Với bản tính năng động và luôn đổi mới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời của họ có không ít những tính cách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến của họ
1.Hình thức, trọng hư danh
Coi trọng hình thức không có gì là xấu, thậm chí là cần thiết, nhưng hình thức không phải là tất cả. Chỉ chạy theo cái danh mà quên cái thực thì đó là cái đẹp của đồ hàng mã. Kiểu học amateur trong sinh viên hiện nay phổ biến lắm. Đó là cách học nhếch nháng, chẳng thèm đọc sách vở gì, nhưng khi thi thì dùng đủ các cách để có được điểm cao. Nhiều bạn ra trướng, cầm tấm bằng khá, giỏi trong tay nhưng không khỏi lo lắng: chẳng biết mình có thể làm được gì? Gần đây, nhiều tờ báo lên tiếng về tình trạng học "giả" bằng thật, luận án kém chất lượng, nhiều đề tài không giá trị, thậm chí có cả hiện tượng mua bán luận án... Mặc dầu vậy, phong trào làm Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn diễn ra rầm rộ. Họ đổ xô đi kiếm cái bằng cho đẹp hồ sơ, cho oai với thiên hạ và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Việc đề cao những tấm gương hiếu học một cách thái quá mà không cần biết đến động cơ học, khả năng cống hiến cho xã hội như hiện nay vô hình trung đã cổ vũ cho thói hiếu danh, bệnh hình thức đang có nguy cơ lan rộn
2.Hội hè đình đám
Khoảng chục năm trở lại đây, khi cuộc sống có đôi chút no đủ tức thì hàng loạt hình thức tổ chức hội hè mọc lên như nấm, đặc biệt ờ nông thôn. Mất thời gian và tốn tiền bạc đã đành, thói quen hội hè còn làm mất tác phong công nghiệp và kéo theo những hậu quả xấu khác, như tình trạng nhậu nhẹt say khướt rồi cà khịa, đánh lộn lẫn nhau, cờ bạc sát phạt nhau... không phải ai cũng thích hội hè, nhưng nó đã trở thành "trào lưu”, lôi cuốn nhiều người tham gia một cách bất đắc dĩ. Đáng báo động là bệnh hội hè đình đám diễn ra khá phổ biến trong lứa tuổi thanh niên.
3.Dĩ hòa vi quý
Hòa là một chuẩn mực sống, một triết lý sống của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung. Hòa là tốt, nhưng hòa đến mức chẳng dám đấu tranh với thói hư tật xấu, đấu tranh vì sự công bằng thì thật chẳng hay ho chút nào. Học sinh, sinh viên hiện nay rất ít người dám đứng lên tố cáo bạn quay cóp bài với thầy cô giáo. Các bạn cho rằng làm như thế mình có được hơn điểm nào đâu mà lại gây thù chuốc oán. Hầu hết các bạn trẻ trong các cơ quan nhà nước không dám tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề phải động chạm đến người này người kia. Dĩ hòa vi quý dễ sinh ra thói vô trách nhiệm, ích kỷ, sống chết mặc bay. Thêm vào đó, quan niệm sống trăm cái lý không bằng tí cái tình sẽ dẫn đến hệ quả là giải quyết công việc theo tình cảm, cảm tính chủ quan mà không dựa vào lý trí. Làm việc theo cảm tính có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh.
4.Khôn lỏi
Đây là một biến thái của thói vị kỷ, chỉ biết và về cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến cộng đồng, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hợp tác - điều quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp. Tính khôn lỏi cản trở việc thực thi những kế hoạch lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự mất đoàn kết.
5.Thiếu tính kỷ luật
Hiện tượng như đi muộn, không tôn trọng giờ giấc khá phổ biên. Các chỉ tiêu mà mình đặt ra ít khi được tiến hành đúng. Sinh viên không nghiêm túc thực hiện nhũng yêu cầu của giáo viên và hay nói chuyện riêng trong lớp...
Có lẽ, người Việt Nam vốn tính nông dân, không quá cần đến một lối sống có kỷ luật cao. Thói quen đó đến nay vẫn tồn tại trong lớp trẻ. Nhà trường và nhiều cơ quan chưa thục sự đề cao tính kỷ luật, thậm chí đã thỏa hiệp với thói vô kỷ luật. Cộng với khả năng tổ chức kém nên nhiều bạn trẻ không thể làm việc theo nhóm.
