Chích dẫn một chút lời Đạo phật. mất một ít thời gian của quý vị :
Trong sử Phật có dẫn câu chuyện về Ngài Phú Lâu Na xin Phật đi thuyết pháp để độ dân chúng xứ Duna như sau :
Đức Phật hỏi: Này Phú Lâu Na, giả sử ông đến xứ Duna bị người chửi rủa thì ông nghĩ sao và xử lý bằng cách nào?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ vẫn còn tốt đối với con, vì họ chỉ chửi mắng chứ họ chưa dùng gậy để đánh đập con.
Đức Phật lại hỏi: Vậy nếu họ dùng gậy để đánh đập ông thì ông nghĩ sao?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ vẫn còn lòng nhân từ, vì họ chưa đánh chết con.
Đức Phật lại hỏi: Vậy nếu họ dùng gậy đánh đập ông đến chết thì ông nghĩ sao?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ là ân nhân của con vì nhờ họ mà con bỏ đi được bọc da hôi thúi nầy, từ biệt được đời sống đau khổ nầy!
Đức Phật khen: Hay lắm! Ông nhẫn được như thế thì ông có thể qua xứ Duna mà thuyết pháp.
Chẳng bao lâu thì người dân ở xứ Duna đều quay đầu về với Tam Bảo. Đó chính là nhờ cái Nhẫn trong đạo Phật. Cái Nhẫn xuất phát từ lòng từ bi muốn cứu vớt tất cả chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, nên cho dù thân mình có bị hại, bị giết đi nữa cũng vẫn vui vẻ. Cái Nhẫn đó có sức chuyển hóa đối phương mà không cần bạo lực.
Trong kinh Nhẫn Nhục, Đức Phật có dạy: "Bố thí mười phương tuy được phước lớn, nhưng phước đó chẳng bằng nhẫn nhục. Ôm nhẫn tu trí đời đời không oán hận, lòng dạ an nhiên trọn không độc hại. Nhẫn là áo giáp tránh được đao binh, Nhẫn là đại thuyền vượt qua bể khổ, Nhẫn là thuốc hay cứu sống muôn người."
Trong kinh Di Giáo, Đức Phật cũng dạy rằng: "Các ông phải chịu nhẫn đến nổi dù có ai đến cắt tay chân các ông đi nữa, các ông cũng chớ có giận dữ, cũng không được buông lời nói ác mà phải hoan hỷ như không."
Tám loại sức mạnh của bậc đại nhân được Đức Phật nói đến trong kinh Tăng Nhất A Hàm như sau:
Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc
Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ
Sức mạnh của người ăn trộm là vủ khí
Sức mạnh của vua chúa là quyền huy
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát
Sức mạnh của Sa Môn là Nhẫn Nhục
.....
Dài lắm ... xin dừng tại đây!
Trong sử Phật có dẫn câu chuyện về Ngài Phú Lâu Na xin Phật đi thuyết pháp để độ dân chúng xứ Duna như sau :
Đức Phật hỏi: Này Phú Lâu Na, giả sử ông đến xứ Duna bị người chửi rủa thì ông nghĩ sao và xử lý bằng cách nào?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ vẫn còn tốt đối với con, vì họ chỉ chửi mắng chứ họ chưa dùng gậy để đánh đập con.
Đức Phật lại hỏi: Vậy nếu họ dùng gậy để đánh đập ông thì ông nghĩ sao?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ vẫn còn lòng nhân từ, vì họ chưa đánh chết con.
Đức Phật lại hỏi: Vậy nếu họ dùng gậy đánh đập ông đến chết thì ông nghĩ sao?
Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ họ là ân nhân của con vì nhờ họ mà con bỏ đi được bọc da hôi thúi nầy, từ biệt được đời sống đau khổ nầy!
Đức Phật khen: Hay lắm! Ông nhẫn được như thế thì ông có thể qua xứ Duna mà thuyết pháp.
Chẳng bao lâu thì người dân ở xứ Duna đều quay đầu về với Tam Bảo. Đó chính là nhờ cái Nhẫn trong đạo Phật. Cái Nhẫn xuất phát từ lòng từ bi muốn cứu vớt tất cả chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, nên cho dù thân mình có bị hại, bị giết đi nữa cũng vẫn vui vẻ. Cái Nhẫn đó có sức chuyển hóa đối phương mà không cần bạo lực.
Trong kinh Nhẫn Nhục, Đức Phật có dạy: "Bố thí mười phương tuy được phước lớn, nhưng phước đó chẳng bằng nhẫn nhục. Ôm nhẫn tu trí đời đời không oán hận, lòng dạ an nhiên trọn không độc hại. Nhẫn là áo giáp tránh được đao binh, Nhẫn là đại thuyền vượt qua bể khổ, Nhẫn là thuốc hay cứu sống muôn người."
Trong kinh Di Giáo, Đức Phật cũng dạy rằng: "Các ông phải chịu nhẫn đến nổi dù có ai đến cắt tay chân các ông đi nữa, các ông cũng chớ có giận dữ, cũng không được buông lời nói ác mà phải hoan hỷ như không."
Tám loại sức mạnh của bậc đại nhân được Đức Phật nói đến trong kinh Tăng Nhất A Hàm như sau:
Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc
Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ
Sức mạnh của người ăn trộm là vủ khí
Sức mạnh của vua chúa là quyền huy
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát
Sức mạnh của Sa Môn là Nhẫn Nhục
.....
Dài lắm ... xin dừng tại đây!
Comment