Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trúc đen, trúc đỏ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trúc đen, trúc đỏ

    Trúc đen, trúc đỏ.

    Click image for larger version

Name:	Tranh trúc.jpg
Views:	1
Size:	430.3 KB
ID:	1416475

    1- công nghệ hóa keo
    2- Công nghệ hóa màu?
    3- Trúc đen, trúc đỏ.
    -------------------------------------------
    1- Công nghệ hóa keo
    Trong cái không khí oi bức của mùa hè, cái quạt máy (quạt điện) chạy hết công xuất mà tôi vẩn thấy nóng nực vô cùng.
    "Trung tâm công nghệ hóa màu...keo bắt chuột..." tiếng loa rao lanh lảnh, quen thuộc ngoài con lộ nắng nóng làm tôi trầm lắng suy tư, quên đi cái nóng đang hành hạ.
    Cầu ông Google! " Trung tâm công nghệ hóa màu"?. Không hề có!!!
    Đã từ lâu. dân gian đã biết nấu mủ mít cùng dầu chai, phủ lên cành cây để bắt chim, ngày nay, sản xuất qui mô hơn, nấu với qui trình hoàn chỉnh hơn rồi đóng hộp hoặc tráng trên bìa cứng có dán nhản, bao bì...Dùng cho bắt chuộc, thì là "công nghệ hóa keo" rồi còn gì???...Rất tiếc, tiếng rao lại là "công nghệ hóa màu" một ngành nghề không có bà con họ hàng với "công nghệ hóa keo".

    2- Công nhgệ hóa màu?
    Vậy thì "Công nghệ hóa màu" thực tế có hay không?...Theo tôi thì có!...Tuy tra cứu rất ít tư liệu nhưng công nghệ hóa màu có lịch sử lâu đời nhất trong các ngành công nghệ.

    3- Trúc đen, trúc đỏ
    Nội thất căn hộ ngày xưa, tất nhiên có phong cách của ngày xưa. nhà bình dân thì có tranh Đông Hồ, nhà khá giả thì tranh sơn mài, giàu có hơn thì tranh thủy mạc. Trang trí tranh thủy mạc thì thường chọn chủ đề mây, nước, sông, biển, nhưng thịnh hành nhất là tranh trúc. Trúc tượng trưng cho người quân tử, tính cương trực.
    Tranh thủy mạc đươc vẽ trên giấy hoặc lụa với một màu duy nhất đó là màu đen (mực tàu), Đôi khi tranh có đề thư pháp hoặc đóng triện màu đỏ (son tàu).
    oooOooo
    Có một phú ông giàu có, đến cầu ông thiền sư thỉnh họa cho bức tranh trúc về ăn tân gia.
    Đến hôm nhận tranh,ông ta mới tá hỏa:
    - Chết rồi thầy ơi!!! sao thầy họa tranh trúc cho con màu đỏ thế này???
    Thiền sư trầm tỉnh:
    -Thế màu gì mới đúng?
    Phú ông giận dữ:
    - Tranh trúc thì phải màu đen chứ!!!
    Thiền sư vẩn ôn tồn:
    -Thế à?... Vậy trúc nào là trúc đen???
    oooOooo
    Nhìn với góc triết lý, câu chuyện trên ngụ ý rằng: Có những việc không đúng với lý lẻ, sai với thực tế, nhưng lâu ngày thấy quen, đến khi làm khác hoặc làm đúng trở lại thì bị cho lả sai.
    Nhưng nhìn với góc khoa học công nghệ, thì hàng loạt câu hỏi phát sinh: tại sau người xưa chỉ biết dùng màu đen, tại sao không vẽ tranh trúc màu lục, tại sao thỉnh thoảng lại chỉ có màu đỏ ... v
    v ...
    Từ thưở hồng hoang, khi loài người có được bộ não phát triển, thì viết, vẻ lại những gì của ký ức là một nhu câu bức bách vô cùng. Khi bước ra từ hang động, cảnh trí cây lá nơi nơi toàn một mầu xanh lục, nhìn xa xa hơn thì trời biển màu xanh lam. Nhu cầu thật sự là màu xanh chứ phải đâu màu đen?. Nhưng màu xanh không phải dể tạo, vò nát lá cây lấy màu lục diệp, khi vẻ, viết thì nó tự biến thành màu phân ngựa !!!... Giá trị của màu chủ yếu chính là sự tồn tại với thời gian!!! Thôi đành dụng tạm màu đen, vì màu đen dể có nhất, nhặt một mẩu than mỏ hay than gổ cháy rừng là có ngay màu đen, Phẩm màu đen góc carbon có độ bền vô địch trong thế giới phẩm màu cứ thế màu đen đồng hành lâu bền với loài người cho đên khi tiến hóa thêm bậc, loài người biết gia nhiệt cao hơn, nung đất sét để có gach đỏ, nghiền nhỏ làm màu, đó là "son tàu".
    Tiếp theo, loài người tìm cách gia nhiệt cao hơn nửa để nung vỏ sò, ốc, đá vôi để có vôi màu trắng.
    Màu trắng làm nền cho nét vẻ hoàn mỹ hơn và cứ thế mà tiếp tục chờ đợi rất lâu, rất lâu, cho đến khi công nghệ hóa màu phát triển hơn thì mới có những màu kế tiếp.
    Đen, đỏ, trắng là 3 màu tuần tự cho bườc khởi nghiệp viết vẽ của loài người. Vậy công nghệ hóa màu là công nghệ có lịch sử lâu đời nhất trong lịch sử các ngành công nghệ, tuy nó không có họ hàng với keo bắt chuộc, nhưng nó luôn góp phần tô thắm đa sắc màu cho cuộc sống tươi đẹp ngày nay./.
    Mùa hè 2013
    PT

