Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Em muốn trở thành kĩ sư giỏi, trước mắt làm muôn tìm hiểu về SMT

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Chắc bác chủ thớt đang chống cháy ở 1 công ty nào đó có dàn SMT lên mới đặt tên luồng là vậy. Vấn đề phức tạp rồi, SMT chủ yếu là kiến thức về linh kiện và kinh nghiệm sửa máy. Nhưng anh bạn lại muốn trở thành kỹ sư điện tử thực thụ. Không hiểu cái nghĩa thực thục ở đây là j nữa
    tom and jery !!!!!!!

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi revive Xem bài viết
      Các bác nói chuyện hay quá nên em cũng bình luận vào, em đang là sinh viên năm 3 bách khoa. Nghe thì oai lắm nhưng nói thật 70% bạn bè trong lớp học của em nửa năm 3 rồi không có nổi cái mỏ hàn. Em thì cùi bắp nhưng đỡ hơn chúng là còn làm mạch mà nhiều lúc nhìn cái mạch em đi in về làm ra chũng nó không tin là em làm đc cái mạch in đó dù là nó rất đơn giản vài con tụ và trở cho sáng led hay mấy ic 555, 4017. Em không hiểu nổi tại sao bạn em học 8 chấm mà mặt mũi con điện trở công suất hay con tụ pi, con tụ kẹo...mấy cái cơ bản đó chúng nó còn không biết. Nên em thấy học mà không chịu hành chắc sau này mơ hồ bị động như bác nói trên quá. Điểm chúng nó cáo, học bổng này nọ...còn em thì 6 chấm cho ba mẹ an tâm thôi chứ điểm chác với em không quan trọng lắm. Các bác nói xem em đang đi đúng hướng hay bạn em đi đúng hướng???
      Định hướng thì mình chả dám (bản thân còn chưa biết thế nào), chỉ nói sơ qua với bạn thế này:
      - Nếu học khá, tấm bằng sẽ "đẹp", dễ xin việc (dễ hơn thôi, chưa chắc chắn gì), kết quả đến đâu tính sau.
      - Học giỏi, lên được GS, TS thì được gọi bằng Ông, bằng Ngài (tiền nhiều hay ít chưa biết, làm được hay chỉ trên giấy cũng chưa biết)
      - Làm nghề giỏi, nhanh kiếm được tiền, nhưng nhiều tiền thì hơi khó (tất nhiên có nhiều ngoại lệ), tựu trung cũng chỉ được gọi là Anh, là Bác thôi. (làm vớ vẩn dân gọi bằng Thằng đấy)
      Cuối cùng, quan trọng nhất là hợp với kiểu nào thì theo kiểu đó !

      Comment


      • #18
        - vì mấy bạn sinh viên ấy hông iu điện tử, họ học để kiếm cái nghề cho xong...
        - giỏi trên lý thuyết vẽ sơ đồ chuẩn mới khó chứ phần thực hành vọc vạch hàn xì, nhận mặt mấy linh kiện cơ bản thì tiếp xúc vài 3 hôm là ổn...

