Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ông nghè tháng Tám

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ông nghè tháng Tám

    Chưa học hết lớp 9 đã có 2 bằng đại học!
    22:56' 03/10/2008 (GMT+7)

    - Đó là bà Võ Thị Nhị, Trưởng phòng Nghiệp vụ đài Phát thanh Phú Yên, tuy chưa học hết lớp 9 nhưng đã có 2 bằng đại học là Đại học tài chính kế toán và Cao cấp lý luận chính trị.



    Cũng trong năm 2004, bà Nhị được Bộ Nội vụ cấp chứng nhận trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính. Tuy nhiên, mới đây, theo ý kiến khiếu nại của đảng viên trong chi bộ, Chi uỷ Đài Phát thanh Phú Yên đã tiến hành kiểm tra và phát hiện bà Võ Thị Nhị chưa học hết lớp 9. Lạ lùng là bà Nhị đã qua mặt được tất cả các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên và một số Trường đại học để “ băng rào” bằng cấp một cách ngoạn mục.


    Vượt rào bằng cấp



    Tháng 5/1989, tỉnh Phú Yên được tái lập (trên cơ sở chia tách từ tỉnh Phú Khánh cũ), đài Phát thanh Phú Yên thành lập. Biết Đài đang cần người bà Võ Thị Nhị đã làm đơn xin chuyển công tác từ Trường Bổ túc văn hoá tỉnh về đài Phát thanh. Mặc dù chưa học hết lớp 9, nhưng trong sơ yếu lí lịch và đơn xin việc gửi Đài Phát thanh lúc bấy giờ bà vẫn ghi là tốt nghiệp 12/12.


    Chưa học xong lớp 9, bà Nhị đã có bằng cử nhân kinh tế.

    Sau vài năm công tác, bà Nhị làm đơn xin đi học lớp đại học tài chính kế toán tại chức do Trường đại học Tài chính kế toán TP.HCM liên kết với Trung tâm giáo dục thường xuyên mở tại Phú Yên năm 1991-1996. Theo qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo và giấy báo tập trung học tập của Trường Đại học tài chính kế toán TP.HCM ngày 10/9/1991, trước khi vào đại học, các học viên phải có bản chính Văn bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, hoặc Bổ túc văn hoá hay bằng tốt nghiệp Đại học và Trung học chuyên nghiệp.



    Với qui định như vậy, bà Nhị không đủ điều kiện tham gia lớp học này. Nhưng không biết bằng cách nào đó bà Nhị đã ghi danh tên mình vào lớp đại học.



    Sau 5 năm “đèn sách”, lớp đại học tài chính kế toán tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Theo đúng qui định, Trường Đại học tài chính kế toán TP.HCM tổ chức kiểm tra văn bằng tốt nghiệp THPT 1 lần nữa. Biết không thể qua được đợt kiểm tra này, bà Nhị đã nảy ra “sáng kiến” là làm “Đơn xin xác nhận thất lạc hồ sơ gốc” để bổ sung hồ sơ đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp lớp Đại học tài chính kế toán. Đơn này được gửi cho Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Phú Yên.



    Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan - Phó phòng tổ chức hành chính sở Giáo dục đào tạo Phú Yên xác nhận: “Việc khai xác nhận hồ sơ của bà Võ Thị Nhị là đúng”. Đồng thời có cả chữ ký của ông Trần Văn Chương (nay là giám đốc sở Giáo dục đào tạo Phú Yên) xác nhận chữ ký của bà Lan. Điều khó hiểu hơn nữa là người ký xác nhận lại ký trước 1 ngày so với người viết đơn. Đơn của bà Nhị ghi ngày 23/4/1996, còn bà Lan xác nhận vào ngày 22/4/1996.



    Có được tấm bằng đại học tài chính kế toán bà Võ Thị Nhị đã tạo thêm cho mình cái vỏ bọc khá chắc chắn về bằng cấp. Chưa dừng lại ở đó, vẫn với chiêu cũ, bà Võ Thị Nhị tiếp tục nộp đơn học lớp cao cấp lý luận chính trị tại phân viện Đà Nẵng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban tổ chức Tỉnh uỷ Phú Yên mở tại Trường Chính trị Phú Yên.



    Và với khả năng “siêu phàm”, bà Nhị lại được chấp nhận vào học và cuối khoá được thi tốt nghiệp và được phân viện Đà Nẵng cấp bằng tốt nghiệp cao cấp lý lý luận chính trị.



    Với những tấm bằng như vậy, bà Nhị đã được kết nạp Đảng, rồi từng bước thăng cấp. Từ một kế toán thanh toán bà Nhị được bổ nhiệm lên làm phó, rồi Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức hành chính Đài Phát thanh với nhiệm vụ phụ trách kế hoạch tài vụ đơn vị này.



    Ai tiếp tay cho hành vi của bà Nhị?



    Điều bất ngờ là trong quá trình xác minh làm rõ theo kiến nghị của đảng viên, Chi uỷ đài Phát thanh còn phát hiện thêm một số tình tiết khá phức tạp trong phần kê khai lý lịch cán bộ và thực tế bằng cấp của bà Võ Thị Nhị.



    Cụ thể như sau, trong tất cả các lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên ở mục trình độ học vấn văn hoá phổ thông từ trước đến nay, bà Võ Thị Nhị đều khai đã tốt nghiệp 12/12. Tuy nhiên, qua kiểm tra xác minh và tại bản tường trình trước chi bộ mới đây bà Nhị khai chưa học hết lớp 9/12.


    Trong công văn này, Chi uỷ Đài PT Phú Yên đã xác định bà Nhị chưa học xong lớp 9.

