Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bắt giò báo chí : Vợt muỗi Trung Quốc gây nguy hiểm.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
    Theo mình nó là thế này. Nó sẽ tạo ra ở giữa 2 lưới một điện áp khá lớn gần mức đánh thủng của không khí. Khi một con muỗi bay vào giữa sẽ phát sinh một tia lửa điện phóng từ lưới này qua con muỗi rồi tới lưới kia. Tiếng "bep" là do không khí bị giãn nở do tia lửa điện và cũng do sự giãn nỡ không khí đột ngột và cộng với sự bay hơi của nước trong con muỗi sẽ làm con muỗi tan tành. Lúc này tụ đã xả 1 phần điện và sau một khoảng thời gian nữa nó mới tăng áp đến ngưỡng đánh thủng môi trường và tia lửa điện cùng tiếng bep thứ 2 xuất hiện nếu con muỗi vẫn còn nằm giữa 2 lưới.
    Suy nghĩ rất hay và kiểm chứng việc này dễ dàng bằng cách lấy tờ giấy thấm nước,sau đó đem vào giữa 2 điện cực (sao cho không chạm vào điện cực),nếu nó nổ cái "bép" là cháu nói đúng.

    Nguyên văn bởi complete Xem bài viết
    - bốc khói ở đoạn viết trên của mình là theo đúng nghĩa đen, có nghĩa là nó có khói rất khét bốc lên trông thấy chứ hông phải là "bốc khói'' theo nghĩa tan thành mấy khói...
    - tuy nhiên quan điểm của mình dù có là tan thành mây khói hay là có khói bốc nên thì vẫn do dòng điện gây ra, và đương nhiên là điện áp có ít cũng phải hàng trăm vôn mới có thể làm điều đó với 1 điện trở lớn như con muỗi.
    - đương nhiên năng lượng đo bằng J, dòng điện ở đây được đề cập với vai trò là nguyên nhân gây ra J
    - con muỗi vướng vào vợt nó bị đánh lửa oxi hóa nên sẽ có 1 thời điểm dẫn điện rất kém lúc ấy xung điện sẽ nạp năng lượng cho tụ và áp của tụ tăng lên đến đỉnh điểm 1 nhát thì mới tan thành mây khói được...
    Cho điện thế là 400 volt,điện trở con muỗi là 30k,dòng qua con muỗi là bao nhiêu mà con muỗi bốc khói?
    Nếu hiểu rõ năng lương tích thoát từ tụ để đánh muỗi bằng đơn vị joule đã không phát biểu như thế.
    Năng lượng tích thoát từ tụ cao thế là 1 chương trong giáo trình máy sốc tim cho các sinh viên điện tử y sinh,không phải ai cũng biết.
    Xuất phát từ lòng tốt muốn chia sẽ kiến thức cho các bạn trẻ (trong đó có em), chứ không phải rỗi hơi đi đấu lý đúng ,sai.Mất hứng.


    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
    Sai thì về bản chất nó là không sai nhưng không nên nói như thế bác ạ. Kĩ thuật là khoa học, khoa học thì phải có quy chuẩn, có tên gọi chính xác, cụ thể với từng đối tượng.
    Ví dụ transistor thì gọi là transistor nhưng nhiều nơi thì :
    - Tờ răng đi to.
    - Tran đi to.
    - Transistor.
    - Sò công suất.
    - Đèn công suất.
    - Còng.
    - Bóng bán dẫn.....
    vvv
    Chốt lại thì nó vẫn là nó, nhưng những cách gọi kia góp phần làm cho mọi thứ trở lên nhì nhằng rồi lại xảy ra ối vụ ông nọ thọc gậy ông kia và người mới học cứ xoay chong chóng chả biết nghe ông nào. Thế là tốt hay xấu hả bác ?
    Đồng ý với cháu về điểm này.Nhưng:
    -Trước đây thế hệ các cụ học từ khoa học toàn bằng tiếng pháp,không thể nhầm lẫn vào đâu cả.
    -Thế hệ của tôi có từ học bằng tiếng Pháp,có từ học bằng tiếng Việt.
    -Thế hệ sau năm 1975 học bằng chữ phiên âm tiếng Việt,v.v.

    Tôi cho rằng không nên quan trọng hóa vấn đề dị biệt ngôn ngữ này,.

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
      Ngay từ đầu mình đã nghi nhà báo viết bậy nên né tên bác Quang ra.

