Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đến bao giờ mới tự tin lên dc....?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đến bao giờ mới tự tin lên dc....?

    Em chào các bác. Đã gần hêt 5 năm của giai đoạn sv mà bây giờ em nhìn lại thấy hụt hẩng quá.
    Hai năm học đại cương nào là Toán cao cấp, lý, hóa, các môn chính trị xã hội củng có, bây giờ quên hết
    Lên năm 3 vô học chuyên ngành, thấy mấy anh chị lớp trên làm mạch, em củng mày mò làm thứ, nào là dao động đa hài, amli,..
    Lên năm 4 thấy vi điều khiển hot quá, nhảy qua tự học 89. Rồi củng làm quang báo, clock, Volmeter... Sau một thời gian dùng 89 cho qua môn thực tập xưởng e lại thấy 89 nó dở quá, nhảy quá học AVR
    Học AVR được một thời gian thấy mấy công ty vể tuyển dụng chỉ nói về VHDL, FPGA, Verilog chứ không có nói j đến hệ thống nhúng cả. Cứ thế không biết bao giờ ngừng

    Không biết những j e đã học có làm dc j không đây. Chắc phải chạy theo VHDL quá....
    Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

  • #2
    tại chú học TRIẾT HỌC và tư tưởng HỒ CHÍ MINH kém quá nên không làm được gì cả
    Đọc phần tt Hồ CHí Minh về cán bộ đi
    phải sáng tạo chứ
    Đừng hỏi nhà trường đã đào tạo gì cho ta ?hiiii

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi dinhchithanh Xem bài viết
      Em chào các bác. Đã gần hêt 5 năm của giai đoạn sv mà bây giờ em nhìn lại thấy hụt hẩng quá.
      Hai năm học đại cương nào là Toán cao cấp, lý, hóa, các môn chính trị xã hội củng có, bây giờ quên hết
      Lên năm 3 vô học chuyên ngành, thấy mấy anh chị lớp trên làm mạch, em củng mày mò làm thứ, nào là dao động đa hài, amli,..
      Lên năm 4 thấy vi điều khiển hot quá, nhảy qua tự học 89. Rồi củng làm quang báo, clock, Volmeter... Sau một thời gian dùng 89 cho qua môn thực tập xưởng e lại thấy 89 nó dở quá, nhảy quá học AVR
      Học AVR được một thời gian thấy mấy công ty vể tuyển dụng chỉ nói về VHDL, FPGA, Verilog chứ không có nói j đến hệ thống nhúng cả. Cứ thế không biết bao giờ ngừng

      Không biết những j e đã học có làm dc j không đây. Chắc phải chạy theo VHDL quá....
      Đừng quá lo lắng.
      Cái nào cơ bản của chương trình thì phải học.
      Những cái nào tự học được thì lúc cần học cũng không sao!
      Sau này "nghề dạy nghề".

      Cái cần thiết để tự tin là khả năng nắm bắt vấn đề, nền tảng kiến thức hơi hơi vững chắc để tiếp thu cái mới...

      Có thấy mấy thằng tây không! đã là kĩ sư thì cái gì cũng có thể làm được, hoặc có giải pháp làm được, chứ không phải như ta: cơ là cơ, bắp là bắp, điện là điện, nửa nạc nửa mỡ thì là cơ điện tử!
      (Xin lỗi, nói vui không có ý châm chọc ai hết nhé!)

      Tự tin lên đi bạn.
      (Nếu ngày hôm đó mà bạn thiếu tự tin thì tong ngày ấy hãy dán 1 miếng gì gì mà ti vi hay quảng cáo là sẽ trở nên thật thoải mái tự tin và năng động!)

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vuthaonguyen Xem bài viết
        tại chú học TRIẾT HỌC và tư tưởng HỒ CHÍ MINH kém quá nên không làm được gì cả
        Đọc phần tt Hồ CHí Minh về cán bộ đi
        phải sáng tạo chứ
        Đừng hỏi nhà trường đã đào tạo gì cho ta ?hiiii
        hahahahhahahaa không có ý kiến chi . Tui mà có ý kiến thì là thằng phản động ngay . hahahahahahaha

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
          Đừng quá lo lắng.
          Cái nào cơ bản của chương trình thì phải học.
          Những cái nào tự học được thì lúc cần học cũng không sao!
          Sau này "nghề dạy nghề".

