Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Văn hóa bê - tông

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Đến đây, rõ ràng đã hé lộ điều gì đã làm cho cái tính tự phát phi văn hoá trỗi dậy! Phải chăng khâu tổ chức đã tạo kẻ hở để những thói xấu phun lên!
    Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các nơi khác đã làm tốt từ nhiều năm nay? Cái gì đã đảm bảo cho sự thành công ấy?
    Làm sao để Người Thủ đô xứng đáng là người Tràng An? Vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội mà cụ thể là các đoàn thể ra sao? Để hơn 600 ngày nữa mỗi một người dân Thủ đô tự tin chào đón bạn bè gần xa đến chung vui 1000 năm Đại Lễ

    Người dân đi HÁI LỘC sớm quá đó mà =))

    Comment


    • #17
      Con người ta nghe nói là có nguồn gốc từ loài khỉ mà. Loài khỉ thì hay bắt trước. Thì con người ta cũng có cái tính đó chứ. Nhưng: Có người bắt chước được cái văn minh, gọi là bắt chước giống người. Số còn lại bắt chước cái xấu xa vô lối gọi là bắt chước giống con (vật). Hiện nay "đa phần" lớp trẻ đều có xu hướng muốn được nổi, muốn được hơn người... Nhưng nếu muốn hơn người về cái tốt thì khó lắm, nào là học này học nọ, cố gắng này cố gắng kia...muốn hơn người về cái xấu thì dễ hơn, nói là dễ hơn người không muốn hơn người là khác. Chỉ cần ra đường nghe người ta nói cái gì thấy thích rồi nói lại, thế là đã được một phần rồi. Với lại học cái xấu thì sẽ có nhiều sư phụ hơn, từ những đứa bé mới lên 3 đến ông cụ giá hơn 80 tuổi đều có thể là sư phụ được, chỉ cần người đó đã học được cái xấu rồi...
      Còn một vấn đề hiện nay của xã hội, một điều đáng ló ngại cho cả một thế hệ mai sau. Từ khi còn là một đứa trẻ thơ, mới là một búp măng non, một nhành cây dễ uốn, thế mà người lớn đã muốn dạy cho chúng những điều mà họ thấy thích thú mà họ không ngờ sau này sẽ làm hại chúng. Đó là điều thực sự. Khi đứa trẻ học được một câu chửi nào đó, nói trước mặt "người lớn" -> không ai mắng nó mà đa số sẽ cười khích lệ, nó đánh một đứa trẻ khác cùng lứa hoặc ít hơn -> không ai mắng nó mà đa số sẽ cười khích lệ... cứ như thế thử hỏi thế hệ tiếp theo của lớp trẻ sẽ là gì đây? Thế hệ của cả một dân tộc sẽ là gì đây? Bàn về chuyện muôn thuở này thì đến bao giờ mới hết. Mong sao những người đọc được bài này hãy xem xét lại xem thực tế hãy xem lại xem mình phải làm gì..ước mong sao lớp trẻ sẽ là một lớp trẻ tốt hơn bây giờ!

      Comment


      • #18
        Ngày xưa khi bắt đầu vào học ở bậc tiểu học, mình đã được học môn công dân giáo dục để biết cách ứng xữ trong xã hội sao cho có văn hóa. Ngay cả khi đi đường gặp một đám tang cũng phải ngã mũ xuống chào. Ngày nay đi trên đường phố, nhất là các thành phố lớn như TPHCM mình thấy rằng giới trẻ hiện nay ít quan tâm đến chuyện đó. Mình đã nhiều lần lên ruột khi bị xe của một cậu hoặc cô trẻ đâm thẳng vào, chỉ có một nụ cười trên môi rồi thản nhiên bỏ đi không có một lời xin lỗi. Có lẻ trong chương trình giáo dục hiện nay chưa quan tâm đến việc dạy cho học sinh văn hóa về ứng xử trong giao tiếp xã hội. Năm vừa rồi cây cỏ ở đường Nguyễn Huệ trong lễ hội hoa xuân bị vặt trụi cả hoa lá cành. Năm nay thì đến HN. Mình không biết trong lễ hội đường hoa tổ chức tại TP HCM sắp tới, cảnh tượng đó còn tiếp diễn hay không. Mong rằng chính quyền địa phương nên có một chương trình tuyên truyền về giao tiếp và ứng xử trong xã hội để người dân ý thức được đây là vấn đề quốc thể. Đừng để người nước ngoài nhìn vào và coi thường mình.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết

