Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ngộ độc thực phẩm: Dấu hiệu nhận diện, nguyên nhân và cách phòng tránh

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngộ độc thực phẩm: Dấu hiệu nhận diện, nguyên nhân và cách phòng tránh

    I. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi nào?

    Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm bởi virus, vi khuẩn, nấm mốc có độc tố mạnh hoặc hóa chất. Người bị ngộ độc thường sẽ có các triệu chứng như:
    • Ói mửa, buồn nôn
    • Đau bụng
    • Sốt
    • Đi tiêu phân lỏng hoặc có lẫn máu
    • Mệt mỏi
    • Chán ăn
    • Đau cơ
    • Ớn lạnh…

    Ngộ độc thực phẩm. Nguồn: The New York Times

    II. Nguyên nhân nào khiến thực phẩm bị ô nhiễm?

    Nguyên nhân khiến thực phẩm bị ô nhiễm có thể xảy ra do những vấn đề trong khâu sản xuất, bảo quản hoặc chế biến.

    1. Khâu bảo quản

    Không cất giữ thực phẩm đúng cách hoặc nhiệt độ bảo quản không phù hợp như không đủ làm lạnh thực phẩm, đặc biệt là đối với thịt và các sản phẩm từ sữa.

    2. Khâu chế biến
    • Khâu chế biến không tuân thủ các quy tắc về vệ sinh thực phẩm và không rửa tay đúng cách
    • Nhiễm khuẩn chéo từ các thực phẩm khác (lây nhiễm chéo).
    • Thực phẩm không được nấu chín đúng cách để tiêu diệt các vi sinh vật, nấm mốc gây hại.
    Để tránh không bị ngộ độc thực phẩm, tốt nhất là bảo đảm ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm ngay sau khi nấu. Ngoài ra, cần chọn những thực phẩm chế biến an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.

    III. Các biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm


    Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Nguồn: Nicolet Law

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Việc này có thể gồm:
    • Ưu tiên mua thực phẩm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng
    • Bảo quản thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp, đúng cách
    • Thức ăn đã nấu chín không để ở nhiệt độ thường quá 2 giờ
    • Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi
    • Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ
    • Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
    • Luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn
    Với những thông tin được chia sẻ trong bài, hi vọng bạn đã “nhận diện” được ngộ độc thực phẩm là gì, biết cách phòng ngừa hiệu quả. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe thật tốt.

  • #2
    Tôi thì không học về MCU, không giỏi về VXL , cũng mờ tịt về công nghiệp thực phẩm, nhưng cũng cố gắng tự làm được cái này.
    Đồ ở chợ mua về cứ đặt ở sân, rồi xếp cái máy này lên trên, rồi đi chơi.
    Một lúc sau quay lại., nếu nó chỉ báo ở mức số 7 hay số 9 thì cho vào bếp nấu ăn được.
    Còn nếu nó báo số 15 17 trở lên thì để nấu cho chó mèo ...'cưng'
    Thỉnh thoảng tôi cũng hay phải đến ....'miền đất lạ', tôi cũng để bật nó trong cặp.
    Nếu bỗng nhiên nó phát ra tiếng bip bip, hiện lên số trên 30 thì ... cần phải tránh xa khu vực đó ngay lập tức.
    Các thày bảo đó là vùng...' đất dữ'

    Click image for larger version

Name:	AAA.jpg
Views:	0
Size:	61.7 KB
ID:	1734228
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment

    Về tác giả

    Collapse

    letuhbs Tìm hiểu thêm về letuhbs

    Bài viết mới nhất

    Collapse

    Đang tải...
    X