          Cái cần thiết để tự tin là khả năng nắm bắt vấn đề, nền tảng kiến thức hơi hơi vững chắc để tiếp thu cái mới...

          Có thấy mấy thằng tây không! đã là kĩ sư thì cái gì cũng có thể làm được, hoặc có giải pháp làm được, chứ không phải như ta: cơ là cơ, bắp là bắp, điện là điện, nửa nạc nửa mỡ thì là cơ điện tử!
          (Xin lỗi, nói vui không có ý châm chọc ai hết nhé!)

          Tự tin lên đi bạn.
          (Nếu ngày hôm đó mà bạn thiếu tự tin thì tong ngày ấy hãy dán 1 miếng gì gì mà ti vi hay quảng cáo là sẽ trở nên thật thoải mái tự tin và năng động!)
          Đồng chí nói chí lý! Tuy chỉ hơi là không biết đồng chí dán cái miếng ấy vào chỗ nào?

          Ừ lại nhớ ngày xưa... nhà nhà mua tivi nội địa... Tớ cũng nhào dô làm cái nghề giải mã tivi (có ngày kỷ lục giải mã 30 máy).

          Thế rồi nhà ai cũng có tivi cả... họ lại chuyển sang đầu đĩa VCD... Một thời lại rộ lên "cấy" bo hình cho CD để thành VCD... Cũng kiếm được tí thịt nấu cháo

          Có một dạo, điện tử đói "dài răng", tớ còn chuyển sang dạy... tin học! Ngẫm lại thấy cũng hài phết! Đến giờ có người gặp lại mình vẫn nhất quyết gọi là "thầy" Trong khi mình "mất dạy" từ đời nào rồi! Chắc đó là do tinh thần "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư" - "Ở chùa có một ông sư, bán chùa thì còn lại ông sư".


          Thế rồi điện tử ngoi ngóp trở lại, tớ quyết định vẫn theo điện tử, nhưng không làm "hàng" dân dụng nữa - vì mảng này có nhiều thầy & ma rồi... Tớ quyết định nhao vào mảng công nghiệp. Thôi thì đủ các loại...

          Ấy thế mà chiến bao năm nay có thấy ai cạnh tranh đâu? Có chăng là mấy thằng kinh doanh cứ mở mồm ra là đòi thay cả bo!

          Dạo này tớ lại chán, quay lại với thế mạnh là công suất và một số thiết bị viễn thông... Đồng chí nào có khả năng nhằn mấy món này thì tớ "bắn" sang cho:

          - Sửa chữa máy ép nhựa. Hầu hết là các board điều khiển, card nhiệt, màn hình (CRT, LCD, LCD touch screen)...

          - Máy CNC. Hay hỏng các card I/O, giao tiếp PC...

          - Sửa biến tần. Không phải loại nhỏ đâu nhé! Toàn là vài chục đến hàng trăm ký. Những vụ này hay phải đi xa (các khu CN) nên tớ oải rồi!

          - Sửa chữa, bảo trì, nâng cấp (cả phần mềm) cho các hệ thống điều khiển máy công cụ. Ví dụ như máy dệt chẳng hạn.

          Vân vân... còn nhiều lắm! Việc còn đầy, chỉ sợ người không có chí thôi! Vì sau bao năm tớ ngẫm thấy: Thằng nào tự ti là nắm chắc 70% thất bại!

          Cu Thành có tên đệm là "Chí" liệu có tí "chí" nào không? Anh không hỏi mấy con "chí" vẫn bò lổm ngổm trên cái đầu trọc của cu đâu đấy!
          Ở Đà Nẵng mà thiếu việc thì ra HN xem nào!
          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
            Đồng chí nói chí lý! Tuy chỉ hơi là không biết....
            Tôi không dùng cái ấy, chỉ khuyên dùng cho em nó thôi, còn dùng hay không thì em nó tự quyết.