      Cũng là báo thanhnien online viết về 1 ông tiến sĩ: Bí quyết tiết kiệm điện của ông tiến sĩ Vật lý | Kinh tế | Thanh Niên Online

      Đèn led tiết kiệm điện hơn đèn compact 4 lần, tấm pin mặt trời 80W giúp giảm 370.000đ tiền điện mỗi tháng, đèn led tự lắp giá chỉ bằng 20% trung quốc???
      Bài này hình như dtvn cũng có bình luận rồi. 80w thì cả ngày ko nổi 1 số điện thế mà 1 tháng tiết kiệm đến 370k chắc 20k 1 số . Đúng là nhà báo....

      Comment


      • #63
        vợt muỗi phải cao áp không cao không giống pháo đựoc khi giết muỗi.nhưng còn cái sạc pin ấy nói nó nguy hiểm cũng đúng! "không đúng không lấy tiền"

        Comment


        • #64
          bạn mở cái vợt muỗi ra, phân tích xem nó nguy hiểm như thế nào. Rồi hãy phán nhé.
          EDA Engineer - Design on Demand
          Email:
          Web:

          Comment


          • #65
            - đúng là ranh giới của sự hơn thua với trao đổi, tranh luận rất mong manh.
            - trở lại vấn đề: theo giả thiết của bạn thì áp vô con muỗi là 400V, trở của muỗi là 30 000 Ôm. ta sẽ tính được công suất điện tiêu thụ vào con muỗi khoảng = ( 400 / 30 000 ) * 400 = 5.3333 W; với công suất như vậy trên 1 con muỗi bé xíu thì ko bốc khói mới lạ. do đó mình có thể khẳng định phát biểu của bạn có ý cho rằng dòng ko đủ làm muỗi có khói bốc lên là sai hoàn toàn...
            - mình chỉ viết những gì mình cho là đúng thôi, hông có ý hơn thua. bạn hoàn toàn ko cần phản hồi nếu bạn ko thích, chỉ có điều mong bạn đừng nghĩ mình là người ham hố cái thứ thắng thua ở nơi đây bởi mình chẳng cần thứ đó đâu...

            Comment


            • #66
              qua nhiều tranh luận về vấn để cái vợt muỗi , tôi thấy nhiều ý kiến có đúng , chưa đúng , và đôi khi chưa sát với thực tế nên có sự nhầm lẫn đưa đến "tranh cãi" và tranh luận trái chiều , tôi thì qua thời gian lâu sửa chữa các loại vợt này, đưa ra vài ý kiến sau . thứ nhất là vợt muỗi sử dụng cao áp để diệt muỗi, đời đầu dùng 2 pin xạc =2,4v , thì cao áp hơi yếu 1000vdc-1200vdc , nên ít khi có trường hợp tự phóng điện , chỉ khi nào có muỗi bay vào giữa 2 lớp lưới thì mới gây phóng điện vì chân muỗi "ướt" , còn vợt đời sau thì dùng ăc quy 4v, bộ nhân cao áp 3 lần , khi vợt mới lưới vợt sạch thì áp trên 2 lưới vào khoảng 1900vdc-2400vdc, với tụ cao áp có trị số 153-223 , nên năng lượng xả khá nhiều, mạnh, với áp cao mnhe thế , mặc dù chưa có muỗi vào , nhưng nó vẫn tự phóng điện gây nổ lép bép giữa 2 lưới , hoặc do va chạm làm lưới bị chùng vào , giảm khoảng cách nên cũng gây nổ do phóng điện , khi ta bấm nút thì cao áp dâng lên nếu đưa một vật có điện trở (nghĩa là có tính dẫn điện) vào giữa 2 lớp lưới thì đến một khoảng cách nào đó , tia lửa điện sẽ phóng qua vật thể này , với hiệu ứng "mũi nhọn" vật càng nhọn càng nổ to , còn con muỗi bị cháy là do lớp lưới bị bẩn , rò điện nên áp không cao lắm khoảng 600-900vdc nên chưa gây phóng điện mà chỉ gây chạm mạch , nên nó sẽ bị nướng với điều kiện toàn thân con muỗi nằm sát vào lưới, chứ còn đụng chân thôi thì muỗi bị chết và rơi vì đứt chân, loại sau này nguy hiểm nếu người bị dí vào , qua thí nghiệm một con thạch sùng sẽ bị đốt cháy 50% nếu bị dí vào 2 đầu dây vào đầu và cuối thân , một lưỡi lửa xanh sẽ đốt từ từ trên lớp da rồi cháy dần vào giữa thân với thời gian 6 phút(với loại vợt muỗi mạnh sau này , ) còn loại dỏm thì cháy chút xíu rồi vợt cũng bị cháy transistor luôn vì biến áp kích bị chập do quá tải .

