Chiều nay triều cường ở TP HCM sẽ vượt mức lịch sử
"Không chỉ các quận vùng ven, khả năng nhiều khu vực nội thành như quận 1, 8, 6, Bình Thạnh... sẽ ngập nặng, bởi mức đỉnh 1,52 m là rất cao", ông Phạm Viết Thắng, Phó chi cục trưởng thủy lợi TP HCM cảnh báo.
"Phải thực hiện ngay "4 tại chỗ" (chỉ huy, phương tiện, lực lượng, hậu cầu), theo dõi thường xuyên mọi diễn biến của triều cường để chủ động đối phó", ông Thắng nhấn mạnh.
Ngay trong sáng nay, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã ra công văn khẩn yêu cầu các quận huyện khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống triều cường, không để xảy ra tình trạng bể, sạt lở và tràn bờ.
Theo đó, Công ty Thoát nước đô thị, Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi, các đơn vị, địa phương quản lý trạm bơm, máy bơm nước cơ động sẵn sàng thực hiện bơm cưỡng bức ở những khu vực ngập sâu.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh được dự báo ngập nặng. Ảnh: Kiên Cường
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức được yêu cầu tập trung chỉ đạo triển khai thi công nhanh 35 hạng mục xung yếu theo thứ tự ưu tiên đã được phê duyệt. Nhất là các quận 12, Hóc Môn, có nhiều bờ bao do xã cùng nhân dân tự đầu tư nên không đảm bảo an toàn, cao độ không đúng nên cần kiểm tra lại gấp.
Nhiều địa phương cũng huy động các lực lượng ứng phó với cơn triều lịch sử. "Hiện, lực lượng gồm 170 người của quận được huấn luyện bài bản cùng với 30 dân quân ở mỗi phường đang túc trực để phản ứng nhanh nhất khi sự cố xảy ra", ông Nguyễn Tương Minh, Phó ban phòng chống lụt bão quận 12, cho biết. Đại diện quận 12 khẳng định do quận nằm trong vùng trũng nên lúc nào địa phương này cũng phải đặt trong tình trạng cấp bách.
Tình hình khẩn trương cũng diễn ra tại quận Thủ Đức. "Mới đầu giờ chiều, mực nước ở hầu hết các nơi đã mấp mé tràn bờ. Chúng tôi phải tập trung 100 quân và 2 máy bơm đề phòng", Phó ban phòng chống lụt bão quận Thủ Đức Đào Văn Quý khẳng định.
Mỗi phường cũng có từ 2 đến 3 ghe và nhiều xe để sơ tán khẩn cấp trong trường hợp phải di dời dân. Toàn quận được trang bị tới 30 ghe chở đất gia cố cho các bờ bao khi bị vỡ.
Theo ông Quý, những khu vực đặc biệt nguy hiểm của quận này là phường Hiệp Bình Phước, Tân Phú, Hiệp Bình Chánh, rạch Gò Dưa, rạch Đĩa...
Như các quận ngoại thành, Chủ tịch UBND quận 8 Nguyễn Thành Chung cũng lo lắng: "Quận thường bị ngập nặng, chủ yếu ở phường 15. Công tác khắc phục tại những vị trí dễ bể bờ bao thời điểm triều lên là vô cùng khó khăn".
Chiều nay, quận sẽ cử lực lượng đến các trường giúp đỡ các em học sinh về nhà trước khi triều lên cao.
================================
Hốc Môn chỗ em sẽ ngập, mọi người đang xôn xao đổ ra đường. Sẽ không cúp điện, nước tinh khiết để uống vẫn đủ. Có khó khăn nhưng chủ động hơn do rút kinh nghiệm đợt úng thuỷ Thủ Đô hồi đầu tháng.
Hịc, em đi chống lụt bão cùng mọi người đây.
Lan Hương.
Theo http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA08641/
"Không chỉ các quận vùng ven, khả năng nhiều khu vực nội thành như quận 1, 8, 6, Bình Thạnh... sẽ ngập nặng, bởi mức đỉnh 1,52 m là rất cao", ông Phạm Viết Thắng, Phó chi cục trưởng thủy lợi TP HCM cảnh báo.
"Phải thực hiện ngay "4 tại chỗ" (chỉ huy, phương tiện, lực lượng, hậu cầu), theo dõi thường xuyên mọi diễn biến của triều cường để chủ động đối phó", ông Thắng nhấn mạnh.
Ngay trong sáng nay, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã ra công văn khẩn yêu cầu các quận huyện khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống triều cường, không để xảy ra tình trạng bể, sạt lở và tràn bờ.
Theo đó, Công ty Thoát nước đô thị, Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi, các đơn vị, địa phương quản lý trạm bơm, máy bơm nước cơ động sẵn sàng thực hiện bơm cưỡng bức ở những khu vực ngập sâu.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh được dự báo ngập nặng. Ảnh: Kiên Cường
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức được yêu cầu tập trung chỉ đạo triển khai thi công nhanh 35 hạng mục xung yếu theo thứ tự ưu tiên đã được phê duyệt. Nhất là các quận 12, Hóc Môn, có nhiều bờ bao do xã cùng nhân dân tự đầu tư nên không đảm bảo an toàn, cao độ không đúng nên cần kiểm tra lại gấp.
Nhiều địa phương cũng huy động các lực lượng ứng phó với cơn triều lịch sử. "Hiện, lực lượng gồm 170 người của quận được huấn luyện bài bản cùng với 30 dân quân ở mỗi phường đang túc trực để phản ứng nhanh nhất khi sự cố xảy ra", ông Nguyễn Tương Minh, Phó ban phòng chống lụt bão quận 12, cho biết. Đại diện quận 12 khẳng định do quận nằm trong vùng trũng nên lúc nào địa phương này cũng phải đặt trong tình trạng cấp bách.
Tình hình khẩn trương cũng diễn ra tại quận Thủ Đức. "Mới đầu giờ chiều, mực nước ở hầu hết các nơi đã mấp mé tràn bờ. Chúng tôi phải tập trung 100 quân và 2 máy bơm đề phòng", Phó ban phòng chống lụt bão quận Thủ Đức Đào Văn Quý khẳng định.
Mỗi phường cũng có từ 2 đến 3 ghe và nhiều xe để sơ tán khẩn cấp trong trường hợp phải di dời dân. Toàn quận được trang bị tới 30 ghe chở đất gia cố cho các bờ bao khi bị vỡ.
Theo ông Quý, những khu vực đặc biệt nguy hiểm của quận này là phường Hiệp Bình Phước, Tân Phú, Hiệp Bình Chánh, rạch Gò Dưa, rạch Đĩa...
Như các quận ngoại thành, Chủ tịch UBND quận 8 Nguyễn Thành Chung cũng lo lắng: "Quận thường bị ngập nặng, chủ yếu ở phường 15. Công tác khắc phục tại những vị trí dễ bể bờ bao thời điểm triều lên là vô cùng khó khăn".
Chiều nay, quận sẽ cử lực lượng đến các trường giúp đỡ các em học sinh về nhà trước khi triều lên cao.
================================
Hốc Môn chỗ em sẽ ngập, mọi người đang xôn xao đổ ra đường. Sẽ không cúp điện, nước tinh khiết để uống vẫn đủ. Có khó khăn nhưng chủ động hơn do rút kinh nghiệm đợt úng thuỷ Thủ Đô hồi đầu tháng.
Hịc, em đi chống lụt bão cùng mọi người đây.
Lan Hương.
Theo http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA08641/
Comment