Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tụ có lắp sai không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Thì chính bác vvp nói mô tơ khi quay phát ra điện chứ ai.

    Đặt bẫy lung tung hại thế hệ trẻ là đúng rồi.
    Còn phải xem bẫy nhằm vào ai với mục đích gì nữa mới đánh giá được có hại thế hệ trẻ hay không chứ .

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi vi van pham

      Hai cái motor của dinhthuong80 tiếp xúc với nhau bời 2 cái nhông.
      Chiều quay 2 motor không bao giờ giống nhau cái quay thuận, cái còn lại sẽ quay nghịch .
      Dây điện màu đen cấp điện cho motor quay. Khi quay tay sẽ nghịch chiều cho motor thứ 2 có dây màu trắng gắn vào que đo VOM, vì vậy mới có điện thế cùng chiều.

      Cẩn thận! dùng xảo thuật quay clip sẽ bị TLM thưa với Bqv ban tên đó xem ở đây: http://www.dientuvietnam.net/forums/...72#post1716916
      Chỉ có 1 cái motor thôi bác à, đấy là nguyên bộ motor và bánh răng để xoay chổi than của ổn áp Lioa, trục motor quay cùng chiều với bánh răng lớn gắn tay quay. Không lẽ lại phải làm một thí nghiệm nữa để chứng minh là chỉ có duy nhất 1 motor nữa sao?!!!!

      //Đúng là mình...ngu thật, ai bảo không thèm quay hình rõ ràng từng góc cạnh của hệ thống trước khi thí nghiệm để thấy cái motor, thế là lại phải quay thêmn 1 clip khác!!!!

      Comment


      • #48
        Trong khi làm Clip để chứng minh tôi đã phát hiện cái motor nam châm vĩnh cữu trong máy ly tâm của tôi khác với motor DC thông thường dạng đồ chơi con nít.

        Hai motor khi làm máy phát điện đã phát khác nhau. Sự hiểu klầm này đã làm tôi nặng lời với TLM tôi thành thật xin lỗi.

        Comment


        • #49
          Ôi, giá mà bác hay ai đó chịu khó làm thí nghiệm sớm thì hay biết mấy! dinhthuong80 vừa mới quay lại 1 clip, mới tải lên, định vào còm up đường dẫn, híc, thế là 3 cái clip trở nên vô nghĩa rồi!!!

          Việc nhầm lẫn này rất bình thường bác ạ, chỉ đáng lo ngại là vẫn có (nhiều) người trẻ chỉ biết hùa theo đám đông hay ai đó để chỉ thích lên án người khác mà không biết kiểm nghiệm thực tế hay suy luận, đặt câu hỏi để xác định đúng sai gì cả.

          //nhân đây, nhờ bác xác nhận luôn giúp mọi người là áp phát ra luôn nhỏ hơn áp cấp cho motor NCVC để nó quay cùng tốc độ ạ, vì không thể triệt tiêu được ma sát. Cảm ơn bác.

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

            nhân đây, nhờ bác xác nhận luôn giúp mọi người là áp phát ra luôn nhỏ hơn áp cấp cho motor NCVC để nó quay cùng tốc độ ạ, vì không thể triệt tiêu được ma sát. Cảm ơn bác.
            Đừng trách các bạn trẻ. Không nhờ bác tuyennhan tôi đã làm clip với motor ly tâm đăng lên thì còn tranh luận dài dài. Nhờ có bác ấy tôi chợt nhớ ra mình được cập nhật các máy móc mới, kỹ thuật mới, còn các bạn chỉ có máy móc cũ, kỹ thuật cũ. Có khi nào 2 cái motor khác nhau? vì vậy tôi đã lấy motor trong xe của đứa cháu kiểm chứng quả nhiên là khác biệt.
            Từ trước tới giờ ông nói gà, bà nói vit, chỉ có sự trung thực nhận ra khác biệt mà thôi. Ai cũng nói đúng.

