Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phát minh vĩ đại về máy Xquang Compact năm 2014.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phát minh vĩ đại về máy Xquang Compact năm 2014.

    Cuối năm 2014, một nhà phát minh đại tài tốt nghiệp trường " học đại, điên nặng rồi chết" trong 1 lần chụp xquang sọ não đã phát hiện máy xquang quá cồng kềng, gồm 1 bàn điều khiển, 1 thùng cao thế. Anh ta cho rằng người du lịch xử dụng máy ảnh compact dễ dàng thì máy xquang compact cũng thế, và máy xquang compact ra đời. Đầu tiên anh đã thay bộ ngưồn cao thế bằng tụ điện. Anh nạp cao thế vào tụ sau đó xả qua bóng xquang, tia x trong phòng thí nghiệm đập vào màn lân quang sáng chói, anh nở nụ cười mãn nguyện tâm đắc.
    Ngày đầu tiên ra mắt quần chúng, anh mời phóng viên báo đài trong và ngoài nước đến tham dự chụp xquang miễn phí cho nhân dân.

    -Đầu tiên 1 phụ nữ bế em bé đến nhờ chụp phổi vì cháu được bs chẩn đoán tràn dịch màn phổi. Anh ta nạp cao thế vào tụ, rồi xả cao thế qua bóng xquang Toshiba 3 cực mà anh nhờ google mua tận "Nhật Bổn". Năm phút sau phim đen thui. Nhà phát minh dỏng dạc tuyên bố :"cháu bé không tràn dịch màn phổi vì làm gì có phổi để dịch tràn?".

    -Kế tiếp, 1 thanh niên 18 tuổi người gầy gò nhờ xét nghiệm vì bs chẩn đoán ho lao cần chụp phổi. Nhà khoa học nạp cao thế vào tụ ít hơn lần trước, rồi cũng xả cao thế qua bóng xquang Toshiba 3 cực. Năm phút sau phim đen thui. Nhà phát minh dỏng dạc tuyên bố :"Anh thanh niên không bị lao vì làm gì có phổi để vi khuẩn Kock tàn phá ?".

    -Sau đó, 1 thanh niên lực lưỡng cao to nhờ xét nghiệm vì bs cũng chẩn đoán ho lao cần chụp phổi. Nhà khoa học nạp cao thế vào tụ ít hơn lần trước, rồi cũng xả cao thế qua bóng xquang Toshiba 3 cực. Năm phút sau phim trắng nhách. Nhà phát minh dỏng dạc tuyên bố :"Anh thanh niên bệnh lao trầm trọng, vôi hóa toàn bộ phổi, tim, xương, mạch máu chỉ toàn calci ".

    Phóng viên trong , ngoài nước qua mạng truyền thông ra thế giới, ích lợi của việc " học đại, điên nặng rồi chết" của nhà khoa học tài năng .
    Kỳ sau: chụp xương sọ, xoang, cột sống tư thế thẳng, nghiêng của nhà khoa học.

  • #2
    Bởi vì anh ta chụp X quang bằng loại tia X bắn ra từ dây tóc đèn sợi đốt, nên nó mới có kết quả như thế.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #3
      Sau khi thất bại, nhà khoa học "Tù lù Mù" sợt kiến thức gu gồ và cho rằng đèn xquang như cái đèn flash, chỉ cần nạp cao thế vừa đủ để không đen thui cũng như không trắng nhách là được. Anh ta chạy ra tiệm điện dân dụng mua dimmer điều khiển bóng đèn gắn vào mạch nạp cao thế.
      Ngắm nghía công trình,anh ta bỗng dưng tự hỏi: " Chết thật! không biết nạp vào tụ bao nhiêu "giun" để chụp được cột sống đây?'.
      - Rồi ngày chụp miễn phí cho bệnh nhân cũng đến, bệnh nhân thứ 1 là 1 em bé chụp xoang sọ. Cẩn thận điều chỉnh dimmer để nạp cao thế ít nhất và chụp. Năm phút sau tấm phim đen thui. Nhà khoa học kết luận em bé không có hộp sọ.
      - Bệnh nhân thứ 2 là vận động viên to lớn chụp cột sống vì trong lúc tập luyện bị chấn thương.Cẩn thận điều chỉnh dimmer để nạp cao thế lớn nhất và chụp. Năm phút sau tấm phim đen thui. Nhà khoa học kết luận anh thanh niên không có xương sống.
      - Bệnh nhân thứ 3 là 1 ông lão chụp xương chậu. Cẩn thận điều chỉnh dimmer để nạp cao thế vừa phải và chụp. Năm phút sau tấm phim đen thui. Nhà khoa học kết luận ông lão không có xương chậu.
      Nhà khoa học "Tù Lù Mù" lại chạy lên mạng sợt gu gồ tìm hiểu. Lần này gu gồ viết: "Kiến thức chuyên ngành cần được trân trọng, bỏ kiểu học lóm, ném đá lung tung. Sẽ bị dụ cá độ như vụ hơi nước bảo hòa".