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                Sai lầm to ở đây,sức nổ đánh tan xác con muỗi đo bằng joule chứ không phải là dòng.
                Thưa bác tính theo dòng không chính xác bằng Jun nhưng không đến nỗi sai hoàn toàn đâu ạ vì trong công thức tính Jun cũng có I. Các cầu chì vẫn ghi theo A chứ đâu có ai ghi theo Jun.


                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                Bậy nào,máy sốc tim mà hàng trăm Ampe người ta chết hết.Em xem lại định luât joule sẽ biết tại sao dòng nhỏ mà năng lượng lại lớn thế.
                Sao bác lại so sánh giữa 1 cái dùng để "diệt" và 1 cái dùng để "cứu". Theo Google thì trong máy sốc tim nó xả qua 1 cuộn dây để kéo dài thời gian mới có tác dụng phục hồi chứ không bép 1 cái như dưới đây.

                sau.ph

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Thưa bác tính theo dòng không chính xác bằng Jun nhưng không đến nỗi sai hoàn toàn đâu ạ vì trong công thức tính Jun cũng có I. Các cầu chì vẫn ghi theo A chứ đâu có ai ghi theo Jun.



                  Sao bác lại so sánh giữa 1 cái dùng để "diệt" và 1 cái dùng để "cứu". Theo Google thì trong máy sốc tim nó xả qua 1 cuộn dây để kéo dài thời gian mới có tác dụng phục hồi chứ không bép 1 cái như dưới đây.
                  Vì năng lượng của tụ chỉ bằng 1/2 năng lượng do nguồn cung cấp.
                  Nói cách khác dễ hiểu dòng I của tụ tùy vào điện dung của tụ.Cùng điện thế nạp vào 2 tụ có điện dung khác nhau,sau đó nối tắt xả điện ra tụ nào có điện dung lớn sẽ nổ to vì có dòng I lớn hơn.

                  Tôi không hiểu ý của em.
                  Máy sốc tim là thiết bị nạp cao thế vào 1 tụ,sau đó xả điện thế này vào ngực bệnh nhân để tim hoạt động trở lại.

                  Comment


                  • #69
                    Vì năng lượng của tụ chỉ bằng 1/2 năng lượng do nguồn cung cấp.
                    Cháu không hiểu bác ý bác muốn nói gì (1/2 năng lượng mất mát? hay do áp trên tụ giảm dần?) Và nó có liên quan gì đến việc "sức nổ đo bằng joule chứ không phải dòng"


                    Nói cách khác dễ hiểu dòng I của tụ tùy vào điện dung của tụ.Cùng điện thế nạp vào 2 tụ có điện dung khác nhau,sau đó nối tắt xả điện ra tụ nào có điện dung lớn sẽ nổ to vì có dòng I lớn hơn.
                    Theo ý bác ở trên thì Joule lớn hơn mới đúng chứ ạ.


                    Tôi không hiểu ý của em.
                    Máy sốc tim là thiết bị nạp cao thế vào 1 tụ,sau đó xả điện thế này vào ngực bệnh nhân để tim hoạt động trở lại.


                    Theo thông tin cháu mới nhặt được trên Google thì thời gian sốc điện thường kéo dài khoảng 3-10ms. Vì vậy tụ điện không xả thẳng lên bệnh nhân mà qua 1 cuộn cảm (hoặc một mạch điện gì đó tùy hãng). Nếu bác có giáo trình về máy sốc tim thì xin up lên cho mọi người tham khảo ạ.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                      Vì năng lượng của tụ chỉ bằng 1/2 năng lượng do nguồn cung cấp.
                      Cháu không hiểu bác ý bác muốn nói gì (1/2 năng lượng mất mát? hay do áp trên tụ giảm dần?) Và nó có liên quan gì đến việc "sức nổ đo bằng joule chứ không phải dòng"


                      Nói cách khác dễ hiểu dòng I của tụ tùy vào điện dung của tụ.Cùng điện thế nạp vào 2 tụ có điện dung khác nhau,sau đó nối tắt xả điện ra tụ nào có điện dung lớn sẽ nổ to vì có dòng I lớn hơn.
                      Theo ý bác ở trên thì Joule lớn hơn mới đúng chứ ạ.


