Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài

    Hiện nay có nhiều bạn có nhu cầu nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài mà không cần phải qua các trung gian nhập khẩu. Vì qua trung gian nhập khẩu giá bị đẩy lên cao mà thời gian cũng không chủ động. chỗ TME nhận nhập hàng với giá cũng phải chăng nhưng lâu quá. Bác nào có kinh nghiệm về nhập khẩu xin đóng góp một bài tặng cho anh em về hướng dẫn chi tiết các thủ tục nhập khẩu. Cảm ơn nhiều nhiều lắm.
    n
    ĐT: 0986 492 489

    Tham khảo:

  • #2
    Cụ thể: mua linh kiện từ Digikey (từ Mouser, AVnet, ... cũng tương tự, quy trình giống nhau tới 90%)
    1. Tới một ngân hàng nào đó mở tài khoản và đăng ký thẻ thanh toán quốc tế, có 2 loại chính: Visa và MasterCard
    2. Vào trang chủ của Digikey, nhập vào từ khóa mã tên linh kiện cần mua

    3. Chọn loại linh kiện cho tới khi nó hiện ra các trang đặt hàng này, nhập vào số lượng muốn mua vào ô Quantity rồi nhấn nút Add to Order.

    4. Lặp lại bước 3 với các loại linh kiện khác, cứ thé cho tới khi hết đơn hàng

    5. Nhấn vào nút Finish Order ở trang đặt hàng

    6. Nếu mua hàng lần đầu tiên, nhấn tiếp vào nút Proceed Without Login

    7. Điền thông tin cá nhân vào trang Shipping tiếp theo, nhấn vào nút Continue ở cuối trang; quan trọng nhất là chọn loại dịch vụ chuyển phát: giá sẽ tăng khi thời gian ngắn lại, tối thiểu là 75$

    8. Điền thông tin của thẻ thanh toán vào trang Billing tiếp theo, và thế là kết thúc giao dịch; quan trọng nhất là mã số của thẻ và địa điểm chuyển hàng; hãng sẽ rút tiền từ thẻ trước, sau đó sẽ chuyển hàng.
    <Xin lỗi vì diễn đàn chỉ cho upload tối đa 5 ảnh)
    9. Hãng sẽ cung cấp một mã số để người mua "tracking" xem hàng đã đi tới đâu, bao giờ thì về
    10. Khi hàng về, bên hải quan sẽ gọi; nhớ mang theo tiền thuế, (nếu hàng nhiều) vài cái phong bì để "rải ngân" và chuẩn bị bộ mặt thật dễ chịu cũng như tinh thần kiềm chế hết mực trước khi đi gặp hải quan, đóng thuế và nhận hàng.

    Xem kỹ ra thì tự nhập hàng không hề đơn giản, cũng không rẻ và càng không dễ chịu chút nào đâu.
    Attached Files
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Như vậy là vấn đề hải quan là cần chú ý nhất. Vậy bác có thể nói rõ hơn một chút về thủ tục chỗ hải quan không? cảm ơn!
      n
      ĐT: 0986 492 489

      Tham khảo:

      Comment


      • #4
        Vấn đề thủ tục hải quan còn phụ thuộc vào forwarder (công ty vận chuyển hàng, như Fedex, DHL, DPEX, ... hoặc một công ty chuyên làm dịch vụ giao nhận quốc tế) và phương thức nhập hàng.

        Thông thường khi mua hàng ở nước ngoài, nếu không thực sự rành rọt về thương mại quốc tế, tốt nhất là cứ yêu cầu nhà cung cấp chuyển hàng cho mình qua các dịch vụ thông dụng, như Fedex hoặc DHL là khỏe nhất, vì dịch vụ khá thân thiện, giao nhận hàng rốt ráo, và khá chuyên nghiệp. Khi nhà cung cấp chuyển hàng, họ có cung cấp cho mình một con số gọi là tracking number. Bạn chỉ cần vào website của họ và track thông tin, bạn sẽ biết được gói hàng của mình đang đi đến đâu, tiến hành đến giai đoạn nào, ...