    Còn đối với các cơ quan chức năng ở tỉnh và các Trường đại học thì bà Nhị khai là đã Tốt nghiệp lớp Trung cấp tài chính kế toán. Nhưng khi gặng hỏi tốt nghiệp năm nào, ở đâu thì bà Nhị lại "không nhớ". Hỏi về bằng cấp thì bà nói đã bị thất lạc.



    Trớ trêu hơn, bà Nhị cho rằng việc thất lạc hồ sơ gốc của bà là do các cơ quan nhà nước. Do bà chuyển công tác quan nhiều lần, hồ sơ của bà được tổ chức chuyển đi bằng bưu điện nên thất lạc khi nào bà không biết. "Khi học xong lớp Trung cấp thì bằng tốt nghiệp người ta cũng chuyển qua đường bưu điện về cơ quan chứ tôi cũng chưa thấy mặt mũi bằng cấp ra sao…” - bà Nhị nói.



    Cho đến bây giờ, cả lãnh đạo cơ quan, những người có trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ cơ quan Đài Phát thanh Phú Yên vẫn chưa rõ bà Võ Thị Nhị - Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức hành chính đã học đến lớp mấy, trường nào trước khi chuyển về Đài Phát thanh. Bởi tất cả bằng cấp của bà chỉ dựa trên cơ sở những lời khai trong những bản lý lịch không thống nhất, còn mọi giấy tờ liên quan đến văn bằng chứng nhận trình độ học vấn của bà Nhị thì mặc nhiên không có bất cứ 1 giấy tờ nào. Trong hồ sơ của bà, ngoài các bằng đại học mới học sau này thì không có thêm một chứng chỉ nào khác.



    Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao một cán bộ chưa học hết lớp 9/12 lại được học và được cấp nhiều bằng đại học như đã nêu trên? Trong quá trình từ lúc nhận công tác đến lúc kết nạp Đảng, rồi được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng tại một cơ quan báo chí cấp tỉnh, không một vị nào có trách nhiệm phát hiện ra? Ai đã tiếp tay cho những hành vi sai phạm này? Hành vi mang khai lý lịch sẽ được xử lý như thế nào?



    Các cơ quan chức năng tại Phú Yên đang tiến hành xử lý trường hợp này.

    *
    Đăng Duy
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/806851/

  • #2
    ù bị tố cáo nhiều lần là xài bằng giả để đi học “lớp cao cấp chính trị”, một ông ở huyện Lấp Vò tỉnh Ðồng Tháp vẫn thăng quan tiến chức.

    “Ðó là Bí Thư Huyện Ủy Phạm Tấn Tho, huyện Lấp Vò, Ðồng Tháp. Chỉ mới học hết lớp 6, nhưng ông Tho đã có được bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông để đi học cao cấp chính trị và không ngừng thăng tiến... Ðiều đáng nói là, mọi chuyện vẫn êm thấm cho dù việc sử dụng văn bằng không hợp lệ đã bị phát hiện và thu hồi.” Báo Lao Ðộng ngày Thứ Bảy 11 Tháng Mười 2008 viết như vậy và chỉ hiểu được nếu ông có ô dù che chống.

    Theo lời tố cáo liên tục của bà Trần Thị Sơn ở xả Vĩnh Thạnh huyện Lấp Vò, báo Lao Ðộng kể, “năm 1987, tỉnh ủy Ðồng Tháp giao chỉ tiêu cho huyện ủy Thạnh Hưng (cũ) cử một cán bộ đi đào tạo tại Học Viện Chính Trị Nguyễn Ái Quốc (phân viện phía Nam). Thường trực huyện ủy Thạnh Hưng lúc đó quyết định cử ông Phạm Tấn Tho - là phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện - đi học. Nhưng do trình độ ông Tho chỉ hết lớp 6, nên tỉnh ủy Ðồng Tháp quyết định đưa ông Trần Phú Long - là chánh văn phòng huyện ủy Thạnh Hưng - đi học thay. Chỉ sau 1 năm (năm 1988), không hiểu bằng cách nào ông Tho có được tấm bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông - do Sở Giáo Dục Ðào Tạo tỉnh Ðồng Tháp cấp năm 1987 - để đủ điều kiện đi học lớp cao cấp chính trị tại Học Viện Chính Trị Nguyễn Ái Quốc”.

    Ðiều lạ là “từ Tháng Tám 2005, đơn tố cáo của bà Sơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh Ðồng Tháp về trường hợp sử dụng bằng cấp không hợp lệ của ông Tho đều không được cơ quan nào giải quyết. Ðến ngày 17 Tháng Tám 2007, thanh tra Bộ Giáo Dục Ðào Tạo có công văn số 935/TTr-THPT, yêu cầu Sở Giáo Dục Ðào Tạo tỉnh Ðồng Tháp xác minh bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông của ông Tho thì Sở Giáo Dục Ðào Tạo Ðồng Tháp mới chính thức khẳng định: ‘Ông Phạm Tấn Tho có học đủ và thi đỗ chương trình bổ túc văn hóa cấp 2, riêng thời gian học cấp 3 của ông Phạm Tấn Tho không có cơ sở chứng minh’. Ngày 20 Tháng Ba 2008, Sở Giáo Dục Ðào Tạo ra quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông của ông Tho.”

    Ngày 3 Tháng Mười 2008 báo điện tử VietNamNet cho hay bà Võ Thị Nhị, trưởng phòng nghiệp vụ của đài phát thanh Phú Yên “tuy chưa học hết lớn 9 nhưng đã có 2 bằng đại học là đại học tài chính kế toán và cao cấp lý luận chính trị”.

    Năm 2004, bà Nhị được “Bộ Nội Vụ cấp chứng nhận trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính”, theo VietNamNet. Nhưng mới đây “theo ý kiến khiếu nại của đảng viên trong chi bộ” thì cuộc kiểm tra tiến hành cho thấy bà này chưa học hết lớp 9. Nhưng “lạ lùng là bà Nhị đã qua mặt được tất cả các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên và một số trường đại học để ‘băng rào’ bằng cấp một cách ngoạn mục”.

