Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tụ có lắp sai không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Tôi nghĩ thế này không biết đúng hay sai:
    Motor chổi than Dc làm quạt, khi cắt nguồn AC quán tính vẫn quay rotor và phát ra điện thế ngược lớn làm hư diode chỉnh lưu. Nhà sàn xuất gắn tụ vào đó để xả áp ngược bảo vệ diode.
    Cháu nghĩ bọn sx nó ko tính tới điều này,vì 12v sao làm hỏng cầu D đc,với lại khi rút điện motor vẫn chạy theo quán tính 1 tý nữa,cháu chỉ đoán motor nó quấn dây chạy chuẩn ở 12v,nên khi điện yếu nó ko mồi chạy đc,họ cho con tụ kia để khắc phục điều đó,và phải mức như sơ đồ,chứ mắc như chỉnh lưu thông thường ở số nhỏ momen quay vẫn ko thắng đc ì.
    Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

    Comment


    • #17
      Khi cắt nguồn AC ở tốc độ 12vdc, áp ngược cũng xấp xỉ 12 volt DC. Didoe xem như bị nối tắt. Hư hỏng chỉ còn là thới gian mà thôi.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

        Chắc không đâu ạ, vì như thế thì áp từ motor lại chỉ đi ngược qua 1 con diode thay vì 2 con nối tiếp, mà khi ngắt điện thì cùng vận tốc, áp motor tạo ra không thể lớn bằng áp cấp vào nó được. Hơn nữa, motor này là quạt con cóc thổi bếp than thì phải, thì khởi động cũng rất dễ, đâu cần phải hỗ trợ như chủ thớt phân tích.
        Chỉ có bằng thí nghiệm thực tế mới xác định chính xác vì sao lại gắn con tụ như thế thôi!
        Khi ngắt điện Ac, áp cấp motor =0 volt. Chỉ còn áp nghịch mà thôi. Điện thế này nạp ngược giá trị tụ ( do đó tụ phài dùng 35v mà không dùng 16 volt) , nhanh chóng ngừng motor bảo vệ diode . Cái này hồi xửa hồi xưa nói là phương pháp dừng động lực hay gì đó qquên mất tên rồi.
        Ai không tin có thể kiểm chứng bỏ tụ, cứ để quán tính quạt chạy sẽ biết hư cái gì.
        Last edited by vi van pham; 09-04-2020, 17:27.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Khi cắt nguồn AC ở tốc độ 12vdc, áp ngược cũng xấp xỉ 12 volt DC. Didoe xem như bị nối tắt. Hư hỏng chỉ còn là thới gian mà thôi.
          cháu nghĩ bọn sx nó thêm con tụ ko phải mục đích đó đâu,diot bèo nhất nó cũng dùng 1N4004,chịu áp ngược lên tới hàng mấy trăm vôn,12v ăn nhằm gì.
          Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi kehuydiet092 Xem bài viết

            cháu nghĩ bọn sx nó thêm con tụ ko phải mục đích đó đâu,diot bèo nhất nó cũng dùng 1N4004,chịu áp ngược lên tới hàng mấy trăm vôn,12v ăn nhằm gì.
            Áp thuận chứ cháu? Motor này có tính thuận nghịch. Khi cấp DC nó là motor. Khi cho nó quay, nó là máy phát điện. Cùng chiều quay điện thế sẽ trái dấu nên gọi là áp nghịch.
            Chỉ sợ dòng motor không đủ đánh thủng diode mà thôi.

            Comment


            • #21
              Khi ngắt điện moto quay theo quán tính, điện áp dc nó tạo ra cùng chiều với điện áp nguồn, nên không có dòng chạy qua diot.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi phongltyt Xem bài viết
                Khi ngắt điện moto quay theo quán tính, điện áp dc nó tạo ra cùng chiều với điện áp nguồn, nên không có dòng chạy qua diot.
                Tạo ra cùng chiều và áp giảm dần theo tốc độ.
                Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

                Comment


                • #23
                  Thêm 1 mạch này của anh bạn thợ giờ vẫn thỉnh thoảng sửa đầu VHS cho người chơi đồ cổ.Theo các Bác thì nó hoạt động như nào ạ?
                  Attached Files
                  Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

                  Comment


                  • #24
                    Có điện, motor quay chiều kim đồng hồ, cúp điện nó vẫn quay chiều kim đồng hồ là cùng chiều, khi ấy áp nó phát ra cũng là dương ở đầu ra của diode, tức cực dương của tụ mà bác. Nói chung, motor này là máy điện thuận nghịch, tức là tại một cực, nếu cấp điện dương nó quay chiều nào thì khi quay nó theo chiều đó nó sẽ phát ra điện dương ở chính cực đó. Chắc bác nhầm là dòng điện rồi, dòng điện thì mới là nghịch chiều. Vì thế mà khi mất điện nó mới quay theo trớn chứ nó phát ra điện áp ngược chiều thì dòng điện lại cùng chiều với khi có nguồn, lúc đó qua cầu diode, motor sẽ ngừng quay ngay tức khắc.

                    Comment


                    • #25
                      Lúc khởi động mô tơ đang đứng yên nên ăn dòng lớn. Quay càng nhanh thì dòng càng giảm chứng tỏ sức điện động phản kháng cùng cực tính với nguồn.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #26
                        Ngắt điện cuộn dây rờ le sinh ra áp "tự cảm", cuộn dây mô tơ quét qua nam châm vĩnh cửu là hiện tượng "cảm ứng điện từ". Bác cứ lấy râu ôg nọ cắm cằm bà kia mãi thế.