      Nhà khoa học "Tù Lù Mù" bực tức gầm lên: " Đây là không gian ảo, ta muốn ném đá để học lóm là chuyện của ta". Trong lúc vung tay, vung chân, tình cờ chạm vào nút en tờ, máy tính bỗng hiện chữ: "Nhưng tiền thua cá độ là tiền thật"

      Comment


      • #4

        Click image for larger version

Name:	IMG_4561.JPG
Views:	1
Size:	93.5 KB
ID:	1399967

        Cái này là thiết bị dùng trong y tế, không phải là dụng cụ thí nghiệm như ai đó đoán mò.. Ai có thiện chí thì trao đổi, miễn tiếp những người cãi chày cãi cối.
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Nói ngắn gọn như bác TLM là đủ, kiến thức của nhân loại là vô hạn, sự hiểu biết của mỗi con người là hữu hạn như "Ếch ngồi đáy giếng" mà thôi !
          Tiện đây bác nào có chuyên môn sâu giải thích giúp mình việc này: Nhà mình có 1 cái đèn tường trang trí (kiêm đèn ngủ) loại 230V-10W, mình mắc nối tiếp nó với 1 diode để giảm độ sáng. Kì lạ là thắp liên tục hơn 10 năm nay rồi mà nó không cháy, thắp 24/24 luôn. Chỉ khi nào mất điện hoặc đi chơi xa vài ngày thì nó mới được nghỉ ngơi. Một cái đèn nữa trong phòng ngủ, cũng 230V-10W, mắc nối tiếp diode thì hơi sáng quá nên mình mắc nối tiếp với tụ 1uF thì phải (lâu quá rồi không nhớ), tóc nó chỉ đỏ như cái tàn đóm thôi. Mắc trực tiếp vào nguồn không qua công tắc nên chỉ khi nào mất điện nó mới được nghỉ. Nhiều lúc tự hỏi không biết mình chết trước nó hay là nó cháy trước !
          Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
          Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

          Comment


          • #6
            Chuyên môn không sâu nhưng cứ liều đoán rằng cái đèn của bác hoangtam741 có công suất nhỏ quá --> không tạo nên được "hiệu ứng" nào
            Tóc đèn như cái tàn đóm thì chỉ khi nào nó đứt tóc hoặc rơi vỡ thì nó mới hỏng bác ạ. Bác cứ cố đợi xem tôi "phán" có sai không...
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #7
              Có 3 thứ cơ bản để tạo ra nhà bác học đại tài mà bác vi van pham tìm thấy ở trên kia.
              1 - Có 1 cái Com-pu-tơ nối mạng in-tờ-lét, chuyên dùng cho việc "sớt" Gu-gồ. >>> Gu-gồ thần chưởng vô địch thiên hạ thì ai chả biết!
              2 - Không có kiến thức cơ bản >>> Các thông tin Gu-gồ được đem nối sai trình tự dạng "râu ông Tây cắm vô cằm bà ... Trung quốc"!
              3 - Thiếu kinh nghiệm thực tế >>> Kết luận dựa vào việc nối các mẩu từ Gu-gồ mà không cần quan tâm đến Logic !
              Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

