cai trị, Học trò Việt bắt đầu chuyển hệ, làm quen với lớp học theo kiểu Tây.
Lớp học kiểu Tây, thầy có bàn và ghế của thầy, trò thì có bàn ghế của trò, và đặc điểm khác biệt rỏ nét nhất là có bảng đen, phấn trắng (ngày nay thường dùng bảng xanh). Từ đó đến nay, học trò Việt luôn đồng hành với tắm bảng đen suốt 150 năm qua. Nhưng chuyện về tấm bảng đen không phải hết chuyện để bàn.
***Tấm bảng đen đồng hành cùng học trò Việt.
Tất cả chúng ta, những người đi học, đểu biết tấm bảng đen, nhưng chịu suy tư một chút, chúng ta mới thấy rằng mọi người ai cũng bị nổi khổ "chói bảng" hành hạ 150 thế hệ học trò Việt!...
Việt nam ta nằm trong vùng nhiệt đới, cách xây dựng phòng học thường theo kiểu trống, hở, các cửa luôn mở nếu không gặp mưa giông. Một bên là cửa ra vào, một bên là cửa sổ, để lấy gió thoáng và ánh sáng thiên nhiên, 2 nguồn sáng này chiếu rọi chéo góc vào tâm bảng khiến học trò luôn bị chói bảng, phải nghiên qua, né lại để thấy con chử trên bảng, thậm chí phải chạy lên nhìn rồi chạy xuống viết tiếp, cứ thế mà cam chịu khổ nạn suốt cung đường học tập.
Năm 1966, cuối năm học đệ lục (lơp 7), tôi được đi Sài gòn nghỉ hè, chuyến đi đầu đời mà không có người lớn cùng đi, và cũng là một chuyển đi chuyển hướng cuộc đời. Tôi thi đậu vào trường trung học kỹ thuật Việt Đức, một ngôi trường thân yêu và duy nhất ở VN mà cái gì cũng Đức, từ học liệu, học cụ cho đến công cụ, dụng cụ, tất cả đều made in Germany.
Ngày đầu nhập học, cũng như bao trường học khác, tôi và các bạn học làm vệ sinh trường lớp. Riêng tôi, có lẽ do dể thương hay thấy ghét nên thầy chỉ định vào kho lảnh sơn, cọ, sơn lại 2 tấm bảng đen.
Chuyện dể thôi! tôi còn nhớ rất rỏ, tôi lảnh 1 lon sơn và cọ, trên lon sơn có hình tấm bảng đen trên giá đở chử A. Cái khái niệm trực quan đã có rất lâu trong đời sống âu mỹ, sơn bảng thì có hình tấm bảng, sơn xe thì có hình chiếc xe...Tôi đã hoàn thành xuất sắc công việc sơn bảng.
Mấy hôm sau, khi vào lớp học, tôi bổng thấy ngạc nhiên là bảng này không chói! Tuyệt quá!...Do tôi là đứa sơn bảng này nên tôi quả quyết bảng không là một sản phẩm kỹ thuật cao hay đặc biệt gì? chỉ là bảng gổ thông thường nhưng sơn với loại nước sơn đặc biệt "không chói".
Chuyện có chi là lạ? Nước Đức giàu mạnh, họ có nước sơn "giàu mạnh", Việt Nam ta nghèo yếu thì phải dùng nước sơn Bạch Tuyết "nghèo yếu", lẽ tất nhiên???... Cứ thế mà cam chịu!!!
Khi tôi lớn lên, đã được trang bị một mớ kiến thức khoa học kỹ thuật từ trường lớp, cách suy nghĩ có phần chính chắn hơn. Nhìn lại tấm bảng đen, tôi hiểu ra, vấn đề không phải ở chổ quốc gia giàu mạnh hay nghèo yếu mà là một một góc khuất tế nhị khác. Nước sơn Bạch Tuyết tốt hơn, mắc hơn nước sơn bảng của Đức, ta dùng sơn bảng là "nghèo xài sang" "nghèo xài ngu" chứ không phải nghèo yếu!!!
Tôi lao ra nghiên cứu một loại nước sơn chóng chói, pha chế với công thức PC.