    Giữa năm ngoái, báo điện tử VNExpress cho hay có những tổ chức “cò” bán bằng cấp đại học “chính qui gốc có thể đem đi công chứng đàng hoàng” với giá “7 triệu đồng”. Các bằng cấp ít giá trị hơn như “bằng nghề cao đẳng hoặc trung cấp giá 3-3.5 triệu, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giá 3 triệu”.

    Ngày 18 Tháng Sáu 2006, VNExpress nói phó chánh án tỉnh An Giang tên Lê Việt Khoa đã bị cách chức vì xài bằng giả “bổ túc văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông” do “trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận, Sài Gòn” cấp dù không học ở đây ngày nào.

    Theo tờ Công An Nhân Dân ngày 19 Tháng Chín 2006, 11 giáo viên ở huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã chỉ bị “phạt cảnh cáo” vì nộp bằng cấp giả để được tuyển dụng vào một số trường trung học cơ sở (cấp 2). Ðiều đáng nói là “trước đó, cũng vì dùng bằng giả như 11 người trên nhưng 7 giá viên khác lại bị buộc thôi việc”. Lý do có sự phân biệt đối xử, theo tờ Công An Nhân Dân “những giáo viên chỉ bị cảnh cáo là con em của những cán bộ chức quyền ở huyện”.

    Comment


    • #3
      Đời nhiều chuyện cứ như đùa!!! Đọc xong thì thấy rằng bằng cấp 3 của mình thật "giá trị".
      Ko uổng 3 năm miệt mài!
      Đối với 2 ông, bà được nêu trên thì tấm bằng cấp 3 đối với họ lúc này có giá trị bằng cả sự nghiệp và danh vị!!! Có vài tấm bằng đại học, chức vị cao, ai dè lại "tiêu" vì ko có bằng cấp 3, đau thật!

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vodangks Xem bài viết
        Đời nhiều chuyện cứ như đùa!!! Đọc xong thì thấy rằng bằng cấp 3 của mình thật "giá trị".
        Ko uổng 3 năm miệt mài!
        Đối với 2 ông, bà được nêu trên thì tấm bằng cấp 3 đối với họ lúc này có giá trị bằng cả sự nghiệp và danh vị!!! Có vài tấm bằng đại học, chức vị cao, ai dè lại "tiêu" vì ko có bằng cấp 3, đau thật!
        Có gì lạ đâu anh ? Làm cơ quan được bao cấp, lương chả có cái gì cả, chỉ chăm chăm vào bổng, lộc và ăn bẩn. Họ có cần gì bằng với lại cấp đâu anh. Chẳng qua để công khai cái vị trí, lừa dối chính mình và xã hội thế thôi.

        Họ mà ra làm doanh nghiệp là biết thân !!!

        Em làm quen môi trường TP HCM mới 2 năm nay mà đã thấy nhiều chuyện hay lắm. Một số CTy mời người làm chả cần quan tâm đến họ có bằng gì, miễn là họ làm "nên" việc. Lan Hương chứng kiến anh kỹ sư tốt nghiệp ĐH, bằng vi tính và ngoại ngữ nữa cộng lại cả chục cái bằng, lương tháng không tới 400 US. Song song trong CTy đó có người chỉ nắm cái bằng ... Phổ thông, được trả lương 2200 US / tháng.

        Tất cả là bằng thật còn thế, đừng nói ông giả nọ bà cầy kia. Giá trị thực của họ mà bằng được miếng giẻ mỡ dầu lau tay của người công nhân mới là lạ đó.

        Lan Hương.

        Comment


        • #5
          đó mới là phong cách làm việc gọi là pro chứ chị <<tôi ko cần biết anh đã học được những gì và từ đâu tôi chỉ cần biết anh làm được cái gì và hiệu quả như thế nào>>





          --------------------------------
          học cho lắm cũng mắm với cà
          học tà tà cũng cà với mắm
          --------------------------------

          Comment


          • #6
            Cây nào mọc ra quả đó . Tổng thống chả cần bằng cấp . Bill Gate bỏ đại học .
            Hình như họ chuẩn bị xây tượng , đúc tên cho 20 chục ngàn tiến sĩ của VN ở Quốc Tử Giám . Ghê quá ! .

            Comment


            • #7
              Năm học mới 2008 - 2009 này, giá cả leo thang thế, mà ở huyện Tân Kỳ vẫn có chừng 200 thầy-cô giáo mỗi tháng lĩnh 500 nghìn đồng, lại còn không được quyền đóng bảo hiểm (con số này trên cả tỉnh sẽ là rất lớn). Số tiền không đủ để đổ xăng xe máy đến trường.

              Nói ra thật buồn vì như thế chưa bằng nửa số tiền mà hầu hết các gia đình ở Hà Nội đang trả cho ôsin hiện nay!

              Mỗi tháng mang về nhà 330 nghìn đồng!

              Đêm, tôi với thầy Trần Quốc Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Xuân - nằm ngủ tạm ở một căn phòng nhỏ tại trường, điện tù mù, ngoài ô cửa là mênh mông đồng lúa, thấp thểnh núi non của miền Tây xứ Nghệ xa xôi. Thầy Dũng thương các thầy - cô giáo mà mình đang quản lý đến... buồn bực.

              Trường gồm 27 giáo viên, thì đã có tới 10 thầy-cô "dính" dạng hợp đồng ngắn hạn, nghĩa là lương chỉ 500 nghìn đồng/tháng. Thầy-cô nào "già đòn" thì đã trải qua điều đó 10 năm nay, cô lính mới thì cũng phải... 7 năm bị lâm vào cảnh đi lĩnh lương mà rớt nước mắt.