          Sao mày không lấy cái tít kiểu "Văn minh thời @" hay "Dâm tặc - vùi hoa dập liễu" cho nó hoành tráng?

          Nếu là anh, anh sẽ lấy cái tít "Văn hóa bê - tông", bởi nó phù hợp với thời đại!
          Đã sửa theo ý kiến của bác

          Chúc vui
          Falleaf
          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

          Comment


          • #20
            Vậy theo ý chung của các anh em:

            1) Người Hà Nội (Tràng An gốc) thì có ý thức, còn thành phần nhập cư, và mới nổi, thì có thể gây ra những việc như thế này. (nguyenthanh9)

            2) Do sự phát triển đô thị hóa "quá nhanh", trong đó sự phát triển giáo dục và truyền thống văn hóa không đáp ứng kịp, nên dẫn tới sự lệch lạc trong ý thức, trách nhiệm và hành động. (nhathung1101)

            3) Điều này không chỉ xảy ra ở HN, mà ở HCM cũng vậy (quanghien54) << về ý kiến này thì F không rõ, bởi các Hội hoa Xuân ở HCM thì người ta đi rất nhiều ngày, và người nhà F vẫn đi chụp ảnh mấy ngày sau ở Nguyễn Huệ mà cũng không có tình trạng như nêu trên.

            ==============

            Bàn luận: Khi vụ này mới bắt đầu, thì có vẻ như sự phản ảnh của báo chưa thực sự đáng tin. Bản thân F cũng không tin rằng nó lại nghiêm trọng như vậy. Nhưng qua tới lần này, thì thực sự là đã có quá nhiều tin tức để chứng thực rằng đây là một vấn đề xã hội, một xu hướng ứng xử và hành động ở tại Hà Nội (không kể gốc hay không gốc).

            Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng trong dịp mừng 1000 Năm Thăng Long tới đây. Cần phải có sự chuẩn bị, nếu không thì sẽ rất nguy hiểm.

            Thực tế một số giải pháp được nêu như việc làm rào cản cách xa 1m (báo TTO nói), thực sự không phải là giải pháp tốt. Đường HN nhỏ hẹp, nếu chiếm mỗi bên 1m thì không còn bao nhiêu đường để đi. HCMC cũng làm hội hoa, nhưng không đến mức là 1 đêm thì tan hoang như báo đang phản ánh.

            Vậy còn có nguyên nhân nào khác, hay sự lý giải nào khác?

            Giải pháp đề xuất là gì? Có ứng dụng khoa học công nghệ gì vào đây để giải quyết vấn đề này hay không?

            Hay là sự phát triển đó là hiển nhiên, và chúng ta buộc phải đi qua giai đoạn này để tự nhận thức và sửa đổi?


            Chúc vui
            Falleaf
            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
              Dek thể hiểu nổi thằng F sắp lấy bằng tiến sĩ, lại còn viết khá nhiều bí kíp mà lại giật cái "tít" vớ vỉn như thế?

              Mày nói "văn hóa người HN"? Vậy mày có biết "người Tràng An gốc" có được bao nhiêu phần trăm không?
              Ngay bản thân anh, được cắt rau ở đất HN, vậy mà còn chẳng dám xưng là người HN, vậy mày có phải là "vơ đũa cả nắm", là "gãi vùng nhạy cảm" hay không?

              Điều này là rất ảnh hưởng đến 4r đấy em ạ. Bởi nó sẽ sinh ra những ý nghĩ tiêu cực, gây mất đoàn kết...