            Tôi bây giờ có lẽ là ma hoặc bạn của ma, chứ không phải là thầy...
            Mỗi khi thiếu tự tin là tôi lại dùng hublon và lúa mạch!!

            Comment


            • #7
              Có hai con ma , một già , một trẻ gặp nhau nói chuyện :

              Con Ma già : " Mày chết lúc nào " ?
              Con Ma trẻ : " Tao chết lúc tao còn trẻ lắm chả biết gì "
              Con Ma già : " Ừ , buồn nhỉ , chả biết gì "
              Con Ma trẻ : " Thế còn mày chết lúc nào " ?
              Con Ma già : " Tao chết lúc tao già lắm rồi "
              Con ma trẻ : " Tao thấy mày cũng là ma , đâu có biết cái gì "
              Hai con cùng thở dài : " Cả thiên hạ đều coi mình là ma, chả biết gì "

              Một con Ma khác tình cờ đi ngang : " Hai đứa mày chỉ giỏi tán phét , còn không đi hù người ta " ?
              Last edited by cooloo; 21-10-2008, 21:48.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi cooloo Xem bài viết
                Có hai con ma , một già , một trẽ gặp nhau nói chuyện :

                Con Ma già : " Mày chết lúc nào " ?
                Con Ma trẽ : " Tao chết lúc tao còn trẽ lắm chả biết gì "
                Con Ma già : " Ừ , buồn nhỉ , chả biết gì "
                Con Ma trẽ : " Thế còn mày chết lúc nào " ?
                Con Ma già : " Tao chết lúc tao già lắm rồi "
                Con ma trẻ : " Tao thấy mày cũng là ma , đâu có biết cái gì "
                Hai con cùng thở dài : " Cả thiên hạ đều coi mình là ma, chả biết gì "

                Một con Ma khác tình cờ đi ngang : " Hai đứa mày chỉ giỏi tán phét , còn không đi hù người ta " ?
                Hai con ma kia đồng thanh hỏi:

                - Thế mày chết lúc nào?

                - Bậy nào! Tao vẫn sống nhăn đấy chứ!

                - Sao nhìn mày toàn thấy xương vậy?

                - Vì tao làm nghề điện tử, đêm nào cũng thức trắng nên mới vậy.
                Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                  Hai con ma kia đồng thanh hỏi:

                  - Thế mày chết lúc nào?

                  - Bậy nào! Tao vẫn sống nhăn đấy chứ!

                  - Sao nhìn mày toàn thấy xương vậy?

                  - Vì tao làm nghề điện tử, đêm nào cũng thức trắng nên mới vậy.
                  hahahahaha hay quá . Khá khen Nhà Thủng .

                  Comment


                  • #10
                    nuôi dưỡng vả bảo vệ ý chí quyết thắng.

                    Bạn dinhchithanh mến.

                    Không chỉ riêng bạn, mà ai cũng vậy, học bao nhiêu cũng không thấy đú. Nhất là khi mới bắt đầu tiếp cận cái mình yêu thích thì choáng ngợp, cái gì cũng muốn "nắm" mà không "bắt".

                    Rồi thì hăm hở biến thành nghi ngại và mất tự tin.

                    Cuộc sống bắt đầu từ trò chơi trẻ con, và chính nó, cuộc sống cũng là một trò chơi lớn. Từ trò đánh thẻ, nhảy dây đuổi bắt trốn tìm, đến học tập những thứ lớn hơn, và ngày càng lớn để trở thành người lớn. Tất cả là những cuộc tranh cường. Chí quyết thắng được dạy dỗ và dưỡng nuôi từ tấm bé.

                    Thắng bằng nội lực của mình là CON NGƯỜI. Thắng bằng mọi giá, bằng cách ngáng chân đâm lén đối phương thì chỉ hơn loài cầm thú ... chút xíu.

                    Cứ phải học, và phải thắng chính đáng, thắng vẻ vang trong mọi cuộc chơi. Kể cả trong trò chơi - cuộc sống. Hiếu thắng không hề xấu, mà phương thức đạt đến cái thắng lợi đó mới là điều cần suy nghiệm.