              Tôi bâng quơ, 10 năm cặm cụi dạy học liên tục, làm chủ nhiệm lớp hẳn hoi, số lương thực mang về nhà (sau khi trừ các khoản "đóng góp", "phí"), nếu giả dụ nhịn ăn nhịn tiêu tuyệt đối, mỗi giáo viên hợp đồng ngắn hạn chỉ được chưa đầy 40 triệu trong tay ư?

              Cả nước đang đau đầu với nạn giá cả leo thang, 500 nghìn/tháng, chưa được đóng bảo hiểm, lại đủ thứ "phí" không đóng không được, số tiền thực lĩnh của anh chị em mỗi tháng là bao nhiêu? Đây có phải là một mức lương phản "nhân văn" dành cho cái "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý"?

              Thầy Dũng thở dài: "Với tôi, thật ra thì quản lý người hưởng lương 500 nghìn cũng giống như quản lý người lương 5 triệu. Nhưng, đúng là xót xa lắm".

              Cô Trần Thị Phúc nuôi con nhỏ, có cô mang cả mẹ già lên Tân Xuân (cách TP.Vinh 100km) để thuê nhà trọ dạy học, trong khi các cô không có khoản thu nào khác ngoài... 500 nghìn đồng tiền lương. Anh chồng làm diễn viễn ở đoàn dân ca địa phương, lương cũng chỉ hơn 1 triệu đồng/ tháng, có lẽ vừa đủ đổ xăng xe máy và trả phí điện thoại. Nuôi con thơ, mẹ già, chúng tôi đến, nghe cô Phúc ao ước mua được cái máy xay sinh tố cho đứa con thơ để khỏi phải dùng vải xô lọc bột và nước hoa quả mà lòng tôi tê tái.

              Ngồi bên cạnh, cô Thu bụng mang dạ chửa, gặp nhà báo, mắt rơm rớm khi anh chồng đến đón về ăn cơm: Số tiền lương vừa đủ đổ xăng để chồng đi đón em mỗi ngày. Em đi dạy học nhiều năm, vẫn phải "vay bên ni mượn bên tê" để... chi tiêu hằng ngày; vẫn phải "dựa vào bên ngoại là chính".

              ... Ếch nhái kêu ran, bóng điện đỏ đòng đọc. Im lặng một lát, thầy Dũng thở hắt: Các cô vẫn phải bám trường, bám lớp. Bỏ nghề ư? Đi học thêm ư? Đi thi trường nào ngoài trường sư phạm mà các cô đã chính thức tốt nghiệp? Không dễ đâu.

              Các cô cứ bám lấy trường, cả huyện này có 200 người bám trường như thế, với mức lương chua chát như thế để chờ được vào biên chế. Họ đã chờ 10 năm chưa được, vẫn cứ phải chờ.

              Thầy Phan Cảnh Hoài (SN 1974), vợ là cô giáo Hoàng Thị Kim, đều là giáo viên hợp đồng ngắn hạn với huyện, đều dạy ở trường Tân Xuân, cặm cụi mỗi tuần, hai vợ chồng lên lớp đủ 46 tiết bắt buộc, ngày nào cũng đến trường; để rồi, cuối tháng, hai vợ chồng lại dắt tay nhau xuống thủ quỹ lĩnh 1 triệu đồng tiền lương. Số tiền ấy chỉ đủ mua 3 hộp sữa cho con!

              Hình như cay đắng quá, làm việc với nhà báo rất cầu thị đấy, nhưng thầy Hoài kiên quyết không cho chụp ảnh cái "gương mặt" người nhiều năm đứng lớp vẫn chỉ hưởng lương 500 nghìn/tháng của mình. Có lẽ thầy thấy tủi lắm lắm.

              Lại nhớ lời cô giáo Lê Thị Hằng vừa nói với tôi: Cô tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đã được 10 năm, từ năm 1999 đã hợp đồng với huyện để chính thức làm giáo viên. Háo hức ghê lắm. Bấy giờ là hợp đồng dài hạn, được lĩnh những 800 nghìn đồng/tháng. Đùng một cái, 5 năm nay, cô bị "bật" xuống ngắn hạn, lương chỉ ở mức 500 hoặc 550 nghìn đồng tuỳ theo từng năm.

              Anh chồng ở chốn thôn ổ rẻo cao, lại đứa con 2 tuổi nheo nhóc (riêng tiền gửi con đi nhà trẻ, mua bảo hiểm cho con trai hằng tháng, thế là đã mất trọn vẹn suất lương của mẹ), thật là khó khăn đến mức chính cô không tưởng tượng được. Thế mà, cô Hằng vẫn còn theo học một lớp đại học từ xa của Huế, nhằm nâng cao nghiệp vụ. Không lẽ lại bỏ cái công việc mình được đào tạo đang làm và mình đã làm 11 năm nay?

              Mà bỏ dạy rồi làm gì? Ruộng đất không, buôn bán không biết, làm gì? Đau mãi nó cũng... tự dịu dần. Cái cô hoang mang hơn cả lúc này là: Vì lương của cô năm nay bị "tụt" xuống còn 500 nghìn, số tiền đó chưa đủ để được quyền đóng bảo hiểm như trước đây (theo quy định là phải trên 540 nghìn đồng/tháng thì mới được đóng). Không lẽ cái bảo hiểm đóng đã 11 năm, nay bị vứt bỏ ư?

              Cả huyện Tân Kỳ, theo Trưởng phòng GDĐT Trịnh Hữu Thành, có hơn 190 giáo viên đang ở tình trạng như cô Hằng. Ông Thành nhấn mạnh: Năm ngoái, con số này là 250 giáo viên! Nhiều người đã phải tuyệt vọng "mất dạy" (bỏ nghề), số ít đã có được biên chế do đạt thành tích là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc may mắn được suất "thế chân" những người mới về hưu.