              Sao mày không lấy cái tít kiểu "Văn minh thời @" hay "Dâm tặc - vùi hoa dập liễu" cho nó hoành tráng?

              Nếu là anh, anh sẽ lấy cái tít "Văn hóa bê - tông", bởi nó phù hợp với thời đại!

              Tại sao hả? Vì đơn giản:

              - Ngày xưa, khi cuộc sống còn khó khăn, thì con người ta lại rất tình cảm... Anh còn nhớ cả xóm quây quần quanh cái nep - tuyn xem Đê - lê - nốp rút súng, rồi các cụ ca ngợi tới vài ngày sau, rằng "súng nó rút nhanh thật", "súng rõ to rõ dài"... Trong lúc đó, trẻ con tha hồ chơi đùa, chẳng sợ cái dek gì sất... Rồi hàng chiều, các cụ gọi nhau "sang uống nước"... nghe mà ngọt ngào làm sao... Chuyện trên trời dưới bể (cho dù các cụ chưa chứng kiến bao giờ) cứ râm ran cả xóm, làm cho lớp thanh thiếu niên được hun đúc, tôi luyện... Nhưng cái mà được tôi luyện nhiều nhất, lại là được học làm người.

              - Còn bây giờ thì sao? Có khi hàng xóm liền kề còn chằng biết tên, nó làm nghề gì cũng không biết, sáng ra cho đến tối mịt cứ cửa đóng im ỉm theo kiểu "đèn nhà ai nhà nấy rạng" nên tình người cũng phôi pha... Mà tình trạng này không chỉ HN, mà bất cứ nơi nào đang "đô thị hóa" đều xảy ra. Kết quả là sao? Bọn trẻ suốt ngày bị "đóng hộp" trong khối bế - tông (vì ra đường sợ xe đâm), ý nghĩ chúng cũng thay đổi... Chúng còn chẳng biết phân biệt con bò và con trâu khác nhau chỗ nào... Chúng suốt ngày xem "hoa giả" qua ti vi, nếu có hái bông "hoa thật" thì cũng do chúng bị học làm người.

              Nếu mày để ý, sẽ thấy sự khác nhau giữa 2 cái dòng anh đã bôi đậm ở trên. Chúng chính là cái giá của sự "tiến hóa", và cái giá phải trả là "bất khả kháng", và nó còn tùy theo tư duy của mỗi người.
              Nói một cách ví von, ở VN ta chưa hề có bãi biển "tiên", nên chửi những nước có bãi tắm khỏa thân là "vô văn hóa", là "thô tục"... Còn những nước đó (lại còn xếp vào các nước văn minh???) thì họ nói gì?

              Tóm lại, chúng ta đang trải qua cái gọi là "trạng thái biến thể" nên đừng quy nó là văn hóa, anh thấy nó tối kỵ với diễn đàn. Nếu mày vẫn chưa thông thì bài sau anh sẽ viết tiếp về cái gọi là "văn hóa kỹ thuật điện tử" cho mày hiểu. Mỏi rồi.
              Văn phong của bác này rất giống một "người" trong 4rum này...?
              Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

              Comment


              • #22
                Em thì em nghĩ ý thức là phần mà ai cũng biết rồi

                Thêm cái nữa là công tác tổ chức nhiều cái thật sự chưa chuyên nghiệp.

                Ngay cái nhìn đầu tiên, đường thì có to lắm đâu, không phân luồng hay chia khu rõ rệt, người xem hoa với người đi xe máy cứ đi chung với nhau. Nên cũng là cái tâm lý chung thôi, người đi xe máy thấy đông, chả cần biết có cái gì, cứ đi chậm lại và đõ lại xem đã. thế là đâm ra tắc đường, khói buị mù mịt hết cả lên, thế thì còn đâu là cái đẹp, hương vị của hoa nữa. Một dàn hoa thơm thế mà bị chục cái xe đạp bán bắp rang bơ vây quay, chả thấy mùi hoa đâu mà toàn mùi bắp rang bơ, mấy quán nhậu mực nướng, cá bò, nem chua nướng cũng tranh thủ bày ra cạnh hoa để bán

