Nguồn: Nwavguy: Thiên tài bí ẩn của thế giới âm thanh - VnReview - Tin tức Kinh doanh
Bạn nghĩ sao về một "công dân mạng" lên tất cả các diễn đàn âm thanh danh tiếng, tranh cãi/xúc phạm một cách tương đối khó chịu, sau đó ra mắt một thiết kế amp (bộ tăng âm tai nghe) và DAC (đầu chuyển tín hiệu) có chất lượng vô cùng vượt trội để cho tất cả mọi người cùng sử dụng miễn phí và cuối cùng là... biến mất khi vẫn còn ẩn danh?
Chiếc O2 do Mayflower chế tác
Đam mê âm thanh là một thú vui có thể đem lại sự thỏa mãn vô bờ bến, nhưng cũng rất dễ gây nghiện và làm cho túi tiền của bạn trống rỗng. Những người đã từng chơi tai nghe sẽ hiểu được "cơn nghiện" thiết bị này: khi dư dả về kinh tế, các "audiophile" sẽ sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn đô la để sắm cho mình những chiếc tai nghe hoặc ampli chất lượng cao. Lướt một vòng các diễn đàn quốc tế như head-fi, bạn sẽ thấy nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền tương đương với giá thành của một chiếc Ford Mustang để sưu tập hàng chục chiếc tai nghe tên tuổi.
Nhưng những người sành âm thanh cũng hiểu rất rõ rằng không phải thiết bị càng đắt tiền thì càng tốt. Giống như rượu vang, âm nhạc là một lĩnh vực mang nặng tính cảm quan. Bởi vậy, khi bịt mắt lại và so sánh âm thanh tai nghe từ một bộ amp có giá hàng trăm đô với một chiếc amp có giá chỉ khoảng 130 USD (tức chưa tới 3 triệu đồng), bạn vẫn có thể thích chiếc amp 130 đô hơn là chiếc amp đắt tiền hơn.
Ấy vậy mà các "chuyên gia" trong giới sản xuất/kinh doanh âm thanh và thậm chí là cả các cây viết kỳ cựu của các tờ báo chuyên về nghe-nhìn cũng có thể mang một cái nhìn phiến diện, rằng thiết bị âm thanh cứ đắt hơn thì sẽ tốt hơn. Quan điểm này đã khiến một kỹ sư điện tử ẩn danh cảm thấy khó chịu. Tên thật của người này mãi mãi là một ẩn số, nhưng thế giới mạng thì biết tới anh ta/cô ta với tên NwAvGuy.
(Có lẽ, với cụm từ "Guy" trong biệt hiệu, chúng ta sẽ gọi NwAvGuy là "anh ta").
Bất kỳ ai cũng có thể tự in bảng mạch, tự lắp ráp O2 và ODAC cho riêng mình
Bắt đầu từ tháng 2/2011, NwAvGuy bắt đầu công kích các diễn đàn, các trang mạng nổi tiếng chuyên về thiết bị âm thanh bằng các bài tranh cãi kịch liệt, rằng cách duy nhất để xác định chất lượng thiết bị âm thanh là bằng cách thử nghiệm khách quan mang tính chất định lượng. Bằng các bài đo đạc khách quan (đo tín hiệu), NwAvGuy tìm cách thuyết phục mọi người rằng các thiết bị đắt tiền có thể cho ra âm thanh "dở" hơn các thiết bị rẻ tiền.
Với cách tranh cãi tương đối khó chịu (và với luận điểm cho đến giờ vẫn gây tranh cãi rằng thiết bị cứ có "số đo" tốt thì mang lại âm thanh "hay"), NwAvGuy nhanh chóng bị... ban (chặn nick) khỏi các diễn đàn mạng. Nói cách khác, anh chàng này mang trong mình những biểu hiện của một "con troll" trên mạng, một "con troll" dù có hiểu biết về lĩnh vực âm thanh nhưng cũng không kém phần khó chịu.