                        Tuỳ theo góc nhìn:
                        - Nếu xem mô tơ đang quay là một nguồn điện nối tiếp với nguồn ban đầu thì 2 nguồn này ngược chiều nhau.
                        - Nếu xem mô tơ mắc song song với nguồn thì chúng cùng chiều với nhau.
                        (Để tránh lẫn lộn, TLM dùng từ "cùng cực tính". Tức là + mô tơ nối với + nguồn, - mô tơ nối với - nguồn. Nên khi mô tơ quay trớn thì không tạo ra dòng qua cầu diot). Click image for larger version

Name:	CACFD497-CE04-43DC-A848-E07D19D718AE.jpeg
Views:	2218
Size:	86.4 KB
ID:	1717295

                        Điện áp mô tơ sinh ra nhỏ hơn điện áp nguồn ban đầu nên nó quay chậm dần chứ không vĩnh cửu được.
                        sau.ph

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi kehuydiet092 Xem bài viết
                          Thêm 1 mạch này của anh bạn thợ giờ vẫn thỉnh thoảng sửa đầu VHS cho người chơi đồ cổ.Theo các Bác thì nó hoạt động như nào ạ?
                          Mạch này cũng tương tự như mạch ở đầu luồng, gồm 2 nguồn mắc song song song với nhau: nguồn "cao áp" (nhân đôi điện thế) có hạn dòng (bởi tụ nối tiếp) mắc song song song với nguồn thấp áp chỉnh lưu cầu.

                          Khi khởi động, áp trên mô tơ còn thấp, nó ăn dòng từ cả 2 nguồn. Khi mô tơ quay đủ nhanh, nó chỉ ăn dòng của nguồn cao.

                          Mục đích của mạch này là cấp dòng khởi động vừa đủ lớn vì lấy dòng chủ yếu từ nguồn thấp. Nếu chỉ dùng nguồn "cao áp" có hạn dòng thì dòng khởi động không đủ lớn. Nếu nguồn "cao áp" không hạn dòng thì dòng khởi động quá lớn.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #28
                            dinhthuong80 hơi dốt về điện nên phải dùng định luật cơ học của Newton để giải thích: Định luật quán tính và Định luật tác dụng -phản tác dụng!!!

                            Trạng thái bền của motor là đứng yên, khi có dòng điện đi vào cực dương của nó, làm nó quay thì bằng cách nào đó (cảm ứng điện từ) nó sẽ sinh ra sđđ cảm ứng/điện thế cảm ứng để kháng lại dòng điện vào nó để chống lại sự làm nó quay. Vậy áp nó tạo ra phải cùng dấu áp vào hay dòng điện sinh ra ngược chiều dòng điện vào.

                            Khi motor ở trạng thái cân bằng là đang quay rồi, áp tại cực dương nó là dương thì khi mất điện, nó phải sinh ra điện áp cảm ứng sao cho chống lại sự mất áp tại cực dương của nó, thì đương nhiên áp sinh ra đó phải dương tại cực dương rồi.

                            Với rơle, có điện, đầu ra tại cực C trans là âm, dòng điện đi vào C của trans. Khi mất điện cuộn dây sẽ sinh ra áp sao để chống lại sự mất dòng điện ban đầu, như vậy ở đây mới là sinh ra áp dương tại cực C, ngược chiều áp vào ban đầu. Lúc này mới cần diode xả dòng điện này, nếu không thì áp đó rất lớn do không tải, đánh thủng mối CE ngay.
                            Như vậy cuộn dây của motor với rơle vẫn không hề mâu thuẫn, motor vẫn sinh ra áp ngược chiều ban đầu nếu từ đầu nó bị kẹt trục đứng yên.

                            Bác vivanpham có cần video chứng minh điều này không? Line bác dẫn cũng chỉ rõ là U kháng của motor cùng chiều U vào mà. Bác hơi nhầm giữa điện áp kháng và dòng điện kháng thì phải.

                            Comment


                            • #29
                              Bác đuối lý rồi lại đem cấu tạo mô tơ ra đánh trống lảng.

                              Nếu mô tơ phát ra điện âm thì chẳng khác gì lúc sạc pin mà mắc ngược cực: dòng điện tăng còn lớn hơn khi nguồn bị chập ngõ ra nữa ấy chứ.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #30
                                Vậy bác giải thích xem, tại sao khi ngắt điện thì điện áp lại từ từ hạ xuống tỉ lệ thuận với tốc độ quay nhé:

                                https://youtu.be/ePDuWIVcGvc

                                Thí nghiệm này sơ đồ y như chủ thớt đưa ra, tụ 220uF nối dương cầu diode và 1 đầu vào. Khi bật điện nó quay, áp 2 đầu motor dạng chỉnh lưu nhân đôi 1 bán kì như OSL hiển thị. Khi ngắt điện, motor vẫn quay theo chiều đã quay, áp 2 đầu giảm dần theo tốc độ, có dạng 1 chiều hơi nhấp nhô vì chuyển mạch cổ góp-chổi than mà không thể đi qua tụ kia. Sóng như thế chứng tỏ áp motor phát ra cùng chiều áp khi có điện mà.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                kehuydiet092 điện tử Tìm hiểu thêm về kehuydiet092

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X