Muốn “chứng tỏ” mình nhưng lại không nhận thức được tầng sâu ngữ nghĩa của các câu chửi thề tiếng nước ngoài, đó chính là lý do khiến việc văng tục bằng ngoại ngữ trong một bộ phận sinh viên, công chức trẻ ngày càng phổ biến.
Từ văn phòng công sở...
Phải mất hơn một năm sau khi tốt nghiệp, tôi mới gặp lại H.L, một người bạn cùng trường, trong một buổi hội nghị khách hàng. Tiệc tan, H.L kéo tôi ra quán cà phê. Dù bằng tuổi nhưng so với tôi, H.L khá thành đạt. Cô khoe với tôi vừa chính thức nhận chức vụ trưởng phòng giao dịch khách hàng ở một công ty nghiên cứu thị trường lớn tại TP.HCM. Trò chuyện chưa được lâu thì những lời thăm hỏi của tôi đã liên tục phải cắt đứt vì H.L bận nghe điện thoại.
Thông cảm với sự bận rộn của H.L, tôi cũng kiên nhẫn đợi. Đang thả hồn theo nhịp bài hát quen, tôi bỗng giật nảy người khi nghe H.L quát vào điện thoại: “Go to hell (Chết đi)! Có bao nhiêu đó mà cũng làm không được”. Chưa kịp định thần sau một loạt từ ngữ khó nghe, nửa ta nửa tây của H.L, tôi đã “lãnh” thêm một tràng: “Damn it (Mẹ kiếp)! Làm không được thì biến”. Sau khi “phun châu nhả ngọc”, H.L lạnh lùng cúp máy, khoát tay tỏ vẻ bực bội: “Mệt thật đó, làm việc với mấy đứa nhân viên chậm tiêu, bực kinh khủng”, rồi thản nhiên tiếp tục nói chuyện. Thấy tôi vẫn tròn xoe mắt ngạc nhiên, H.L vội giải thích: “Nói vậy tụi nó mới sợ. Lúc trước, làm việc cho ông sếp người Hàn Quốc, ổng chửi nặng hơn gấp mấy lần. Nghe riết, tôi cũng nhiễm luôn”. Không biết phải giải thích sao với cô bạn, tôi đành im lặng cười trừ. H.L tranh thủ giải thích thêm: “Chuyện này thường lắm, ở đâu cũng vậy, thiệt mà”.
Chia tay H.L, vô tình, tôi gặp Anh Thư (Tân Bình - TP.HCM), một người hàng xóm cũ. Mặt cô buồn xo vì quyết định bỏ việc tại một công ty liên doanh với mức lương trên dưới 5 triệu đồng/tháng. Ai cũng tiếc và bất ngờ vì quyết định của Anh Thư. Hỏi mãi, cô mới giải thích cho việc bỏ làm là vì bị bà sếp liên tục... chửi thề. Cô bức xúc: “Làm sai chuyện gì là bả thản nhiên nhìn vào mình và gào lên: nuts, nuts (đồ điên)! Tức không chịu được”. Cô nói thêm: “Tuy chưa chửi bằng tiếng Việt nhưng trong tiếng Anh, mấy từ đó xúc phạm mình lắm chứ!”.
Đến giảng đường đại học
Những tưởng, chuyện văng tục made in... nước ngoài chỉ gói gọn trong công sở của những công ty liên doanh. Nào ngờ, tình trạng này còn khá phổ biến ngay trong giảng đường đại học, nhất là từ sinh viên các khoa ngoại ngữ. Khoa Pháp có cách chửi của người Pháp, lớp Thái có từ tục riêng của ngôn ngữ Thái... N.L (Khoa Đông Phương- ĐH Mở TP.HCM), một sinh viên khá của trường, công khai tuyên bố với mọi người anh chàng đã sưu tầm đầy đủ các câu chửi tiếng Anh và tiếng Thái. N.L còn thản nhiên khoe: “Đứa nào chửi em bằng tiếng gì, em cũng có thể chửi lại được” (?!).