Nhưng điều đáng nói là, "con troll" NwAvGuy đã mang lại cho cộng đồng audio (hay nói chính xác hơn là tất cả những người có ý định mua amp/DAC giá rẻ hiệu năng tuyệt vời) không chỉ một mà là hai món quà quý giá: bộ tăng âm tai nghe Objective 2 và bộ DAC (đầu chuyển tín hiệu số sang analog) ObjectiveDAC.
Phiên bản ODAC do JDS Labs sản xuất khá phổ biến tại Việt Nam
Trong số 2 món quà này, Objective 2 (hay thường gọi là O2) là sản phẩm gây chú ý hơn cả. Objective 2 là sản phẩm, hay nói chính xác hơn là thiết kế đầu tiên thể hiện trình độ thực sự của NwAvGuy. Chiếc amp tai nghe này được thiết kế với bản quyền mở hoàn toàn: bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và sản xuất amp từ thiết kế do NwAvGuy đưa ra, miễn là trên bảng mạch có ghi chú rõ ràng tên của người thiết kế.
Trên blog cá nhân của mình, NwAvGuy tuyên bố rằng chiếc amp tối giản của anh ta có thể chạm mức giá chỉ 130 USD (tức khoảng 2,8 triệu đồng). Được tối ưu cho tai nghe cỡ lớn (fullsize) và máy nghe nhạc MP3 (vốn chỉ đủ điện năng cho các loại in-ear, earbud), Objective 2 "chứng minh rằng bạn không cần đến các linh kiện ‘khủng' hoặc các thiết kế bảng mạch rối rắm để tạo ra âm thanh tuyệt vời nhất, độ chính xác và hiệu năng tốt nhất".
Thiết kế của NwAvGuy nhanh chóng tạo ra một làn sóng lớn trong cộng đồng DIY (tự chế tác, tự "độ" các thiết bị của riêng mình). Một số người dùng khéo tay bắt đầu chế tác các bản mạch dựa trên các văn bản và lời khuyên miễn phí mà NwAvGuy đưa ra trên mạng. Một số công ty quy mô nhỏ lẻ cũng bắt tay vào sản xuất các phiên bản hoàn thiện của O2 để bán ra thị trường, ví dụ như JDS Labs và Mayflower (Mỹ) hoặc Epiphany Acoustics (Anh).
Bạn có thể tùy biến nguồn điện, lựa chọn tụ trên ODAC/O2 của riêng mình, nhưng thiết kế bảng mạch không thể thay đổi
Phiên bản O2 do Epiphany sản xuất đã đạt được giải thưởng "Bộ tăng âm tai nghe tốt nhất trong năm" từ tạp chí Hi-fi World. Nhà sáng lập John Seaber của JDS Labs khẳng định: "O2 là một sản phẩm mang tính hiện tượng. Chúng tôi bắt tay vào sản xuất nó ngay khi vừa có thiết kế".
Theo ký ức, trong lần đầu tiên liên lạc với NwAvGuy về kế hoạch sản xuất O2 của JDS Labs, Seaber đã từng nghĩ rằng NwAvGuy sẽ trả lời trong một bức thư rất dài với những điều khoản vô cùng phức tạp, và có lẽ là mang nhiều yêu sách. Xét cho cùng, đây là một người thường xuyên viết bài hơn 10.000 chữ trên blog và cũng đã khiến rất nhiều người tức giận. Nhà sáng lập của JDS Labs nhớ lại rằng, chắc chắn NwAvGuy sẽ yêu cầu tên (thật) của anh ta phải có trên tất cả các phiên bản của O2.
Nhưng NwAvGuy trả lời bằng một email rất ngắn. Rất khiên tốn. Rất thân thiện. Anh ta không đòi một đồng lợi nhuận nào cả. Anh ta thậm chí còn phối hợp và thông báo với Seaber (cũng như các công ty trực tiếp sản xuất O2 khác) về các thay đổi cần có trên thiết kế hoàn thiện của O2.