  • #2
    Đồng tâm trạng với chủ thớt. Cá nhân em thấy có rất nhiều cái trái khuáy trong giới kỹ thuật. Nhưng vì cái sai đó tồn tại quá lâu, dần dà ai cũng cho nó là đúng.
    Đầu tiên là cái "khối lượng" với "trọng lượng". Rõ ràng đo cân nặng phải dùng đến khái niệm khối lượng. Vậy mà đi chơ mua thịt cũng: "trọng lượng 2 cân". Đi mua điện thoại thấy đề "trọng lượng 130g". Ngồi lại đó nói thì người ta lại bảo mình dở hơi. Riết rồi biết là sai mà vẫn phải chấp nhận.

    Kế đến là chuyện thổ ngữ. Hồi em ở HN, cần đến cái cờ lê, cứ bảo "Lấy hộ cái cờ lê". Rồi đến khi vào trong Nam, ông anh bảo "Lấy cái chìa khóa". Rõ ràng ổng định mở bu lông thì phải lấy cờ lê chứ? Lúc đó tưởng mình nghe nhầm (mới vào Nam mà). Đến khi ổng tự tay với cái cờ lê, đến lúc đó mới biết thì ra người Nam gọi cờ lê là cái chìa khóa. Đây không còn là sự nhầm lẫn, mà là cách đặt tên trong dân gian nó thấm vào tư duy của người ta rồi. Đúng là đi đây đi đó mới biết được nhiều.

    Comment


    • #3
      Tiếng Việt chuẩn có từ điển hẳn hoi rồi , chỉ có ở vùng xâu ,xa ... ít tiếp cận thì vẫn còn hay dùng thổ ngữ ... ( nhưng qua quá trình giáo dục thì những thế hệ sau ít lệch lạc hơn ) .

      chứ nghe cái chén ăn cơm thì khó chịu quá ! Trong từ điển chỉ có cái bát để ăn cơm , chén để uống nước ( thường là nước chè )
      nón bài thơ đẹp thế mà kêu là mũ ???
      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