PC là chử tắt của Paint Ciment, (nước sơn + xi măng hoặc bột đá)
Nói nghiên cứu, pha chế...là hài hước cho vui, chứ chẳng nghiên cứu pha chế gì cả, tôi chỉ dùng nứơc sơn Bạch tuyết quậy trộn với khoảng 30% xi măng hoặc bột đá (bột trét), thế là tôi đã có nước sơn chống chói. Nước sơn này, sau khi pha trộn sẽ sơn đựơc một diện tích gấp 1,5 lần, có nghỉa là rẻ hơn, bề mặt sơn không còn bóng như nước sơn Bạch Tuyết nguyên chất, mà không bóng thì sẽ không chói. Thì ra!...bảng chống chói là vấn đề cái "đầu" chứ không phải cái "túi" ! Chuyện đơn giản như đang giởn!!!
Nhẩm tính ở thời giá hiện nay, nếu sơn một tấm bảng chống chói bằng cọ thì không quá 100.000VNĐ/ bảng, nếu sơn phun với pistolet paint thì không quá 200.000VNĐ/bảng.
Tấm bảng đen chưa phải hết chuyện. Có vài lần làm thuyết khách với bạn bè nhà giáo, họ nghe rằng phải, họ về làm thử với nước sơn PC, sau đó gặp lại, họ bọc bạch:
-Ừ!...Quá tuyệt!...Không còn chói!...Khi cầm phấn giảng dạy có hứng thú ngay!...Đời nhà giáo, chán nhất là viết trên tấm bảng trơn trợt, cót két, mất hứng quá trời!!!.
Tôi nghe Papa tôi kể lại, khoãng cuối thập niên 50, ngành giáo dục tranh luận khá nhiều về viêc nên dủng bảng đen hay bảng xanh?...Thật là chuyện không đâu! Ngành giáo dục, sẽ khổ công thảo luận, tranh luận, cải luận chuyện màu xanh, màu đen, còn chuyện sơn gì để không chói thì không ai bàn tới!!!
Gần đây, tôi nghe chuyện thị phi, ngôi trường phổ thông xưa kia tôi học ở tuổi 12, đã trang bị bảng chống chói với giá 1.700.000 VNĐ/bảng. Không biết giá 1triệu7 là giá thực hay giá "ăn cánh", nhưng chắc chắn là những tấm bảng này chỉ xuất hiện ở vài trường vùng phố thị, còn lại 90% trường lớp vùng sâu, vẩn còn tiếp tục với những tấm bảng chói chang "khổ nạn".
Hình như hiện nay ở Âu Mỹ, đã dùng bảng không phấn hay kỹ thuẫt cao gì đó, nếu vậy, nước ta chuẩn bị vượt tiến nhập về bảng này với giá suy diển có thể là 170 triệu / bảng. Và cũng suy diển thêm là khi mà tất cả học trỏ Việt đã thoát khỏi khổ nạn bảng chói??? Thì lúc đó dân ta lại tiếp khổ nạn là phải nai lưng trả tiền cho cái giá của tấm bảng thời Tây học.
Các nhà giáo dục cao cao tại thượng, không biết họ nghĩ gì về tấm bảng?Tuy là chuyện nhỏ thôi! Nhưng một chuyện nhỏ mà không có tư duy? Thì chuyện đại sự ra sao?
Chọn cái nghề giáo dục, thì nên làm vì cái tâm chứ không vì cái lợi! Phải có cái đầu chứ không phải cần có cái túi!
Bằng không họ sẽ là tội đồ muôn thuở!...
Châu Đốc 2013.
Phạm Toàn
(Bài này, sao chép, chia xẻ tự do)
1-Nho học, Tây học.
2-Tấm bảng đen đồng hành cùng học trò Việt.
***Nho học, Tây học.
Có lẽ khi nói đến Nho học, Tây học thì mọi người đều nghĩ đến một bên lả học chử nho với Khổng giáo, Lão giáo, còn một bên lả học với chử La Tinh và văn hóa Âu Mỹ? Nhưng điều tôi muốn nói thì không phải thế! Tôi chỉ nói về hình thái, học cụ của lớp học chử nho ngày xưa và lớp học chử quôc ngữ ngày nay.