"Anh ta giống như là một người làm không công cho chúng tôi", Seaber kể lại.
Trên blog cá nhân của mình, NwAvGuy viết: "Tôi không muốn thu bất kỳ một đồng lợi nhuận nào từ O2, nhưng tôi xin mạn phép yêu cầu tất cả mọi người phải tôn trọng bản quyền của O2, trong đó bao gồm sự ghi nhận thích đáng".
Nhưng loại bản quyền mà NwAvGuy buộc mọi người phải sử dụng còn có một yêu cầu khác: cấm các sản phẩm "ăn theo" – các sản phẩm có thiết kế "lấy cảm hứng", "cải tiến" hoặc "học hỏi" từ thiết kế O2 nguyên bản. Đây là điểm khác biệt rõ rệt nhất so với các công trình mã nguồn mở khác, vốn được phát hành để những người khác có thể cải tiến và tạo ra các sản phẩm tốt hơn. Ngoài ra, loại mã nguồn mở hoàn toàn (cho phép "cải tiến") sẽ giúp đảm bảo rằng các thiết kế đỉnh cao sẽ không bị rơi vào quên lãng nếu như người nắm giữ bản quyền bị phá sản, rời khỏi ngành sản xuất hoặc từ bỏ thiết kế của mình.
Vào thời điểm NwAvGuy vẫn còn hoạt động tích cực trên mạng, không ai lo sợ điều này sẽ xảy ra. Sau đó, anh chàng bí ẩn này còn ra mắt thêm một thiết kế khác có chất lượng không hề thua kém O2: Objective DAC, hay còn gọi là ODAC – một bộ đầu chuyển tín hiệu số sang analog có thể được dùng để làm card sound trên máy tính hoặc giải mã tín hiệu từ các thiết bị chơi nhạc.
Bảng mạch O2 do JDS Labs phân phối cũng chỉ có giá 100 USD (khoảng 2,1 triệu đồng). Giá một phiên bản hoàn thiện do công ty này bán ra là 150 USD (tức khoảng 3,2 triệu đồng).
Khác với O2, ODAC được NwAvGuy phối hợp thiết kế cùng với George Boudreau, vị giám đốc của công ty Yoyodyne Consulting (Toronto, Canada). Trong suốt quãng thời gian hợp tác, NwAvGuy cũng không hề hé lộ danh tính của mình với Boudreau. Khi trả lời phỏng vấn, Boudreau cũng không thể đoán ra được lý do chính xác: "Anh ta nói là đã bị đe dọa qua email". Hoặc, cũng có thể NwAvGuy đang làm việc cho một công ty thiết bị âm thanh nào đó và không muốn người chủ biết về hoạt động bí mật của mình.
Số liệu đo đạc của NwAvGuy dành cho ODAC
Nhưng đến tháng 7/2012, NwAvGuy đột ngột biến mất. Các email gửi đến địa chỉ của anh ta không còn được trả lời, trang blogspot cũng không có bài viết mới. "Trước đó, anh ta đã có lúc biến mất trong vòng một tháng", Boudreau khẳng định.
Nhưng cho đến giờ, NwAvGuy đã biến mất được hơn 2 năm. Rõ ràng, sau khi gây ra những cơn bão như O2 và ODAC, NwAvGuy luôn có quyền biến mất bất kỳ lúc nào. Nhưng, sự biến mất bí ẩn này đã đe dọa đáng kể tới số phận của chiếc O2, sau khi bộ phận jack cắm điện theo thiết kế của NwAvGuy cho chiếc amp này bị ngừng sản xuất. Bạn có thể sử dụng các bộ jack thay thế, nhưng chúng sẽ không vừa kích cỡ với các lỗ gắn trên thiết kế nguyên bản của O2.
