Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện tử bây giờ khó kiếm việc quá :((

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Học và làm có thể không cùng 1 ngành nghề.
    Nhưng việc nào mà ta làm được, thấy vui vẻ trong khi làm việc và kiếm sống được thì theo.
    Theo một thời gian cảm thấy chán thì chuyển.
    Chuyển đến khi nào hết vòng thì quay về đi học.
    Học suốt đời.
    Vậy đó.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #47
      Mod HT viết câu rất hay : "việc nào mà ta làm được, thấy vui vẻ trong khi làm việc và kiếm sống được thì theo".
      Cứ gì học điện tử là phải làm điện tử ?
      Cứ gì làm điện tử là trước đó phải học điện tử bài bản ở trường ?

      Lâu lâu lại có người lên diễn đàn than vãn tìm việc điện tử khó, trong khi bqv nhiều năm nay phỏng vấn tuyển người làm điện tử, nhúng tỷ lệ thành công khá thấp. Trung bình phỏng vấn 5 ông tuyển được 1 đã mừng rơi nước mắt. Đấy là cho cả cty mình lẫn giúp cty bạn.

      Việc điện tử ngoài thị trường đầy rẫy. Chỉ có người không làm được việc, không biết cách làm việc, không muốn làm việc vất vả, không thèm làm việc vì coi là cấp thấp ... chứ việc chả thiếu.

      Ngay cả ngành CN thông tin nhiều năm nay hô hào mạnh, đào tạo nhiều nhưng gia công so với Mã Lai, Thái cũng còn kém xa chứ chưa nói tới Ấn. Phần mềm thương hiệu trong nước quanh quẩn vẫn chỉ vài chục cái. Mấy thứ kiểu như trình diệt vi-rút BKAV, phần mềm chứng khoán FPT ... chỉ đáng vứt đi. Chính tại diễn đàn này cty NewVoice tuyển lập trình viên gia công cho người Nga, lương khởi điểm 600$ trở lên nhưng vẫn rất ít người qua được vòng sơ tuyển.

      Cực kỳ nhiều những người tự nhận là biết lập trình C nhưng chưa từng đọc qua cuốn The C Programming Language, viết bởi Brian Kernighan & Dennis Ritchie - chính những người đã sáng chế ra ngôn ngữ này.

      Gần như tất cả những người muốn ứng tuyển để kiếm sống bằng lập trình C++ chưa từng đọc hết The C++ Programming Language, thậm chí quá nửa chẳng biết Bjarne Stroustrup là thằng cha nào. Hay là bqv kém may mắn ?

      Rất nhiều kỹ sư điện - điện tử mới ra trường bqv phỏng vấn có nhớ tên, nhưng không nhắc lại ở mức sơ đẳng nhất 3 định luật lý thuyết mạch Kirchhoff, thậm chí có người không vẽ nổi sơ đồ mạch điện cầu thang tối giản.

      ...

      Vậy thì nên trách thị trường khó kiếm việc quá hay trách người lao động đây ?
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
        Cực kỳ nhiều những người tự nhận là biết lập trình C nhưng chưa từng đọc qua cuốn The C Programming Language, viết bởi Brian Kernighan & Dennis Ritchie - chính những người đã sáng chế ra ngôn ngữ này.

        Gần như tất cả những người muốn ứng tuyển để kiếm sống bằng lập trình C++ chưa từng đọc hết The C++ Programming Language, thậm chí quá nửa chẳng biết Bjarne Stroustrup là thằng cha nào. Hay là bqv kém may mắn ?
        Bác nói thế em chạnh lòng, đọc tài liệu C cũng nhiều nhưng chả biết ai đẻ ra cái thằng C vs C++ này . Em mà có vinh dự đc bác bqv pv chắc cũng rớt cái đùng...
        Về điện tử nói riêng ko biết các bác thế nào chứ em thấy dễ kiếm tiền chán, nhìn mấy ông có cơ chọc ngoáy vài phút là có vài triệu đút túi, mình tay nghề non chọc ngoáy cả ngày có khi cả tuần cả tháng mới được vài trăm, đôi khi cũng có cái vài phút cũng đút túi đc tí đỉnh . Nói chung nghề nào cũng thế, trình nào việc ấy ang ang như kiểu tiền nào của ấy ý các bác . Nhiều dự án trước mắt ko dám nhận vì ko đủ tài, lúc này chỉ có xem xét lại bản thân mà thôi.....
        Đã theo điện tử thì phải có hứng thú vs nó, và từ cái hứng thú đó nó đẻ ra tiền cho mình thì hãng xác định theo để duy trì cái hứng thú đó các bác ak...
        Website chính thức đổi địa chỉ website thành
        Mời các bạn ghé thăm !!!

