Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phát minh vĩ đại về máy Xquang Compact năm 2014.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Tôi không nói điều này với TLM, vì em này chẳng biết gì cả, nên chỉ trao đổi riêng với bác mà thôi.
    Không phải tia x nào cũng xử dụng được. Xquang chụp ung thư khác với xquang bình thường. Mỗi loại có chiều dài sóng khác nhau. Chính kv là yếu tố thay đổi chiềi dài sóng .
    Máy này từ lúc phát tia đến lúc kết thúc, kv giảm dần. Nếu tia sáng led có đủ màu thì tia x này có thể gọi là tia x "ngũ sắc".
    Theo em hiểu, chiều dài sóng, λ, tức là bước sóng. Năng lượng E của một hạt photon có bước sóng λ là E = hc/λ, với h là hằng số Planck và c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Mà bước sóng thì tỷ lệ nghịch với tần số, tức là năng lượng tỷ lệ với tần số ω của bức xạ... E ~hω.
    Mặt khác, E lại bằng mức năng lượng lượng tử của điện tử, khi điện tử chuyển mức năng lượng thì phát ra bức xạ, mà bức xạ ở đây chính là tia X.
    Như vậy, khi E là mức năng lượng lượng tử thì ω chỉ nhận các giá trị nhất định nào đó, có nghĩa là λ nhận các giá trị rời rạc.
    Trong máy tia X, người ta phải lọc trong "ngũ sắc" để lấy ra bức xạ duy nhất có cường độ mạnh nhất. Khi có "kính" lọc thì không còn tia X ngũ sắc ở lối ra.
    Khi kV giảm, năng lượng giảm --> chỉ còn những tia X với tần số thấp hơn tần số lọc --> Không còn tia X đi qua kính lọc, Coi như máy phát ngừng phát tia X ở lối ra.
    Mặc dù tia X vẫn phát ra ầm ầm, nhưng không còn chụp chớp gì được nữa...

    Em có điều này xin học hỏi:
    - Khi đang chụp nửa chừng, nếu máy hết phát tia thì coi như không đủ kV*mAs, đúng không ạ?
    - Khi đó ảnh trên phim sẽ mờ (nhạt) hay đen (tối thui) ạ?
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Đề nghị recover nên có thái độ đúng mực. Tôi đã trên 60 tuổi, từng là giáo viên giảng dạy bộ môn xquang, các học trò của tôi trong lớp không dám nói với tôi như thế đâu nhé.
      Đời người phải trải qua hai lần "trẻ con" mà bác ! Theo quan điểm của riêng em về mối quan hệ thầy-trò: Trong cổng trường thì mình là thầy, học trò dù muốn hay không cũng phải gọi thầy. Ra khỏi cổng trường thì tùy, người gọi thầy, kẻ gọi thằng - xã hội nó là thế ! Sợ nhất là mồn nó gọi thầy, bụng nó gọi thằng !
      Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
      Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

      Comment


      • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
        Em có điều này xin học hỏi:
        - Khi đang chụp nửa chừng, nếu máy hết phát tia thì coi như không đủ kV*mAs, đúng không ạ?
        - Khi đó ảnh trên phim sẽ mờ (nhạt) hay đen (tối thui) ạ?
        Theo ngu ý của em thì chắc nhà sản xuất họ cũng đã lường và tính đến tình huống này. Và trong thiết kế (hoặc hướng dẫn sử dụng/vận hành) chắc phải có khuyến cáo vấn đề này. Bác ngó lại cái hình mà em đã copy/paste trong #102 về cái chỗ "wavetail cutoff" đó...chắc phải có cái giới hạn (limit) cụ thể ở đây.

        Comment


        • Tôi thắc mắc về công suất bank tụ nên đi tìm lời giải trên web tìm được công thức :
          _ KW = KJ/S như thế thì thông số công suất bank tụ 100 KJ xả trong 1 s là 100 KW công suất lớn thật nên mới phải nạp chậm không thì nó kéo tụt , chạm cả nguồn dòng và kết quả tính công suất tụ của HTTTH phải là 30 KW/s và công suất bóng 1,5 KW của TLM phải hiểu là KWs thay vì KWh thì nó giải thích được dung lượng 100 KW của bank tụ .
          _ Máy thông dụng nạp 15-30 phút thì chụp được 3 lần mà trước đây tôi đi chụp phổi lần đầu chụp xong thì kỹ thuật viên bảo sai tư thế phải chụp thêm lần nữa tổng cộng 2 lần mà chẳng thấy gì khác lạ . Vậy nếu máy hư thì tôi chỉ phải chịu cường độ tia X bằng 3 lần chụp chắc cũng không bị gì nên không cần màn chập bảo vệ còn với máy của TLM đèn có công suất 1.5 KWh nên tải rất nhẹ không cần bank tụ phía trước và thời gian nạp chỉ 5s cho lần đầu và 1s cho những lần sau như thế khi hư nó sẽ phát tia X liên tục như cái đèn fash nên mới có cái màn chập để bảo vệ .

