Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hình dạng của sóng sine "của em"... xấu quá

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Digital thì mình chưa được dùng nhưng cảm nhận vẫn thích Analog hơn. Cảm nhận nó vẫn chuẩn hơn số (cùng giá tiền , thông số).

    Comment


    • #32
      Làm những việc đo test tần thấp, đáp ứng thời gian thực Bác cứ sài con 60M chuẩn là đủ tung hoành rồi. ( dùng được loại analog thì tốt )
      Cảm ơn bác em chỉ cần đo đạc sửa chữa nhỏ thôi nên cần những cái như bác bảo là chắc ngon rồi, bác xen có chỗ nào bán máy cũ giá cả hợp lý kg...?

      DĐ : 0984 334 368

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
        Digital thì mình chưa được dùng nhưng cảm nhận vẫn thích Analog hơn. Cảm nhận nó vẫn chuẩn hơn số (cùng giá tiền , thông số).
        hai cái này sẽ không cùng giá tiền , thông số vì hai công nghệ hoàn toàn khác nhau.
        Hiện tại những máy DSO đang chiếm ưu thế hơn analog bởi khả năng linh hoạt ,gọn nhẹ hơn, băng thông lớn , quan sát rộng , dễ sử dụng ( với nhiều tính năng kỹ thuật số đặc biệt ) ... công nghệ càng ngày càng cao , tần số lấy mẫu cao ... nên nó chẳng kém gì so với Analog nếu không nói có nhiều cái trội hơn. ( ngoài ra nó còn có màn hình màu ( mỗi kênh màu phân biệt ) , ghi lại dữ liệu, video ... kết nối máy tính để phân tích , đánh giá ) ... nên những cái đó lợi thế hơn Analog rất nhiều !

        - Đơn cử 1 ví dụ ( rất đơn giản ) .... Có 1 Remote hồng ngoại ( điều khiển tivi ) , Mình muốn dùng điều khiển này để bật tắt cái bóng đèn bằng hồng ngoại ( cần làm mạch giải mã )khi bấm số 1 trên điều khiển chẳng hạn số xung mã của nó khá nhiều ( cỡ vài chục , vài trăm xung .
        Lúc đó thằng Analog không thể nhìn được hết chuỗi xung mà đánh giá được . Nhưng thằng Số có thể .
        Nó có thể ghi được cả chuỗi xung , chu kỳ , thời gian .v..v ... có thể đưa lên máy tính ... nhìn phát thấy luôn . Lập trình ngon lành ... Thằng Analog xem được cả chuỗi đó thì cũng phát ốm .!

        - OSC Analog thì cũng có một số ưu điểm nhất định ... nhưng trong công nghiệp điện tử hiện đại nó đang bị yếu thế ! Tuy vậy giá thành hạ , sử dụng vẫn hiệu quả, hợp với nghiên cứu, chế tạo , Hobby ... và độ chính xác vẫn làm nó không bị đào thải
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
          Hôm nay tình cờ em đặt nhầm que đo của oscilloscope vào 2 đầu của chiếc biến thế hạ áp, nhìn trên màn hình thấy một cái sóng sine mà bấy lâu nay em vẫn "đóng khung" trong đầu là một sự hoàn hảo tuyệt đối do chuyển động điều hòa của máy phát từ lưới quốc gia tạo ra... thì thấy một thứ không như mình nghĩ. Nó bị méo khá nhiều mà cụ thể là 2 đỉnh trên và dưới bị cắt vát nhẹ, 2 các sườn lên, và cũng không nhìn thấy các đường con"đường cong tuyệt mỹ" uốn lượn (các điểm uốn đặc trưng) của các sườn lên xuống của cả hai nửa âm dương... em chột dạ nghĩ ngay đến sự sai lệch của chiếc oscilloscope cũ kỹ lạc hậu của mình. Mất khá lâu để em xem xét, cân chỉnh và điều chỉnh lại các thông số đo, từ việc loại bỏ nhiễu, phóng to, "soi" đỉnh... và cả đoán già đoán non rằng do một loại thiết bị công suất lớn nào đó bên trong hoặc ngoài nhà em đang hoạt động là thử phạm gây ra cái hình ảnh xấu xí này... Loay hoay đủ kiểu mà vẫn chỉ thấy em "Nguyễn Y Vân" nằm đó...