6.A dua, ỷ lại, vô trách nhiệm
Dễ vừa lòng với bản thân mình, với những gì mình đã có, nên sức ỳ rất lớn. Trong tập thể, tính ỷ lại cao, ai cũng nghĩ, mình không làm thì đã có người khác làm rồi. Cái cá nhân không được đề cao, nên nhiều người thiếu tự tin với lối sống, lối suy nghĩ riêng của mình. Họ hay a dua theo số đông, người ta làm thế nào thì mình cũng làm thế. Con đường mình chọn nếu có người đi trước đã thất bại thì tránh đi, thôi thì cứ làm cái gì dễ thành công hơn cho chắc. Kiểu sống đó có người gọi là "bản năng bầy đàn" quá cao.
7.Thiếu tự tin
So với các nước phương Tây, con người cá nhân của mình vốn không cao. Trong các buổi thảo luận, số người đứng lên nói: theo tôi thế này theo tôi thế kia rất ít, mà đa số mọi người thích nói: tôi cũng nghĩ như người này tôi đồng quan điểm với người kia. Chẳng riêng gì sinh viên, ngay các tác giả viết sách cũng vậy. Có tác phẩm do một người viết nhưng khi đưa ra nhận định gì mới thì tác giả thường viết: theo chúng tôi hay chúng tôi cho rằng. Chân lý hay bị đồng nhất với số đông. Cái gì nhiều người cho là đúng thì đương nhiên nó đúng, không cần nghĩ ngợi gì nữa. Một số người biết ý kiến của mình đúng nhưng lại không tự tin đối mặt với số đông. Số đông thực sự là một thứ áp lực.
8.Thiếu khả năng làm việc theo nhóm
Cái mà bây giờ giới trẻ thiếu là khả năng làm việc theo nhóm. Có ông Giám đốc một Công ty nước ngoài kể lại, khi tuyển nhân sự họ hỏi các ứng viên: Bạn làm việc theo nhóm thế nào? Các sinh viên mới ra trường của ta thường trả lời: Tôi có thể làm mọi việc một cách độc lập. Tất nhiên vị giám đốc nọ trả lời: Nếu vậy bạn hãy xin làm ớ công ty khác. Bây giờ nhiều bạn trẻ thất nghiệp chỉ vì không biết việc theo nhóm, theo cộng đồng. Mỗi người cái hay hay riêng, có sở trường riêng, nếu biết kết hợp lại với nhau mới có thể thành công được. Trong phòng thí nghiệm, một người thực hiện công việc thì độ chính xác đạt được 40 - 45%, còn nhiều người thực thì có thể đạt tới 80%.
9.Dám nghĩ mà chẳng giám làm
Một điểm hạn chế nữa trong giới trẻ là nghĩ mà không dám làm. Mang căn tính nông dân người ta chỉ muốn hướng lời nhanh chóng mà không dám đầu tư lâu dài và chấp nhận rủi ro. Nếu có 5 triệu đồng trong túi, mà có ai rủ đầu tư vào vụ làm ăn nào đó thì chắc là nhiều người từ chối. Họ sẽ đi gửi ngân hàng để lấy lãi suất, tuy ít nhưng chắc chắn, không mạo hiểm. ấy vậy nhưng, nhiều người Việt Nam lại rất thích đánh đề, vì có thể "sáng gieo chiều gặt". Họ không có đầu óc làm ăn lớn, lâu dài mà chỉ thích ăn xổi thôi. Để vượt lên chính mình thanh niên cần có đức tính dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
10.Khoe khoang
Đa số thanh niên bây giờ thích khoe khoang. Nghe người ta nói thì "hoành tráng" lắm, nhất là mấy ông làm việc ở thành phố về quê họp lớp thì phải biết. Cái tính xấu này một phần bắt nguồn từ việc giáo dục của gia đình. Ngay từ bé, bọn trẻ đã bị nhồi sọ tư tưởng sự thành đạt của mình mang lại niềm tự hào cho cha mẹ. Một nguyên nhân nữa là tính sĩ diện vốn có của người Việt. Ngày xưa các cụ chế giễu: Ngoài đường ra dáng ông đồ/ Về nhà chẳng có hột ngô đút mồm.
Trên đây là một số "căn tính" có nguy cơ ăn sâu vào lối sống, trở thành những thói quen cố hữu, một nét văn hóa truyền thống trong tính cách người Việt Nam. Cho dù vậy, thanh niên ta ngày nay nên có những điều chỉnh cho phù hợp, nên dung hòa lối sống hiện đại với các quan niệm truyền thống tự ngàn xưa để chứng tỏ sự nhanh nhạy, bản lĩnh của thế hệ trẻ, chứng tỏ khả năng đón đầu và làm chủ vận mệnh của mình cũng như xây dựng một Việt Nam cường thịnh về vật chất, văn minh về tinh thần.