"Anh ta thiết kế ra chiếc O2 để bạn có quyền nhìn, nhưng không được chạm vào", Seaber khẳng định. Điều này có nghĩa rằng trong khi Seaber và những người khác đã được cung cấp đủ file để in các bo mạch điện tử, không một ai ngoài NwAvGuy nắm giữ bản gốc – bản thiết kế duy nhất cho phép những người chế tác O2 có thể thay đổi sản phẩm một cách dễ dàng.
Cuối cùng, sau khi "vật lộn" với các vấn đề nguyên tắc đạo đức (và cả các vấn đề pháp lý tiềm ẩn), Seaber cuối cùng đã quyết định thay đổi một chút thiết kế của O2. Lý do đưa tới quyết định này là bởi việc thay đổi bán kính của 3 chiếc lỗ trên bảng mạch – một thay đổi mà, theo Seaber, sẽ không làm tổn hại đến mục đích của NwAvGuy khi thiết kế O2.
ODAC có thể cho cổng ra RCA hoặc 3.5mm
Vậy ý định đó là gì? Tại sao NwAvGuy không cho phép bất kỳ ai thay đổi, cải tiến thiết kế của mình? Theo Seaber, "NwAvGuy đã dồn các nhà sản xuất lớn vào chỗ khó. Anh ta không muốn nhìn thấy các phiên bản O2 có hiệu năng không tốt". Có vẻ có lý, nhưng rõ ràng không ai có thể biết được O2 và ODAC sẽ đi về đâu khi không còn bàn tay nâng đỡ của NwAvGuy.
Nếu đã từng có lần được thử nghiệm bộ amp/DAc đến từ người hùng/"con troll" lừng danh này, bạn sẽ hiểu vì sao người ta lại lo lắng cho số phận của O2/ODAC đến vậy. Có một sự thật khá hiển nhiên rằng ODAC sẽ không thể đánh bại được những mẫu DAC đến từ tầm giá nghìn đô, nhưng ở mức giá chỉ 150 USD (khoảng 3,2 triệu đồng) cho bản hoàn thiện, ODAC cho đến giờ vẫn là chiếc DAC có chỉ số p/p (hiệu năng/giá thành) cao nhất. Thiết bị âm nhạc "hay" hay "dở" còn tùy vào mỗi người, nhưng chắc chắn, sẽ có rất ít người đánh giá kém chiếc DAC có chi phí thiết kế bằng không này.
O2 thậm chí còn được yêu quý hơn nữa. Chiếc amp này có đủ sức để "kéo" những mẫu tai nghe kén amp như K701 và cũng đủ để mang tới âm thanh thoáng đãng trên những chiếc tai nghe trở thấp của Grado hay Audio Technia. "O2 mang đến âm thanh hoàn toàn trung thực, và điều đó là sự thật hiển nhiên!" là một câu nói mà bạn sẽ gặp khá thường xuyên trên các diễn đàn. Ai có thể tin rằng một bộ amp có thiết kế "mở" lại có lượng fan cuồng đông đảo không kém gì Grado hay Sony?
Cuối cùng là câu hỏi lớn nhất: NwAvGuy đã "biến" đi đâu? Vì sao anh ta biến mất? Vì thiên tài lập dị này đã cảm thấy buồn chán với thế giới âm thanh, hay, tồi tệ hơn, là anh ta đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo nào đó. Cho đến giờ, trang chủ nwavguy.com vẫn còn hoạt động (đưa về trang blog của NwAvGuy, với bài viết cuối cùng vẫn là vào tháng 5/2012). Điều đó làm dấy lên hy vọng rằng anh chàng vẫn "ổn" và vẫn đang tìm cách truyền bá lại thiết kế đỉnh cao của mình. Nhưng ngược lại, cũng có thể một ai đó, với tấm lòng biết ơn, đã tự mua tên miền nwavguy.com rồi chuyển tiếp trang web này về blogspot của NwAvGuy.
