Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lạc quan có tội hay không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lạc quan có tội hay không?

    1- Một cháu sinh viên điện-điện tử tốt nghiệp loại khá sau khi ra trường, vài năm sau gặp lại chợt buồn thật nhiều khi nghe em bỏ nghề đi học lấy bằng 2 ngành xây dựng lý do thật giản dị lương ko đủ sống,đa số các cty thu nhận người ko cần kinh nghiệm chỉ là chân giao nhận hàng.Máy mới chỉ ghim điện là máy hoạt động,cháu không có cơ hội tiến thân.
    2-Con trai đi làm về than thở,xí nghiệp quanh đi quẩn lại chỉ có thế, chủ làm cầm chừng để ko đóng xí nghiệp.
    3-Cháu bé lớp 12 hỏi chú ơi vào ngành điện tử khó lắm,vậy sao này dễ kiếm việc làm ko chú?
    Câu trả lời rất lạc quan như tôi đã và đang hy vọng. Nhưng như thế có là tội lối không? khi chính bản thân tôi, con tôi và các đồng nghiệp hầu như nhận rõ vấn đề và cố gắng lạc quan.
    CẢ MỘT TƯƠNG LAI THẰNG BÉ. ÔI ! TÔI CÓ HẠI THẰNG BÉ HAY KHÔNG?
    Last edited by vi van pham; 04-03-2009, 20:48.

  • #2
    Tối nay tự nhiên suy nghĩ lung tung,buồn quá ko có ai chia sẽ cùng tôi sao?

    Comment


    • #3
      Có tui đây nè ...

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
        1- Một cháu sinh viên điện-điện tử tốt nghiệp loại khá sau khi ra trường, vài năm sau gặp lại chợt buồn thật nhiều khi nghe em bỏ nghề đi học lấy bằng 2 ngành xây dựng lý do thật giản dị lương ko đủ sống,đa số các cty thu nhận người ko cần kinh nghiệm chỉ là chân giao nhận hàng.Máy mới chỉ ghim điện là máy hoạt động,cháu không có cơ hội tiến thân.
        2-Con trai đi làm về than thở,xí nghiệp quanh đi quẩn lại chỉ có thế, chủ làm cầm chừng để ko đóng xí nghiệp.
        3-Cháu bé lớp 12 hỏi chú ơi vào ngành điện tử khó lắm,vậy sao này dễ kiếm việc làm ko chú?
        Câu trả lời rất lạc quan như tôi đã và đang hy vọng. Nhưng như thế có là tội lối không? khi chính bản thân tôi, con tôi và các đồng nghiệp hầu như nhận rõ vấn đề và cố gắng lạc quan.
        CẢ MỘT TƯƠNG LAI THẰNG BÉ. ÔI ! TÔI CÓ HẠI THẰNG BÉ HAY KHÔNG?
        Chú ạ,

        Cậu bé hỏi về mặt bằng chung của một ngành, do đó cháu cho rằng nên trả lời theo tình hình chung của ngành. Ngành nào cũng có người thất nghiệp, hay chuyển ngành vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan.

        Trước đây sinh viên hỏi cháu về vấn đề ngành nghề (cháu làm giáo viên chủ nhiệm cho 2 khóa sinh viên, thâm niên khoảng 6 năm, trước khi đi du học), cháu vẫn trả lời theo thực tế của ngành. Với ngành điện (mà cháu đã học và sau này giảng dạy), thì đa số sinh viên đều tìm được việc làm, nhưng lương không khá như một vài ngành như viễn thông, hay điều khiển tự động. Cũng không loại trừ một số kỹ sư điện gặp may, có cơ hội thể hiện và phát triển năng lực, và được nhận thù lao xứng đáng.

        Điều quan trọng theo cháu trước hết là cố gắng học tốt để có nền tảng vững chắc, và tâm huyết với ngành mà mình đã theo đuổi.

        Mong chú có thể giúp được cậu bé một định hướng nghề nghiệp tốt.