              Những suất lương phản... "nhân văn"!

              Trường Tiểu học Tân Xuân có tới 10/27 giáo viên đang phải nhận suất lương 500 nghìn tháng (năm 2008). Số tiền 10 nhà giáo này đang nhận, đúng bằng số tiền thực lĩnh của 1 người trong chính cái trường đó, như nhà giáo Trương Thị Dụ.

              Các thầy - cô giáo hưởng lương 500 nghìn gồm: Hoài, Niệm, Tâm, Tân, Bắc, Thương, Phúc... họ đều đứng lớp với tư cách là giáo viên chủ nhiệm! Đáng chú ý, hai đồng chí Niệm, Tân (lương 500 nghìn) đã vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng.

              Cô giáo Hoàng Thị Thu tốt nghiệp Đại học Thái Nguyên đàng hoàng, đi dạy từ năm 2002, lương của cô lúc thì 300 nghìn/tháng, nay thì 500 nghìn/tháng. Bụng chửa kềnh, chồng đi xe máy vượt 8km đường vùng cao, từ xã Nghĩa Hoàn sang xã Tân Xuân đưa đón hàng ngày.

              Tôi hỏi: "Lương cô giáo mà thấp thế, nhà chồng kêu ca gì không?", Thu lúng túng: "Do em nịnh được chồng, nên cũng... đỡ, anh ạ". Thu có lý, khi so sánh, hồi sinh viên, xa nhà, mỗi tháng bố mẹ cho em hơn 500 nghìn đồng để thuê nhà, ăn cơm bụi suốt 4 năm; đến lúc tốt nghiệp đại học, tưởng "làm vương làm tướng" gì, đi làm cô giáo hẳn hoi mà lương tháng chưa bằng số tiền bố mẹ chi cho để ăn cơm bụi thời sinh viên.

              "Lương thấp quá, lương đối với em không quan trọng nữa, em chỉ bám trường để yêu trẻ và hy vọng Nhà nước thu xếp, nghĩ đến cống hiến của các thầy-cô suốt nhiều năm qua, mở ra một cái cửa để chúng em được vào biên chế..." - giọng cô Thu xa xôi.

              Trăm thứ tội đều được người có trách nhiệm đổ cho thành tích của ngành dân số! Là vì kiềm chế được tỉ lệ sinh, nên số trẻ em đi học, số lớp học giảm dần, số giáo viên hợp đồng cứ dư thừa theo mỗi năm. Từ năm 2002 đến nay, huyện Tân Kỳ không ký thêm một cái hợp đồng dạy học nào với bất cứ giáo viên nào, thế nhưng càng ngày nó càng thừa. Nhiều người bỏ nghề, hoặc không thể tiếp tục dạy học với mức lương 500 nghìn được, họ đã "rơi rụng" dần trong suốt 7 năm qua, nếu không, con số người hưởng lương 500 nghìn ở riêng huyện Tân Kỳ sẽ lớn hơn "số tồn" gần 200 hiện nay rất nhiều.

              Vấn đề đặt ra là: Khi huyện Tân Kỳ (và một số huyện khác của Nghệ An) tiến hành ký các hợp đồng tự nguyện dạy học 10 tháng một (hằng năm), họ có nghĩ được cái điều rằng: Mức lương 500 nghìn đồng trong thời buổi "gạo châu củi quế" này là quá ỏn sót và nhẫn tâm? Vẫn biết là chẳng ai muốn điều đó xảy ra, nhưng cán bộ địa phương có tính được phương án nào khả dĩ hơn không?

              Ông Trưởng phòng GDĐT Tân Kỳ thẳng thắn: Trước hết, ở góc độ tình người là không được, ở góc độ Luật Lao động, với mức lương dưới "sàn" lương tối thiểu thế, lại không đóng bảo hiểm như hiện nay, là "vi phạm". Thế nhưng sử dụng cái quyền chấm dứt hợp đồng, đẩy hàng trăm giáo viên vào tình trạng "bỏ dạy", thì cũng là thiếu nhân văn. Phải làm sao?

              Phương án được lãnh đạo và ngành GDĐT huyện Tân Kỳ đưa ra hiện nay là: Thành lập các đoàn "rà soát" chất lượng giáo viên đang đứng lớp, để đánh giá xếp loại và "mời" một số người về trước tuổi theo chế độ, "khai thác" dần các chỗ trống để đưa giáo viên lương 500 nghìn vào biên chế. Khuyến khích giáo viên hợp đồng ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ bằng "giải thưởng": Ai đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh thì được vào biên chế.

              Và, ông Trưởng phòng GDĐT có vẻ tự tin: Sắp tới sẽ, sắp tới sẽ... Tuy nhiên, đây là những phương án đã được hứa nhiều lần, nhiều thầy-cô đã nghe lời hứa hẹn này suốt vài nghìn ngày qua mà chửa biết bao giờ cái đích biên chế xa xôi kia mới về gần gụi hơn.

              Có một sự thật là: Ngành GDĐT Nghệ An vẫn sử dụng lực lượng giáo viên lương 500 nghìn đồng/tháng như những "nòng cốt" đứng lớp trong các nhà trường. Như thế không thể nào nói "bạc" là các thầy - cô giáo có thâm niên đứng lớp kia là thứ hoàn toàn dư thừa, chỉ "ăn bám" vào ngân sách giáo dục được. Mà cần hiểu là: Khi đã sử dụng họ đắc lực như thế, thì dù thế nào đi nữa, địa phương cũng cần sớm chấm dứt tình trạng đẩy hàng trăm giáo viên và gia đình họ vào hoàn cảnh sống dở chết dở với mức lương thấp đến thê thảm như hiện nay.

