noí như bác văn mới là đúng sách đúng vở, tôi ko là thợ điện vẫn đấu sống như thợ thật
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Câu hỏi ngu ngu 1 tý ae thông cảm
Collapse
X
-
- mình vẫn thường nối khi nó còn điện, dây nào chưa nối thì lấy băng dính quấn cẩn thận vào, gọt dây thì dùng kéo, sau đó lấy kìm để nối. ko bao giờ chạm trực tiếp tay vào...
- điện mạnh hơn thì chỉ dám nghịch cái cao áp của TV thôi, nó phóng điện thấy hay hay nhưng sờ vào chắc...
Comment
-
e cũng chưa thử đâu sống kiểu chạm vào dây bao giờ
Chỉ thấy dây điện bị hở một đoạn vỏ k may chạm vào: k nảy lên thì cũng tê cứng vẫn đang tải nha,chân cách điện rồi
Nói chung kà phải cẩn thận, theo e đo trực tiếp bằng tay qua vài lần k may thì có tải vẫn rất tê,đau,k tải thì nảy ra luôn
Comment
-
Hên xui thôi,
Nếu không có hiểu biết, vận dụng tốt, đấu điện sống, người dễ chết (!)
--> Đấu điện chết, người sống khỏe.
Trường hợp bác NDV giới thiệu thì là tại mấy anh thợ điện không có đồng hồ
Cẩn thận vẫn hơn, đừng để BQT phải "cáo phó": Một thành viên đã "chết" vì đấu "điện sống"...Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Trong ngành điện, việc cắt điện và trả điện có quy trình rõ ràng. Lệnh cắt, trả điện ghi nhiều thông tin như lộ, tuyến dây, thời gian cắt, trả, ... và được ký nháy ít nhất của 2 trưởng phòng và ký đóng dấu bởi phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Đây là quy định, kể cả chỉ cắt lưới hạ thế của vài hộ dân hay cắt 110kV hoặc hơn nữa cũng phải có lệnh như thế. Chỉ có vài trường hợp được phép làm việc với điện sống ở lưới hạ thế (và chỉ là lưới hạ thế mà thôi): ghi chỉ số công tơ, kiểm tra chạm chập, mô-ve. Khi làm việc trên lưới, lúc nào cũng phải có 2 người, một người thao tác, người kia giám sát và tất nhiên luôn có dây bảo hiểm.
Các trường hợp tai nạn điện phần lớn (>99%) là do người thao tác, rất ít là do "lệnh". Ví dụ:
1. Tại Hải Dương cách đây 5 năm, thông báo cắt điện là từ 8h, trả điện là 4h30. Đến 4h30, việc trên lưới chưa xong, công nhân vẫn còn cố làm việc nốt, điều độ trạm tự đóng điện (không kiểm tra thông tin trên lưới): 4 người chết và bị thương.
2. Tại Hà Nam cách đây 4-5 năm, lệnh yêu cầu cắt lộ 331 thì điều độ trạm cắt lộ 337, công nhân không thử điện đã làm ngay tiếp đất di động -> 1 người chết. (Nguyên tắc làm việc là phải thử điện, làm tiếp địa tại 2 cột trước và sau vị trí làm việc mới được trèo lên làm việc)
3. Tại Thái Nguyên khoảng 8 năm trước, một kỹ sư của thí nghiệm điện đang làm việc tại tủ 10kV không hiểu sao lại mở tủ 6kV ngó vào, bị phóng điện chết tại chỗ. Người giám sát là điều độ trạm thấy tai nạn chạy ra kéo người và chết tiếp (không cắt điện khi cứu nạn)
4. Tại Thanh Hoá cách đây 3 năm: đấu công tơ hạ thế nhưng bị tuột dây chạm vào vỏ hộp, công nhân đó không đeo dây bảo hiểm và bị ngã tàn phế
5. Tại Hải Phòng cách đây mấy tháng: công nhân ghi chỉ số công tơ, lúc trèo thang xuống, cách đát 2m trượt chân đập gáy xuống nền đường, đang cấp cứu ở Việt Đức, chưa biết thế nào.
...
Mỗi năm, ở VN, có ít nhất là 1 người chết và vài người bị thương là người ngành điện và bị tai nạn điện. Một năm, theo quy định, công nhân luôn được học và sát hạch an toàn (theo bậc, tuỳ công việc phải có bậc phù hợp). Sát hạch thật chứ không phải cho vui. Tuy nhiên, tai nạn vẫn thường xuyên xảy ra....