Bất kể số phận của NwAvGuy là gì đi chăng nữa, "người hùng"/"con troll" bí ẩn này cũng đã để lại cho các fan âm thanh một món quà quý giá. Thế giới âm thanh không phải là không có những người tốt bụng sẵn sàng mở các thiết kế đỉnh cao cho tất cả mọi người cùng sử dụng (ví dụ, bộ amp cMoyBB do một kỹ sư có tên Chu Moy thiết kế cũng là một bộ amp danh tiếng). Song, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ còn gặp được một kỹ sư tài năng vừa... troll, vừa để lại những món quà "miễn phí" rồi biến mất bí ẩn như NwAvGuy nữa.
Bạn nghĩ sao về một "công dân mạng" lên tất cả các diễn đàn âm thanh danh tiếng, tranh cãi/xúc phạm một cách tương đối khó chịu, sau đó ra mắt một thiết kế amp (bộ tăng âm tai nghe) và DAC (đầu chuyển tín hiệu) có chất lượng vô cùng vượt trội để cho tất cả mọi người cùng sử dụng miễn phí và cuối cùng là... biến mất khi vẫn còn ẩn danh?
Chiếc O2 do Mayflower chế tác
Đam mê âm thanh là một thú vui có thể đem lại sự thỏa mãn vô bờ bến, nhưng cũng rất dễ gây nghiện và làm cho túi tiền của bạn trống rỗng. Những người đã từng chơi tai nghe sẽ hiểu được "cơn nghiện" thiết bị này: khi dư dả về kinh tế, các "audiophile" sẽ sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn đô la để sắm cho mình những chiếc tai nghe hoặc ampli chất lượng cao. Lướt một vòng các diễn đàn quốc tế như head-fi, bạn sẽ thấy nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền tương đương với giá thành của một chiếc Ford Mustang để sưu tập hàng chục chiếc tai nghe tên tuổi.
Nhưng những người sành âm thanh cũng hiểu rất rõ rằng không phải thiết bị càng đắt tiền thì càng tốt. Giống như rượu vang, âm nhạc là một lĩnh vực mang nặng tính cảm quan. Bởi vậy, khi bịt mắt lại và so sánh âm thanh tai nghe từ một bộ amp có giá hàng trăm đô với một chiếc amp có giá chỉ khoảng 130 USD (tức chưa tới 3 triệu đồng), bạn vẫn có thể thích chiếc amp 130 đô hơn là chiếc amp đắt tiền hơn.
Ấy vậy mà các "chuyên gia" trong giới sản xuất/kinh doanh âm thanh và thậm chí là cả các cây viết kỳ cựu của các tờ báo chuyên về nghe-nhìn cũng có thể mang một cái nhìn phiến diện, rằng thiết bị âm thanh cứ đắt hơn thì sẽ tốt hơn. Quan điểm này đã khiến một kỹ sư điện tử ẩn danh cảm thấy khó chịu. Tên thật của người này mãi mãi là một ẩn số, nhưng thế giới mạng thì biết tới anh ta/cô ta với tên NwAvGuy.
(Có lẽ, với cụm từ "Guy" trong biệt hiệu, chúng ta sẽ gọi NwAvGuy là "anh ta").
Bất kỳ ai cũng có thể tự in bảng mạch, tự lắp ráp O2 và ODAC cho riêng mình
Bắt đầu từ tháng 2/2011, NwAvGuy bắt đầu công kích các diễn đàn, các trang mạng nổi tiếng chuyên về thiết bị âm thanh bằng các bài tranh cãi kịch liệt, rằng cách duy nhất để xác định chất lượng thiết bị âm thanh là bằng cách thử nghiệm khách quan mang tính chất định lượng. Bằng các bài đo đạc khách quan (đo tín hiệu), NwAvGuy tìm cách thuyết phục mọi người rằng các thiết bị đắt tiền có thể cho ra âm thanh "dở" hơn các thiết bị rẻ tiền.