              Comment


              • #8
                Zeronic nói đúng lắm:
                1- Google ra tài liệu có ký tên T.L.M .
                2- Không có kiến thức cơ bản, hơi quá nhiệt cũng không biết là gì. Mà không biết cũng là bình thường thôi vì biển học là vô hạn. Cái chính là người ta đưa ra bằng chứng thì cố tình nhắm mắt bịt tai cãi cố.
                3- Thiếu kinh nghiệm thực tế: chưa nhìn thấy đèn X quang dùng tụ thì cứ phán là nó không chụp được.
                sau.ph

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Zeronic nói đúng lắm:
                  1- Google ra tài liệu có ký tên T.L.M .
                  2- Không có kiến thức cơ bản, hơi quá nhiệt cũng không biết là gì. Mà không biết cũng là bình thường thôi vì biển học là vô hạn. Cái chính là người ta đưa ra bằng chứng thì cố tình nhắm mắt bịt tai cãi cố.
                  3- Thiếu kinh nghiệm thực tế: chưa nhìn thấy đèn X quang dùng tụ thì cứ phán là nó không chụp được.
                  1- Nhận vơ tài liệu của người ta là của mình tội đạo văn lớn lắm đấy nhà khoa học Tù lù mù, Hảng Toshiba biết được thưa kiện mất danh nhà khoa học như chơi. Chính vì râu ông này cắm cằm bà nọ nên mới được phong nhà khoa học sáng tạo.

                  2- Hơi quá nhiệt và hơi bảo hòa không phân biệt được nên mới bị dụ lấy autoclave thí nghiệm hơi quá nhiệt, không biết xấu hổ còn khoe ra.Ha .ha. ha.

                  3-Ha .ha. ha. Chính vì thiếu kinh nghiệm nên mới cười to,nếu không biết thì hỏi. Nạp cao thế 120kv vào tụ làm sao cách điện? rồi từ tụ xả qua đầu đèn xquang bằng cách nào? relay nào chịu được áp 120kv? cười chết mất. Chịu khó hỏi cụ gu gồ đi.
                  Last edited by vi van pham; 18-11-2014, 10:24. Lý do: chính tả.

                  Comment


                  • #10
                    - hình như sắp có chuyện hay để tớ xem rùi...

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                      Nói ngắn gọn như bác TLM là đủ, kiến thức của nhân loại là vô hạn, sự hiểu biết của mỗi con người là hữu hạn như "Ếch ngồi đáy giếng" mà thôi !
                      Tiện đây bác nào có chuyên môn sâu giải thích giúp mình việc này: Nhà mình có 1 cái đèn tường trang trí (kiêm đèn ngủ) loại 230V-10W, mình mắc nối tiếp nó với 1 diode để giảm độ sáng. Kì lạ là thắp liên tục hơn 10 năm nay rồi mà nó không cháy, thắp 24/24 luôn. Chỉ khi nào mất điện hoặc đi chơi xa vài ngày thì nó mới được nghỉ ngơi. Một cái đèn nữa trong phòng ngủ, cũng 230V-10W, mắc nối tiếp diode thì hơi sáng quá nên mình mắc nối tiếp với tụ 1uF thì phải (lâu quá rồi không nhớ), tóc nó chỉ đỏ như cái tàn đóm thôi. Mắc trực tiếp vào nguồn không qua công tắc nên chỉ khi nào mất điện nó mới được nghỉ. Nhiều lúc tự hỏi không biết mình chết trước nó hay là nó cháy trước !
                      Đèn công suất nhỏ thường có điện trở vài trăm ôm nên tim đèn lên chậm không tạo sốc điện dẫn đến đứt dây tóc như đèn công suất cao vì thế dùng rất bền khi được gắn ở chỗ không hay ít rung động và ít tắt mở , tôi làm đèn bảng còn dư ra một số bóng đèn 110 volt 5 w có phủ màu vàng kem hay đỏ to bằng trái banh tơ nít lấy ra làm đèn báo thay chuông với điện 220 volt mà toàn trên 1 năm mới phải thay dù khi bấm chuông bóng rất sáng điều này trong bài ... 310 volt dc đã giải thích rồi mà .