Comment
-
Còn một trường hợp quên chưa đề cập: cảm ứng trên dây. Khi sửa chữa, người ta thường cắt 1 lộ (3 dây) và nhiều khi không cắt lộ đi song song (2 lộ trên cùng cột, thậm chí có 4 lộ trên 1 cột). Năm ngoái có 1 vụ hy hữu trên đường dây 35kV. Sau khi cắt điện, làm tiếp địa, công nhân trèo lên thao tác thì bị điện giật, bỏng (ko ngã vì có dây bảo hiểm). Nguyên nhân là cảm ứng gây ra từ dây của lộ song hành làm điện áp trên dây sửa chữa đủ mạnh gây giật, bỏng nhẹ.
Hy hữu vì gần như chưa xảy ra trong quá khứ! Nguyên nhân cũng có thể là do công nhân làm tiếp địa 2 đầu không tốt, điện trở tiếp địa khá lớn và khi có cảm ứng điện từ thì tạo ra hiệu điện thế đủ mạnh gây giật điện.
Comment
-
Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viếtChuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp không phụ thuộc vào cắt hay đóng điện .
Cắt điện rồi vẫn ... giật như thường ???!!!
Có vụ thế này . Giám đốc phân công nhóm A sáng mai đi thay dây ở cột . Yên tâm đi ! sẽ cắt hết điện khu phố đó . Sau đó Giám đốc lệnh : Trưởng trạm điện ! Sáng mai cắt điện giờ hành chính khu phố xx .
Moị việc trong buổi sáng suôn sẻ , đến gần trưa , nhóm công nhân đấu dây thấy còn một tí việc . Thôi cố tí để đầu giờ chiều báo cáo cho xếp vui .
Thế rồi 10giờ 50 ... 10 giờ 55 ... 10Giờ58 .. 11 giờ 00 . Đúng nguyên tắc hết giờ hành chính , trưởng trạm điện ... Đóng !!!! Đi ăn cơm cho sớm sủa .
Đúng lúc đó đồng nghiệp ngoài cột ... đen thui !!! Ai đúng ,? Ai sai ? Ai khôn ? Ai dại ?
Tôi thấy làm điện khi đang có điện thì an toàn hơn là khi cắt điện .
Có được đấu vào không ? Đấu đúng , đấu sai , sẽ biết ngay .
Nếu không có điện . Đấu dễ dàng hơn , nhưng đúng sai thì ... chưa biết .
Có nhiều trường hợp hì hục đấu cả ngày , đến chiều đóng điện vào thì .... bụp xòe . Cuả đi thay người .
Có phương pháp đấu thì dù đang có tải vẫn nối được bình thường .
Đừng chết vì thiếu hiểu biết, kiểu anh hùng rơm.
Comment
-
Câu hỏi của delete không ngu ngu gì mà có ích chưa thấy ai nói về cái "chuồng" chống nhiễu, không đúng hoàn toàn nhưng cũng có thể gắn nó vào đây như một biện pháp cách điện. Đó là cái lồng faraday, một dạng hình cầu bằng kim loại hoặc không hoàn toàn hình cầu cũng được. Khi đó tổng hợp vecto cường độđiện trường ảnh hưởng lên nó sẽ có vecto E ở tâm bằng 0 nên vùng không gian bên trong không bị ảnh hưởng bởi điện trường ngoài, nó được ứng dụng nhiều nơi, vd:
-Thân máy bay hình tròn, khi cọ xát không khí bị nhiễm điện, nó bị các tia sét tác dụng nhưng ở bên trong có thể an toàn.
-Người ta làm thí nghiệm với dòng điện mạnh, phóng điện gần như tia sét với một cấu trúc hình cầu và có người bên trong, vẫn an toàn.
-Gần gũi nhất là vỏ nhôm, thiếc...phủ kín mạch điện để chống nhiễu các loại mà nhiều anh còn gọi nó là cái "chuồng".
-Thí nghiệm mà bác Van nêu khi xem phim về việc họ thao tác với đường dây cao thế bằng cách đưa cây cần câu cho nó xẹt điện trước rồi mới đến gần thao tác, tôi nghĩ là ngoài việc chủ động cho tích điện âm trước để giảm điện thế thì bộ quần áo bảo hộ có thể một dạng lồng Faraday.
