Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cầu nối giữa sinh viên và các bác kỹ sư

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cầu nối giữa sinh viên và các bác kỹ sư

    Chắc hẳn ai cũng hiểu sinh viên kỹ thuật nước ta chủ yếu là học lý thuyết suông. Nên em muốn mở chủ đề này mong các bác kỹ sư đi trước có thể kể về công việc mà các bác đang làm nhất là những gì mà hồi sinh viên các bác không tưởng tượng được khi ra làm thực tế.Hay một câu em muốn hỏi với kỹ sư tự động hoá nếu bây giờ quay lại thời sinh viên các bác sẽ làm gì. Mong những lời chỉ bảo của các bác rất nhiều để chúng em có định hướng hoc tập. Em là sinh viên tự động hoá thì đến nữa em sẽ làm những gì. Mong thật nhiều tiền bối chia sẻ. em tin là rất nhiều sinh viên như em muốn biết cuộc sống và môi trường qua các câu chuyện của các vị tiền bối để định hướng được công việc sau này. Chứ không nhiều người sắp ra trường không biết gì về công việc của mình. Mong nhận được sự chia sẻ của các vị tiền bối

  • #2
    Không bác nào đi làm rồi cho ý kiến sao, mong mỗi bác góp tâm sự của mình như người anh chỉ bảo những đứa em vậy. Em hy vọng sẽ có nhiều lời tâm sự và chỉ bảo để chủ đề này như một quyển sách lớn mà sinh viên kỹ thuật cần biết trước khi ra trường, có thể câu chuyện các bác nghĩ bình thường, nhưng đối với sinh viên chúng em rất bổ ích. Các bác đừng ngại khi thổ lộ lòng mình.

    Comment


    • #3
      Chỉ có một lời là: Khi còn đi học thì hãy lo học cho tốt để có đủ kiến thức khi ra trường đời.

      Siêng năng, kiến thức vững vàng thì khi ra đời gặp chuyện quái gì chẵng giải quyết được, ai chẵng muốn mời về làm việc. Còn vừa dốt vừa lười thì ai chẳng muốn tống cổ đi.
      Lo mà học đi.
      Từ chối trách nhiệm:
      Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
      Blog: http://mritx.blogspot.com

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
        Chỉ có một lời là: Khi còn đi học thì hãy lo học cho tốt để có đủ kiến thức khi ra trường đời.

        Siêng năng, kiến thức vững vàng thì khi ra đời gặp chuyện quái gì chẵng giải quyết được, ai chẵng muốn mời về làm việc. Còn vừa dốt vừa lười thì ai chẳng muốn tống cổ đi.
        Lo mà học đi.
        tất nhiên như bác nói thì đúng cho mọi trường hợp rồi, nhưng biết mình học để làm gì với môn đó ứng dụng của nó như thế nào, công việc các bác làm những gì chúng em mở mang ra nhiều và hoc môn đó tốt hơn. học trong trường giỏi đâu phải ra làm đã hơn những người học trong trường bình thường

        Comment


        • #5
          Bất kỳ một môn học nào cũng tốt cả kể cả những môn bị cho là vớ vẩn nhất. Nếu khuyên bạn học một môn nào đó sao nhãng những môn khác khi ra đời hặc một thời gian sau có sự thay đổi môn đó không còn thích hợp vậy là giúp hay là hại?
          Ở đời cái gì cũng có giá của nó cả.
          Người học trong trường giỏi chưa chắc đã giỏi.
          Từ chối trách nhiệm:
          Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
          Blog: http://mritx.blogspot.com