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi revive Xem bài viết
          Các bác nói chuyện hay quá nên em cũng bình luận vào, em đang là sinh viên năm 3 bách khoa. Nghe thì oai lắm nhưng nói thật 70% bạn bè trong lớp học của em nửa năm 3 rồi không có nổi cái mỏ hàn. Em thì cùi bắp nhưng đỡ hơn chúng là còn làm mạch mà nhiều lúc nhìn cái mạch em đi in về làm ra chũng nó không tin là em làm đc cái mạch in đó dù là nó rất đơn giản vài con tụ và trở cho sáng led hay mấy ic 555, 4017. Em không hiểu nổi tại sao bạn em học 8 chấm mà mặt mũi con điện trở công suất hay con tụ pi, con tụ kẹo...mấy cái cơ bản đó chúng nó còn không biết. Nên em thấy học mà không chịu hành chắc sau này mơ hồ bị động như bác nói trên quá. Điểm chúng nó cáo, học bổng này nọ...còn em thì 6 chấm cho ba mẹ an tâm thôi chứ điểm chác với em không quan trọng lắm. Các bác nói xem em đang đi đúng hướng hay bạn em đi đúng hướng???
          Điều đau khổ mà đang tồn tại, đó là mấy cậu tám chấm sẽ được tuyển dụng trước, mà lại được giữ mấy chỗ "ngon", bàn giấy "cổ cồn"; còn sáu chấm thì chưa chắc đã xin được việc, mà nếu có xin được thì chỗ bèo nhèo, lương bèo nhèo, công việc vất vả.
          Tuy nhiện, nếu tôi làm công tác tuyển dụng, anh dù tám chấm thì tôi cũng sẽ "nhờ" anh thiết kế 1 mạch đơn giản, để xem anh sử dụng OrCAD hay Rồ-Teo như thế nào. Nếu thiết kế được thì nhờ anh lắp cho cái mạch 555, hoặc BJT cho đơn giản .
          Nói thế để khẳng định rằng phải đến >70% sinh viên học điện tử, sau khi tốt nghiệp chưa chắc đã TỰ làm được những việc đó.

          Đôi khi, lúc đầu thì mấy anh tám chấm ngơ ngơ ngáo ngáo, nhưng sau khoảng 1 năm, mấy anh ấy lại vượt lên rất nhanh... Nhưng số này hơi bị ít chứ không phải là phổ biến.

          Vì vậy, nên tuyển mấy anh đã trải qua thực hành (thể hiện rõ khi phỏng vấn), cho dù điểm có hơi thấp,... nhưng có thể "dùng" được ngay, mà đàm phán lương hay sau này cho sa thải cũng đơn giản hơn.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #20
            Phải chăng thật ảo như vậy mà đi đâu người ta cũng cần kinh nghiệm. Sinh viên thì càng khó xin việc.
            Em còn nhớ lần đầu tiên đi phỏng vấn được luôn, sau 1 thời gian làm việc hỏi lại bác phỏng vấn tại sao lại nhận em mà ko nhận mấy cậu khác.Ông ấy nói.
            Anh thấy chú đáng tin, lời nói của chú anh tin. Mà đúng thật mình biết j nói đấy, không biết nói thẳng em ko biết, quên cũng kêu quên luôn.
            tom and jery !!!!!!!

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Điều đau khổ mà đang tồn tạ...............ơn giản hơn.
              Bởi vì bây giờ học theo kiểu đi tắt đón đầu . Học thẳng lên vxl bỏ qua 7805 và diot . Để rồi lập ... Lên diễn đàn hỏi cách tạo 5 vôn cho chuẩn .... He he !
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                Bởi vì bây giờ học theo kiểu đi tắt đón đầu . Học thẳng lên vxl bỏ qua 7805 và diot . Để rồi lập ... Lên diễn đàn hỏi cách tạo 5 vôn cho chuẩn .... He he !
                Bác nói đúng mà cũng chưa đúng. Thầy thì không muốn dạy trò đi tắt đón đầu, nhưng một số thầy (các thầy trẻ, mới được tuyển dụng) truyền bá tư tưởng cho rằng vxl hoặc vđk là đỉnh của đỉnh của ngành điện tử --> Vì thế, học trò cho rằng chỉ cần hiểu và làm tốt về vđk, biết tất cả các loại vđk là ổn, là không chết đói...
                Mới vào học, điện tử cơ bản chưa xong; AND, OR, NAND, NOR,... còn chưa rành, nhảy ngay vào 89, nên không biết lý thuyết của những cái thuộc "phần còn lại" như diode, BJT, FET, 74xx, 40xx, uA...
                Trong lúc ngồi code nọ code kia, cái nồi cơm điện bị hỏng cũng phải mang ra thợ... đó là hệ quả của HỌC LỆCH, được lý giải bằng mỹ từ "Phân công lao động"
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #23
                  Thực tế là phải đến 50% SV tốt nghiệp điện - điện tử không biết đấu nối sao cho đúng khi được yêu cầu lắp đặt 1 hệ âm thanh gồm mic dây, mic không dây, đầu đĩa karaoke / DVD, Máy chiếu + màn chiếu (hoặc TV), Equalizer, amply, Loa...