                      Tôi không hiểu ý của em.
                      Máy sốc tim là thiết bị nạp cao thế vào 1 tụ,sau đó xả điện thế này vào ngực bệnh nhân để tim hoạt động trở lại.


                      Theo thông tin cháu mới nhặt được trên Google thì thời gian sốc điện thường kéo dài khoảng 3-10ms. Vì vậy tụ điện không xả thẳng lên bệnh nhân mà qua 1 cuộn cảm (hoặc một mạch điện gì đó tùy hãng). Nếu bác có giáo trình về máy sốc tim thì xin up lên cho mọi người tham khảo ạ.
                      1-Điều này cháu xem lại sách giáo khoa lớp 12 sẽ rõ hơn.

                      2-Dùng công thức ohm làm sao tính ra I đây hả trời ????????
                      3-Ba sóng Q,R,S biến thiên 0,07s.Tùy vào thời điểm mà kích vào 1 sóng với thời gian rất ngắn,nếu dài 10ms kích 1 lượt 2 sóng điện tim thì đem bệnh nhân đi chôn luôn.

                      Comment


                      • #71
                        theo chương trình hiện được dạy phổ thông thì dòng điện xoay chiều là dòng điện có dạng hình sin i= Io Sin(wt + phi) . Rõ ràng có rất nhiều trường hợp dòng điện chạy đảo chiều (như xung vuông chẳng hạn) không phải là điện xoay chiều. Nhưng trong phổ thông không (hoặc chưa thấy) từ ngữ để gọi những dòng điện đảo chiều (chạy theo cả hai chiều). Nếu gọi những dòng điện kiểu này là dòng điện "hai chiều" thì rõ ràng "dòng điện hai chiều là trường hợp tổng quát để chỉ những dòng điện có đảo chiều theo thời gian (có thể tuần hoàn hoặc không tuần hoàn). Và dòng điện xoay chiều là trường hợp đặc biệt của dòng điện "hai chiều". nếu suy ra tương tự cũng thấy dòng điện không đổi là trường hợp đặc biệt của dòng điện một chiều. Nói chung trên thế giới có vài trăm ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ thì lại có hàng triệu người dùng khác nhau, theo em không nên bắt bẻ "SỰ KHÁC BIỆT CỦA NHAU" quan trọng là hiểu thế nào, mình không hiểu ý người nói (hoặc hiểu sai lệch) không có nghĩa là họ nói sai. Rất nhiều vấn đề nghiệm trọng phát sinh từ sự "KHÔNG TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT" nhỉ.

                        Comment


                        • #72
                          Năng lượng tính trong một tụ điện với điện dung không đổi C và hiệu điện thế U. được tính bằng Q=(C*U^2)/2 . Q tính theo Jun, C theo Fara, U theo Vôn. Nếu trong vợt muỗi tụ tích điện là tụ 223 (22000picroFara) được tích đầy trước khi đập vào con muỗi là 1500V thì năng lượng của tụ điện lúc này: 0.025 Jun. năng lượng này khá nhỏ so với máy kích tim. Tuy nhiên khi đập vào muỗi thì tạo ra tiếng nổ là do năng lượng trên được giải phóng gần như tức thời làm không khí nở đột ngột tạo sóng âm. Để nói vợt muỗi có gây nguy hiểm không thì cần nhiều yếu tố. Nhưng thông thường ngoài cái tụ tích điện 1500V có thể gây giật đột ngột trong thời gian cực ngắn (không gây nguy hiểm lắm) thì thông thường vợt muỗi (loại tốt) theo em tính toán tối đa chỉ có thể duy trì được < 5mA khi giật người. Như thế chỉ đủ gây cảm giác giật nhẹ liên tục. (lúc đầu thì giật mạnh (khoảng thời gian rất ngắn do tụ phóng)