                Tổ chức thiếu chuyên nghiệp,đổ cho dân là thiếu ý thức. Dân thì cậy người ta thả lỏng cứ thế lấn tới. Có rào đấy chứ, có người vào chụp ảnh, thì đành rằng phụ nữ trẻ em chui vào, bảo vệ ông thì tuýt ông thì bảo "Nhanh lên em nhé" Đến lượt mấy anh hổ báo muốn chụp ảnh, thấy thế rồi chui vào thì bảo vệ ngăn kiểu gì, vừa cho người khác vào bây giờ lại cấm à, thế là lại "Nhanh lên nhá"

                Kể chuyện hoa nói chuyện đường phố. Nhiều khi thấy cũng buồn cười.
                Cái đuơng đắt nhất VN ở gần nhà em bây giờ tên là phố Xã Đàn.
                Vì mở đường mới, cũng như giữ nguyên di tích văn hóa cho nên hồi xưa người ta đi Nguyễn Lương Bằng cứ thế đi thẳng ra Ô chợ Dừa thì phải đi vòng qua cái khuôn viên. Để tránh cho dân đi thẳng, mà bắt dân đi vòng các đồng chí đặt một cái biển cấm. Nhưng phép vua thua lệ làng, đặt được 2 tuần, dân "kệ mịe" cứ đi như cũ, mặc dù có cả CSGT nhé. người không nhìn thấy biển thì cứ lao, người nhìn thấy thì cứ di theo thằng đằng trước. CSGT ra cản được mấy người, mấy hôm rồi cũng nản vắng thì cản, đông thì lại cũng "kệ mịe" dân. Mặc dù vẫn có cái biển cấm đường, có csgt nhưng người dân vẫn đi thẳng. Mà nếu không đi thẳng thì nhiều người, em tin là cũng chả hiểu là nên đi như thế nào để ra được Ô chợ Dừa cách đấy 20m

                Câu chuyện dài dòng các bác nhỉ, văn em hơi kém, các bác thông cảm.
                Tóm lại lài tại dân mình ngu, không nhìn thấy biển hay dân mình thấy biển rồi mà vẫn làm theo số đông hay kể cả không muốn làm theo số đông thì cũng chả biét làm thế nào?
                Việc trớ trêu này có lẽ không xảy ra nếu cơ quan quản lý cho một cái biển chỉ dẫn phải đi vòng trước khi người ta đi đến chỗ tiến thoái lưỡng nan ở cái biển cấm kia.

                Bây giờ hình như cái biển cấm thành cái biển cấm oto rồi. Còn biển chỉ dẫn không biết có chưa nữa, tẹo em ra xem lại.

                Nói chung mấy chuyện ngang trái kiểu này thì VN nhiều lắm, kể mãi chả hết, em chả biết nước ngoài thế nào nên cũng chả dám chê VN, thật tình thì em yêu VN lắm. Mà HN thì em càng yêu. Em cũng không phải gốc nhưng sống từ bé, cũng có nhiều cái tâm đắc, nhiều giá trị văn hóa nhiều khi nhỏ bé nhưng nếu phải xa, em tin là mình nhớ lắm.

                Comment


                • #23
                  Như vậy là em đã hiểu.
                  Tại sao đường xá rộng, thoáng mát thế kia, không để thông thoáng mà phải xây bê tông ở giữa, ngăn cách 2 bên mà không phải là những vạch sơn ký hiệu? Tại vì là thời đại bê tông mà. Ngoài ra còn có cái gọi là gờ giảm tốc, nhà ai mà gần những nơi có cái gờ này thì không cần phải có máy đếm vẫn biết mỗi ngày có bao nhiêu xe đi qua. Rất hay phải không? Sẳn đây cũng nảy ra cái ý tưởng mới ít tốn kém mà hiệu quả hơn cái đèn tính hiệu giao thông. Này nhé, ta lắp bốn cánh cửa ở mỗi ngã tư (Mỗi ngã một cánh cửa), thay vì bật đèn đỏ, ta đóng cửa lại. A ha Xe nào cũng phải dừng lại, dù cho người ấy bị mù màu cũng vậy. Sáng kiến có ngốc lắm không? Có làm có ăn mà, chắc là không ngốc lắm? Làm, kiếm một mớ. làm như vậy không đúng, gở bỏ, kiếm một mớ. cứ như vậy, như vậy. . . Chán như con gián.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                    Vậy còn có nguyên nhân nào khác, hay sự lý giải nào khác?