              PV Lao Động đã nhiều lần liên lạc phỏng vấn lãnh đạo Sở GĐĐT Nghệ An và sẽ sớm trở lại với bài toán buồn này.

              Tội nghiệp mấy ông bà nghè có bằng thiệt .
              Last edited by cooloo; 04-11-2008, 04:59.

              Comment


              • #8
                Coi chừng lan can

                Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                Có gì lạ đâu anh ? Làm cơ quan được bao cấp, lương chả có cái gì cả, chỉ chăm chăm vào bổng, lộc và ăn bẩn. Họ có cần gì bằng với lại cấp đâu anh. Chẳng qua để công khai cái vị trí, lừa dối chính mình và xã hội thế thôi.

                Họ mà ra làm doanh nghiệp là biết thân !!!

                Em làm quen môi trường TP HCM mới 2 năm nay mà đã thấy nhiều chuyện hay lắm. Một số CTy mời người làm chả cần quan tâm đến họ có bằng gì, miễn là họ làm "nên" việc. Lan Hương chứng kiến anh kỹ sư tốt nghiệp ĐH, bằng vi tính và ngoại ngữ nữa cộng lại cả chục cái bằng, lương tháng không tới 400 US. Song song trong CTy đó có người chỉ nắm cái bằng ... Phổ thông, được trả lương 2200 US / tháng.

                Tất cả là bằng thật còn thế, đừng nói ông giả nọ bà cầy kia. Giá trị thực của họ mà bằng được miếng giẻ mỡ dầu lau tay của người công nhân mới là lạ đó.

                Lan Hương.
                Quả là có quá nhiều điều bức xúc, nhưng nói nhiều quá coi chừng lan cang chính trị, chi bằng cứ tám cho đã, cho xả xì-trét để rồi còn trở về với bản chất kỹ thuật. Thân ái!...

                Comment


                • #9
                  ha ha ha theo thống kê thì VN là nước có bằng tiến sĩ và thạc sĩ khá cao tính theo bình quân đầu người .

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi cooloo Xem bài viết
                    Cây nào mọc ra quả đó . Tổng thống chả cần bằng cấp . Bill Gate bỏ đại học .
                    Hình như họ chuẩn bị xây tượng , đúc tên cho 20 chục ngàn tiến sĩ của VN ở Quốc Tử Giám . Ghê quá ! .
                    Không thiếu người chốn học, bỏ đại học như bill ... Mà vẫn là " người của công chúng " .... Nhưng đấy là nói ở bên TÂY !!!

                    Chứ còn ở bên ta , có học còn thất nghiệp dài dài , còn không học thì chỉ có nước đầu quân cho " Cái Bang " mà thôi
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment


                    • #11
                      chuyện cứ nhu thiếu lâm nhưng với xã hội ngày nay thì cũng là quá thường rôi

                      Comment


                      • #12
                        Bằng câp

                        Nguyên văn bởi cactusonsand Xem bài viết
                        chuyện cứ nhu thiếu lâm nhưng với xã hội ngày nay thì cũng là quá thường rôi
                        Một phi cơ đang bay, có 4 hành khách, 1 Liên Xô, 1 Mỹ, 1 Trung Quốc, 1 Việt Nam.
                        Phi cơ trục trặc kỹ thuật, phi hành đoàn yêu cầu hành khách phải bỏ bớt hành lý cho nhẹ.
                        Người khách LX đạp ngay 2 thùng xuống đất.
                        - Này! này! anh bỏ gì thế?...
                        - Ồ! chỉ là súng đạn thôi! xứ tôi nhiều lắm!...
                        Người Mỹ ném ngay 2 vali xuống.
                        - Này! Anh bỏ gì thế?...
                        -Ồ! Chỉ là dola thôi mà, xứ tôi xài không hết!....
                        Người Trung Quốc đạp liền 2 cần xé to xuống.
                        - Này! Anh bỏ cái gì thế?...
                        -Hà! Hà! Hàng nháy lấy mà nị, xứ tôi thiếu gì?
                        Người Việt Nam ném ngay 2 thùng to xuống đất.
                        - Này! này!...cái gì... thế?..?...
                        -Ah!.. Có gì đ..âu! chỉ là bằng khen, bằng cấp thôi đấy mà!, cái này xứ tôi thiếu gì!!!!!!!...........

                        Sưu tầm từ: Quên rồi!....
                        Last edited by ptoanel; 10-11-2008, 18:16.

                        Comment


                        • #13
                          Không có “chân lý tuyệt đối” trong giáo dục!

                          2008-11-13

                          Có người nhận định rằng, nói đến giáo dục Việt Nam là nói đến “bức tranh toàn cảnh ảm đạm, nhiều vấn đề và không có lối thoát.” Từ bậc thấp nhất, là tiểu học, phổ thông cơ sở, cho đến trung học, đại học, trên đại học, tất cả mọi cấp bậc trong hệ thống đào tạo dường như đều … có “vấn đề.”

                          Giáo dục Việt Nam?

                          Thời gian vừa qua, với ông Bộ Trưởng Giáo Dục mới, và với các đề xuất dưới sự lèo lái của Bộ Trưởng này, dường như các cuộc tranh cãi lại nổ ra nhiều hơn, “nóng” hơn, và câu hỏi cuối cùng còn lại vẫn là: Giáo dục Việt Nam đang ở đâu? Như thế nào? Và sẽ ra sao?

                          Gần đây, trong một bài nghiên cứu chi tiết đăng trên báo Tia Sáng ngày 10 tháng 11 năm 2008, liên quan đến các nghiên cứu khoa học của Việt Nam được công bố trên trường quốc tế, giáo sư Phạm Duy Hiển kết luận rằng chất lượng nghiên cứu của Việt Nam “thể hiện một sự khước từ có chủ định chuẩn mực quốc tế về chất lượng nghiên cứu khoa học.”