                    Sau khi đã chụp bắt lung tung chẳng được thứ gì ra hồn khá lâu thì Lan Hương mới học điện tử bài bản từ đúng 2 năm nay. Ý chí quyết thắng đã mách bảo Lan Hương phải vượt lên đầu tiên chính là các ông thầy của mình.

                    Và làm được. Làm được trong sự giúp đỡ của gia đình, sự chia sẻ của bạn bè và sự ủng hộ (và ngưỡng mộ) của thầy cô. Sau năm I thì Lan Hương có sở hữu trí tuệ của riêng mình mà ... chưa thầy nào có.

                    Không tự tin sao được ? Mọi bế tắc, hụt hẫng và tự ti đều biến mất.

                    Một chút kinh nghiệm sẻ chia với bạn và các anh chị em : hãy nuôi dưỡng vả bảo vệ ý chí quyết thắng. Giữ được tinh thần trò chơi trong cuộc sống thì sẽ thấy sống dễ ... như trò chơi.

                    Thân ái.

                    Lan Hương.
                    ============================

                    Các anh lớn làm ơn đừng biến luồng này thành "truyện cười khi vắng ... mọi người".
                    Last edited by lanhuong; 21-10-2008, 22:19.

                    Comment


                    • #11
                      Bác Hồ dạy
                      Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang hay không chính là dựa vào công học tập của các cháu

                      Vở này ta tặng cháu yêu ta: Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là: Mong cháu ra công mà học tập: Mai sau cháu giúp nước non nhà

                      Không có việc gì khó
                      Chỉ sợ lòng không bền
                      Đào núi và lấp biển
                      Quyết chí ắt làm nên

                      Yêu Tổ quốc Yêu Đồng Bào
                      Học tập tốt, lao động tốt
                      Đoàn Kết tốt, Kỉ luật tốt
                      giữ gìn vệ sinh thật tốt
                      Khiêm tốn thật thà dũng cảm

                      Lạc nước hai xe đành bỏ phí
                      Gặp thời một tốt cũng thành công

                      Đã bảo lâu a đi học anh vẫn nhớ câu này


                      Tất cả tại chú Thành không học kĩ đó thôi

                      Comment


                      • #12
                        Mấy cha nụi tranh nhau làm tổng thống Mỹ nói câu này nè :

                        “You can put lipstick on a pig, but it’s still a pig,” Obama said .

                        Tui yếu tiếng Anh cho nên tui chỉ nghĩ trong đầu chứ không dám dịch ra tiếng Việt .

                        Comment


                        • #13
                          Bác Hồ đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người dặn các cháu “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, đó là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu.” Và: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại. Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Muốn có nhân tài phải “trồng” và dĩ nhiên là rất công phu.

                          Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo “những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà”. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì dân trí phải cao, phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ được đi học. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước phồn vinh đó là con đường phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền giáo dục, đào tạo nhân tài chính là Người đặt ra mục tiêu giáo dục toàn diện. Người yêu cầu: “Phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Theo Hồ Chủ tịch, nội dung giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài và đức. Không những phải giàu về tri thức mà còn phải có đạo đức cách mạng. “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt” mà “phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”.

                          Đối với phương pháp đào tạo nên những người hội đủ tài, đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng việc phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, Người đặc biệt coi trọng chính sách sử dụng nhân tài. Trong bài “Tìm người tài đức”, ngày 20-11-1946, Bác viết: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân.