                    Giải pháp đề xuất là gì? Có ứng dụng khoa học công nghệ gì vào đây để giải quyết vấn đề này hay không?

                    Hay là sự phát triển đó là hiển nhiên, và chúng ta buộc phải đi qua giai đoạn này để tự nhận thức và sửa đổi?
                    Không thể tránh được F à, bởi cái này nó là 1 hệ ý thức và cần có thời gian mới có thể ngấm thành tiềm thức được. Không có công nghệ nào có thể thay đổi tư duy của con người trong một sớm một chiều được.

                    Xin đưa một vài dẫn chứng để anh em tham khảo:

                    - Khi xưa, cái thời màn hình màu bắt đầu xuất hiện kèm theo cái remote... Có rất nhiều chú trống choai tinh nghịch, vác cái remote của nhà sang hàng xóm để tắt tv hàng xóm lúc đang hồi gay cấn... Giờ có ai làm thế không?

                    - Cái ngày sân bay Nội Bài lắp hệ thống cửa tự động, có rất nhiều Vịt "com lê xà cạp" đàng hoàng, cứ tiến - lùi - tiến - lùi... để trêu cái cửa đó... Giờ có mấy ai làm vậy?

                    - Cũng tại sân bay NB, sau khi lắp hệ thống toilet tự động xả nước... Có chú đang chờ check-in để đi lao động xuất khẩu, bỗng thấy mót quá bèn chạy vào... Sau khi mãn nguyện, chú ngẩng đầu hiên ngang đi ra (vì chú chưa có ý thức xả nước). Bỗng chú nghe tiếng òng ọc sau lưng, ngạc nhiên quá bèn quay lại săm soi nghiên cứu... Rồi chú quay ra gọi đồng bọn để khoe, khiến cho toilet biến thành một hội làng thu nhỏ... Nhưng bây giờ có ai ngạc nhiên nữa?

                    Chứng tỏ qua thời gian dài thì dân trí cao lên đấy chứ! Dân ta đã làm quen với công nghệ mới, và cũng văn minh lên nhiều đấy chứ! Nhưng tại sao lại có những việc làm "kém văn minh"? À, cái này là ý thức hệ, do bị ảnh hưởng bởi trào lưu "đối kháng" vốn sôi sục trong máu những lớp "đang tập làm người lớn" và "chán làm người lớn".

                    Không tin ư? Cứ xem chỗ nào có biển "CẤM" thì chỗ đó lại càng thể hiện sự "đối kháng".
                    Ví dụ chỗ nào có biển "CẤM ĐÁI BẬY" thì lại nhiều amoniac nhất, hoặc "CẤM ĐỔ RÁC" thì ôi thôi... Chẳng thế mà các nhà quy hoạch đang định treo biển "CẤM ĐÁI" trong... WC, còn thùng rác công cộng sẽ được dán chữ "Cấm đổ rác"!

                    Vậy đó! Những chuyện mất vệ sinh như thế còn dám làm, thì chuyện "hái hoa", "cưỡi cỏ"... sợ dek gì mà không làm?

                    Còn để khắc phục cái đó hả? Khó lắm, bởi nó cần thời gian, cần thay đổi nhận thức... Mà cái cần nhất của con người là dám nhận sai! Nếu đã thấy sai, dám nhận chắc chắn hiểu ra cái đúng! Rồi khi sinh con đẻ cái, sẽ huấn luyện con cái theo đường lối đó, sợ dek gì thế hệ sau không có văn minh.