                          Chất lượng nghiên cứu của Việt Nam “thể hiện một sự khước từ có chủ định chuẩn mực quốc tế về chất lượng nghiên cứu khoa học.”

                          Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn, một trí thức Việt Nam hiện đang sống tại Australia, viết trên blog của ông một bài nhận định với tựa đề “cả nước không bằng một đại học Thái Lan” dựa trên bài nghiên cứu của tiến sĩ Phạm Duy Hiển.

                          “Số liệu này làm cho những ai quan tâm đến “đại sự” phải đau lòng. Một nước có truyền thống học hành, và học hành tốt, mà trong nghiên cứu khoa học còn thua một trường đại học Thái Lan! Ấy thế mà có người mới hôm qua thôi, đòi trở thành một trong những đại học top 200 ... trong vùng.”

                          Vậy, giáo sư Hiển tìm hiểu, phân tích và đưa ra kết luận gì? Một blogger tên Linh viết trên blog của tác giả, rằng “Theo nghiên cứu của giáo sư Hiển thì năm 2007, Việt Nam công bố 691 bài báo quốc tế, trong đó có 234 bài có nhà khoa học trong nước là tác giả chính. Số bài báo của Việt Nam nhiều hơn Indonesia và Philippines, nhưng chỉ bằng 1/3 Malaysia, 1/5 Thái Lan và chưa đến 1/100 của Trung Quốc.”

                          Số bài báo của Việt Nam nhiều hơn Indonesia và Philippines, nhưng chỉ bằng 1/3 Malaysia, 1/5 Thái Lan và chưa đến 1/100 của Trung Quốc.”

                          Blogger Linh nhận định:
                          “… Nếu xem danh sách các ngành mà giáo sư Hiển liệt kê có tác giả Việt Nam là tác giả chính, cũng như các đơn vị nghiên cứu có nhiều công bố nhất, tôi rất ngạc nhiên khi chỉ thấy các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật và hoàn toàn thiếu vắng các ngành khoa học xã hội (trừ nghiên cứu châu Á). Kinh tế học, quản trị học, xã hội học, sử học, địa lý, ngôn ngữ, nhân học, tâm lý học....ở đâu? Thật lạ.”

                          Hãy tìm hiểu xem, Việt Nam đã được thống kê, phân tích, và so sánh ra sao để có thể đi đến kết luận “cả nước không bằng một đại học Thái Lan.”?

                          Xin giới thiệu một trích đoạn trong bài viết của giáo sư Phạm Duy Hiển, được đăng trên Tia Sáng:

                          “Tổng số công bố quốc tế của Việt Nam hiện nay chưa bằng một trường đại học Thái Lan, như Chulalongkorn hay Mahidol. Đã thế, gần 80% bài báo của Thái Lan do người Thái làm tác giả đầu mối, ta chỉ có 34% [số bài do người Việt là tác giả đầu mối].

                          Công bố quốc tế của Thái Lan gắn với đào tạo đại học (95% từ các trường đại học so với 55% của ta), với thực tiễn đời sống và sản xuất. Việt Nam cũng dồn sức đầu tư cho các đề tài ứng dụng thực tiễn, song đầu ra trên các diễn đàn khoa học quốc tế lại rất thưa thớt, thể hiện một sự khước từ có chủ định chuẩn mực quốc tế về chất lượng nghiên cứu khoa học. Trước nghịch lý này có người muốn trấn an, nói rằng: ta có việc của ta, cách đi của ta!”

                          “Tổng số công bố quốc tế của Việt Nam hiện nay chưa bằng một trường đại học Thái Lan, như Chulalongkorn hay Mahidol. Đã thế, gần 80% bài báo của Thái Lan do người Thái làm tác giả đầu mối, ta chỉ có 34% [số bài do người Việt là tác giả đầu mối].
                          Giáo sư Phạm Duy Hiển

                          Tiến sĩ Tuấn giới thiệu một vài cách lý giải tại sao Thái Lan công bố nghiên cứu khoa học nhiều hơn Việt Nam. Thứ nhất, là “họ công bố trên tập san của Thái Lan, nhưng được ISI công nhận,” thứ hai, “Thái Lan đã phấn đấu hội nhập khoa học quốc tế, Việt Nam thì chưa.”

                          Tác giả viết rằng, thật ra, chưa so sánh, ông cũng có thể nói rằng Thái Lan hơn Việt Nam gấp 2 hay 3 lần. Công bố quốc tế của Việt Nam chả thấm vào đâu so với họ.

                          Nhưng điều đáng buồn, vẫn theo blog của tiến sĩ Tuấn, là “Mặc dù như thế, “phe ta” lại hay hát to làm như mình là thông minh nhất thế giới vậy. Còn khi bị chất vấn thì lại giận dỗi nói: chúng tôi có tiêu chuẩn của chúng tôi!”

                          “Xin chia sẻ với các bạn một sự thật. Tôi tin rằng người Việt chúng ta không tồi. Kinh nghiệm cá nhân của tôi thời trước và ngay cả bây giờ ở các đại học phương Tây, sinh viên Việt Nam học trên trung bình, có người tuyệt vời.

                          So với sinh viên từ Thái Lan, Mã Lai, hay Phi Luật Tân (tôi chỉ nói người bản xứ, không nói người Trung Quốc) thì tôi có thể nói rằng sinh viên mình hơn hẳn họ.