Trong một lần học ké giờ ngoại ngữ 2 của sinh viên Khoa Ngữ văn Anh Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, tôi đã có dịp mục kích màn đấu khẩu độc nhất vô nhị của H.P và D.K. Việc xuất phát đơn giản từ việc D.K bị nước mắm đổ vào người trước giờ học. Không muốn bỏ giờ, D.K ráng vào lớp. Dù đã cố gắng tẩy rửa phần nào nhưng người D.K vẫn tỏa mùi khá “nồng nàn”. Cả lớp nhanh chóng phát hiện điểm xuất phát của mùi đặc trưng này và dành cho D.K những lời nói, tràng cười trêu ghẹo. Vốn vui tính, D.K cũng đùa lại với mọi người. Tuy nhiên, câu đùa cuối cùng của H.P lại chính là ngòi nổ. Đáp lại lời của H.P, D.K “thả” ngay: “Son of the bitch” (Đồ chó đẻ). Thế là hàng loạt những lời nặng nề tiếng Anh lẫn tiếng Việt khác được hai cậu thi nhau ném ra rồi lao vào choảng nhau cật lực. Can ngăn không được, cả lớp phải hợp sức mới lôi được hai anh chàng xấu tính ra. Chứng kiến thảm kịch từ cửa lớp, giáo viên lẳng lặng bỏ về.
Tuần sau, hai chàng sinh viên “giỏi” ngoại ngữ kia nhận quyết định thôi học khóa ngoại ngữ này. Nhắc đến chuyện đau lòng trên, giọng giáo viên lớp vẫn còn cay đắng: “Không biết các bạn có hiểu rõ nghĩa mấy từ đó không mà cứ chửi thoải mái như vậy”.
Sự lệch lạc nhận thức
Chứng kiến phong trào ngoại hóa tiếng chửi thề, không ít người vẫn cho rằng những tiếng chửi ấy còn “lịch sự” hơn rất nhiều so với tiếng Việt. Tuy nhiên, đó lại là suy nghĩ hết sức lệch lạc. D.K, H.P hay H.L... và rất nhiều người khác đang thản nhiên tránh những lời văng tục bằng tiếng Việt nhưng họ đã quên mất rằng chửi thề, dù ở bất cứ hình thức ngôn ngữ nào thì đó vẫn là những lời nói làm tổn thương người đối diện, làm "ô nhiễm" cộng đồng. Và điều đáng nói nhất là nó xa lạ hoàn toàn với văn hóa giao tiếp chuẩn mực.
Theo Phương Quyên/báo Người Lao Động
Từ văn phòng công sở...
Phải mất hơn một năm sau khi tốt nghiệp, tôi mới gặp lại H.L, một người bạn cùng trường, trong một buổi hội nghị khách hàng. Tiệc tan, H.L kéo tôi ra quán cà phê. Dù bằng tuổi nhưng so với tôi, H.L khá thành đạt. Cô khoe với tôi vừa chính thức nhận chức vụ trưởng phòng giao dịch khách hàng ở một công ty nghiên cứu thị trường lớn tại TP.HCM. Trò chuyện chưa được lâu thì những lời thăm hỏi của tôi đã liên tục phải cắt đứt vì H.L bận nghe điện thoại.
Thông cảm với sự bận rộn của H.L, tôi cũng kiên nhẫn đợi. Đang thả hồn theo nhịp bài hát quen, tôi bỗng giật nảy người khi nghe H.L quát vào điện thoại: “Go to hell (Chết đi)! Có bao nhiêu đó mà cũng làm không được”. Chưa kịp định thần sau một loạt từ ngữ khó nghe, nửa ta nửa tây của H.L, tôi đã “lãnh” thêm một tràng: “Damn it (Mẹ kiếp)! Làm không được thì biến”. Sau khi “phun châu nhả ngọc”, H.L lạnh lùng cúp máy, khoát tay tỏ vẻ bực bội: “Mệt thật đó, làm việc với mấy đứa nhân viên chậm tiêu, bực kinh khủng”, rồi thản nhiên tiếp tục nói chuyện. Thấy tôi vẫn tròn xoe mắt ngạc nhiên, H.L vội giải thích: “Nói vậy tụi nó mới sợ. Lúc trước, làm việc cho ông sếp người Hàn Quốc, ổng chửi nặng hơn gấp mấy lần. Nghe riết, tôi cũng nhiễm luôn”. Không biết phải giải thích sao với cô bạn, tôi đành im lặng cười trừ. H.L tranh thủ giải thích thêm: “Chuyện này thường lắm, ở đâu cũng vậy, thiệt mà”.