Đã lâu lắm! Không biết tự bao giờ, các lớp nho học xa xưa, Thầy thì có án thư, trò thì có sạp hoặc chiếu, cứ thế mà học trò Việt tiến thân khoa cử. Cho đến khi người Tây ( Pháp, Bồ, Nha) tràn vào cai trị, Học trò Việt bắt đầu chuyển hệ, làm quen với lớp học theo kiểu Tây.
Lớp học kiểu Tây, thầy có bàn và ghế của thầy, trò thì có bàn ghế của trò, và đặc điểm khác biệt rỏ nét nhất là có bảng đen, phấn trắng (ngày nay thường dùng bảng xanh). Từ đó đến nay, học trò Việt luôn đồng hành với tắm bảng đen suốt 150 năm qua. Nhưng chuyện về tấm bảng đen không phải hết chuyện để bàn.
***Tấm bảng đen đồng hành cùng học trò Việt.
Tất cả chúng ta, những người đi học, đểu biết tấm bảng đen, nhưng chịu suy tư một chút, chúng ta mới thấy rằng mọi người ai cũng bị nổi khổ "chói bảng" hành hạ 150 thế hệ học trò Việt!...
Việt nam ta nằm trong vùng nhiệt đới, cách xây dựng phòng học thường theo kiểu trống, hở, các cửa luôn mở nếu không gặp mưa giông. Một bên là cửa ra vào, một bên là cửa sổ, để lấy gió thoáng và ánh sáng thiên nhiên, 2 nguồn sáng này chiếu rọi chéo góc vào tâm bảng khiến học trò luôn bị chói bảng, phải nghiên qua, né lại để thấy con chử trên bảng, thậm chí phải chạy lên nhìn rồi chạy xuống viết tiếp, cứ thế mà cam chịu khổ nạn suốt cung đường học tập.
Năm 1966, cuối năm học đệ lục (lơp 7), tôi được đi Sài gòn nghỉ hè, chuyến đi đầu đời mà không có người lớn cùng đi, và cũng là một chuyển đi chuyển hướng cuộc đời. Tôi thi đậu vào trường trung học kỹ thuật Việt Đức, một ngôi trường thân yêu và duy nhất ở VN mà cái gì cũng Đức, từ học liệu, học cụ cho đến công cụ, dụng cụ, tất cả đều made in Germany.
Ngày đầu nhập học, cũng như bao trường học khác, tôi và các bạn học làm vệ sinh trường lớp. Riêng tôi, có lẽ do dể thương hay thấy ghét nên thầy chỉ định vào kho lảnh sơn, cọ, sơn lại 2 tấm bảng đen.
Chuyện dể thôi! tôi còn nhớ rất rỏ, tôi lảnh 1 lon sơn và cọ, trên lon sơn có hình tấm bảng đen trên giá đở chử A. Cái khái niệm trực quan đã có rất lâu trong đời sống âu mỹ, sơn bảng thì có hình tấm bảng, sơn xe thì có hình chiếc xe...Tôi đã hoàn thành xuất sắc công việc sơn bảng.
Mấy hôm sau, khi vào lớp học, tôi bổng thấy ngạc nhiên là bảng này không chói! Tuyệt quá!...Do tôi là đứa sơn bảng này nên tôi quả quyết bảng không là một sản phẩm kỹ thuật cao hay đặc biệt gì? chỉ là bảng gổ thông thường nhưng sơn với loại nước sơn đặc biệt "không chói".
Chuyện có chi là lạ? Nước Đức giàu mạnh, họ có nước sơn "giàu mạnh", Việt Nam ta nghèo yếu thì phải dùng nước sơn Bạch Tuyết "nghèo yếu", lẽ tất nhiên???... Cứ thế mà cam chịu!!!