                  Tôi đã thử rồi, các cậu SV cuối năm 4 đùn nhau... Mày làm đi, mày học tốt mà... Tao không làm được, làm sai thầy mắng
                  Tôi nghe mà thấy áy náy vô cùng.
                  Những cậu "sợ thầy mắng" là những cậu cứ mở miệng là PIC, AVR... cả đấy !

                  Có lần tôi đã thử cất bớt đi 1 cặp dây RCA... xem các cậu xử lý thế nào.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #24
                    - đúng là hồ đồ, thế sao mà hông chậm tiến, hông nghèo...
                    - điện tử chỉ là 1 phần nhỏ trong kiến thức nhan loại và cái tư lieu sản xuất đó càng ngày càng nhìu sao mà 1 cái đầu tiếp thu nổi ngần đó thứ chứ, cần phân chia ra, mỗi người 1 mảng chuyên nào đó, chuyên văn, chuyên toán, chuyên anh,...những thứ còn lại ngoài mảng đó hông quan trọng nếu biết thêm thì càng tốt. như vậy thì mới chuyên nghiệp mới chat lương cao được. chứ cứ nan giải mỗi thứ 1 xíu thì sẽ chẳng thành cái gì cả, 1 điển hình là tớ đây này, nghèo rớt mồng tơi, cái gì cũng muốn học cũng muốn biết, nhưng mà nó lớn quá đến mức hông nhận ra...

                    Comment


                    • #25
                      Bởi thế, mới có chuyện người Việt Nam mà không biết lịch sử Việt Nam, vì lẽ "lịch sử mấy ngàn năm, nhiều quá, không nhớ nổi" ----> Trở thành kẻ vong bản lúc nào không hay.

                      Biết là đưa ra câu chuyện cái nồi cơm điện thể nào cũng có kẻ ngứa ngáy. Nhưng xin nói rõ là cái nồi cơm điện ở #22 chỉ bị đứt dây điện ở chỗ phích cắm thôi. Nhà "cốt học" (code) sửa mất 25k đấy, phí tiền, mất xừ bữa cá tươi, làm con em ở cùng phải ăn nhạt !
                      Trong khí đó, anh đang code cái gì ? Chỉ là code vu vơ thôi, (kiểu như trái tim, matrịt, toàn là những cái người ta làm cả rồi...) chẳng ra được đồng xu rỉ nào mới đáng trách chứ !
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Bởi thế, mới có chuyện người Việt Nam mà không biết lịch sử Việt Nam, vì lẽ "lịch sử mấy ngàn năm, nhiều quá, không nhớ nổi" ----> Trở thành kẻ vong bản lúc nào không hay.

                        Biết là đưa ra câu chuyện cái nồi cơm điện thể nào cũng có kẻ ngứa ngáy. Nhưng xin nói rõ là cái nồi cơm điện ở #22 chỉ bị đứt dây điện ở chỗ phích cắm thôi. Nhà "cốt học" (code) sửa mất 25k đấy, phí tiền, mất xừ bữa cá tươi, làm con em ở cùng phải ăn nhạt !
                        Trong khí đó, anh đang code cái gì ? Chỉ là code vu vơ thôi, (kiểu như trái tim, matrịt, toàn là những cái người ta làm cả rồi...) chẳng ra được đồng xu rỉ nào mới đáng trách chứ !
                        Thời trước tôi biết mới vào thì phải học điện tử cơ bản , linh kiện mạch miếc rồi sau đó mới học chuyên ngành như cốt kiếc gì đó mà , nếu đã học điện tử cơ bản rồi thì sửa cái nồi đâu khó hay là bây giờ không học cái này hay học rồi mà không nhớ .

