Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giật nảy mình vì vừa nhặt được mấy số liệu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi phuchiepjsc Xem bài viết
    Nói rất đúng , nhiều khi mẫu xong ( mặc dù mẫu ngon lành , chạy tốt ) nhưng " lại biến mất " .
    Bởi thế cho nên chẳng có mẫu mã gì cả , làm là làm luôn , hợp đồng kinh tế đàng hoàng ( có pháp luật ) - thằng nào không làm được thằng ấy chịu . CHứ mẫu mã kiểu VN chán lắm ... Có thằng có khi chỉ làm 1 , 2 , chục cái mạch thì nói 1, 2 , chục cái cho xong lại còn bày đặt giả dối là làm mẫu ( rồi để làm số lượng lớn )
    Nếu bác có lòng hảo tâm, thì giúp một tí. Biết đâu người ta làm được rồi, sẽ truyền đạt kinh nghiệm cho người khác. Vì vậy VN chúng ta mới ngẩng cao đầu lên được. Tớ biết trong diễn đàn có nhiều bậc cao nhân, nhưng để họ chia sẽ và truyền đạt kinh nghiệm quả là điều khó.

    Comment


    • #47
      Ở đây chúng ta cần phải quan tâm đến cả 2 mặt. Không nên quá tự ti nhưng cũng không được quá tự hào để tự bịt mắt mình.

      Trước hết, cần xem lại cách đào tạo. Dân ta siêng năng, chăm chỉ, cần cù nhẫn nại, hiếu học... bao nhiêu là đức tính tốt để có thể học rất tốt. Nhưng khi bàn đến "học để làm gì" thì lại nảy sinh ra rất nhiều vấn đề.

      Tại sao người dân lại có tư tưởng học để... như thế? Vì Xã hội cần như thế. Vì phương pháp dạy đã ép người học phải học như thế. Vì cách thi cử đã biến người học thành như thế, và bởi chính kiểu học như thế là kiểu học nhàn hạ nhất.

      Vậy, học ... như thế là học như thế nào?

      1/. Trước hết, học để... có điểm cao. Ngay từ nhà trẻ mẫu giáo người ta đã phải bằng mọi cách để học có điểm cao rồi. Cha mẹ mong muốn con có điểm cao để khoe bạn bè. Con muốn có điểm cao để cha mẹ thưởng. Thầy cô muốn học sinh có điểm cao để tăng điểm thi đua. Hiệu trưởng muốn HS có điểm cao tăng uy tín cho trường. Lãnh đạo điạ phương cũng muốn....

      2/. Thứ nhì, học để... thi đậu.

      3/. Thứ ba: học để... đổi đời.

      4/. Thứ tư: học để... được làm quan. Học để thăng quan tiến chức.

      5/. Thứ tư: học để... cưới vợ, lấy chồng, cho môn đăng, hộ đối.

      6/. .....

      Vì học để được như vậy, nên kết quả như thế nào, chắc nhiều anh chị cũng nhận thấy rõ. Và để đạt được nhu cầu học như vậy, nên một số thầy cô cũng nhắm mắt mà dạy để HS đạt được như thế.

      Vì học để thi, để đạt danh hiệu này kia kia nọ mà có hàng đống trường chuyên, lớp chọn, hàng ngàn cuộc thi giỏi nọ giỏi kia, hàng chục cuộc tuyển chọn thi khu vực, thi quốc tế, và nảy sinh hàng nghìn thần đồng. Các cuộc thi robot quốc nội và quốc tế của các trường ta có lọt ra ngoài cái danh hão đó không? Bọn SV Nhật, Hàn chúng no lo học. Thi kiểu đó chỉ là trò chơi tiêu khiển, trong khi chúng ta lại dồn hết công lực cả năm trời chỉ để phục vụ cuộc thi ấy, và buông lỏng việc học hành.