          Vì vậy series câu hỏi của em là:

          1. Các bác có thể post lên hình ảnh sóng sine từ lưới điện nhà các bác cho em được tham khảo với? (Các bác có điều kiện thì cho em xem hình ảnh từ cả digital và analog oscilloscope với nhé)
          2. Tại sao khi xưa trên các phòng thí nghiệm em học hành, các oscilloscope analog hiển thị một hình sine đẹp hoàn hảo không tì vết là như vậy mà nay em dùng oscilloscope số lại tới nông nỗi này?? (Em trót không trang bị oscilloscope analog để đem so sánh thử thế nào)
          3. Em tìm trên diễn đàn chuyên mục về thiết bị, dụng cụ đo... mà không thấy nên đành vào "Tâm tình" với các bác. Do đó câu hỏi thứ 3 của em là: Những vấn đề về dụng cụ thiết bị đo như kiến thức, kinh nghiệm, hiện tượng... là khá lớn và quan trọng, vậy sao các bác (admin) không mở chuyên mục này nhỉ??

          Và đây là "của em"...



          Đơn giản chỉ là: phe sắt MBA của bạn đểu quá. Cái này VVM gặp nhiều, ban đầu cũng trột dạ nhưng khi lấy cái MBA của thằng nhật ra thì thấy ngon.
          * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
          * Tự động hóa trong công nghiệp.

          Mail: Phone: 0982006716-0984163716

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi oanhchien Xem bài viết
            Làm những việc đo test tần thấp, đáp ứng thời gian thực Bác cứ sài con 60M chuẩn là đủ tung hoành rồi. ( dùng được loại analog thì tốt )
            Cảm ơn bác em chỉ cần đo đạc sửa chữa nhỏ thôi nên cần những cái như bác bảo là chắc ngon rồi, bác xen có chỗ nào bán máy cũ giá cả hợp lý kg...?
            liên hệ với bác voi còi trên kia kìa ... bác ấy có 1 đống oscilloscope !
            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi biphuc Xem bài viết
              Cái Tektronix của tôi lúc đo điện lưới nhìn còn xấu hơn của bạn cơ . Sau đó tôi nối đất ( Đất vườn thật sự ) vào vỏ máy , thì thấy hình sin đẹp hơn rất nhiều . bạn thử làm xem .
              Điện nhà em cũng có tiếp địa bác ạ, nhưng nối đất có chuẩn không thì em chưa kiểm tra. Để em xem lại rồi báo bác sau.

              Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
              bác ý có nhiều máy lắm ... làm bình thường thì tầm <100mhz là ok rồi ( nếu là Digital 100Mhz thì nên xem loại nào mẫu 500Ms/s trở lên mới ngon... chứ đừng ham tần số cao mà Mẫu quá thấp). Làm nguồn , các mức nhiễu đáp ứng thời gian thực cao thì dùng analog vẫn là ngon hơn cả ( tuy dùng phải có kinh nghiệm ... và khó sài hơn số ).

              Làm những việc đo test tần thấp, đáp ứng thời gian thực Bác cứ sài con 60M chuẩn là đủ tung hoành rồi. ( dùng được loại analog thì tốt )
              Em thừa nhận là máy analog cho hiển thị đúng thời gian thực, hình ảnh không vỡ nét xen rất dễ chịu, chưa kể việc soi các chuỗi dao động li ti của các đỉnh sườn xung rất rõ ràng và hiện ra trung thực hơn so với máy số. Nhưng ngoài khả năng hiển thị đó thì các máy analog phải bó tay hoặc rất khó khăn trong vô số việc xử lý phép đo, chẳng hạn việc chụp ảnh bắt xung oneshot, lưu trữ xử lý toán học, hay các chức năng đo tự động... quá mạnh mẽ của máy số...
              Bác cũng nói quá đúng về việc không thể so ngang giá giữa máy số và analog vì máy số mà bằng giá máy analog thì phần nhiều là chất lượng thấp cả phần cứng và mềm

              Nguyên văn bởi vuongvanminh Xem bài viết
              Đơn giản chỉ là: phe sắt MBA của bạn đểu quá. Cái này VVM gặp nhiều, ban đầu cũng trột dạ nhưng khi lấy cái MBA của thằng nhật ra thì thấy ngon.
              Bác nói làm em lại bị chột dạ lần nữa. Em sẽ kiểm tra lại line trực tiếp không qua biến áp xem sao rồi báo cáo bác sau
              Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