Comment
-
Cắt điện vẫn bị điện giật chết . Có ông sập atomat cả nhà rồi . Trèo lên tháp quạt trần để sửa . Ai dè tụ quạt phóng cho một phát , trượt thang té xuống đất .Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Comment
-
Nguyên văn bởi avr Xem bài viếtCâu hỏi của delete không ngu ngu gì mà có ích chưa thấy ai nói về cái "chuồng" chống nhiễu, không đúng hoàn toàn nhưng cũng có thể gắn nó vào đây như một biện pháp cách điện. Đó là cái lồng faraday, một dạng hình cầu bằng kim loại hoặc không hoàn toàn hình cầu cũng được. Khi đó tổng hợp vecto cường độđiện trường ảnh hưởng lên nó sẽ có vecto E ở tâm bằng 0 nên vùng không gian bên trong không bị ảnh hưởng bởi điện trường ngoài, nó được ứng dụng nhiều nơi, vd:
-Thân máy bay hình tròn, khi cọ xát không khí bị nhiễm điện, nó bị các tia sét tác dụng nhưng ở bên trong có thể an toàn.
-Người ta làm thí nghiệm với dòng điện mạnh, phóng điện gần như tia sét với một cấu trúc hình cầu và có người bên trong, vẫn an toàn.
-Gần gũi nhất là vỏ nhôm, thiếc...phủ kín mạch điện để chống nhiễu các loại mà nhiều anh còn gọi nó là cái "chuồng".
-Thí nghiệm mà bác Van nêu khi xem phim về việc họ thao tác với đường dây cao thế bằng cách đưa cây cần câu cho nó xẹt điện trước rồi mới đến gần thao tác, tôi nghĩ là ngoài việc chủ động cho tích điện âm trước để giảm điện thế thì bộ quần áo bảo hộ có thể một dạng lồng Faraday.
Comment
-
Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viếtBác nói khó tin quá. Tắt điện thì tụ nó xả qua cuộn dây hết chứ làm gì còn điện.Đời bể khổ :
Comment
-
Nguyên văn bởi delete Xem bài viếtquạt hỏng có khi là đứt dây hở mạch, và có khi k có con trở đấu // với tụ hoặc bị cháy thì tụ vẫn tích điện là bt mà
DĐ : 0984 334 368
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi nguyendinhvanỞ đây thì cũng chỉ có mấy cái máy tập gym là cùng, vào Nhà máy thì không đủ tuổi, mà bài thực hành thì không đủ cơm trưa.
Mà mấy cái máy gym thì cần giải pháp đồng bộ tốt hơn là biện pháp chắp vá....-
Channel: Đặt hàng
Hôm qua, 23:12 -
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi nguyendinhvanMấy cái hệ thống Minh Thông đó là tôi tránh xa.
Vì một ngày mình bấm nút La- bô mấy lần, bấm vào những giờ nào nó cũng lưu vào datalog.
Dễ lộ bảo mật.
...-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 23:00 -
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi vi van phamĐinh Vặn và Nhà Thùng ngồi uống bia thì cúp điện. Đinh Vặn vào trạng thái stanby, cầm ly bia mà không uống được. Đến khi có điện, cảm biến của Đinh Vặn phát huy chức năng, cầm chai bia tu 1 hơi.
Nhà Thùng vào trạng thái stanby,...-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 07:47 -
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi nhathung1101Lão hôm nay uốn mấy lọ? Làm tôi đọc bài của lão toát cả mồ hôi, mãi khi nhìn sơ đồ mới hiểu....
Aiza... Lão lại đi về thời 0.4 rồi! Giờ cảm biến và trợ lý và thiết bị có đầy...
Tôi về đến Pháp Vân, gọi...-
Channel: Điện tử gia dụng
25-12-2024, 23:30 -
-
bởi nguyendinhvanĐa số các đồ điện là cứ có điện là sẽ hoạt động.
Nhưng ngày nay, nhiều thiết bị điện có điều khiển không tự hoạt động khi có điện nguồn. Máy chỉ ở chế độ stanby, tới khi người sử dụng nhấn phím power.
Ví dụ...-
Channel: Điện tử gia dụng
25-12-2024, 21:02 -
-
bởi nhathung1101Muốn đặt gì thì cũng phải có thông tin cơ bản. Việc nhỏ thế này mà phải dấu giếm thì người lớn không thèm làm đâu.
Cho bạn 3 ngày, không là sẽ xóa.-
Channel: Đặt hàng
22-12-2024, 22:02 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nhathung1101Schmit Trigger là chuẩn với điều kiện rise > 0,8V.
Bí thì dùng vi với tích gì đó, miễn đừng nói phân kẻo chó ở đây lại sủa nhặng.-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
22-12-2024, 21:57 -
-
bởi trungautMình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
-
Channel: Đặt hàng
22-12-2024, 14:27 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi tuyennhanCách ly dây điện vào , bộ nguồn và đèn khỏi khung xe thì có rò thật cũng không lo bị giật .
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
21-12-2024, 08:56 -
Comment