Với cách tranh cãi tương đối khó chịu (và với luận điểm cho đến giờ vẫn gây tranh cãi rằng thiết bị cứ có "số đo" tốt thì mang lại âm thanh "hay"), NwAvGuy nhanh chóng bị... ban (chặn nick) khỏi các diễn đàn mạng. Nói cách khác, anh chàng này mang trong mình những biểu hiện của một "con troll" trên mạng, một "con troll" dù có hiểu biết về lĩnh vực âm thanh nhưng cũng không kém phần khó chịu.
Nhưng điều đáng nói là, "con troll" NwAvGuy đã mang lại cho cộng đồng audio (hay nói chính xác hơn là tất cả những người có ý định mua amp/DAC giá rẻ hiệu năng tuyệt vời) không chỉ một mà là hai món quà quý giá: bộ tăng âm tai nghe Objective 2 và bộ DAC (đầu chuyển tín hiệu số sang analog) ObjectiveDAC.
Phiên bản ODAC do JDS Labs sản xuất khá phổ biến tại Việt Nam
Trong số 2 món quà này, Objective 2 (hay thường gọi là O2) là sản phẩm gây chú ý hơn cả. Objective 2 là sản phẩm, hay nói chính xác hơn là thiết kế đầu tiên thể hiện trình độ thực sự của NwAvGuy. Chiếc amp tai nghe này được thiết kế với bản quyền mở hoàn toàn: bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và sản xuất amp từ thiết kế do NwAvGuy đưa ra, miễn là trên bảng mạch có ghi chú rõ ràng tên của người thiết kế.
Trên blog cá nhân của mình, NwAvGuy tuyên bố rằng chiếc amp tối giản của anh ta có thể chạm mức giá chỉ 130 USD (tức khoảng 2,8 triệu đồng). Được tối ưu cho tai nghe cỡ lớn (fullsize) và máy nghe nhạc MP3 (vốn chỉ đủ điện năng cho các loại in-ear, earbud), Objective 2 "chứng minh rằng bạn không cần đến các linh kiện ‘khủng' hoặc các thiết kế bảng mạch rối rắm để tạo ra âm thanh tuyệt vời nhất, độ chính xác và hiệu năng tốt nhất".
Thiết kế của NwAvGuy nhanh chóng tạo ra một làn sóng lớn trong cộng đồng DIY (tự chế tác, tự "độ" các thiết bị của riêng mình). Một số người dùng khéo tay bắt đầu chế tác các bản mạch dựa trên các văn bản và lời khuyên miễn phí mà NwAvGuy đưa ra trên mạng. Một số công ty quy mô nhỏ lẻ cũng bắt tay vào sản xuất các phiên bản hoàn thiện của O2 để bán ra thị trường, ví dụ như JDS Labs và Mayflower (Mỹ) hoặc Epiphany Acoustics (Anh).
Bạn có thể tùy biến nguồn điện, lựa chọn tụ trên ODAC/O2 của riêng mình, nhưng thiết kế bảng mạch không thể thay đổi
Theo ký ức, trong lần đầu tiên liên lạc với NwAvGuy về kế hoạch sản xuất O2 của JDS Labs, Seaber đã từng nghĩ rằng NwAvGuy sẽ trả lời trong một bức thư rất dài với những điều khoản vô cùng phức tạp, và có lẽ là mang nhiều yêu sách. Xét cho cùng, đây là một người thường xuyên viết bài hơn 10.000 chữ trên blog và cũng đã khiến rất nhiều người tức giận. Nhà sáng lập của JDS Labs nhớ lại rằng, chắc chắn NwAvGuy sẽ yêu cầu tên (thật) của anh ta phải có trên tất cả các phiên bản của O2.