            Tôi không ưa diễn giải kiểu hàn lâm tổng hợp vecto A và vectơ B v.v.
            Giải thích kiểu đơn giản cho ai cũng hiểu là:
            1- motor cấp điện sẽ chịu 2 lực nam châm và dòng điện làm quay rotor.
            2- máy phát quay chỉ có lực nam châm sinh cảm ưng điện từ.
            Do đó cùng tốc độ V máy phát < V motor.

            Comment


            • #51
              Chắc cái motor trong may litâm của bác nó thuộc kiểu kích từ bằng cuộn dây hoặc bên trong có thêm mạch gì đấy nhằm chỉnh lưu để khi ngừng cấp điện thì dòng phát sẽ chạy qua cầu diode hay ngược tụ nhằm thắng lại ngay chứ không cho quay theo trớn. Chứ nếu cứ như bình thường, khi quay nó tạo ra áp âm thì càng quay nó càng chạy nhanh vì áp cứ tăng dần, như thế tốc độ thật khủng khiếp!!!

              Comment


              • #52
                TLM cũng xin lỗi vì dùng từ khó nghe với bác.

                Nếu 2 bên chịu khó lắng nghe nhau thì đã chẳng tốn thời gian tranh luận vô ích.
                sau.ph

                Comment


                • #53
                  Tự dưng luồng của em lại đi sai chủ đề quá,nhưng qua video của Bác dinhthuong80 thì cái mạch đầu bài em hiểu đúng,và phân tích dòng chảy chuẩn,nó nhân 2 ở 1 nửa bán kỳ.
                  Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                    Ôi, giá mà bác hay ai đó chịu khó làm thí nghiệm sớm thì hay biết mấy! dinhthuong80 vừa mới quay lại 1 clip, mới tải lên, định vào còm up đường dẫn, híc, thế là 3 cái clip trở nên vô nghĩa rồi!!!

                    Việc nhầm lẫn này rất bình thường bác ạ, chỉ đáng lo ngại là vẫn có (nhiều) người trẻ chỉ biết hùa theo đám đông hay ai đó để chỉ thích lên án người khác mà không biết kiểm nghiệm thực tế hay suy luận, đặt câu hỏi để xác định đúng sai gì cả.

                    //nhân đây, nhờ bác xác nhận luôn giúp mọi người là áp phát ra luôn nhỏ hơn áp cấp cho motor NCVC để nó quay cùng tốc độ ạ, vì không thể triệt tiêu được ma sát. Cảm ơn bác.
                    Áp ra nhỏ hơn áp cấp khi quay trục đồng tốc cái này mình nghĩ không phải do ma sát vì mình dùng 1 mô tơ khác để quay qua puli thì dòng của mô tơ đó khi có tải và không tải không chênh gì nhiều dòng chỉ tăng và giảm tốc khi nối tải vào mô tơ thử . Mô tơ có đánh dấu cực + khi cấp nguồn đúng cực mô tơ quay theo chiều kim đồng hồ là thuận ngược lại là mô tơ nghịch với mô tơ thuận thì khi quay trục thuận chiều áp ra đúng cực tính đầu vào quay ngược thì áp ra ngược .

                    Khi tranh luận nên dẫn lý thuyết đúng trọng tâm tránh lan man dài dòng nếu có thêm kết quả thực nghiệm thì lập luận càng vững , trên mạng có câu : nghìn lời nói không bằng làn khói honda cũng có lý phết .

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                      Áp ra nhỏ hơn áp cấp khi quay trục đồng tốc cái này mình nghĩ không phải do ma sát vì mình dùng 1 mô tơ khác để quay qua puli thì dòng của mô tơ đó khi có tải và không tải không chênh gì nhiều dòng chỉ tăng và giảm tốc khi nối tải vào mô tơ thử . Mô tơ có đánh dấu cực + khi cấp nguồn đúng cực mô tơ quay theo chiều kim đồng hồ là thuận ngược lại là mô tơ nghịch với mô tơ thuận thì khi quay trục thuận chiều áp ra đúng cực tính đầu vào quay ngược thì áp ra ngược .