                    Tóm lại, chỉ là ý thức hệ mà thôi, mà cái thiếu nhất của con người bây giờ là thiếu dũng cảm nhận sai. Mà cái này, với ngành điện tử là rất quan trọng đấy. Có lẽ phải buôn thêm bài nữa về cái gọi là "ý thức điện tử".
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #25
                      Cũng được, đang chờ các bài viết mở rộng của bác, bác viết cho anh em đọc.

                      Vậy thì câu hỏi nữa em đặt ra, đó là ta biết đó là điều không tránh khỏi, thì có thể làm sao để vượt qua được giai đoạn đó một cách nhanh chóng?

                      Vd như cái cửa tự động, rõ ràng ta có thể làm ra nhiều cửa tự động giá rẻ, để rồi xã hội không còn những người "thích nghịch" như vậy nữa.

                      Hoặc giả có những giải pháp phạt, cấm, kèm với tuyên truyền, lên án,... để từ đó ý thức được nâng cao nhanh hơn. Bác cho ý kiến thử xem.

                      Chúc vui
                      Falleaf
                      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                      Comment


                      • #26
                        Những việc lan man chưa dám nói nhiều, nhưng có một vấn đề trước mắt liên quan đến ngành điện tử và diễn đàn - đó là "ý thức về điện tử". Cái ý thức này có 3 vấn đề (hơi bị ngu, mới thấy được có thế thôi):

                        1 - Ý thức học điện tử.
                        2 - Ý thức hành nghề điện tử.
                        3 - Ý thức hợp tác phát triển.

                        Xin được tán nhảm như sau:

                        1 - Về ý thức học điện tử:

                        Trước nay, học bất cứ môn gì, nghề gì cho đến mức nói theo cổ nhân là "nhất nghệ tinh" hoặc nói theo giang hồ là "lư hỏa thuần thanh" đều cần từ cái cốt móng, rồi từ đó xây từng bậc thang mà đi lên... Nhờ đó qua thời gian mà tích lũy được kinh nghiệm, nâng cao công lực, sáng tạo nhiều chiêu thức để "hành hiệp điện nghĩa" một cách vững vàng...

                        Từng bậc thang đó, vốn được luyện từ những thế đơn giản như "Transistor độc lập", "Tụ trở giao tình", cho đến phức tạp hơn như "Hàn không dính chưởng", “Đo đạc huyền công”... rồi nâng dần lên thành tuyệt kỹ...

                        Nhờ được luyện từng bước, các “điện hiệp” sẽ nắm được căn cơ nguyên lý, khi hành hiệp sẽ xuất chiêu như điện, biến chiêu như điện, và thu tiền như… điện

                        Nhưng cách học và cách đào tạo bây giờ ra sao? Có rất nhiều người, học xong “giải thuật ma công”, chế được “cốt (code) lõi linh đan”, nhưng lại cóc biết sử dụng “IC bảo kiếm”, thậm chí còn dek biết dùng tụ thế nào để “giao động nội công” được ổn định, khiến cho chân khí nghịch hành, tẩu hỏa nhập ma, cãi lộn vang trời.

                        Đơn cử như trên diễn đàn, rất nhiều chú kêu “em chẳng biết gì về điện tử”… Nhưng “em” lại đưa ra cái dự án rõ to - to đến mức vài chục cao thủ đầu to mở mắt thật to hét to rồi xỉu.

                        Lại có nhiều chú luôn mồm nói là “học hỏi”, nhưng chú chả chịu đọc gì cả… Thế nên chú chưa học cách leo bậc thang cho vững mà đã phi thân cái tót lên ngọn cây ngồi chễm chệ… Đến lúc bí lại la to đòi mọi người bế chú xuống, lại còn hỏi những bậc thang đó để làm gì?