Nhưng NwAvGuy trả lời bằng một email rất ngắn. Rất khiên tốn. Rất thân thiện. Anh ta không đòi một đồng lợi nhuận nào cả. Anh ta thậm chí còn phối hợp và thông báo với Seaber (cũng như các công ty trực tiếp sản xuất O2 khác) về các thay đổi cần có trên thiết kế hoàn thiện của O2.
"Anh ta giống như là một người làm không công cho chúng tôi", Seaber kể lại.
Trên blog cá nhân của mình, NwAvGuy viết: "Tôi không muốn thu bất kỳ một đồng lợi nhuận nào từ O2, nhưng tôi xin mạn phép yêu cầu tất cả mọi người phải tôn trọng bản quyền của O2, trong đó bao gồm sự ghi nhận thích đáng".
Nhưng loại bản quyền mà NwAvGuy buộc mọi người phải sử dụng còn có một yêu cầu khác: cấm các sản phẩm "ăn theo" – các sản phẩm có thiết kế "lấy cảm hứng", "cải tiến" hoặc "học hỏi" từ thiết kế O2 nguyên bản. Đây là điểm khác biệt rõ rệt nhất so với các công trình mã nguồn mở khác, vốn được phát hành để những người khác có thể cải tiến và tạo ra các sản phẩm tốt hơn. Ngoài ra, loại mã nguồn mở hoàn toàn (cho phép "cải tiến") sẽ giúp đảm bảo rằng các thiết kế đỉnh cao sẽ không bị rơi vào quên lãng nếu như người nắm giữ bản quyền bị phá sản, rời khỏi ngành sản xuất hoặc từ bỏ thiết kế của mình.
Vào thời điểm NwAvGuy vẫn còn hoạt động tích cực trên mạng, không ai lo sợ điều này sẽ xảy ra. Sau đó, anh chàng bí ẩn này còn ra mắt thêm một thiết kế khác có chất lượng không hề thua kém O2: Objective DAC, hay còn gọi là ODAC – một bộ đầu chuyển tín hiệu số sang analog có thể được dùng để làm card sound trên máy tính hoặc giải mã tín hiệu từ các thiết bị chơi nhạc.
Bảng mạch O2 do JDS Labs phân phối cũng chỉ có giá 100 USD (khoảng 2,1 triệu đồng). Giá một phiên bản hoàn thiện do công ty này bán ra là 150 USD (tức khoảng 3,2 triệu đồng).
Khác với O2, ODAC được NwAvGuy phối hợp thiết kế cùng với George Boudreau, vị giám đốc của công ty Yoyodyne Consulting (Toronto, Canada). Trong suốt quãng thời gian hợp tác, NwAvGuy cũng không hề hé lộ danh tính của mình với Boudreau. Khi trả lời phỏng vấn, Boudreau cũng không thể đoán ra được lý do chính xác: "Anh ta nói là đã bị đe dọa qua email". Hoặc, cũng có thể NwAvGuy đang làm việc cho một công ty thiết bị âm thanh nào đó và không muốn người chủ biết về hoạt động bí mật của mình.
Số liệu đo đạc của NwAvGuy dành cho ODAC
Nhưng đến tháng 7/2012, NwAvGuy đột ngột biến mất. Các email gửi đến địa chỉ của anh ta không còn được trả lời, trang blogspot cũng không có bài viết mới. "Trước đó, anh ta đã có lúc biến mất trong vòng một tháng", Boudreau khẳng định.
Nhưng cho đến giờ, NwAvGuy đã biến mất được hơn 2 năm. Rõ ràng, sau khi gây ra những cơn bão như O2 và ODAC, NwAvGuy luôn có quyền biến mất bất kỳ lúc nào. Nhưng, sự biến mất bí ẩn này đã đe dọa đáng kể tới số phận của chiếc O2, sau khi bộ phận jack cắm điện theo thiết kế của NwAvGuy cho chiếc amp này bị ngừng sản xuất. Bạn có thể sử dụng các bộ jack thay thế, nhưng chúng sẽ không vừa kích cỡ với các lỗ gắn trên thiết kế nguyên bản của O2.