              Comment


              • #37
                - Có 1 dạng gọi nôm na là nửa analog nửa digital , xuất hiện tầm từ năm 1990 - 2000 . Loại này về cơ bản là máy analog nhưng có bộ nhớ , ADC , MCU, có thể tạm dừng hoặc lưu lại dữ liệu . kết hợp với đo giá trị điện áp , tính tần số.... Tuy nhiêu sau này với sự phát triển mạnh của DSP, ADC... 2 thằng này lại tách riêng ra
                - Dòng máy analog hiện nay ở việt nam đời cao nhất phổ biến thì vẫn là mấy con Iwatsu SS78XX. Cũng là analog 20mhz nhưng con ruột máy IWATSU SS7802 so với con pintek (taiwan) hoặc mấy con china thì khác biệt cực kì lớn. 1 bên linh kiện SMD chuyên dùng 1 bên là linh kiện xuyên lỗ ( công nghệ cũ < 1995) tuy 2 thằng cùng mới sản xuất (date 2005-2013 ).
                Dòng này mình nhắc tới vì trước đây vài năm có 1 trường DH ngoài HN thanh lí ra ngoài mấy chục con SS7802, lí do bị hỏng nguồn. Mình sửa nó mới biết toàn bộ thiết kế đều tốt hết ngoại trừ phần nguồn . Nó dùng nguồn xung , nhưng lại có 2 nguồn , 1 nguồn chính và 1 nguồn phụ dạng cấp trước. ( giống nguồn +5VSB của máy tính ). thằng nguồn phụ này cứ cắm điện là chạy + kết hợp với thiết kế dùng điện áp dải rộng ( 100-240V) mình dùng điện 220 + khí hậu nóng nên sau vài năm cắm điện liên tục là hỏng phần nguồn.

                Đúng là xem màn hình màu dễ nhìn hơn màn hình CRT truyền thống. nhưng mình vẫn thích cái màu xanh của thằng CRT , nhìn rất đẹp
                - Bảo trì, sửa chữa máy công nghiệp
                - Thiết kế, chế tạo board mạch điện tử
                - Mua bán, sửa chữa thiết bị test: Oscilloscope; Spectrum Analyzer...
                - Dt: 0985205886 -

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi vuongvanminh Xem bài viết
                  Đơn giản chỉ là: phe sắt MBA của bạn đểu quá. Cái này VVM gặp nhiều, ban đầu cũng trột dạ nhưng khi lấy cái MBA của thằng nhật ra thì thấy ngon.
                  Có khi nào do máy biến áp lởm ăn bớt vòng dây cộng thêm lõi lởm nên cái đoạn đầu mà nó hơi phẳng là do đang đi vào vùng bão hòa ?
                  Mình sử dụng khá nhiều BA mua sẵn, theo đánh giá thì là ... siêu lởm @@.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                    Bác đoán suýt chuẩn ! cái ảnh mình lấy trên là máy Stamigo 380p của hãng SONY-Tektronix. ( máy lấy trong xưởng test mạch của bọn Nhật )- hình thức giống hệt tds380 ... trừ BW 500Mhz ( đo 600mhz vẫn ngon, lên 650mhz thì ngất ) tốc độ mẫu 2,5Gs/s ( nguyên bản của nó toàn tiếng Nhật... mò mãi mới biết sài (sau nhờ thàng ks Nhật up hộ firmware, làm cái gì đấy ở trong máy ... nó mới chuyển được sang Tiếng Anh )
                    ( thằng này chắc 50% nhật 50% mỹ đây - Hoặc hàng nội địa chỉ sản xuất cấp cho nhà máy) .

                    mình đã dùng những dòng cao hơn của tektronix ... điểm cơ bản của bọn này là screen từ cổ đến hiện đại đều bố trí na ná tương tự như nhau.
                    @ bác queduong
                    Thằng Sony có 1 thời gian cũng nhảy vào làm oscillosope ( khoảng năm 1975 - 1990 từ model tektronix 465 ) , cho ra đời liên doanh Sony - tektronix , chuyên sản xuất osc cung cấp cho thị trường Nhật và công ty nhật ở nước ngoài. có 1 số máy đời này ngoài sách user manual tiếng nhật còn in cả chữ Nhật lên mấy nút bấm , dùng không quen là bó tay . máy sản xuất ở nhà máy sony nhật , nhưng thiết kế + công nghệ là của tektronix bên mĩ bác ạ .
                    Máy tektronix ngày xưa có cái bao da đựng dây đo trên lưng. ***, cái bao da bền khủng kiếp , 3-4 chục năm mà vẫn da vẫn mịn, lau sơ qua là bóng lên liền . Sao ngày xưa người ta làm cái gì cũng bền thế nhỉ ...?
                    - Bảo trì, sửa chữa máy công nghiệp
                    - Thiết kế, chế tạo board mạch điện tử
                    - Mua bán, sửa chữa thiết bị test: Oscilloscope; Spectrum Analyzer...
                    - Dt: 0985205886 -