        Kính,
        Biển học mênh mông, sức người có hạn

        Comment


        • #5
          Thưa bác pham.
          Cháu đã chứng kiến ở cuộc họp phụ huynh, ở 1 trường THPT tức là cấp 3, hay "sém tú tài"; thầy hiệu trưởng phát biểu trươc hội đồng phụ huynh 1 câu đại loại như sau:
          Con cái các vị, kết quả học tập chưa cao, nên chỉ dám đăng ký thi vào các trường kinh tế, ngoại ngữ, sư phạm... không em nào dám thi điện tử viễn thông...
          Nên buồn hay nên vui, bác nhỉ????
          Theo cháu thì vui ở vế sau vì ngành ta vẫn còn được đánh giá cao. Nhưng buồn ở chỗ khi mà thầy hiệu trưởng đã gieo vào đầu óc quý vị phụ huynh quan niệm rằng phải học giỏi hẵng nên thi điện tử viễn thông... nếu còn chưa giỏi thì nên thi sư phạm, kinh tế !!! LÀM SAO MÀ XÃ HỘI KHÁ LÊN ĐƯỢC ???
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #6
            Lạc quan có tội.... nghiệp hay không?

            Học điện tử mà không sống được với nghề một phần cũng là do không theo kịp sự phát triển của nghề. Nền công nghiệp điện tử nước ta hầu như không có gốc, ta đi lên từ lắp ráp hay dịch vụ cho nước ngoài là chính, thử hỏi trong nước nội địa được bao nhiêu phần trăm? Mà đã lắp ráp và dịch vụ thì cần gì nhiều kỹ sư điện tử? Chuyên môn thì chuyên gia nước ngoài không thiếu, trực tiếp sản xuất thì cần gì phải học 3-4 năm cao đẳng, đại học. Nghiên cứu thì chưa tới tầm hoặc chỉ có thể nghiên cứu ra cái thế giới có lâu rồi.
            Đã bao lâu em mơ ước chúng ta có một Công ty điện tử Việt Nam, anh em ta sẽ là thành viên công ty đó, bằng những gì học được, sản xuất phục vụ nhân dân ta. Cái gì cũng thế, lần có tổ chức, có bộ máy, không thể kêu gào xuông được. Bác nào có khả năng lãnh đạo và tiềm lực đứng lên cho anh em theo với. Làm một quả "Samsung của Việt Nam" đê (không phải là SamsungVina đâu nhá, chỉ như Samsung thôi).
            Dân ta đông thế mà đành lòng mua đồ ngoại về dùng mãi sao? Kỹ sư điện còn phải đi "sửa ống nước" đến bao giờ?
            Bức xúc quá.

            Comment


            • #7
              Ở trường thì cư 10 người học thì 6-7 người thích học viễn thông .Lí do đc đưa ra là làm VT lắm tiền lại nhàn , học điện vừa khó vừa khổ .Người học điện tử vốn đã ít , một số người không có đam mê nên học cũng nhanh chán. Người có đam mê không nhiều đã thế ra trường kiếm việc lại khó Vt dù sao vẫn hấp dẫn hơn nhiều . Đâu phải học xong cái bằng đã làm đc về ĐT. Học VT mới đầu đi lắm BTS còn ngon chán.
              Em cũng mạn phép bàn với các bác về chuyện định hướng thi đại học ấy . Nói chung là thí sinh cứ chạy theo phong trào thôi , nên cái chuyện toàn đi học kinh tế với y dưowjc là bt .Ngày xưa em cũng mắt nhắm mắt mở mà đăng kí thi DTVT cũng chả biết là hay hay là giở , chỉ biết thấy mình cũng có chút ít đam mê , giá mà ngày xưa được tìm hiểu kĩ..
              Nói chung định hướng cho học sinh ở nước ta còn quá kém ...Không biết DT hay thế nào ,phỏng ai còn dám học?

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                ... nếu còn chưa giỏi thì nên thi sư phạm...
                Those who can't do, teach.
                Electronic Engineers do everything with less resistance.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  Tối nay tự nhiên suy nghĩ lung tung,buồn quá ko có ai chia sẽ cùng tôi sao?
                  Theo tôi nghĩ, học là 1 chuyện, làm được việc lại là chuyện khác nhưng kiếm được tiền thì còn khác nữa...
                  Lam man tý: Tôi rất yêu thích điện tử, từ lúc đi tìm 1 cái mỏ hàn điện ở Hà Nội mà không ai bán. Làm được cái đài nghe từ lúc đài chỉ phân phối mới có. Tuy nhiên, tôi không được học điện tử mà lại học cơ khí. Sau khi tốt nghiệp đại học, làm cho 1 đơn vị quân đội một thời gian đủ dài, tôi chuyển sang ngành điện, làm về Công nghệ thông tin! và lại có 1 bằng đại học về CNTT và 1 bằng đại học tiếng Anh. Các đây dăm năm, tôi lại chuyển vị trí khác và theo dõi phần viễn thông và quản lý dự án. Do đó, nếu may mắn thì lại sắp có bằng thạc sỹ kinh tế!
                  Nói tóm lại, vẫn thích điện tử và vẫn nghèo....