"Anh ta thiết kế ra chiếc O2 để bạn có quyền nhìn, nhưng không được chạm vào", Seaber khẳng định. Điều này có nghĩa rằng trong khi Seaber và những người khác đã được cung cấp đủ file để in các bo mạch điện tử, không một ai ngoài NwAvGuy nắm giữ bản gốc – bản thiết kế duy nhất cho phép những người chế tác O2 có thể thay đổi sản phẩm một cách dễ dàng.
Cuối cùng, sau khi "vật lộn" với các vấn đề nguyên tắc đạo đức (và cả các vấn đề pháp lý tiềm ẩn), Seaber cuối cùng đã quyết định thay đổi một chút thiết kế của O2. Lý do đưa tới quyết định này là bởi việc thay đổi bán kính của 3 chiếc lỗ trên bảng mạch – một thay đổi mà, theo Seaber, sẽ không làm tổn hại đến mục đích của NwAvGuy khi thiết kế O2.
ODAC có thể cho cổng ra RCA hoặc 3.5mm
Vậy ý định đó là gì? Tại sao NwAvGuy không cho phép bất kỳ ai thay đổi, cải tiến thiết kế của mình? Theo Seaber, "NwAvGuy đã dồn các nhà sản xuất lớn vào chỗ khó. Anh ta không muốn nhìn thấy các phiên bản O2 có hiệu năng không tốt". Có vẻ có lý, nhưng rõ ràng không ai có thể biết được O2 và ODAC sẽ đi về đâu khi không còn bàn tay nâng đỡ của NwAvGuy.
Nếu đã từng có lần được thử nghiệm bộ amp/DAc đến từ người hùng/"con troll" lừng danh này, bạn sẽ hiểu vì sao người ta lại lo lắng cho số phận của O2/ODAC đến vậy. Có một sự thật khá hiển nhiên rằng ODAC sẽ không thể đánh bại được những mẫu DAC đến từ tầm giá nghìn đô, nhưng ở mức giá chỉ 150 USD (khoảng 3,2 triệu đồng) cho bản hoàn thiện, ODAC cho đến giờ vẫn là chiếc DAC có chỉ số p/p (hiệu năng/giá thành) cao nhất. Thiết bị âm nhạc "hay" hay "dở" còn tùy vào mỗi người, nhưng chắc chắn, sẽ có rất ít người đánh giá kém chiếc DAC có chi phí thiết kế bằng không này.
O2 thậm chí còn được yêu quý hơn nữa. Chiếc amp này có đủ sức để "kéo" những mẫu tai nghe kén amp như K701 và cũng đủ để mang tới âm thanh thoáng đãng trên những chiếc tai nghe trở thấp của Grado hay Audio Technia. "O2 mang đến âm thanh hoàn toàn trung thực, và điều đó là sự thật hiển nhiên!" là một câu nói mà bạn sẽ gặp khá thường xuyên trên các diễn đàn. Ai có thể tin rằng một bộ amp có thiết kế "mở" lại có lượng fan cuồng đông đảo không kém gì Grado hay Sony?
Bất kể số phận của NwAvGuy là gì đi chăng nữa, "người hùng"/"con troll" bí ẩn này cũng đã để lại cho các fan âm thanh một món quà quý giá. Thế giới âm thanh không phải là không có những người tốt bụng sẵn sàng mở các thiết kế đỉnh cao cho tất cả mọi người cùng sử dụng (ví dụ, bộ amp cMoyBB do một kỹ sư có tên Chu Moy thiết kế cũng là một bộ amp danh tiếng). Song, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ còn gặp được một kỹ sư tài năng vừa... troll, vừa để lại những món quà "miễn phí" rồi biến mất bí ẩn như NwAvGuy nữa.
Comment