                      Comment


                      • #12
                        Chuyện phát ra tia X và phát ra tia X sử dụng được là khác nhau. Đem đánh đồng sẽ gây hiểu nhầm.
                        Ở đây có thể hiểu "sử dụng được" có nghĩa là tia X có năng lượng đủ lớn, có thể đâm xuyên qua các vật thể --> tạo nên hình ảnh trên màn đặt ở phía bên kia vật thể. Để sử dụng được, người ta còn phải chọn tia nào và lọc để sử dụng 1 tia duy nhất.
                        Lấy lại ví dụ đèn hình CRT, về nguyên lý, cứ có điện tử đập vào lưới kim loại là sẽ có khả năng phát ra bức xạ do các điện tử trong lưới bị chuyển mức năng lượng. Bước sóng bức xạ phụ thuộc vào mức năng lượng,... cho đến khi nào phát ra tia X thì người ta mới cảnh báo.
                        Tia X từ CRT phát ra sẽ gây nguy hiểm cho người dùng nhưng tia X đó thì chẳng dùng làm được gì vì bước sóng còn dài, năng lượng còn thấp, tia chưa có khả năng đâm xuyên theo yêu cầu.
                        Còn để phát ra được tia X, chỉ cục gốm hỏa điện cũng có thể phát được. Cái này người ta phát hiện từ trước năm 2007.

                        Tôi xài XRD cũng khá nhiều, nhưng đó chỉ là xài dữ liệu của nó thôi. Do đó kiến thức về máy X quang của tôi chỉ là kính pha chì và gáo dừa .
                        Nói đến máy X quang, tôi "nát thấy bô" (Not Table )
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                          Nói ngắn gọn như bác TLM là đủ, kiến thức của nhân loại là vô hạn, sự hiểu biết của mỗi con người là hữu hạn như "Ếch ngồi đáy giếng" mà thôi !
                          Tiện đây bác nào có chuyên môn sâu giải thích giúp mình việc này: Nhà mình có 1 cái đèn tường trang trí (kiêm đèn ngủ) loại 230V-10W, mình mắc nối tiếp nó với 1 diode để giảm độ sáng. Kì lạ là thắp liên tục hơn 10 năm nay rồi mà nó không cháy, thắp 24/24 luôn. Chỉ khi nào mất điện hoặc đi chơi xa vài ngày thì nó mới được nghỉ ngơi. Một cái đèn nữa trong phòng ngủ, cũng 230V-10W, mắc nối tiếp diode thì hơi sáng quá nên mình mắc nối tiếp với tụ 1uF thì phải (lâu quá rồi không nhớ), tóc nó chỉ đỏ như cái tàn đóm thôi. Mắc trực tiếp vào nguồn không qua công tắc nên chỉ khi nào mất điện nó mới được nghỉ. Nhiều lúc tự hỏi không biết mình chết trước nó hay là nó cháy trước !
                          - chắc là nó ko bị bật tắt nhìu lần và công suất thấp hơn định mức nên chưa hỏng...

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                            Chuyện phát ra tia X và phát ra tia X sử dụng được là khác nhau. Đem đánh đồng sẽ gây hiểu nhầm.
                            Ở đây có thể hiểu "sử dụng được" có nghĩa là tia X có năng lượng đủ lớn, có thể đâm xuyên qua các vật thể --> tạo nên hình ảnh trên màn đặt ở phía bên kia vật thể. Để sử dụng được, người ta còn phải chọn tia nào và lọc để sử dụng 1 tia duy nhất.
                            Lấy lại ví dụ đèn hình CRT, về nguyên lý, cứ có điện tử đập vào lưới kim loại là sẽ có khả năng phát ra bức xạ do các điện tử trong lưới bị chuyển mức năng lượng. Bước sóng bức xạ phụ thuộc vào mức năng lượng,... cho đến khi nào phát ra tia X thì người ta mới cảnh báo.
                            Tia X từ CRT phát ra sẽ gây nguy hiểm cho người dùng nhưng tia X đó thì chẳng dùng làm được gì vì bước sóng còn dài, năng lượng còn thấp, tia chưa có khả năng đâm xuyên theo yêu cầu.
                            Còn để phát ra được tia X, chỉ cục gốm hỏa điện cũng có thể phát được. Cái này người ta phát hiện từ trước năm 2007.