          Comment


          • Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
            Theo ngu ý của em thì chắc nhà sản xuất họ cũng đã lường và tính đến tình huống này. Và trong thiết kế (hoặc hướng dẫn sử dụng/vận hành) chắc phải có khuyến cáo vấn đề này. Bác ngó lại cái hình mà em đã copy/paste trong #102 về cái chỗ "wavetail cutoff" đó...chắc phải có cái giới hạn (limit) cụ thể ở đây.
            Là tôi hỏi để chuyển qua đi buôn tụ cao thế.
            Bởi vì phải có lý do, người ta mới chọn giá trị 2uF, mà không phải là 4, 5, 6...uF hay 1, 1.5, 1.8 ... uF
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • Tôi chỉ có thắc mắc, máy đã có cao thế, đã có điện thế đốt tim là sinh ra tia x. Vậy máy này lúc nào cũng có tia x sao? Có ai giải đáp dùm tôi.
              Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
              Tôi thắc mắc về công suất bank tụ nên đi tìm lời giải trên web tìm được công thức :
              _ KW = KJ/S như thế thì thông số công suất bank tụ 100 KJ xả trong 1 s là 100 KW công suất lớn thật nên mới phải nạp chậm không thì nó kéo tụt , chạm cả nguồn dòng và kết quả tính công suất tụ của HTTTH phải là 30 KW/s và công suất bóng 1,5 KW của TLM phải hiểu là KWs thay vì KWh thì nó giải thích được dung lượng 100 KW của bank tụ .
              _ Máy thông dụng nạp 15-30 phút thì chụp được 3 lần mà trước đây tôi đi chụp phổi lần đầu chụp xong thì kỹ thuật viên bảo sai tư thế phải chụp thêm lần nữa tổng cộng 2 lần mà chẳng thấy gì khác lạ . Vậy nếu máy hư thì tôi chỉ phải chịu cường độ tia X bằng 3 lần chụp chắc cũng không bị gì nên không cần màn chập bảo vệ còn với máy của TLM đèn có công suất 1.5 KWh nên tải rất nhẹ không cần bank tụ phía trước và thời gian nạp chỉ 5s cho lần đầu và 1s cho những lần sau như thế khi hư nó sẽ phát tia X liên tục như cái đèn fash nên mới có cái màn chập để bảo vệ .
              Cái màn đó không phải là cái màn trập như máy chụp hình đâu bác tuyennhan. Nó điều chỉnh đường kính lỗ thoát tia x. Người ta không dùng nó để bảo vệ vì collimator đã có chức năng này rồi. Nó làm ảnh chụp được nét. Đường kính lỗ càng nhỏ ảnh càng nét.
              Last edited by vi van pham; 26-11-2014, 11:45. Lý do: tuyennhan

              Comment


              • Theo như cách phân tích của bác TLM thì máy sử dụng cực "lưới" để kiểm soát phát/dừng tia X. Nhìn trong cái "mẩu" sơ đồ kia của bác TLM thì chỉ có cái relay RY21 có tiếp điểm tham gia vào mạch cực lưới/cathode của đèn. Vậy cứ đoán "mò" rằng chắc RY21 sẽ điều khiển phát tia X. Đúng/sai thế nào thì bác TLM vào khai sáng hộ cái nhỉ?

                Comment


                • @ vi van pham sao không cho trẻ trâu recover nghỉ 1 tháng. Dư hơi với nó làm gì
                  Từ chối trách nhiệm:
                  Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                  Blog: http://mritx.blogspot.com

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                    Theo như cách phân tích của bác TLM thì máy sử dụng cực "lưới" để kiểm soát phát/dừng tia X. Nhìn trong cái "mẩu" sơ đồ kia của bác TLM thì chỉ có cái relay RY21 có tiếp điểm tham gia vào mạch cực lưới/cathode của đèn. Vậy cứ đoán "mò" rằng chắc RY21 sẽ điều khiển phát tia X. Đúng/sai thế nào thì bác TLM vào khai sáng hộ cái nhỉ?
                    TLM đã nói dù có cực lưới, tia x rò khi màn trập kẹt vẫn làm phim đen thui.
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    ngắt hạ thế thì tia X ngắt hoàn toàn, ngắt bằng lưới thì vẫn có tia X rò (dark X ray). .
                    Last edited by vi van pham; 26-11-2014, 12:11. Lý do: páte bài viết của TLM