      Comment


      • #4
        Tiếng Pháp, clé là cái chìa khóa. Nên cái cờ lê hay cái chìa khóa cũng là từ 1 từ mà ra.
        Miền Bắc: săm, lốp, xích, nan hoa, xà phòng, mì chính...
        Miền Nam: Ruột, vỏ, sên, tăm, xà bông, bột ngọt...
        chẳng qua là thói quen dùng từ, không gọi là thổ ngữ.
        Như TV là thiết bị mới, miền Bắc gọi là vô tuyến (đơn giản hóa từ "máy thu vô tuyến truyền hình"), miền Nam vẫn gọi là cái "Ti-Vi".
        Thổ ngữ, chẳng hạn như cơi (sân), ló hay lọ (lúa), trốc cúi (đầu gối) của dân Nghệ an.
        Có vùng còn gọi cái sân là vườn. Chẳng thế mà anh chàng đến đón em đi chơi, em nói: "Anh đứng ngoài vườn chờ em" làm anh chàng tự ái vì tưởng cô bạn bắt đứng ngoài vườn (có chàng còn hí hửng vì chưa gì mà nàng đã rủ ra vườn...)
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          Sáng nay đi mua cái "vòng bi". Cô chủ người Nam không hiểu là gì, mình vò đầu, may quá....Cho mua cái bạc đạn....

          Comment


          • #6
            Bài có ý nghĩa thật, nhớ hồi còn sv măm nhất lần đầu tiên ra chợ Tạ Uyên mua 1 thứ mà hồi đó lớp 9 môn kỹ thuật gọi là "vòng đệm kim loại", hàng ngay trước mắt mà hỏi mua thì ông chủ hàng cứ trố mắt ra, chỉ tận tay thì ăn ngay quả sạc "mày học lớp mấy rồi, cái này gọi là LONG ĐỀN", cái từ Long Đền nghe sao chẳng ăn nhập gì với cái chức năng của nó cả thế nhỉ?? . Chưa hết hôm sau lại vác mặt ra mua 1 thứ mà lại hồi xưa học gọi là ĐAI ỐC hay chuyên kỹ thuật thì gọi là ECU lại gặp ông chủ hàng hôm trước (tiệm ổng bán đủ đồ nhất) thì tiếp tục được sạc điện "Chú em ko phải dân trong nghề thì thôi nhờ ai mua dùm đi chớ cái này gọi là con TÁN, con anh lớp 1 còn biết nữa là", cái từ TÁN ở đây nghe cũng chả ăn nhập gì với cái chức năng của nó, qua đó mới phải suy nghĩ nhà trường dạy cái quái gì trong đó thế này (mình thua đứa lớp 1), cứ thấy hài hước thế nào ấy
            Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
            Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

            Comment


            • #7
              Tôi ra Hà Nội, đi taxi, tôi bảo quẹo trái, bác tài cứ chạy thẳng, tôi hỏi tại sao? Bác tài bảo "bác phài nói rzẻ trái chứ!...

              Tất cả gọi là phương ngữ (ngôn ngữ địa phương). Nhưng cùng một địa phương, thí dụ: Đài truyền hình VTV3, khi thì "nhóm gờ 7 khi thì nhóm jê 7....???

              Ở Việt Nam. chuyện dị biệt phương ngữ Bắc Nam không nhiều lắm đâu!. Các quốc gia rộng lớn. ngoài dị biệt bắc, nam còn dị biệt đông, tây nửa nhé! Kể cả Hoa kỳ!. Trung Quốc thì thê thảm nhất.

              Chuyện dị biệt phương ngữ là chuyện bình thường, thậm chí vài danh hài lấy nó làm tiết mục gây cười???....Hoài Linh là bậc thầy!!!...

              Chuyện phương ngữ mả đem bàn ở đây thì đến tết cũng chưa hết chuyện???... Nhưng chuyện đáng bàn là ta thử nêu câu hỏi:

              *- Trên dòng thời gian của lịch sử, thì dần dần dị biệt phương ngữ sẽ bớt đi hay ngày càng nặng thêm?
              PT

              Comment


              • #8
                Xin lổi! bị double

                Comment


                • #9
                  em may mắn có ba miền bắc, mẹ người miền trung, và lớn lên , học tập ở miền nam nên cũng nghe trót lọt phần nào, quả là may mắn lớn :d

                  Comment


                  • #10
                    thôi thì từ ngữ địa phương phải chịu thôi,ta cần tìm hiểu 1 tý vậy nếu ko chỉ khổ anh em mình là dân kỹ thuật đi mua đồ thôibi họ gọi bạc đạn, bạc đồng họ gọi bạc thau, babit họ gọi bạc thiếc v v ...
                    Đời là một chiếc bậc thang Sự học là một quyển vở không trang cuối cùng

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi hyondd Xem bài viết
                      em may mắn có ba miền bắc, mẹ người miền trung, và lớn lên , học tập ở miền nam nên cũng nghe trót lọt phần nào, quả là may mắn lớn :d
                      Tuyệt quá!...