                        Lại còn có nhiều cao thủ chưa luyện xong “Dưỡng tâm kinh”, nên khi xuất thủ là toàn thấy tuyệt chiêu, cơ bản bỏ xó nên công nhiều hơn thủ. Khi bị trúng chiêu thì không thèm nhận sai mà giở “loạn ngôn phi ẩu” ra đối phó khiến ma đạo mịt mù, nhân sinh nổi loạn…

                        Vậy những cái này có phải là ý thức không nhỉ? Buồn buồn chọc ngoáy anh em chơi. Nếu anh em cáu thì thôi, không cáu thì tớ tám tiếp về mấy cái còn lại sau nhé. Dài quá rồi.
                        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                        Comment


                        • #27
                          Tôi đọc trên một DĐ khác thì thấy có một post nói về người ngoại quốc hỏi một anh làm cho công ty du lịch là vịnh Cam Dai ở đâu. Anh này cứ ngẩn người ra không hiểu. Cuối cùng thì đi qua một khu phố, người ngoại quốc chỉ lê vách tường của một căn nhà và nói: " đấy, Cam Dai Bay".

                          Dù rằng chỉ là chuyện cười nhưng các bác thế nào cũng thấy chữ này mọi nơi.

                          Chuyện bẻ hoa chỉ là một phần nhỏ của những thói xấu của chúng ta. Nó có thể xẩy ra trong bất cứ nơi nào trên đất Việt, không chỉ tại Hà Nội.

                          Bác Hùng nói là chúng ta đang qua trạng thái biến thể làm tôi phải tự hỏi trạng thái biến thể dài bao lâu???

                          Ngày xưa ông Tam Lang có viết cuốn Tôi Kéo Xe ông đã nhắc đến cảnh đái đường và trung tiện trước mặt người khác. Cho tới đời ông Duyên Anh cũng đưa ra thói xấu đái đường của người VN. Trong những lớp công dân giáo dục cũng đưa ra những thói xấu này.

                          Vậy mà chữ Cấm Đái Bậy nhan nhản trên khắp VN. Qua bao nhiêu năm rồi mà người mình có thay đổi đâu.

                          Tôi quen một ông cụ dân cố cựu vùng Ngã Ba Ông Tạ. Ông ta học tiểu học Thánh Tâm thời 1940-50 (bây giờ là trường Tân Bình). Ông ta kể rằng mỗi lần chào cờ là khúc đường CMT8 ngay trước trường Tân Bình dừng lại hết. Ai nấy đứng im, giở nón, cụp ô để chào quốc kỳ. Những cảnh này bây giờ không còn nữa. Quốc kỳ mà không ai thèm gỡ nón ra huống chi một đám tang?

                          Thói xấu thì không bỏ, tính tốt thì lại quên. Thế này là tại con người, tại văn hóa, hay tại cả hai????
                          Attached Files

                          Comment


                          • #28
                            Em còn trẻ , không biết nhiều về văn hóa như các bác, hay chuyện xưa , chuyện nay nhưng cũng góp một câu chuyện. Câu chuyện này đc 1 giảng viên kể lại, mỗi thời mỗi một cách nhìn . Chuyện có vẻ hơi tục , nhưng thật
                            Trước khi bắt đầu, mình kể 2 câu chuyện, người thật, việc thật.

                            Chuyện thứ nhất xảy ra ở Hội trường 10-20, buổi Văn nghệ chào mừng ngày 20-11. Mình ngồi phía dưới. Đến tiết mục múa của Khối hiệu bộ - là các nhân viên hành chính của Nhà trường, và không ít người đã từng hoặc đang là giáo viên một môn học nào đó, mình chợt nghe ở dưới có tiếng “ĐCM, hai con kia trông ngon nhỉ”. Mình quay xuống, thấy 2 bạn nam sinh viên, rất chi là đẹp trai đang nói chuyện với nhau. Và rất nhiều bạn chung quanh cũng không nói gì. Chuyện này được mình kể lại cho 2 lớp chính quy nghe, và càng ngạc nhiên hơn là các bạn đều rú lên cười sung sướng, có nhiều bạn vỗ tay hớn hở.