                      .
                      Do ma sát đó mà. Thực ra nên nói là, vì sao khi quay motor với 1 tốc độ thì cho áp phát ra là V mà khi cấp vào cũng điện áp đó thì motor lại quay chậm hơn?

                      Mình giải thích thế này, vì thực tế có ma sát do không khí cản rotor quay, ma sát tại tiếp xúc trục quay,..., ban đầu roto đứng yên, cấp vào điện áp V thì sẽ có dòng điện Imax=V/Rdây. Dòng điện này tạo từ trường cấp momen mạnh ban đầu để nó quay. ( đây cũng là lí do họ gắn tụ như chủ xị nêu nhằm khởi động khi áp sụt quá nhỏ).

                      Khi roto đã quay, vẫn có dòng điện qua nó nên nó cứ thế tiếp tục được gia tốc, là nguyên nhân motor quay nhanh dần.
                      Vậy nó quay nhanh dần đến khi nào? Vì nó quay nên nó phát ra điện áp cùng chiều áp cấp, và áp này cũng tăng dần theo tốc độ motor.
                      Cứ thế, áp motor phát ra tăng dần và dòng điện qua motor giảm dần cho đến khi motor đạt tốc độ max ổn định thì ta có công thức sau:

                      Ptt=(V-Vm)^2/Rn = Pms,

                      trong đó Ptt là công suất không tải của motor, Vm là áp motor phát ra, Rn là tổng trở cuộn dây motor tại lúc đó( do tăng vì nhiệt) và Pms là công suất của lực ma sát tạo ra do sức cản không khí và ma sát trục quay. (Đây cũng như khi xe chạy rồi ta vẫn phải giữ ga để giữ nguyên vận tốc, nếu không xe sẽ chậm dần, chính do ma sát. lúc đó công suất nhiên liệu bị đốt chỉ là để cân bằng ma sát. Nếu thêm tải trong, hay motor có tải thì tức là ma sát tăng do F=ms)

                      Như vậy, đặt trường không có ma sát, khi đó motor sẽ cứ tăng tốc cho đến khi áp motor phát ra đúng bằng áp cấp, dòng điện qua motor bằng 0, lúc đó không còn lực tác động vào motor nữa, theo định luật quán tính, motor sẽ cứ chạy với tốc độ đó, dù ta ngắt nguồn cấp. Khi ấy quả thực chúng ta đã có cái động cơ vĩnh cửu như mong muốn.

                      Như vậy rõ ràng là, vì thực tế do có ma sát nên motor luôn quay với tốc độ nhỏ hơn, thế nên ta quay nó chỉ với tốc độ đó thì áp phát ra không bao giờ bằng áp cấp được.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi kehuydiet092 Xem bài viết
                        Tự dưng luồng của em lại đi sai chủ đề quá,nhưng qua video của Bác dinhthuong80 thì cái mạch đầu bài em hiểu đúng,và phân tích dòng chảy chuẩn,nó nhân 2 ở 1 nửa bán kỳ.
                        Chủ đề của bạn đã giải quyết xong như bạn nêu trên mạch trên được tranh luận nhiều vì nhìn thấy nó sai so với mạch cơ bản đã biết nên cho là nó sai . Những người cho là sai quên đi rằng mạch sai đó đã được ráp vào mô tơ và dùng tốt nếu ai đó nhận ra và ráp thực nghiệm thì mới biết tại sao mà phải ráp như thế .

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                          Do ma sát đó mà. Thực ra nên nói là, vì sao khi quay motor với 1 tốc độ thì cho áp phát ra là V mà khi cấp vào cũng điện áp đó thì motor lại quay chậm hơn?