        Vấn đề về phương thức nhập hàng, theo mình biết có hai phương thức là MẬU DỊCH (nhập hàng để kinh doanh, buôn bán) và PHI MẬU DỊCH (hàng cho, biếu, tặng hoặc dùng cho mục đích cá nhân, không buôn bán). Đối với cá nhân thì mình chưa biết như thế nào, nhưng đối với đối tượng là doanh nghiệp, khi Forwarder nhập hàng về tới VN, họ sẽ gọi cho bạn là bạn muốn nhập theo phương thức nào. Nếu nhập theo phương thức PHI MẬU DỊCH, và số lượng hàng không quá lớn thì họ làm luôn thủ tục khai báo hải quan để giao hàng cho bạn. Nếu lượng hàng lớn, hoặc nhập về để kinh doanh buôn bán, thì họ sẽ chuyển chứng từ của lô hàng cho bạn để bạn tự làm thủ tục hải quan, làm xong thì quay về kho của họ để lấy hàng. Ở Tp HCM thì làm thủ tục hải quan ở chỗ nào trên đường Lý Thường Kiệt Q.10 đó, ko rõ lắm.

        Trong trường hợp không rành về thủ tục giấy má hải quan, bạn cũng có thể đến các công ty giao nhận và thuê họ làm khai báo hải quan cho mình luôn, hoặc nhờ trực tiếp các FORWARDER làm dịch vụ hải quan luôn cho mình, chi phí thông thường vào khoảng 800K ~ 1,200K trọn gói (khai báo hải quan, "thông quan", ...). Còn nếu quen biết anh chị em nào đi làm giao nhận thì nhờ người đó đi làm luôn cũng được, chi phí có thể nhẹ nhàng hơn một tí.

        Tóm lại không nhất thiết phải tự mình đi làm thủ tục hải quan. Nếu mua một vài con IC để nghiên cứu thì tiến hành các bước sau:
        • Bước 1: chọn nhà cung cấp có uy tín: như Digikey, Mouser, FARNELL, AVNET, ... để có hàng tốt, và tránh bị lừa
        • Bước 2: yêu cầu nhà cung cấp chuyển hàng qua Fedex hoặc DHL
        • Bước 3: khi về tới VN thì cứ bảo với họ là mình nhập phi mậu dịch => khỏi cần động tay động chân. Nhập theo phương thức mậu dịch thì chắc chắn là phải động tay động chân, nếu không thì phải tốn tiền.


        Lưu ý là đừng lạm dụng hình thức phi mậu dịch để nhập IC về bán lại. Như vậy là vi phạm pháp luật. Nếu muốn nhập và kinh doanh linh kiện, sản phẩm điện tử, hoặc bất cứ một mặt hàng nào khác từ nước ngoài thì tốt nhất là phải rành rọt về thương mại quốc tế.

        Trân trọng.
        Last edited by icviet.com; 29-10-2009, 16:14.


        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi icviet.com Xem bài viết
          Lưu ý là đừng lạm dụng hình thức phi mậu dịch để nhập IC về bán lại. Như vậy là vi phạm pháp luật. Nếu muốn nhập và kinh doanh linh kiện, sản phẩm điện tử, hoặc bất cứ một mặt hàng nào khác từ nước ngoài thì tốt nhất là phải rành rọt về thương mại quốc tế.

          Trân trọng.
          Tiền shipping của 0.5 kg đã > 50 USD rùi mà nhập IC về bán gấp mất lần giá gốc nào mới lời?
          “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi bxngoc Xem bài viết
            Tiền shipping của 0.5 kg đã > 50 USD rùi mà nhập IC về bán gấp mất lần giá gốc nào mới lời?
            USD50.0 chi phí cho một lô hàng là còn quá ít. Thông thường để nhập một lô hàng mậu dịch thì các chi phí bao gồm sẽ là:
            • Phí ngân hàng: ít nhất là USD30.0 ở cả hai đầu (ngân hàng của mình và ngân hàng của nhà cung cấp)
            • Phí vận chuyển: USD 50.0/0.5kg là quá mắc đó. Các công ty thường xuyên nhập linh kiện họ có account riêng ở Fedex hoặc DHL, tùy theo mức độ sử dụng dịch vụ của công ty đó mà giá vận chuyển có thể giảm xuống rất rẻ. Ngoài ra còn có một khái niệm nữa khi mua hàng là, phí vận chuyển ai chịu?? (nhà cung cấp trả hay mình trả, nếu nhà cung cấp trả thì họ tính luôn chi phí vận chuyển vào giá trị lô hàng đó, trong nghiệp vụ thương mại quốc tế nó được gọi là INCOTERM). Khi mua số lượng nhỏ, tốt nhất nên để các nhà cung cấp trả phí vận chuyển dùm mình, vì họ thường có giá vận chuyển tốt hơn mình.
            • Thuế má
            • Phí "thông quan"