                            Chuyện thứ hai xảy ra ở một diễn đàn của cái trường kia, diễn ra trong một topic về rủ rê ăn chơi nhậu nhẹt – có nghĩa là ở một nơi đông đảo người vào xem. Và ở dòng ghi chú trong tiêu đề - có ghi mời các anh chị đã lớn tuổi, có người là giáo viên vào xem. Ấy vậy vẫn có những bạn ghi những dòng DCM, 2 tay 3 chân, chém trim …

                            Mình kể hai câu chuyện này, không nhằm ám chỉ cụ thể một ai đó, mà chỉ là nêu lên một hiện tượng.

                            Hình như ngày càng nhiều các bạn cho rằng, việc nói tục là quá bình thường ?

                            Hay là nó bình thường thật ?

                            Hay là mình đã trở nên già cả, lạc hậu và hai lúa ?
                            http://72.14.235.132/search?q=cache:...lnk&cd=1&gl=vn
                            Thiếu ngủ triền miên...

                            Comment


                            • #29
                              Thiết nghĩ chúng ta cũng nên thảo luận trên tinh thần xây dựng để có 1 Thủ đô văn minh hơn,xứng đáng là niềm tự hào là thủ đô của cả nước. Những ý kiến hợp lý đôi khi không được lòng của một số hay nhiều người. Chúng ta thử bàn luận xem đâu là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu văn hóa của người dân Thủ đô.
                              Tôi là dân nhập cư sống ở SG hơn 7 năm. Mỗi dịp xuân về cũng có dịp dạo đường hoa Nguyễn Huệ. Phải nói là rất đẹp! Ý thức người dân SG khá tốt nên vườn hoa tồn tại cho đến hết tết Nguyên đán. Nghe đâu Đà lạt, Đà nẵng ... tổ chức lễ hội hoa cũng rất thành công. Thế tại sao Hà nội không thể làm điều đó được?
                              Xin đề cập đến 1 dẫn chứng khác : Thái độ chấp hàn luật giao thông. Tôi thấy ở SG chấp hành khá tốt. Điển hình là việc đội mũ bảo hiểm. Mỗi sáng khi đi làm giữa dòng người đông đúc, Tôi rất khó tìm thấy 1 cái đầu không đội mũ bảo hiểm. Đó là 1 "Nét đẹp đáng học tập của người Thành phố Hồ Chí Minh" : http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp...48377&Catid=19. Nhưng nghe nói "Người Hà Nội "quên" đội mũ bảo hiểm" : http://www.thethaovanhoa.vn/132N2008...u-bao-hiem.htm ...
                              Tại sao lại như thế? Phải chăng người Hà nội là những người dám làm ... trái pháp luật? Hay một số ít người không sợ pháp luật.(Không đội mũ bảo hiểm, một sinh viên đấm cảnh sát : http://www3.vietnamnet.vn/xahoi/2008/03/771569/). Những cơ quan bảo vệ pháp luật,không dám làm tới nơi tới chốn vì ngại điều gì đó. Một số ít người ngang nhiên dám làm trái pháp luật sẽ dẫn theo nhiều người ko còn xem luật pháp ra gì. Pháp luật không được tôn trọng thì ... xã hội tất loạn. Pháp luật nghiêm minh làm cho mọi người đều phải tôn trọng,hình thành nếp sống văn minh,nếp sống đó qua thời gian dài có thể trở thành văn hóa của nơi ấy? Singapor là điển hình!
                              Last edited by Chip_Seller; 05-01-2009, 03:37.

                              Comment


                              • #30
                                không thể nói "vấn nạn" văn hóa xuống cấp là do sự pha trộn của dân cư từ nhiều nguồn gốc.Sài Gòn trên 8 triệu dân thì dân nhập cư đã quá nửa (ra đường mấy ngày xuân,khi người ta về quê sum họp hết thì rõ).

                                Ý thức là cốt lõi của vấn đề.Để thay đổi được một vấn đề đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người thì cần ít nhất 1 thế hệ (với điều kiện tỷ lệ hưởng ứng trên 90%)

                                Không tưởng!thôi thì đành chấp nhận sống chung với lũ!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X