Theo Tạp chí Người đọc sách
1.Hình thức, trọng hư danh
Coi trọng hình thức không có gì là xấu, thậm chí là cần thiết, nhưng hình thức không phải là tất cả. Chỉ chạy theo cái danh mà quên cái thực thì đó là cái đẹp của đồ hàng mã. Kiểu học amateur trong sinh viên hiện nay phổ biến lắm. Đó là cách học nhếch nháng, chẳng thèm đọc sách vở gì, nhưng khi thi thì dùng đủ các cách để có được điểm cao. Nhiều bạn ra trướng, cầm tấm bằng khá, giỏi trong tay nhưng không khỏi lo lắng: chẳng biết mình có thể làm được gì? Gần đây, nhiều tờ báo lên tiếng về tình trạng học "giả" bằng thật, luận án kém chất lượng, nhiều đề tài không giá trị, thậm chí có cả hiện tượng mua bán luận án... Mặc dầu vậy, phong trào làm Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn diễn ra rầm rộ. Họ đổ xô đi kiếm cái bằng cho đẹp hồ sơ, cho oai với thiên hạ và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Việc đề cao những tấm gương hiếu học một cách thái quá mà không cần biết đến động cơ học, khả năng cống hiến cho xã hội như hiện nay vô hình trung đã cổ vũ cho thói hiếu danh, bệnh hình thức đang có nguy cơ lan rộn
2.Hội hè đình đám
Khoảng chục năm trở lại đây, khi cuộc sống có đôi chút no đủ tức thì hàng loạt hình thức tổ chức hội hè mọc lên như nấm, đặc biệt ờ nông thôn. Mất thời gian và tốn tiền bạc đã đành, thói quen hội hè còn làm mất tác phong công nghiệp và kéo theo những hậu quả xấu khác, như tình trạng nhậu nhẹt say khướt rồi cà khịa, đánh lộn lẫn nhau, cờ bạc sát phạt nhau... không phải ai cũng thích hội hè, nhưng nó đã trở thành "trào lưu”, lôi cuốn nhiều người tham gia một cách bất đắc dĩ. Đáng báo động là bệnh hội hè đình đám diễn ra khá phổ biến trong lứa tuổi thanh niên.
3.Dĩ hòa vi quý
Hòa là một chuẩn mực sống, một triết lý sống của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung. Hòa là tốt, nhưng hòa đến mức chẳng dám đấu tranh với thói hư tật xấu, đấu tranh vì sự công bằng thì thật chẳng hay ho chút nào. Học sinh, sinh viên hiện nay rất ít người dám đứng lên tố cáo bạn quay cóp bài với thầy cô giáo. Các bạn cho rằng làm như thế mình có được hơn điểm nào đâu mà lại gây thù chuốc oán. Hầu hết các bạn trẻ trong các cơ quan nhà nước không dám tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề phải động chạm đến người này người kia. Dĩ hòa vi quý dễ sinh ra thói vô trách nhiệm, ích kỷ, sống chết mặc bay. Thêm vào đó, quan niệm sống trăm cái lý không bằng tí cái tình sẽ dẫn đến hệ quả là giải quyết công việc theo tình cảm, cảm tính chủ quan mà không dựa vào lý trí. Làm việc theo cảm tính có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh.
4.Khôn lỏi
Đây là một biến thái của thói vị kỷ, chỉ biết và về cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến cộng đồng, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hợp tác - điều quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp. Tính khôn lỏi cản trở việc thực thi những kế hoạch lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự mất đoàn kết.
5.Thiếu tính kỷ luật
Hiện tượng như đi muộn, không tôn trọng giờ giấc khá phổ biên. Các chỉ tiêu mà mình đặt ra ít khi được tiến hành đúng. Sinh viên không nghiêm túc thực hiện nhũng yêu cầu của giáo viên và hay nói chuyện riêng trong lớp...
Có lẽ, người Việt Nam vốn tính nông dân, không quá cần đến một lối sống có kỷ luật cao. Thói quen đó đến nay vẫn tồn tại trong lớp trẻ. Nhà trường và nhiều cơ quan chưa thục sự đề cao tính kỷ luật, thậm chí đã thỏa hiệp với thói vô kỷ luật. Cộng với khả năng tổ chức kém nên nhiều bạn trẻ không thể làm việc theo nhóm.