            Đếm sơ sơ thì cũng ngót ngét USD100.0

            Để khấu trừ được chi phí một lô hàng trong kinh doanh thì cách duy nhất là nhập số lượng lớn, nhiều loại cùng một lúc để giảm chi phí xuống, tính toán lỗ lãi, vốn liếng cho hợp lý, không thì đem vốn gửi ngân hàng cho chắc.

            Còn mua hàng phi mậu dịch (không mua để kinh doanh) thì có thể giảm đựoc phí "thông quan", nhưng về mặt pháp lý, thì không được đem bán (tất nhiên là muốn luồn lách thì cũng có cách thôi, nhưng không tiện bàn sâu).

            Anh em điện tử ở VN có cái thiệt thòi là nguồn linh kiện khá hạn hẹp, cần loại nào hơi đặc biệt một tí là phải mua từ nước ngoài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là, thị trường VN không đủ lớn để mua về xé lẻ ra bán.

            Các hãng khác đều phân phối qua một hệ thống Distributor (ở Đông Nam Á thì hầu hết distributor nằm ở Singapore), rồi đến Sub-Disti, hoặc một vài representative do distributor tuyển dụng để "nằm vùng" tại địa phương, để distributor điều động trong trường hợp cần thiết (dạng này thường chỉ quan tâm đến khách hàng lớn). Sub-Disti có hứng thú thì tổ chức một vài kênh bán lẻ, còn không thì thôi. Nếu mua hàng từ đúng kênh phân phối của hãng, giá rẻ, thường là phải mua một lô theo đóng gói chuẩn của họ (mua một reel, một bịch, ...) tới cả nghìn con. Mà đụng đến mấy ông distributor thì phải đụng đến số lượng lớn. Mua về mà lâu lâu mới có người hỏi thì chỉ có nước chôn vốn. Cách tốt nhất để kinh doanh linh kiện là trở thành distributor hoặc sub-distributor.

            Trước giờ chỉ thấy có một hãng sản xuất linh kiện điện tử duy nhất là Microchip chịu khó tổ chức một hệ thống bán lẻ thông qua MicrochipDirect để cung cấp linh kiện điện tử số lượng nhỏ cho người sử dụng. Các nhà cung cấp có khả năng bán lẻ phải có vốn rất mạnh và thị trường khá lớn, như Digikey, Mouser, ... Do đó giấc mơ về một nhà cung cấp linh kiện điện tử có khả năng đáp ứng được nhu cầu của anh em nghiên cứu (cần chục con đổ lại) chỉ là viễn vông. Trừ phi thị trường VN đủ lớn => các doanh nghiệp có thể xem xét việc tổ chức kho hàng tại VN => life has killed the dream I dreamed.

            Cuối cùng, Digikey, Mouser, ... là những lựa chọn có vẻ hợp lý, nhưng cũng có vẻ không thực sự hợp lý cho thị trường Việt Nam.

            Một doanh nghiệp không làm được, nhưng nhiều doanh nghiệp cùng nhau lập một cái kho hàng chung chắc được => ai đứng ra???

            ICVIET có cách làm riêng (xin không bàn sâu ở đây).

            Trân trọng
            Last edited by icviet.com; 31-10-2009, 11:09.