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                      Có khi nào do máy biến áp lởm ăn bớt vòng dây cộng thêm lõi lởm nên cái đoạn đầu mà nó hơi phẳng là do đang đi vào vùng bão hòa ?
                      Mình sử dụng khá nhiều BA mua sẵn, theo đánh giá thì là ... siêu lởm @@.
                      Bạn bật que đo ở chế độ 10X , cắm trực tiếp vào điện lưới ( phải hết sức cẩn thận ) => đo vẫn méo như thường . điệu từ dinamo nhà máy điện nó qua gần cục cái máy biến thế mới tới điện nhà bác đó .
                      - Bảo trì, sửa chữa máy công nghiệp
                      - Thiết kế, chế tạo board mạch điện tử
                      - Mua bán, sửa chữa thiết bị test: Oscilloscope; Spectrum Analyzer...
                      - Dt: 0985205886 -

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi voicoi365 Xem bài viết
                        - Có 1 dạng gọi nôm na là nửa analog nửa digital , xuất hiện tầm từ năm 1990 - 2000 . Loại này về cơ bản là máy analog nhưng có bộ nhớ , ADC , MCU, có thể tạm dừng hoặc lưu lại dữ liệu . kết hợp với đo giá trị điện áp , tính tần số.... Tuy nhiêu sau này với sự phát triển mạnh của DSP, ADC... 2 thằng này lại tách riêng ra
                        - Dòng máy analog hiện nay ở việt nam đời cao nhất phổ biến thì vẫn là mấy con Iwatsu SS78XX. Cũng là analog 20mhz nhưng con ruột máy IWATSU SS7802 so với con pintek (taiwan) hoặc mấy con china thì khác biệt cực kì lớn. 1 bên linh kiện SMD chuyên dùng 1 bên là linh kiện xuyên lỗ ( công nghệ cũ < 1995) tuy 2 thằng cùng mới sản xuất (date 2005-2013 ).
                        Dòng này mình nhắc tới vì trước đây vài năm có 1 trường DH ngoài HN thanh lí ra ngoài mấy chục con SS7802, lí do bị hỏng nguồn. Mình sửa nó mới biết toàn bộ thiết kế đều tốt hết ngoại trừ phần nguồn . Nó dùng nguồn xung , nhưng lại có 2 nguồn , 1 nguồn chính và 1 nguồn phụ dạng cấp trước. ( giống nguồn +5VSB của máy tính ). thằng nguồn phụ này cứ cắm điện là chạy + kết hợp với thiết kế dùng điện áp dải rộng ( 100-240V) mình dùng điện 220 + khí hậu nóng nên sau vài năm cắm điện liên tục là hỏng phần nguồn.

                        Đúng là xem màn hình màu dễ nhìn hơn màn hình CRT truyền thống. nhưng mình vẫn thích cái màu xanh của thằng CRT , nhìn rất đẹp
                        Bác đúng là chuyên gia về oscilloscope! Cho em hỏi loại lai đó có phải là loại analog storage không bác? Và có loại nào mà là máy số nhưng tín hiệu hiển thị trên màn hình là tín hiệu analog trực tiếp không qua số hóa không. Phần số vẫn hoạt động song song nhưng chỉ để hiển thị các thông tin đo đạc, xử lý ngoại trừ hình ảnh tín hiệu???

                        Em cũng rất cảm tình với các máy có in toàn chữ Nhật vì chất lượng độ bền của nó.