                      Comment


                      • #12
                        Chúng ta thử phân tích 2 từ: Bạc đạn / Vòng bi.
                        1- Bạc đạn = Bạc ( partie - phụ tùng, bộ phận) + đạn = Pháp + Việt = bộ phận chứa đạn tròn.
                        2- Vòng bi = Vòng + bi (bille - viên bi) = Việt + Pháp = Cái vòng tròn có chứa viên bi.
                        Cả 2 tứ đều có mượn tiếng Pháp, cả 2 từ đều mô tả một món đồ có chứa đạn bi, vây khi quen từ này thì thấy từ kia kỳ cục như vậy ta đang bị "trúc đen, trúc đỏ" làm mù mất rồi?
                        Bạc thiếc?...Có đấy!... Trong nam gọi là bạc chì, bạc này làm bằng chì antifriction (chống ma sát). Chì antifriction là một hợp chất chì + thiếc + bạc + nickel, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy rất thấp. Bạc chì rất thông dụng trong ổ đở trục máy diesel (máy dầu)

                        Comment


                        • #13
                          Đọc bài này nhớ lần đầu ra Bắc đi uống bia hơi vỉa hè phục vụ hỏi các anh uống mấy vại nghe mà hoảng vì khi đó trong Nam bia tính theo lít đựng trong ca hay bình nhỏ 1 , 2 lít mà cái vại còn to hơn cả cái lu .

                          Comment


                          • #14
                            Quả dứa ngoài bắc, trong này gọi là trái thơm. Củ sắn - khoai mỳ. Quả doi - dân nam lại gọi là trái mận.......Gần 40 năm thống nhất rồi mà Bắc với Nam vẫn khác biệt những từ thông dụng như thế, huống chi từ kỹ thuật. Tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc ....! Tức là thụt lùi. May mà trái v-ú sữa thì ai cũng hiểu....

                            Comment


                            • #15
                              Riêng tôi lại chợt nhớ đoạn đối thoại của Học giả Nguyễn Hiến Lê với người bạn của mình trong phần cuối của ký sự "Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười":
                              Dù sao, tôi cũng vào đây, trễ lắm là một năm nữa, chắc chắn chưa có gì thay đổi mà cô Ba Đa Kao với cô Hai Cát Bích vẫn vui vẻ và thân mật đãi tôi những món chả giò, thịt kho nước dừa, bánh da lợn… chứ? Mình phải tập giọng Nam và dùng những tiếng Nam để các cô ấy hết mỉm cười như có ý chế nhạo mình nữa.

                              Rồi anh lớn tiếng kêu xe:

                              - Xe “dề” Khánh Hội không?... Đúng giọng đó không, anh Lê?... Ủa, sao gọi họ mà họ không quay lại? Không thèm kiếm ăn nữa sao? Tới giờ anh chàng đi tiệm ngồi chồm hỗm trên ghế ăn mì và bánh ngọt rồi chăng?

                              Tôi mỉm cười:

                              - Đâu phải! Còn là tốn công học tập. Này nghe tôi gọi này… Kéo!

                              - À mỗ nhớ rồi. Phải biên vào sổ tay mới được. Ngoài Bắc gọi “Xe!” thì trong này gọi “Kéo!”.

                              - Hai thầy về đâu?

                              - Về Khánh Hội… Rắc rối quá. Phải không anh Bình? Xe tay và xe kéo, xe đạp và xe máy; xe ô tô và xe hơi. Bao giờ mới thống nhất những danh từ thường dùng ấy để anh đỡ mất công học?

                              - Anh rõ thật là mâu thuẫn: thống nhất rồi thì đâu còn cái màu sắc địa phương nữa? Nhưng sớm muộn gì rồi cũng sẽ thống nhất. Chúng mình nên lấy làm may mắn được sống ở thời này.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ptoanel Tìm hiểu thêm về ptoanel

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X