            Comment


            • #7
              Bạn icviet.com còn bỏ qua một loại chi phí nữa: phí chuyển tiền. Thông thường nếu mua hàng bằng thẻ thanh toán thì ngân hàng sẽ thu phí 4% tống giá trị, và không ít hơn 50.000đ. Nếu thanh toán kiểu TT (điện chuyển tiền) thì phí có thể cao hơn nữa. Theo bqviet biết, cả nước VN chỉ có 2 ngân hàng tương đối "nhẹ tay" khi chỉ thu phí 2% giá trị. Mua hàng cỡ 1000$ là thấy ngay sự khác nhau rồi.
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                Bạn icviet.com còn bỏ qua một loại chi phí nữa: phí chuyển tiền. Thông thường nếu mua hàng bằng thẻ thanh toán thì ngân hàng sẽ thu phí 4% tống giá trị, và không ít hơn 50.000đ. Nếu thanh toán kiểu TT (điện chuyển tiền) thì phí có thể cao hơn nữa. Theo bqviet biết, cả nước VN chỉ có 2 ngân hàng tương đối "nhẹ tay" khi chỉ thu phí 2% giá trị. Mua hàng cỡ 1000$ là thấy ngay sự khác nhau rồi.
                BQV nhầm tí đúng ko ợ.

                Nếu thanh toán bằng VISA thì VNArmy chưa bị trừ một cắc nào thậm chí còn được tính tỷ giá đẹp. Các loại VISA Debit thì chưa biết.


                Còn đây là biểu phí VCB khi chuyển T/T:
                - Phí DV: 0.2%. Tối thiểu 5$, tối đa 300$
                - Phí dây thép: 5$

                Như vậy tối thiểu 10$, tối đa 305$

                Nguồn
                AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                Mob: 0982.083.106

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                  Bạn icviet.com còn bỏ qua một loại chi phí nữa: phí chuyển tiền. Thông thường nếu mua hàng bằng thẻ thanh toán thì ngân hàng sẽ thu phí 4% tống giá trị, và không ít hơn 50.000đ. Nếu thanh toán kiểu TT (điện chuyển tiền) thì phí có thể cao hơn nữa. Theo bqviet biết, cả nước VN chỉ có 2 ngân hàng tương đối "nhẹ tay" khi chỉ thu phí 2% giá trị. Mua hàng cỡ 1000$ là thấy ngay sự khác nhau rồi.
                  Mình đã đề cập đến phí chuyển tiền thông qua một tên gọi khác: phí ngân hàng.

                  Trân trọng.


                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                    Bạn icviet.com còn bỏ qua một loại chi phí nữa: phí chuyển tiền. Thông thường nếu mua hàng bằng thẻ thanh toán thì ngân hàng sẽ thu phí 4% tống giá trị, và không ít hơn 50.000đ. Nếu thanh toán kiểu TT (điện chuyển tiền) thì phí có thể cao hơn nữa. Theo bqviet biết, cả nước VN chỉ có 2 ngân hàng tương đối "nhẹ tay" khi chỉ thu phí 2% giá trị. Mua hàng cỡ 1000$ là thấy ngay sự khác nhau rồi.
                    A có thể nói rõ hơn về hình thức TT, rủi ro và cách thức của nó ko ? Có ai biết về thanh toán kiểu L/C ko ?(letter of credit - thư tín dụng)

                    Comment


                    • #11
                      Thanh toán quốc tế

                      Mấy hôm tìm hiểu, lượm đc tài liệu về thanh toán quốc tế của bọn alibaba.com khá chi tiết, mời các bác tham khảo

                      Như vậy thanh toán điện chuyển tiền TT , rủi ro hoàn toàn người mua chịu. Hình thức này hình như cá nhân ra ngân hàng cũng khó vì sẽ phải kê khai giấy tờ chuyển tiền đi nước ngoài (chỉ khuyến khích nhân thân gửi cho nhau). Chỉ có doanh nghiệp mới đc.

                      Mở L/C thì tốt hơn nhưng cũng phải doanh nghiệp.

                      Làm D/P(nhờ thu) thì tốt nhất vì rủi ro về người bán. Ko biết có cần phải là doanh nghiệp không ?

                      Còn e vừa nhờ thử forwarder thì họ sẽ thu phí 135USD thủ tục giấy tờ từ địa điểm người bán đến chỗ người mua +3,15USB/kg tiền vận chuyển hàng không. (đường biển còn đắt hơn cơ ah).