      Một số thầy dạy thì bắt buộc HS phải học thuộc lòng sách GK của chính mình. Học khác đi thì không có điểm cao. Tìm tài liệu ở nơi khác (như ở trường khác, thày khác hoặc nước khác... ) thì sợ ngược với kiến thức của mình. Vì thế nên mới có quan điểm "sách giáo khoa là pháp lệnh". Từ đó, trò chỉ cần biết sách của thầy là đủ, không cần thiết tham khảo ở đâu nữa. Đây là cách dạy phổ biến của số các thày cô miền Bắc.

      Một số thày dạy khuyến khích trò tìm tòi thông tin để phát triển thật tốt môn mình dạy. Nhưng lại không nêu bật được ý chính, không dạy được cách phân tích và chọn lọc thông tin. Chỉ nhìn vào số nhiều, nhìn vào màu mè gốc gác các loại thông tin là sẵn sàng hài lòng. Từ đó, trò lại có thói quen sưu tầm thật nhiều tài liệu, nhiều thông tin và dồn hết vào đầu óc như một thứ kho hàng tả pín lù. Đây là cách dạy của một số các thày cô miền Nam.

      Ngày này, các thày hiệu trưởng, thày trưởng khoa thường nói vui với nhau: thời bây giờ không phải là thời thày đọc, trò chép nữa, mà là thời "thầy chiếu Power point, trò chép, hoặc trò xin file". Nhưng cội rễ vẫn chưa thay đổi gì mấy. Chỉ có một số ít các trường, một ít các thày có tư tưởng phóng khoáng hơn, nhưng thường thì trò lại không đáp ứng được.

      Bây giờ, tìm được những người trò học tập nghiên cứu thực sự, chắc khó ra trường, vì chưa chắc có đúng ý thày. Làm luận án tốt nghiệp mà không tìm được luận án cũ làm khuôn mẫu thì rớt là chắc. Làm bài thi mà không đủ từng câu từng từ của thày thì điểm chắc chắn sẽ không cao.

      Phương pháp giáo dục của ta chỉ mong đào tạo ra những anh chị robot giống nhau từng chi tiết, theo đúng khuôn mẫu mặc định. Vì thế nếu khuôn mẫu ấy mà không phù hợp với một yêu cầu nào đó, thì chắc chăn sẽ kiếm được rất ít người. Còn nếu yêu cầu nào phù hợp với khuôn mẫu đó thì người gạt ra không xuể.
      Last edited by cô nhóc; 09-09-2009, 22:55.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #48
        Hê 2 vậy các bác đề nghị với bác nhân đi.để cho bác ấy mau quyết định cái nào đúng cái nào sai,hj.đợt tới nếu bác nhân có trả lời trực tuyến nữa thì các pác hỏi vài câu nhé.em cũng mong như vậy.diễn đàn điện tử hỏi mỗi người một câu.Người việt nam cần cù chịu khó,thi các giải toán quốc tế,vvv và vân vân.vậy mà không có người thành công dưới tuổi 30.hu2.có bác nào có ý kiến hay nêu ý kiến của minhg tiếp nhé.
        NBHVDNTG_C5!no trace

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
          Một số thầy dạy thì bắt buộc HS phải học thuộc lòng sách GK của chính mình. Học khác đi thì không có điểm cao. Tìm tài liệu ở nơi khác (như ở trường khác, thày khác hoặc nước khác... ) thì sợ ngược với kiến thức của mình. Vì thế nên mới có quan điểm "sách giáo khoa là pháp lệnh". Từ đó, trò chỉ cần biết sách của thầy là đủ, không cần thiết tham khảo ở đâu nữa. Đây là cách dạy phổ biến của số các thày cô miền Bắc.
          .
          chuẩn không cần chỉnh!