                            Tôi xài XRD cũng khá nhiều, nhưng đó chỉ là xài dữ liệu của nó thôi. Do đó kiến thức về máy X quang của tôi chỉ là kính pha chì và gáo dừa .
                            Nói đến máy X quang, tôi "nát thấy bô" (Not Table )
                            Các máy xquang trung bình có công suất 60kw. Dĩ nhiên cũng có máy > 60kw và < 60kw. Nếu dùng tụ thay thùng cao thế tôi chưa thấy cái tụ nào có công suất "khủng" như vậy (chỉ có tụ vài mf mà thôi), nhà khoa học Tù Lù Mù chẳng biết cái tụ đó để làm gì, xem ngang service phán như thần.

                            @Nhà khoa học Tù Lù Mù đại tài :Chưa biết cái máy xquang vuông ,tròn, méo và cách sử dụng ra sao nên tải chương trình mô phỏng máy xquang về (bài #20). Sau khi decompress chọn file x- quang.exe để hoạt động tôi viết từ 9-5-2009, xem xong rồi cãi tiếp.
                            http://www.dientuvietnam.net/forums/...72/index2.html
                            @ bác Quocthaibmt: Tôi không vu khống ai cả. Để cái đầu đèn xquang hoạt động cần có bộ nguồn cao thế, thay bộ nguồn bằng tụ đã nạp cao thế, tối thiểu công suất tụ = công suất đầu đèn xquang. Không cần nói ra phải hiểu như thế.
                            Last edited by vi van pham; 18-11-2014, 15:04. Lý do: @bác Quocthaibmt.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Các máy xquang trung bình có công suất 60kw. Dĩ nhiên cũng có máy > 60kw và < 60kw. Nếu dùng tụ thay thùng cao thế tôi chưa thấy cái tụ nào có công suất "khủng" như vậy (chỉ có tụ vài mf mà thôi), nhà khoa học Tù Lù Mù chẳng biết cái tụ đó để làm gì, xem ngang service phán như thần.
                              Nói chính xác ra ở cái chỗ này thì các máy mobile X-ray (kiểu C-Arm) hay một số kiểu Portable X-ray công suất nhỏ (dùng điện 1-phase) và có thể kéo/xách đến chụp tại giường bệnh nhân nó cũng có được trang bị các BỘ TỤ ĐIỆN rất khủng khiếp. Cá nhân tôi đã từng gặp vài lần (mặc dù cũng phải nói thật rõ ở đây là tôi không chuyên về máy X-quang) với cái C-Arm của Chirana (Tiệp Khắc-Czechoslovakia) ngày xưa. Cái chỗ màu đỏ trên bác nói vẫn đúng, vì dòng máy cao tần (H.F) nên cả bóng và thùng cao thế đều được tích hợp luôn trong cái "C-Arm" nên cái bộ tụ điện kia chỉ có tác dụng phóng năng lượng tức thời thôi-trong điều kiện dùng điện 1 phase (trong lưới điện sinh hoạt). Trong trí nhớ của tôi khi đó thì khoang tụ điện có lắp mấy con LED (báo nguy hiểm (high voltage) rất bự. Và mỗi lần "nạp điện" theo yêu cầu lên đến gần 30 phút chỉ phục vụ cho khoảng 3 cú chụp nhanh . Giờ đây vẫn còn lưu giữ được ít tài liệu và bộ ROM (chương trình) của nó, vì thấy quá ấn tượng!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X