                        Comment


                        • #27
                          Thôi nào ! Đề tài được mở rộng quá mức rồi ! Trở lại vấn đề cuả chủ thớt , thì nhà cậu này đang muốn đi tắt đón đầu . Nhảy thẳng lên kỹ sư SMT , bỏ qua dip-pad . He he !
                          Theo tôi thì kỹ thuật SMT chỉ có 5% hoặc ít hơn là khác . Còn 95% vẫn theo nguyên tắc cơ bản .
                          Nếu học thẳng như thế thì chỉ cần 2 tuần là hết vài % kiến thức . Khi đó cậu ta trở thành .... công nhân thực thụ .
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                            Thời trước tôi biết mới vào thì phải học điện tử cơ bản , linh kiện mạch miếc rồi sau đó mới học chuyên ngành như cốt kiếc gì đó mà , nếu đã học điện tử cơ bản rồi thì sửa cái nồi đâu khó hay là bây giờ không học cái này hay học rồi mà không nhớ .
                            - tớ đây dân ngoại đạo còn phải học cả đống, điện tử công suất, 1 pha, 3 pha, điện tử bán dẫn, vi xử lí, nhớ nhất là cái quái gì đó như là đục bìa để nhập dữ lieu cho máy tính...
                            nhớ mang máng có cái cong thức tính cặp cực, mô men gì đó của động cơ 3 pha nhìn cao siêu lém...

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                              Bởi thế, mới có chuyện người Việt Nam mà không biết lịch sử Việt Nam, vì lẽ "lịch sử mấy ngàn năm, nhiều quá, không nhớ nổi" ----> Trở thành kẻ vong bản lúc nào không hay.

                              Biết là đưa ra câu chuyện cái nồi cơm điện thể nào cũng có kẻ ngứa ngáy. Nhưng xin nói rõ là cái nồi cơm điện ở #22 chỉ bị đứt dây điện ở chỗ phích cắm thôi. Nhà "cốt học" (code) sửa mất 25k đấy, phí tiền, mất xừ bữa cá tươi, làm con em ở cùng phải ăn nhạt !
                              Trong khí đó, anh đang code cái gì ? Chỉ là code vu vơ thôi, (kiểu như trái tim, matrịt, toàn là những cái người ta làm cả rồi...) chẳng ra được đồng xu rỉ nào mới đáng trách chứ !
                              - quên lịch sử thì ăn thua gì chỉ cần biết tôn trọng mọi người, pháp luật là ok rùi, mà mấy cái lịch sử tớ thấy họ viết ''tự sướng'' cũng nhìu nhìu...
                              - tớ còn biết có 1 ông trở thành thày lang vì ngày trước mẹ ông ta bị bệnh chết mòn mỏi trong khi cây chữa được bệnh ấy mọc đầy nhà mà hông biết; tri thức rộng lớn vô cùng...
                              - về cái 25k kia như bạn viết thì @ đó đúng là dốt...

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                                Thôi nào ! Đề tài được mở rộng quá mức rồi ! Trở lại vấn đề cuả chủ thớt , thì nhà cậu này đang muốn đi tắt đón đầu . Nhảy thẳng lên kỹ sư SMT , bỏ qua dip-pad . He he !
                                Theo tôi thì kỹ thuật SMT chỉ có 5% hoặc ít hơn là khác . Còn 95% vẫn theo nguyên tắc cơ bản .
                                Nếu học thẳng như thế thì chỉ cần 2 tuần là hết vài % kiến thức . Khi đó cậu ta trở thành .... công nhân thực thụ .
                                - là trở thành công nhân hoặc nông dân; thế trung sĩ nghĩ sao về mấy bác nông dân thích chế tạo sáng chế nào...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hammedientu Tìm hiểu thêm về hammedientu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X