                  Comment


                  • #10
                    Lạc quan không có tội! Không nên gieo bi quan vào đầu bọn trẻ, lớp người vốn đã ít kẻ nhìn quá tương lai gần. Ngành nghề nào cũng có người "đắt sô" cũng có người thất nghiệp. Kể cả các ngành "hot" nhé. Quan trọng vẫn phải là thật giỏi và giỏi thật. Chứ xã hội bây giờ nếu một mười một tám thì thằng 8 là COCC vẫn đạp lên đầu thằng 10 được.

                    @
                    HTTTTH: vì ông hiệu trưởng đó ngày trước cũng chỉ dám thi Sư phạm nên nói được câu đó là giỏi lắm rồi, sao hơn được.
                    Núi cao bởi có đất bồi
                    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                    Muôn dòng sông đổ biển sâu
                    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                    Comment


                    • #11
                      Trường hợp của bạn NSP, theo tui là ... miễn bàn, vì bạn ý chỉ có yêu thích điện tử mà thôi, chứ không phải sống bằng nghề điện tử nên không có cái nhãn quan của "con nhà" điện tử được.

                      Nghề điện tử không những không khó sống, mà ngược lại nó còn là nghề dễ sống nhất, thông thoáng nhất. Anh bạn Viễn Thông kia còn phải tìm cho ra một chỗ làm "ra tiền", còn phải chạy vạy thậm chí cúi đầu tứ phương, Điện Tử thì không cần như thế !!! Điện Tử độc lập chiến đấu được và có khả năng chiến thắngb trong mọi trường hợp.

                      Đừng nói đâu xa xôi, ví dụ gần nhất là Mod Lan Hương được hàng chục chỗ mời làm GĐ Kỹ Thuật, và hiện nay phải làm vài ba CTy theo part time vì không thể xẻ mình làm ba làm tư được.

                      Vì sao thế ?

                      Đơn giản là cô ấy có cái mà người ta cần. Sáng kiến của cô ấy tuôn ra bất tận và LH dùng tất cả thì giờ và cuộc sống của mình để thực hiện các sáng kiến ấy, đưa thẳng nó vào sản xuất để phục vụ cuộc sống. Mỗi CTy trả cho cô ấy không dười 1500 US / tháng cho các cuộc chinh phục ngoạn mục đó. Ai bảo điện tử thu nhập kém đâu nào ?

                      Cần gì cứ phải có một chỗ đứng có sẵn dành cho mình ? Hãy tạo ra chỗ đứng đó bằng năng lực của mình. Nói một cách khác, "con nhà" điện tử không chỉ cần đam mê mà cần phải có đủ năng lực để áp đặt ý chí của mình lên hoạt động của các CTy mà mình làm việc, giống như các đội bóng "lớn" áp đặt lối chơi của mình lên đối phương vậy.

                      Có thể rằng yêu cầu và cách thực biểu hiện như thế là hơi cao, nhưng "con nhà" điện tử hôm nay là phải như vậy.

                      Nói như Octavius : mở rộng lãnh thổ hay là chết.