                          Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chủ tịch thật sự quan tâm và tin tưởng đội ngũ trí thức - những nhân tài của đất nước, không chỉ bằng lời nói mà bằng việc làm cụ thể. Bác cho rằng, để phát huy sự sáng tạo của trí thức, cần đưa họ vào phong trào cách mạng, đi vào đời sống nhân dân, coi đó là trường học lớn để học tập, rèn luyện và trưởng thành. Người đòi hỏi trí thức cách mạng phải là những người vừa có đức, vừa có tài. Cán bộ lãnh đạo và quản lý phải được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để có tri thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực mình đang phụ trách, có như vậy mới có thể hoàn thành công việc ngày càng tốt. Chính nhờ tư tưởng sáng suốt của Bác mà đến nay phần lớn con em giai cấp công nhân, nông dân được đào tạo trở thành những cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học tài năng, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

                          Theo Hồ Chủ tịch, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo”. Đó là những người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng “khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ”. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyến của mình”. Người dẫn lại câu của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” và lời dạy của V.I Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi” để nhấn mạnh rằng người huấn luyện nào tự cho mình là đã biết đủ rồi thì người đó dốt nhất. Giáo dục trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, cả khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý... Giáo dục sẽ giúp cho con người có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới, nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập dân tộc, không thể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “biến một nước dốt nát, khổ cực thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc.

                          Tư tưởng với những nguyên lý giáo dục Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài để lại cho chúng ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn sáng mãi tính khoa học và cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Đó là những bài học vô cùng quý giá để chúng ta học tập, và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, lựa chọn nhân tài đáp ứng nhu cầu cao của công cuộc đổi mới vì sự phồn vinh của đất nước.

                          Comment


                          • #14
                            hahahahaha tui thì suốt đời chỉ muốn được làm nô lệ .

                            Comment


                            • #15
                              không biết gì .... về điện

                              Nguyên văn bởi vuthaonguyen Xem bài viết
                              Bác Hồ dạy
                              Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang hay không chính là dựa vào công học tập của các cháu

                              ........................(lược bớt)..............................

                              Đã bảo lâu a đi học anh vẫn nhớ câu này

                              Tất cả tại chú Thành không học kĩ đó thôi

                              Lời Bác dạy
                              không chỉ là lời khuyên "cháu con ta" mà còn là cương lĩnh, là tiêu chí phấn đấu và rèn luyện đạo đức Cách Mạng của con người mới Xã Hội chủ nghĩa.

                              Lan Hương tin rằng anh dinhchithanh và tất cả chúng ta ở đây ai cũng biết, cũng từng được dạy dỗ theo suốt những năm tháng dưới mái trường XHCN.

                              Lời của lãnh tụ tinh thần, mệnh danh là Cha già kính yêu thì khỏi phải bàn cãi, nhưng Người không hề phủ định những phát triển riêng có.

                              Người đâu có thể dạy ta cách hành xử, học tập và làm việc qua mạng toàn cầu. Người cũng không thể dạy ta cách tư duy và phương hướng đầu tư chứng khoán cũng như làm thế nào khẳng định thế đứng doanh nghiệp trong tương quan của một thế giới phẳng. Người làm sao dạy được ta phải hôn người mình yêu như thế nào, nên nghĩ suy và phản ứng làm sao khi bị phụ rãy, bạc tình hay phản bội ?

                              "Bê nguyên xi" không một chút sáng tạo, không tham chiếu quan điểm lịch sử cụ thể của thời đại trên từng mảnh đời riêng, những tâm tư tình cảm, những tác động xung kích rất phong phú của cuộc sống mới ngày càng rộng mở, thì e là ... không xong, thậm chí có thể gọi là "không biết gì .... về điện" (*). Hihi.

                              Có lẽ cái suy nghĩ "đinh đóng cột", lối tư duy cổ lỗ và cứng nhắc đó của anh đã tạo ra những suy nghĩ hết sức tiêu cực khi anh bị vấp ngã (phản ảnh trong một số bài của luồng "tâm tình với ..." và ngay cả signature gần đây của anh). Và bây giờ anh muốn truyền bá cái "... huông" đó lại cho đàn em ?

                              Thôi, hổng dám đâu !!!

                              Lan Hương.
                              ============================
                              (*) "không biết gì .... về điện" là lối nói vui của giới thợ miền Nam chỉ một thái độ trẻ thơ của ... người lớn.

                              Nguyên câu là : "không biết gì về điện mà đòi ... sửa ống nước"
                              Last edited by lanhuong; 22-10-2008, 01:02.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              dinhchithanh Handsome Tìm hiểu thêm về dinhchithanh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X