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      Cái màn đó không phải là cái màn trập như máy chụp hình đâu bác tuyennhan. Nó điều chỉnh đường kính lỗ thoát tia x. Người ta không dùng nó để bảo vệ vì collimator đã có chức năng này rồi. Nó làm ảnh chụp được nét. Đường kính lỗ càng nhỏ ảnh càng nét.
                      Collimator được dịch là "ống chuẩn trực", nói đơn giản thì nó giống như cái "ống ngắm" nhìn theo chiều ngược lại ?
                      Tôi lục trên Gu-gồ, có bài giảng của ông BS răng ở ĐH Ohio chứa vài thông tin về máy và bóng tia X.
                      Có lẽ bài này phát hành lâu rồi, lại do người viết không am tường về điện tử, nên nhiều thông tin cũ (và hơi sai về điện tử), nhưng cũ mà mang tính cơ bản thì xem qua cũng hiểu thêm được ít nhiều .
                      Tao ra tia x x-ray production
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Collimator được dịch là "ống chuẩn trực", nói đơn giản thì nó giống như cái "ống ngắm" nhìn theo chiều ngược lại ?
                        Tôi lục trên Gu-gồ, có bài giảng của ông BS răng ở ĐH Ohio chứa vài thông tin về máy và bóng tia X.
                        Có lẽ bài này phát hành lâu rồi, lại do người viết không am tường về điện tử, nên nhiều thông tin cũ (và hơi sai về điện tử), nhưng cũ mà mang tính cơ bản thì xem qua cũng hiểu thêm được ít nhiều .
                        Tao ra tia x x-ray production

                        Collimator còn gọi là đèn chuẩn trực dùng để định vị điểm cần chụp.
                        Trong collimator có đèn halogen 150w qua kính phản chiếu hắt ánh sáng này ra ngoài. Phía ngoài collimator có vẽ chữ thập, điểm cần chụp của bênh nhân tại giao điểm chữ thập. Collimator lót chì bên trong, có 4 miếng chì chia thành 2 cặp, mỗi cặp giữ nhiệm vụ che tia x phương ngang và dọc. Đóng collimator lại, sẽ che kín không cho tia x thoát ra ngoài. Lắp máy Xquang mới, điều chỉnh collimator cho khớp với tia x, người mới vào nghề chỉnh cả buổi sáng không xong.
                        Mà quên. Collimator của máy nha khác với collimator máy xquang bình thường
                        Last edited by vi van pham; 26-11-2014, 13:36. Lý do: Mà quên:...

                        Comment


                        • Theo suy luận của em thì đèn halogen là để xác định tâm điểm của collimator thôi, vì tia X là tia không nhìn thấy.
                          Dấu chữ thập rơi vào đâu thì đó là tâm của vùng mà ta cần chụp, chiếu.
                          Khi tia X ra ngoài ống chuẩn trực thì nó phải phân kỳ, nên ta mới nhận được cả bức hình lớn trên phim.
                          Như vậy ống chuẩn trực còn đóng vai trò của 1 thấu kính, để tạo được chùm tia X có độ rộng vừa văn đủ,... có phải không bác nhỉ?
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                            @ vi van pham sao không cho trẻ trâu recover nghỉ 1 tháng. Dư hơi với nó làm gì
                            - tớ mới vô cũng thấy sợ ghê, ai mà lại liều lĩnh dám trêu chọc bạn itx vậy nhể, chắc bạn ấy bị band nick phải khóc mấy ngày ấy chứ...

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                              Theo suy luận của em thì đèn halogen là để xác định tâm điểm của collimator thôi, vì tia X là tia không nhìn thấy.
                              Dấu chữ thập rơi vào đâu thì đó là tâm của vùng mà ta cần chụp, chiếu.
                              Khi tia X ra ngoài ống chuẩn trực thì nó phải phân kỳ, nên ta mới nhận được cả bức hình lớn trên phim.
                              Như vậy ống chuẩn trực còn đóng vai trò của 1 thấu kính, để tạo được chùm tia X có độ rộng vừa văn đủ,... có phải không bác nhỉ?
                              Tâm của collimator phải trùng với tâm cửa sổ tia x. Nếu bị lệch thí dụ chụp phổi nhé, canh đường dọc ngay sóng lưng, đường ngang qua 2 bả vai. Chụp 1 phát, hình ra không cân đối, bên nhiều, bên ít.

                              Đơn giản nó che chùm tia X có độ rộng vừa đủ, nói thấu kính sợ bị trẻ trâu chém quá. Có chuyện vui về vấn đề này như sau:

                              Một em sinh viên mới ra trường đi lắp máy xquang, canh collimator chụp xuống bàn xq thì cân đối, không sao cả. Quay đầu đèn 90 độ để chụp phổi là bị lệch. Không làm sao canh được, em gọi điện về hỏi:" thầy ơi cái cột xquang người ta làm lệch, chụp phổi không được". Cười chảy cả nước mắt.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                                ... Đơn giản nó che chùm tia X có độ rộng vừa đủ, nói thấu kính sợ bị trẻ trâu chém quá...
                                Cũng như khi dạy về đèn hình CRT, nói rằng hệ điện cực tạo thành hệ thấu kính điện tử (để focus)... đến khi cho học trò xem "bộ lòng" của nó, có em hỏi: "Thế cái thấu kính nằm ở đâu?"
                                Tại vì cứ nghĩ đơn giản, trần trụi, rằng trong "thấu kính" là nhất định phải có kính
                                Thế nhưng vẫn mừng là vì còn có em nhớ để mà hỏi. Mừng ghê
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X