                          Comment


                          • #73
                            Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                            qua nhiều tranh luận về vấn để cái vợt muỗi , tôi thấy nhiều ý kiến có đúng , chưa đúng , và đôi khi chưa sát với thực tế nên có sự nhầm lẫn đưa đến "tranh cãi" và tranh luận trái chiều , tôi thì qua thời gian lâu sửa chữa các loại vợt này, đưa ra vài ý kiến sau . thứ nhất là vợt muỗi sử dụng cao áp để diệt muỗi, đời đầu dùng 2 pin xạc =2,4v , thì cao áp hơi yếu 1000vdc-1200vdc , nên ít khi có trường hợp tự phóng điện , chỉ khi nào có muỗi bay vào giữa 2 lớp lưới thì mới gây phóng điện vì chân muỗi "ướt" , còn vợt đời sau thì dùng ăc quy 4v, bộ nhân cao áp 3 lần , khi vợt mới lưới vợt sạch thì áp trên 2 lưới vào khoảng 1900vdc-2400vdc, với tụ cao áp có trị số 153-223 , nên năng lượng xả khá nhiều, mạnh, với áp cao mnhe thế , mặc dù chưa có muỗi vào , nhưng nó vẫn tự phóng điện gây nổ lép bép giữa 2 lưới , hoặc do va chạm làm lưới bị chùng vào , giảm khoảng cách nên cũng gây nổ do phóng điện , khi ta bấm nút thì cao áp dâng lên nếu đưa một vật có điện trở (nghĩa là có tính dẫn điện) vào giữa 2 lớp lưới thì đến một khoảng cách nào đó , tia lửa điện sẽ phóng qua vật thể này , với hiệu ứng "mũi nhọn" vật càng nhọn càng nổ to , còn con muỗi bị cháy là do lớp lưới bị bẩn , rò điện nên áp không cao lắm khoảng 600-900vdc nên chưa gây phóng điện mà chỉ gây chạm mạch , nên nó sẽ bị nướng với điều kiện toàn thân con muỗi nằm sát vào lưới, chứ còn đụng chân thôi thì muỗi bị chết và rơi vì đứt chân, loại sau này nguy hiểm nếu người bị dí vào , qua thí nghiệm một con thạch sùng sẽ bị đốt cháy 50% nếu bị dí vào 2 đầu dây vào đầu và cuối thân , một lưỡi lửa xanh sẽ đốt từ từ trên lớp da rồi cháy dần vào giữa thân với thời gian 6 phút(với loại vợt muỗi mạnh sau này , ) còn loại dỏm thì cháy chút xíu rồi vợt cũng bị cháy transistor luôn vì biến áp kích bị chập do quá tải .
                            Nhưng nếu dẫn thẳng vào người(cầm chặt không để phóng điện) thì chắc cũng ko sao bác ạ. Cháu thử trực tiếp trên người mình luôn rồi thấy nó tê tê thôi(cầm chặt 2 lưới rồi mới nhấn nút chứ mà để tụ nó tích điện thì chắc thủng lỗ ở tay). Bộ nhân cao áp 6 lần. Dùng đồng hồ kim đo 2 đầu thứ cấp khoảng 600v nhưng đo lâu quá nó cũng phóng điện bên trong đồng hồ luôn

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                              Nhưng nếu dẫn thẳng vào người(cầm chặt không để phóng điện) thì chắc cũng ko sao bác ạ. Cháu thử trực tiếp trên người mình luôn rồi thấy nó tê tê thôi(cầm chặt 2 lưới rồi mới nhấn nút chứ mà để tụ nó tích điện thì chắc thủng lỗ ở tay). Bộ nhân cao áp 6 lần. Dùng đồng hồ kim đo 2 đầu thứ cấp khoảng 600v nhưng đo lâu quá nó cũng phóng điện bên trong đồng hồ luôn
                              có lẽ là cái vợt đó bị yếu rồi nên mới thấy tê tê , chứ bản thân tôi cũng bị giật bởi cái vợt này rồi giật bắn cả người và vùng chung quanh đó đau buốt , đó mới chỉ là năng lượng tích trong tụ thôi , chứ chưa phải là đang kích , còn lấy đồng hồ đo VOM thông thường mà không có biện pháp hạ áp đàng hoàng là hư đồng hồ luôn , nếu đo được khoảng 600v là biấn áp kích của nó bị hư rồi , chứ 600v chưa đủ để phóng điện được , loại nhân áp X5 thì biến áp có thứ cấp ra hơi thấp nên phải nhân nhiều lần , loại này hay bị hư .

                              Comment


                              • #75
                                Bị giật bắn và giật rất mạnh trong một khoảng thời gian rất ngắn (dòng khá cao và hiệu điện thế tới trên 1000V) do tụ phóng điện. Sau khi tụ xả điện hết thì chỉ còn giật nhẹ (nếu để dòng điện liên tục tụ không kịp tích điện).

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duong_act Tìm hiểu thêm về duong_act

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X