                      Comment


                      • #12
                        Nghe các bác nói chuyện mà ngỡ như mình đang được nghe Ô Bà Mà đọc diễn văn .
                        Đơn giản nhất trong cuộc sống là vấn đề ... HỌC . Vì vậy vấn đề HỌC không có gì đáng bàn . Chỉ cần một thời gian ngắn người ta có thể HỌC để biết hết kiến thức của nhân loại .
                        Nhưng người ta có thể làm được những cái người ta đã biết thông qua việc HỌC tập thì ... cũng còn lâu lắm .
                        Khi người ta làm được gần hết ( hoặc một phần ) những thứ người ta đã từng biết qua việc HỌC tập thì người ta có điều kiện để suy nghĩ . Thế nhưng có thể làm được những thứ mà người ta NGHĨ ra được thì còn lâu hơn như thế nữa rất nhiều .
                        Có thể đến lúc người ta sang thế giới bên kia thì người ta cũng chưa thể thực hiện được những thứ mà người ta đã từng NGHĨ ra được .
                        Bản chất của việc HỌC ( bằng cấp gì cũng vậy , chuyên ngành gì cũng vậy ) Là có tính chất CHỦ QUAN . Nguời học tự đặt mục tiêu ( đề bài , bài toán , luận văn , vấn đề ) rồi tự giải quyết . Khi giải quyết được vấn đề đó thì coi như việc HỌC đã thành công .
                        Ngược lại , trong cuộc sống để khẳng định mình ( đi làm , tồn tại , phát triển .... ) thì hoàn toàn không mang tính chủ quan . Cuộc sống mang tính KHÁCH QUAN . Người ta không thể mang tính chủ quan ( trong việc HỌC ) để áp dụng vào cuộc sống .
                        Những thành công người ta đã từng đạt được không thể áp dụng vào cuộc sống . Vì sao ? Những thứ người ta HỌC ĐỰƠC chỉ là những thứ đã LÀM ĐƯỢC chứ không phải thứ người ta CẦN THIẾT hay những thứ người ta YÊU CẦU .
                        Một người nói thế này :
                        - Tôi học về vấn đề này , tôi làm cái này rất giỏi . Tôi sẽ làm cho anh cái đó hoàn hảo .
                        Người đó nhận được câu trả lời là :
                        - Anh làm được thì người bạn học cùng với anh cũng làm được ! Nghe lời anh để tôi chết trước . Vì nhiều người học cùng anh sẽ làm như thế cho nhiều người khác . Ở đây anh phải làm cho tôi như thế này , theo ý đồ của tôi . Anh không làm được theo ý của tôi thì mời anh đằng sau quay và ..... BƯỚC !
                        Khi không đáp úng được YÊU CẦU và sự CẦN THIẾT thì nguời ta bị đào thải một cách tự nhiên trong cuộc sống ( nghỉ việc , chuyển nghề , hoặc coi như chẳng được việc gì ).
                        Điều đó lý giải tại sao nhiều người học rất giỏi nhưng cuộc sống lại thất bại trong công việc . Những người đó chỉ dáp ứng được tính Chủ quan . Họ không có khả năng đáp ứng được tính khách quan trong cuộc sống .
                        Last edited by nguyendinhvan; 05-03-2009, 12:33.
                        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                        nguyendinhvan1968@gmail.com

                        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                          Theo tôi nghĩ, học là 1 chuyện, làm được việc lại là chuyện khác nhưng kiếm được tiền thì còn khác nữa...
                          Lam man tý: Tôi rất yêu thích điện tử, từ lúc đi tìm 1 cái mỏ hàn điện ở Hà Nội mà không ai bán. Làm được cái đài nghe từ lúc đài chỉ phân phối mới có. Tuy nhiên, tôi không được học điện tử mà lại học cơ khí. Sau khi tốt nghiệp đại học, làm cho 1 đơn vị quân đội một thời gian đủ dài, tôi chuyển sang ngành điện, làm về Công nghệ thông tin! và lại có 1 bằng đại học về CNTT và 1 bằng đại học tiếng Anh. Các đây dăm năm, tôi lại chuyển vị trí khác và theo dõi phần viễn thông và quản lý dự án. Do đó, nếu may mắn thì lại sắp có bằng thạc sỹ kinh tế!
                          Nói tóm lại, vẫn thích điện tử và vẫn nghèo....
                          Đồng quan điểm với bạn,yêu cầu ắt có và đủ để tốt nghiệp chắc có lẽ là chấp nhận nghèo. Còn tại sao nghèo thì .....có mấy ai sx được cái gì ra hồn? (ai có sản phẩm tốt xin đừng tự ái). Công nghệ lạc hậu,chỉ làm được những việc nhỏ giá thành lại cao thì làm sao có thị trường?
                          Tóm lại trong ngành điện tử,chúng ta chỉ được trang bị các kiến thức cơ bản so với thế giới giống như các bài toán cộng, trừ, nhân, chia thì làm sao giải phương trình?Tự học vẫn chưa đủ phải ko bạn?

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi hightech Xem bài viết
                            Trường hợp của bạn NSP, theo tui là ... miễn bàn, vì bạn ý chỉ có yêu thích điện tử mà thôi, chứ không phải sống bằng nghề điện tử nên không có cái nhãn quan của "con nhà" điện tử được.
                            Bạn ko đọc kỹ rồi! Tôi chỉ làm viễn thông thôi, ko làm điện tử

                            Comment


                            • #15
                              Trời ạh, bằng ĐH mà bác làm như là là khô, thích nhặt là nhặt, đúng là bậc cao thủ, đại cao thủ... Hậu sinh chúng cháu khâm phục quá....hic....hic

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X