          Comment


          • #50
            [QUOTE=oceanrose05;209542]Hê 2 vậy các bác đề nghị với bác nhân đi.để cho bác ấy mau quyết định cái nào đúng cái nào sai,hj.đợt tới nếu bác nhân có trả lời trực tuyến nữa thì các pác hỏi vài câu nhé.em cũng mong như vậy.diễn đàn điện tử hỏi mỗi người một câu.Người việt nam cần cù chịu khó,thi các giải toán quốc tế,vvv và vân vân.vậy mà không có người thành công dưới tuổi 30.hu2.có bác nào có ý kiến hay nêu ý kiến của minhg tiếp nhé.

            Nuôi "gà chiến" đi đá với các nước, khi thành "gà nòi" rùi thì đi du học để xứng tầm kiến thức ,và tiếp thu cái mới . Khi học thành công rùi , muốn kiếm việc ngàn USD cho xứng tầm và bỏ công học tập mấy năm trời. Thành 1 cái vòng luẩn quẩn. Về việt nam mà kiếm việc ngàn USD thi hơi khó .

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi oceanrose05
              Thứ nhất :
              Chúng ta giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nên không cần học nhiều tiếng Anh , học tiếng Anh chỉ để học chơi thôi
              Thứ 2 :
              Như các Bác nói Intel chắc tuyển nhầm chỗ rồi ,mấy công việc nhỏ nhặn đó người Việt không làm đâu , Intel nên đến các nhà trẻ mẫu giáo tuyển dụng thì khỏi phải lo thiếu số lượng ( Việt nam đã phổ cập rồi mà ), còn thời gian làm việc thì yên tâm các cháu học mẫu giáo bảo đảm làm việc 12h mỗi ngày , không tin bạn cứ thử tính mà xem
              Thứ 3 :
              Lương Intel trả làm sao đủ bằng lên sàn lướt sóng , lô đề , vừa nhàn hạ vừa kiếm tiền dễ sao phải đi làm cho Intel " Ngớ ngẩn"
              Thứ 4 :
              Thạc sĩ và Tiến sĩ tính theo đầu người ở Việt nam có tỷ lệ cao nhất so với thế giới đấy ,nhưng nay Việt nam chuẩn bi phổ cập mỗi nhà có 1 tiến sĩ đấy không phải lo Việt nam thiếu người tài .
              Thú 5 :
              Người VN muốn làm cái gì cũng phải Number One , không number 1 trên thế giới thì Number One ở Đông Nam Á Xuất khẩu gạo thứ 1 , giá thì thứ 1 từ dưới lên , Cầu dài nhất , Chùa to nhất .....nhất .
              Thứ 6 :
              Việt nam luôn dám chịu thách thức đi trước đón đầu, không cạnh tranh với mấy nước ở Đông Nam Á vì không xứng tầm , không cạch tranh với China bởi vì bộn này trình độ kém chỉ làm hàng " Nhái -Copy " không có tính sáng tạo . Một mình 1 kiểu nhất TA
              *** Lời khuyên cho Intel :
              Sông núi nước Nam vua Nam ở
              Về Cali mà xây nhà máy đi Intel . 88
              Trong qua trình luận bàn còn có nhiều thiếu sót .
              Xin các nhà phê bình bổ xung thêm
              bác này tiếp thu chủ nghĩa AQ triệt để nhỉ

              Comment


              • #52
                Các anh có thể cho lời khuyên để thoát khỏi tình trạng này không?
                Em học 2 năm điện tử rồi mà nhìn mạchvẫn ngơ ngơ lắm ạ
                |

                Comment


                • #53
                  Sau vụ này nghĩ lại...có lẽ buổi tối em đi học thêm tiếng anh cũng nên
                  Các bác có thể download phần mềm Babylon_7.0.0.16_FULL trên mạng để học
                  Còn đây là key nè:
                  Username: BabylonSpecial
                  License : JRXW2NCGC4FVPSTK8CNB5
                  Quang Nhat
                  ---------------------------------------
                  Yahoo :quangnhat85ls
                  Mail :
                  Nhận thiết kế và ép nhựa cho đồ điện tử

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X