                      Mong a e chia sẻ thêm kinh nghiệm thực tế.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #12
                        sao gửi đường biển lại đắt hơn ??? Ông này chưa làm về nhập khẩu thì phải ????? Gửi tàu biển tính theo m3 ??? 1m3 chắc cỡ 1 tấn IC đấy nhỉ ? Gửi từ Sing về chắc giá khoảng 35-40usd/m3 chưa kể phí giấy tờ /

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi catsini Xem bài viết
                          Mấy hôm tìm hiểu, lượm đc tài liệu về thanh toán quốc tế của bọn alibaba.com khá chi tiết, mời các bác tham khảo

                          Như vậy thanh toán điện chuyển tiền TT , rủi ro hoàn toàn người mua chịu. Hình thức này hình như cá nhân ra ngân hàng cũng khó vì sẽ phải kê khai giấy tờ chuyển tiền đi nước ngoài (chỉ khuyến khích nhân thân gửi cho nhau). Chỉ có doanh nghiệp mới đc.

                          Mở L/C thì tốt hơn nhưng cũng phải doanh nghiệp.

                          Làm D/P(nhờ thu) thì tốt nhất vì rủi ro về người bán. Ko biết có cần phải là doanh nghiệp không ?

                          Còn e vừa nhờ thử forwarder thì họ sẽ thu phí 135USD thủ tục giấy tờ từ địa điểm người bán đến chỗ người mua +3,15USB/kg tiền vận chuyển hàng không. (đường biển còn đắt hơn cơ ah).

                          Mong a e chia sẻ thêm kinh nghiệm thực tế.
                          Các vấn đề chuyển tiền qua ngân hàng đều phải thực hiện với tư cách là doanh nghiệp .
                          T/T có trả trước nhận hàng và trả sau nhận hàng tùy quan hệ của bạn với người mua .
                          Mở L/C cũng vậy - cái này do Ngân hàng bảo lãnh về khoản thanh toán của người mua hàng cho người bán - Bên người bán cũng sẽ chọn 1 ngân hàng tương tự . Khi ngân hàng đã chấp nhận LC thì nếu người mua không trả được tiền cho người bán thì ngân hàng sẽ phải thanh toán - Cái nay hay phết ( Nhưng NH đều bắt đạt cọc ký quỹ đấy ????
                          D/P thì chắc người bán chẳng chấp nhận đâu , cái này trên lý thuyết thôi chẳng ai áp dụng cả ( gửi hàng về VN các Bác không có đủ tiền trả lại gửi trả lại ah . Hay wa

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi PhilipsIC Xem bài viết
                            sao gửi đường biển lại đắt hơn ??? Ông này chưa làm về nhập khẩu thì phải ????? Gửi tàu biển tính theo m3 ??? 1m3 chắc cỡ 1 tấn IC đấy nhỉ ? Gửi từ Sing về chắc giá khoảng 35-40usd/m3 chưa kể phí giấy tờ /
                            Đây là đường biển từ China sang bác xem nhé:
                            "
                            USD 185 bao gom lay hang tu nha cung cap, van tai ra cang, chi phi giao nhan + giay to, chi phi lam thu tuc Hai quan, cang phi, phi CFS, phi THC, phi van don.

                            - Gia chao khong bao gom: Xep hang len phuong tien tai dia diem lay hang, thue, phi luu kho (neu co) "

                            Nếu dùng DHL thì 128$ cho 10kg chưa kể phí giấy tờ, thông quan, thuế...

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi oceanrose05
                              .

                              Oh Bác không nói kỹ xem khối lượng gửi hàng là bao nhiêu ????
                              Thông thường thì người ta chỉ báo giá theo FOB của cảng gửi đi thui chứ còn các chi phí khác thì mình phải chịu thui ,cũng không biết các phí đó mình yêu cầu những gì để họ có thể hỏi cho mình ( trong trường hợp họ báo cho minh giá Warehouse ).
                              Còn nếu gửi số lượng ít thì nên gửi Fedex hoặc DHL .... vì số lượng nhỏ gửi tàu biển cũng không an toàn mà phí giấy tờ thì cao lắm , chắc khoảng 80-100usd cho các nước như Malai or Singapore , Còn Nhật bản và các nước phát triển chắc giá cao hơn .
                              Mấy cái giá em nói là giá dịch vụ , chưa tính khối lượng hàng nhé. đương nhiên là đường biển thì sẽ tính giá FOB hoặc CIF, nhưng tựu chung lại như bác nói đấy, dùng DHL cho khỏe đỡ lằng nhằng giấy tờ

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              minhhieu 4 vợ + 10 con + 5 bồ bịch Tìm hiểu thêm về minhhieu

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X