                        Lại nói chuyện nhiệt độ, độ ẩm em thấy các máy xuất xứ Châu Âu hay bị nóng khi ... tắt máy, chuyện hơi ngược đời, vì cái công tắc nguồn là loại dùng ngắt nguồn AC line. Nhưng nhấn nút tắt rồi mà sau một lúc sờ vào vỏ nó lại thấy còn nóng hơn cả lúc bật. Em chưa tìm hiểu chi tiết bao giờ nhưng suy luận là các máy có hiện tượng như thế là loại dùng nguồn biến áp hạ áp và cái nút công tắc đó chỉ ngắt nguồn hạ áp chứ không ngắt vào đầu nguồn AC line. Em phán đoán thế có đúng không bác?
                        Và vì khí hậu Việt Nam là vừa nóng vừa ẩm nên các máy mà xuất xứ từ xứ khô hoặc lạnh giảm độ bền rất nhiều, có đúng không bác?
                        Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                          Có khi nào do máy biến áp lởm ăn bớt vòng dây cộng thêm lõi lởm nên cái đoạn đầu mà nó hơi phẳng là do đang đi vào vùng bão hòa ?
                          Mình sử dụng khá nhiều BA mua sẵn, theo đánh giá thì là ... siêu lởm @@.
                          Biến áp chạy không tải cơ mà bác?! Sao mà bão hòa được?
                          Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi voicoi365 Xem bài viết
                            @ bác queduong
                            Thằng Sony có 1 thời gian cũng nhảy vào làm oscillosope ( khoảng năm 1975 - 1990 từ model tektronix 465 ) , cho ra đời liên doanh Sony - tektronix , chuyên sản xuất osc cung cấp cho thị trường Nhật và công ty nhật ở nước ngoài. có 1 số máy đời này ngoài sách user manual tiếng nhật còn in cả chữ Nhật lên mấy nút bấm , dùng không quen là bó tay . máy sản xuất ở nhà máy sony nhật , nhưng thiết kế + công nghệ là của tektronix bên mĩ bác ạ .
                            Máy tektronix ngày xưa có cái bao da đựng dây đo trên lưng. ***, cái bao da bền khủng kiếp , 3-4 chục năm mà vẫn da vẫn mịn, lau sơ qua là bóng lên liền . Sao ngày xưa người ta làm cái gì cũng bền thế nhỉ ...?
                            Mình có đọc tài liệu là 50% vốn sony và 50% vốn tektronix . khi chúng hợp tác sản xuất .
                            Trên mặt thì ghi logo SONY - Tektronix ( chữ Textronix không có vạch màu đỏ ở chữ x ).
                            Kết cấu của nó tương tự như TDS380 nhưng đặc biệt hơn ở chỗ 2,5Gs/s và BW 500Mhz ( mình đo tới 620 Mhz vẫn OK ) ... lên đến 650Mhz thì ... không nhận dạng được nữa.
                            Còn TDS380 2Gs/s mình cũng đã thử nó có thể đo tốt đến 450mhz.
                            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
                              Em hiểu rồi, như vậy là sự tiêu dùng tổng hợp của hàng nghìn hộ với số lượng bóng đèn, quạt điện... với hệ số công suất thấp làm biến dạng các sườn, đỉnh??? Nhưng bác nói sự cắt bằng đỉnh sin là tác động đặc trưng của các thiết bị trên thì em chưa hiểu lắm. Tại sao đó lại là đặc trưng của chúng???
                              Hệ số công suất thấp chỉ làm sụt áp chứ không làm méo. Méo là do tải không tuyến tính, dòng điện không phải hình sine.

                              Trong các mạch đó dùng chỉnh lưu bằng điốt + tụ, Dòng qua điốt chỉ xuất hiện khi |U_lưới| > U_tụ. Do đó nó chỉ có phần đỉnh của sine bị sụt áp. Nói cách khác là điện lưới bị "ghim áp".

                              Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
                              Biến áp chạy không tải cơ mà bác?! Sao mà bão hòa được?
                              Không tải thì thứ cấp không có dòng điện nhưng sơ cấp vẫn có dòng. Bạn thử gắn biến áp 110V vào điện 220V xem dòng sơ cấp có tăng rất lớn không (cháy biến áp ráng chịu nhé).
                              sau.ph

                              Comment


                              • #45
                                Dòng này có 2 loại là : Storage oscilloscope và readout cursor.

                                Loại máy như bạn nói thì bọn phillips có thằng PM3355 , 60 mhz. Loại này khi đo tần số thấp ( time/div khoảng từ 5s- 0.1ms ) thì nó là máy số, tín hiệu qua ADC, lưu vào RAM rồi cho ảnh lên màn hình. Còn khi đo tần số cao thì nó là máy analog. tín hiệu nó đưa trực tiếp lên ra màn hình luôn . Dòng HAMEG 203-5 ; 203-7 cũng có trò này .

                                Oscilloscope có loại dùng công tắc cơ khí , đóng mở trực tiếp nguồn điện vào máy . còn có loại dùng nguồn DC cấp trước , trong máy luôn có 1 nguồn chính ( nuôi toàn bộ máy ) và nguồn điện phụ nuôi phần mạch điều khiển nguồn chính tắt mở máy, 2 loại này phân biệt sơ sơ bằng cách nhấn nút power.
                                - Bảo trì, sửa chữa máy công nghiệp
                                - Thiết kế, chế tạo board mạch điện tử
                                - Mua bán, sửa chữa thiết bị test: Oscilloscope; Spectrum Analyzer...
                                - Dt: 0985205886 -

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nauda Khi còn nhỏ hay bị mời phụ huynh vì những trò nghich dại. Giờ vẫn thế! Tìm hiểu thêm về nauda

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X