        Comment


        • #49
          Nghề nào cũng dễ kiếm việc làm miễn là tay nghề tinh và nhạy bén trước thị trường. Trước đây mình tuyển một số công nhân trung cấp nghề vào làm việc ở dây chuyền sản xuất. Khi mình giảng về thiết bị tự động hoá của dây chuyền thì một số em không hiểu gì hết. Hỏi ra mới biết các em học ngành điện tử để sửa TV, đầu đĩa còn các thứ khác thì chào thua. Thế là bó tay chấm cơm.
          Bản thân mình ngày xưa học ngành tự động hóa nhưng lại được phân công vào làm ở một xí nghiệp cơ khí. Thế là được học thêm một ngành mới là ngành điện cơ. Tuy nhiên ngày này nếu chỉ biết điện cơ thì vẫn chưa đủ vì các thiết bị điện dân dụng đều được tích hợp điện tử vào. Vì vậy cần phải có một kiến thức tổng hợp về điện tử, điện cơ và cả đến cơ khí và vi tính. Như thế mới có thể trụ được với nghề. Ngày nay ngành cơ điện tử tại các trường cao đẳng và đại học có thể đáp ứng được yêu cầu này.

          Comment


          • #50
            Các em bác sĩ mới ra trường kiếm việc làm còn khó hơn ks điện tử nhiều.
            Bv nào cũng đủ nhân viên,muốn mở phòng mạch tư phải thực tập 5 năm tại các phòng khám hay bệnh viện.Do đó ráng chạy việc làm bằng mọi cách tiêu cực lẫn tích cực.

            Điện tử vẫn dễ kiếm việc hơn y khoa

            Comment


            • #51
              Điện tử cũng như các ngành khác không khó kiếm việc, vấn đề là việc giáo dục tư tưởng trong giảng đường đại học lẫn tư tưởng các bạn sv có vấn đề nặng nề (ko phải lỗi của ai cả mà là bản chất nó thế thôi). Mình lấy 1 ví dụ nho nhỏ, 1 anh học đại học thành tích khá tốt, cũng đình đám với Robot, hệ thống tự động v.v.... thế là anh ta nghĩ đến 1 tương lai khoác áo kỹ sư giỏi và vài ngàn $ đút túi mỗi tháng (vãi ảo), sau khi ra trường nhìn vào yêu cầu tuyển dụng mà anh ta chưa đạt đến 1 nửa yêu cầu trong số đó (5 năm kinh nghiệm là 1 trong những điều hài hước nhất). Giờ thì cái bản chất bắt đầu lộ ra đầy rẫy, liệu anh bạn đó có chịu ngồi sửa tivi LCD hay mấy con di động ko???, liệu anh ta có chịu leo giàn giáo hàn công trình ko?? (ko biết có làm được ko nữa). Nếu ko tại sao ở VN ta ai cũng đâm vào đại học dù biết đường ra hầu như chỉ là sình lầy, ổ gà. Tại sao bên USA sv hầu như tập trung học cao đẳng hoặc nghề, còn đại học có khi mời họ cũng ko thèm. Tại sao ở VN ta 1 ông giảng viên dạy 4 môn một lúc, còn bên UK mà thằng bạn mình theo học thì 1 môn của nó có 4 ông đảm nhận từng phần riêng biệt và tại sao, tại sao, tại sao............... Vì vậy là kỹ sư kỹ thuật ở VN thì cần xác định rõ là sẵn sàng làm thợ sửa tivi hoặc vui lòng đi buôn đồng nát (PLC nát cho ngầu) bất chấp tài năng của bạn loại nào, nếu thấy ko chịu được thì đừng theo kỹ thuật nữa kẻo có ngày ức chế nhảy lầu khổ vợ con cha mẹ thôi. Các bạn trẻ cũng đừng thất vọng vì đường còn dài mà tương lai thì ko thể đoán, đừng quy lỗi cho bất cứ thứ gì bởi vì nó là hệ quả của tất cả mọi thứ (xã hội, gia đình, nhà trường, chế độ.. mà bạn chính là 1 trong số đó).
              Nếu Tương Lai có thể dự đoán trước thì đó hoàn toàn ko phải là Tương Lai mà chỉ là sự Bịa Đặt.
              Bạn có quyền đầu tư cho Tương Lai nhưng chẳng có gì đảm bảo là nó sẽ trở thành Hiện Thực.

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              trinhlam Tìm hiểu thêm về trinhlam

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X