                          Thời của tôi còn đi học, “đối thủ” lợi hại của chúng tôi là sinh viên Trung Quốc, Hàn Quốc, Do Thái, và Ấn Độ. Sinh viên mấy nước trong vùng chẳng bao giờ là đối thủ khoa bảng của chúng tôi cả.”
                          Sáng tạo và Độc lập

                          Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên VieTimes của báo điện tử VietNamNet, nhà văn, nhà văn hoá Nguyên Ngọc, người từng có nhiều gợi ý, đóng góp và phân tích liên quan đến hiện trạng giáo dục Việt Nam, viết rằng “giảng đường Việt Nam thế kỷ 21 vẫn còn không ít những giờ học đọc chép, những giảng viên “ê a kinh sử.”” Xin dẫn một trích đoạn phát biểu của Nguyên Ngọc với VietNamNet:

                          “Đúng vậy! Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Bằng nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, cho một xã hội tự do và sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo.”

                          Liệu, cái triết lý giáo dục “đào tạo những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo” có phải là câu trả lời cho thực trạng giáo dục Việt Nam?

                          Nhà văn Nguyên Ngọc đưa ra một số nhận định.

                          Trước hết, đối với khái niệm triết lý giáo dục: “Triết lý giáo dục, có người gọi là tư duy giáo dục, có thể nói nôm na, là đặt câu hỏi: nền giáo dục này định làm cái gì đây? Nền giáo dục này định đào tạo ra những con người theo kiểu nào?”

                          Có những tư duy giáo dục xem chân lý là tuyệt đối, là bất di bất dịch: “Hoặc là mình đào tạo những con người học thuộc lòng những điều gọi là chân lý, sau đó, cứ như thế mà làm suốt đời. Những chân lý ấy được người ta xem là có sẵn rồi, là bất di bất dịch.”

                          Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, cho một xã hội tự do và sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo.”
                          Nhà văn Nguyên Ngọc

                          Nhưng liệu có những chân lý tuyệt đối không: “Có người quan niệm trên đời không có chân lý tuyệt đối. Chân lý là đi tìm mãi mãi. Nếu cho người ta học thuộc lòng chân lý, đến khi chân lý ấy thay đổi thì làm sao? Quan trọng hơn là tạo ra những con người độc lập trong suy nghĩ, và tự họ biết cách đi tìm chân lý khi cần thiết.”

                          Triết lý giáo dục thiên về “chân lý tuyệt đối” tại Việt Nam sẽ đào tạo những sản phẩm như thế nào?

                          “Quả thực sẽ tạo ra những sản phẩm không hành xử được thành công ở đời, nhất là trong xã hội hiện đại bây giờ.”

                          Và ông đã có sự chọn lựa của riêng mình: “Hôm làm việc với vị đại diện cao nhất của chính phủ, khi nói về trường mà chúng tôi xin thành lập, tôi có nói, rằng theo tôi, mô hình đại học Mỹ là mô hình có nhiều ưu việt và tiên tiến.”

                          Phát biểu của tân hiệu trưởng đại học Harvard đã chinh phục Nguyên Ngọc.

                          “Đại học không phải là tạo ra con người dùng ngay bây giờ. Tân hiệu trưởng Harvard nói rằng, con người đó phải liên hệ với cả quá khứ và tương lai, chứ không chỉ là hiện tại. Chính những con người như vậy mới có thể hành động thành công, độc lập và đầy hiệu quả trong xã hội hiện đại.”

                          “Hôm làm việc với vị đại diện cao nhất của chính phủ, khi nói về trường mà chúng tôi xin thành lập, tôi có nói, rằng theo tôi, mô hình đại học Mỹ là mô hình có nhiều ưu việt và tiên tiến.”
                          Nhà văn Nguyên Ngọc

                          Chúng ta đang ở đâu?

                          Trở lại với thực trạng khả năng nghiên cứu, công bố khoa học của Việt Nam.

                          Blogger tên Linh nhận định, tác giả “không tin rằng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam với 28 Viện thành viên, 25 tạp chí khoa học trực thuộc, gần 1,000 nhà nghiên cứu trong đó có gần 100 giáo sư hay phó giáo sư, gần 400 tiến sĩ, lại không có nổi hai bài đăng tạp chí quốc tế trong năm 2007.”

                          Blogger này hỏi, cũng có thể là tự hỏi, để tự trả lời, rằng: “Không biết giáo sư Hiển có nhầm lẫn hay không, chứ chẳng nhẽ các ngành khoa học xã hội của Việt Nam lại là con số không?”

                          Có một sự liên hệ không thể chối cãi, giữa các yếu tố nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, phát triển, chất lượng đào tạo và hiệu quả ứng dụng. Xin kết thúc bài viết này với một nhận định mà giáo sư Phạm Duy Hiển viết trong nghiên cứu của ông:

                          “Bức tranh nghiên cứu khoa học ở [khu vực] Đông Á khẳng định công bố quốc tế là mệnh lệnh từ sự phát triển, không thể tránh né bằng bất cứ lập luận nào.

                          Ở mọi nước khác, người ta xem đây như một chuẩn mực đương nhiên trong nghiên cứu khoa học, bảo đảm chất lượng đào tạo đại học và hiệu quả ứng dụng các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong thực tiễn.”

                          Vừa rồi là những nhận định được phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận từ một số blog liên quan đến tình trạng giáo dục trì trệ và sự yếu kém trong khả năng nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hiện nay.

                          Comment


                          • #14
                            Bàn về giáo dục

                            Hệ lụy của bệnh thành tích

                            Trên thế giới, bất kỳ quốc gia nào, nền giáo dục có bóng dáng của bức tranh thi tuyển, thì nó đã chứng minh sự yếu kém của nền giáo dục quốc gia đó.
                            Tại sao?
                            Khi muốn tiến lên một đẳng trong giáo dục, thi lấy bằng, xong lại phài thi tuyển, điều này nói lên sự không công nhận giá trị mảnh bằng của đẳng trước.
                            Last edited by ptoanel; 15-11-2008, 19:01.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            cooloo Tìm hiểu thêm về cooloo

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X