                          Mình giải thích thế này, vì thực tế có ma sát do không khí cản rotor quay, ma sát tại tiếp xúc trục quay,..., ban đầu roto đứng yên, cấp vào điện áp V thì sẽ có dòng điện Imax=V/Rdây. Dòng điện này tạo từ trường cấp momen mạnh ban đầu để nó quay. ( đây cũng là lí do họ gắn tụ như chủ xị nêu nhằm khởi động khi áp sụt quá nhỏ).

                          Khi roto đã quay, vẫn có dòng điện qua nó nên nó cứ thế tiếp tục được gia tốc, là nguyên nhân motor quay nhanh dần.
                          Vậy nó quay nhanh dần đến khi nào? Vì nó quay nên nó phát ra điện áp cùng chiều áp cấp, và áp này cũng tăng dần theo tốc độ motor.
                          Cứ thế, áp motor phát ra tăng dần và dòng điện qua motor giảm dần cho đến khi motor đạt tốc độ max ổn định thì ta có công thức sau:

                          Ptt=(V-Vm)^2/Rn = Pms,

                          trong đó Ptt là công suất không tải của motor, Vm là áp motor phát ra, Rn là tổng trở cuộn dây motor tại lúc đó( do tăng vì nhiệt) và Pms là công suất của lực ma sát tạo ra do sức cản không khí và ma sát trục quay. (Đây cũng như khi xe chạy rồi ta vẫn phải giữ ga để giữ nguyên vận tốc, nếu không xe sẽ chậm dần, chính do ma sát. lúc đó công suất nhiên liệu bị đốt chỉ là để cân bằng ma sát. Nếu thêm tải trong, hay motor có tải thì tức là ma sát tăng do F=ms)

                          Như vậy, đặt trường không có ma sát, khi đó motor sẽ cứ tăng tốc cho đến khi áp motor phát ra đúng bằng áp cấp, dòng điện qua motor bằng 0, lúc đó không còn lực tác động vào motor nữa, theo định luật quán tính, motor sẽ cứ chạy với tốc độ đó, dù ta ngắt nguồn cấp. Khi ấy quả thực chúng ta đã có cái động cơ vĩnh cửu như mong muốn.

                          Như vậy rõ ràng là, vì thực tế do có ma sát nên motor luôn quay với tốc độ nhỏ hơn, thế nên ta quay nó chỉ với tốc độ đó thì áp phát ra không bao giờ bằng áp cấp được.
                          Mình thì nghĩ do cấu tạo của rô tô vì khác nhau giữa đc dc và đc phát điện .

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                            Chắc cái motor trong may litâm của bác nó thuộc kiểu kích từ bằng cuộn dây hoặc bên trong có thêm mạch gì đấy nhằm chỉnh lưu để khi ngừng cấp điện thì dòng phát sẽ chạy qua cầu diode hay ngược tụ nhằm thắng lại ngay chứ không cho quay theo trớn. Chứ nếu cứ như bình thường, khi quay nó tạo ra áp âm thì càng quay nó càng chạy nhanh vì áp cứ tăng dần, như thế tốc độ thật khủng khiếp!!!
                            Không đúng. Khi cấp điện + vào dây đỏ, - vào dây đen của motor. Áp sinh ra âm hay dương tùy vào vị trí chổi than. Đố mọi người biết tại sao motor của tôi phát ra áp âm?

                            Comment


                            • #59
                              //////////?????????????????????????????????

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                                Không đúng. Khi cấp điện + vào dây đỏ, - vào dây đen của motor. Áp sinh ra âm hay dương tùy vào vị trí chổi than. Đố mọi người biết tại sao motor của tôi phát ra áp âm?

                                vậy chắc motor đó có vấn đề chăng bác? Giả sử nó bị lỏng chỗi than, khi cấp điện nó quay mạnh lên thì kéo chổi than tới đúng vị trí vốn có nên bình thường, khi nó đứng lại hoặc quay chậm thì vị trí chổi than lại ở vị trí cổ góp khác, nên áp ra âm.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                kehuydiet092 điện tử Tìm hiểu thêm về kehuydiet092

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X