6.A dua, ỷ lại, vô trách nhiệm
Dễ vừa lòng với bản thân mình, với những gì mình đã có, nên sức ỳ rất lớn. Trong tập thể, tính ỷ lại cao, ai cũng nghĩ, mình không làm thì đã có người khác làm rồi. Cái cá nhân không được đề cao, nên nhiều người thiếu tự tin với lối sống, lối suy nghĩ riêng của mình. Họ hay a dua theo số đông, người ta làm thế nào thì mình cũng làm thế. Con đường mình chọn nếu có người đi trước đã thất bại thì tránh đi, thôi thì cứ làm cái gì dễ thành công hơn cho chắc. Kiểu sống đó có người gọi là "bản năng bầy đàn" quá cao.
7.Thiếu tự tin
So với các nước phương Tây, con người cá nhân của mình vốn không cao. Trong các buổi thảo luận, số người đứng lên nói: theo tôi thế này theo tôi thế kia rất ít, mà đa số mọi người thích nói: tôi cũng nghĩ như người này tôi đồng quan điểm với người kia. Chẳng riêng gì sinh viên, ngay các tác giả viết sách cũng vậy. Có tác phẩm do một người viết nhưng khi đưa ra nhận định gì mới thì tác giả thường viết: theo chúng tôi hay chúng tôi cho rằng. Chân lý hay bị đồng nhất với số đông. Cái gì nhiều người cho là đúng thì đương nhiên nó đúng, không cần nghĩ ngợi gì nữa. Một số người biết ý kiến của mình đúng nhưng lại không tự tin đối mặt với số đông. Số đông thực sự là một thứ áp lực.
8.Thiếu khả năng làm việc theo nhóm
Cái mà bây giờ giới trẻ thiếu là khả năng làm việc theo nhóm. Có ông Giám đốc một Công ty nước ngoài kể lại, khi tuyển nhân sự họ hỏi các ứng viên: Bạn làm việc theo nhóm thế nào? Các sinh viên mới ra trường của ta thường trả lời: Tôi có thể làm mọi việc một cách độc lập. Tất nhiên vị giám đốc nọ trả lời: Nếu vậy bạn hãy xin làm ớ công ty khác. Bây giờ nhiều bạn trẻ thất nghiệp chỉ vì không biết việc theo nhóm, theo cộng đồng. Mỗi người cái hay hay riêng, có sở trường riêng, nếu biết kết hợp lại với nhau mới có thể thành công được. Trong phòng thí nghiệm, một người thực hiện công việc thì độ chính xác đạt được 40 - 45%, còn nhiều người thực thì có thể đạt tới 80%.
9.Dám nghĩ mà chẳng giám làm
Một điểm hạn chế nữa trong giới trẻ là nghĩ mà không dám làm. Mang căn tính nông dân người ta chỉ muốn hướng lời nhanh chóng mà không dám đầu tư lâu dài và chấp nhận rủi ro. Nếu có 5 triệu đồng trong túi, mà có ai rủ đầu tư vào vụ làm ăn nào đó thì chắc là nhiều người từ chối. Họ sẽ đi gửi ngân hàng để lấy lãi suất, tuy ít nhưng chắc chắn, không mạo hiểm. ấy vậy nhưng, nhiều người Việt Nam lại rất thích đánh đề, vì có thể "sáng gieo chiều gặt". Họ không có đầu óc làm ăn lớn, lâu dài mà chỉ thích ăn xổi thôi. Để vượt lên chính mình thanh niên cần có đức tính dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
10.Khoe khoang
Đa số thanh niên bây giờ thích khoe khoang. Nghe người ta nói thì "hoành tráng" lắm, nhất là mấy ông làm việc ở thành phố về quê họp lớp thì phải biết. Cái tính xấu này một phần bắt nguồn từ việc giáo dục của gia đình. Ngay từ bé, bọn trẻ đã bị nhồi sọ tư tưởng sự thành đạt của mình mang lại niềm tự hào cho cha mẹ. Một nguyên nhân nữa là tính sĩ diện vốn có của người Việt. Ngày xưa các cụ chế giễu: Ngoài đường ra dáng ông đồ/ Về nhà chẳng có hột ngô đút mồm.
Trên đây là một số "căn tính" có nguy cơ ăn sâu vào lối sống, trở thành những thói quen cố hữu, một nét văn hóa truyền thống trong tính cách người Việt Nam. Cho dù vậy, thanh niên ta ngày nay nên có những điều chỉnh cho phù hợp, nên dung hòa lối sống hiện đại với các quan niệm truyền thống tự ngàn xưa để chứng tỏ sự nhanh nhạy, bản lĩnh của thế hệ trẻ, chứng tỏ khả năng đón đầu và làm chủ vận mệnh của mình cũng như xây dựng một Việt Nam cường thịnh về vật chất, văn minh về tinh thần.
Theo Tạp chí Người đọc sách
Comment