Chia tay H.L, vô tình, tôi gặp Anh Thư (Tân Bình - TP.HCM), một người hàng xóm cũ. Mặt cô buồn xo vì quyết định bỏ việc tại một công ty liên doanh với mức lương trên dưới 5 triệu đồng/tháng. Ai cũng tiếc và bất ngờ vì quyết định của Anh Thư. Hỏi mãi, cô mới giải thích cho việc bỏ làm là vì bị bà sếp liên tục... chửi thề. Cô bức xúc: “Làm sai chuyện gì là bả thản nhiên nhìn vào mình và gào lên: nuts, nuts (đồ điên)! Tức không chịu được”. Cô nói thêm: “Tuy chưa chửi bằng tiếng Việt nhưng trong tiếng Anh, mấy từ đó xúc phạm mình lắm chứ!”.
Đến giảng đường đại học
Những tưởng, chuyện văng tục made in... nước ngoài chỉ gói gọn trong công sở của những công ty liên doanh. Nào ngờ, tình trạng này còn khá phổ biến ngay trong giảng đường đại học, nhất là từ sinh viên các khoa ngoại ngữ. Khoa Pháp có cách chửi của người Pháp, lớp Thái có từ tục riêng của ngôn ngữ Thái... N.L (Khoa Đông Phương- ĐH Mở TP.HCM), một sinh viên khá của trường, công khai tuyên bố với mọi người anh chàng đã sưu tầm đầy đủ các câu chửi tiếng Anh và tiếng Thái. N.L còn thản nhiên khoe: “Đứa nào chửi em bằng tiếng gì, em cũng có thể chửi lại được” (?!).
Trong một lần học ké giờ ngoại ngữ 2 của sinh viên Khoa Ngữ văn Anh Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, tôi đã có dịp mục kích màn đấu khẩu độc nhất vô nhị của H.P và D.K. Việc xuất phát đơn giản từ việc D.K bị nước mắm đổ vào người trước giờ học. Không muốn bỏ giờ, D.K ráng vào lớp. Dù đã cố gắng tẩy rửa phần nào nhưng người D.K vẫn tỏa mùi khá “nồng nàn”. Cả lớp nhanh chóng phát hiện điểm xuất phát của mùi đặc trưng này và dành cho D.K những lời nói, tràng cười trêu ghẹo. Vốn vui tính, D.K cũng đùa lại với mọi người. Tuy nhiên, câu đùa cuối cùng của H.P lại chính là ngòi nổ. Đáp lại lời của H.P, D.K “thả” ngay: “Son of the bitch” (Đồ chó đẻ). Thế là hàng loạt những lời nặng nề tiếng Anh lẫn tiếng Việt khác được hai cậu thi nhau ném ra rồi lao vào choảng nhau cật lực. Can ngăn không được, cả lớp phải hợp sức mới lôi được hai anh chàng xấu tính ra. Chứng kiến thảm kịch từ cửa lớp, giáo viên lẳng lặng bỏ về.
Tuần sau, hai chàng sinh viên “giỏi” ngoại ngữ kia nhận quyết định thôi học khóa ngoại ngữ này. Nhắc đến chuyện đau lòng trên, giọng giáo viên lớp vẫn còn cay đắng: “Không biết các bạn có hiểu rõ nghĩa mấy từ đó không mà cứ chửi thoải mái như vậy”.
Sự lệch lạc nhận thức
Chứng kiến phong trào ngoại hóa tiếng chửi thề, không ít người vẫn cho rằng những tiếng chửi ấy còn “lịch sự” hơn rất nhiều so với tiếng Việt. Tuy nhiên, đó lại là suy nghĩ hết sức lệch lạc. D.K, H.P hay H.L... và rất nhiều người khác đang thản nhiên tránh những lời văng tục bằng tiếng Việt nhưng họ đã quên mất rằng chửi thề, dù ở bất cứ hình thức ngôn ngữ nào thì đó vẫn là những lời nói làm tổn thương người đối diện, làm "ô nhiễm" cộng đồng. Và điều đáng nói nhất là nó xa lạ hoàn toàn với văn hóa giao tiếp chuẩn mực.
Theo Phương Quyên/báo Người Lao Động
Comment