Khi tôi lớn lên, đã được trang bị một mớ kiến thức khoa học kỹ thuật từ trường lớp, cách suy nghĩ có phần chính chắn hơn. Nhìn lại tấm bảng đen, tôi hiểu ra, vấn đề không phải ở chổ quốc gia giàu mạnh hay nghèo yếu mà là một một góc khuất tế nhị khác. Nước sơn Bạch Tuyết tốt hơn, mắc hơn nước sơn bảng của Đức, ta dùng sơn bảng là "nghèo xài sang" "nghèo xài ngu" chứ không phải nghèo yếu!!!
Tôi lao ra nghiên cứu một loại nước sơn chóng chói, pha chế với công thức PC.
PC là chử tắt của Paint Ciment, (nước sơn + xi măng hoặc bột đá)
Nói nghiên cứu, pha chế...là hài hước cho vui, chứ chẳng nghiên cứu pha chế gì cả, tôi chỉ dùng nứơc sơn Bạch tuyết quậy trộn với khoảng 30% xi măng hoặc bột đá (bột trét), thế là tôi đã có nước sơn chống chói. Nước sơn này, sau khi pha trộn sẽ sơn đựơc một diện tích gấp 1,5 lần, có nghỉa là rẻ hơn, bề mặt sơn không còn bóng như nước sơn Bạch Tuyết nguyên chất, mà không bóng thì sẽ không chói. Thì ra!...bảng chống chói là vấn đề cái "đầu" chứ không phải cái "túi" ! Chuyện đơn giản như đang giởn!!!
Nhẩm tính ở thời giá hiện nay, nếu sơn một tấm bảng chống chói bằng cọ thì không quá 100.000VNĐ/ bảng, nếu sơn phun với pistolet paint thì không quá 200.000VNĐ/bảng.
Tấm bảng đen chưa phải hết chuyện. Có vài lần làm thuyết khách với bạn bè nhà giáo, họ nghe rằng phải, họ về làm thử với nước sơn PC, sau đó gặp lại, họ bọc bạch:
-Ừ!...Quá tuyệt!...Không còn chói!...Khi cầm phấn giảng dạy có hứng thú ngay!...Đời nhà giáo, chán nhất là viết trên tấm bảng trơn trợt, cót két, mất hứng quá trời!!!.
Tôi nghe Papa tôi kể lại, khoãng cuối thập niên 50, ngành giáo dục tranh luận khá nhiều về viêc nên dủng bảng đen hay bảng xanh?...Thật là chuyện không đâu! Ngành giáo dục, sẽ khổ công thảo luận, tranh luận, cải luận chuyện màu xanh, màu đen, còn chuyện sơn gì để không chói thì không ai bàn tới!!!
Gần đây, tôi nghe chuyện thị phi, ngôi trường phổ thông xưa kia tôi học ở tuổi 12, đã trang bị bảng chống chói với giá 1.700.000 VNĐ/bảng. Không biết giá 1triệu7 là giá thực hay giá "ăn cánh", nhưng chắc chắn là những tấm bảng này chỉ xuất hiện ở vài trường vùng phố thị, còn lại 90% trường lớp vùng sâu, vẩn còn tiếp tục với những tấm bảng chói chang "khổ nạn".
Hình như hiện nay ở Âu Mỹ, đã dùng bảng không phấn hay kỹ thuẫt cao gì đó, nếu vậy, nước ta chuẩn bị vượt tiến nhập về bảng này với giá suy diển có thể là 170 triệu / bảng. Và cũng suy diển thêm là khi mà tất cả học trỏ Việt đã thoát khỏi khổ nạn bảng chói??? Thì lúc đó dân ta lại tiếp khổ nạn là phải nai lưng trả tiền cho cái giá của tấm bảng thời Tây học.
Các nhà giáo dục cao cao tại thượng, không biết họ nghĩ gì về tấm bảng?Tuy là chuyện nhỏ thôi! Nhưng một chuyện nhỏ mà không có tư duy? Thì chuyện đại sự ra sao?
Chọn cái nghề giáo dục, thì nên làm vì cái tâm chứ không vì cái lợi! Phải có cái đầu chứ không phải cần có cái túi!
Bằng không họ sẽ là tội đồ muôn thuở!...
Châu Đốc 2013.
Phạm Toàn
(Bài này, sao chép, chia xẻ tự do)
Comment