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
            Bất kỳ một môn học nào cũng tốt cả kể cả những môn bị cho là vớ vẩn nhất. Nếu khuyên bạn học một môn nào đó sao nhãng những môn khác khi ra đời hặc một thời gian sau có sự thay đổi môn đó không còn thích hợp vậy là giúp hay là hại?
            Ở đời cái gì cũng có giá của nó cả.
            Người học trong trường giỏi chưa chắc đã giỏi.
            Chính bác cũng nói học trong trường giỏi chưa chác đã giỏi, chính vì thế em mới học hỏi chụyên ngoài đời của các bác, còn các bác nói em cũng chọn lọc để học hỏi chứ, sao thật lòng giúp người có thể thành hại được, bác làm lĩnh vực gì bác không phiền có thể nói qua cho em nghe công việc của bác được không? đừng trách em tò mò mà chỉ có ý học hỏi. Còn tất nhiên điều quan trong trước tiên vẫn là việc học

            Comment


            • #7
              Học trong trường giỏi chưa chắc đã giỏi vì lười, muốn đi đường tắt.
              Hiện tại công việc của ITX là director-general cho công ty riêng của ITX.
              Ngu dốt + tích cực = phá hoại. Đó là lý do tại sao giúp mà trở thành hại.
              Từ chối trách nhiệm:
              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
              Blog: http://mritx.blogspot.com

              Comment


              • #8
                Giữa học tập và làm việc có hai mục tiêu khác nhau .
                Mục tiêu của học tập là biến lý thuyết thành thực tiễn . Tức là người đi học luôn muốn áp dụng những thứ mình học được , mình biết được , mình sưu tầm được thành hiện thực . Vì vậy bản chất của người học có tính ÁP ĐẶT .
                Mục tiêu của người đi làm không giống người đi học . Chẳng có ai đang đi làm lại rỗi hơi đi thực hành một cái mạch nào làm gì ( người ta cười cho ) . Người đi làm luôn có mục tiêu là tổng hợp công việc thực tế thành lý luận . Khi người ta đã có được lý luận của những việc thực tế người ta sẽ giải quyết được nhiều việc mới hơn . Vì vậy người đi làm thường có tính ĐA CHIỀU .
                Cho nên để tìm được một điểm chung là hoàn toàn không dễ dàng .

                Ví dụ : Một bài tập yêu cầu như thế này . Cái như thế này đó có rất nhiều người làm được . Trong đó sử dụng loại IC này đi cùng với IC này . Cái này thì mọi người khó chịu rồi đây . Người ta vẫn thường làm cái như thế này đó bằng một loại IC khác cùng với một IC khác tốt hơn , hay hơn , thuận tiện hơn . Sự áp đặt ở đây là bắt buộc phải sử dụng loại IC này đi cùng với IC này .
                Ở một góc độ người ta sẽ bị đánh giá là . Anh không làm được Cái như thế này bằng loại IC này đi cùng với IC này thì anh kém cỏi . Nhưng ở một góc độ ngược lại người ta sẽ nghĩ khác . Cái như thế này bằng loại IC này đi cùng với IC này thì cũng được nhưng bất tiện .
                Còn ở một góc độ trung gian . Không có nghĩa người làm cái này bằng loại IC này thì giỏi hơn người làm cái này bằng IC kia .

                Mâu thuẫn đó khiến cho ý tưởng về cây cầu nối đó của bạn không thể nối với nhau được .

                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                nguyendinhvan1968@gmail.com

                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                  Giữa học tập và làm việc có hai mục tiêu khác nhau .
                  Mục tiêu của học tập là biến lý thuyết thành thực tiễn . Tức là người đi học luôn muốn áp dụng những thứ mình học được , mình biết được , mình sưu tầm được thành hiện thực . Vì vậy bản chất của người học có tính ÁP ĐẶT .
                  Mục tiêu của người đi làm không giống người đi học . Chẳng có ai đang đi làm lại rỗi hơi đi thực hành một cái mạch nào làm gì ( người ta cười cho ) . Người đi làm luôn có mục tiêu là tổng hợp công việc thực tế thành lý luận . Khi người ta đã có được lý luận của những việc thực tế người ta sẽ giải quyết được nhiều việc mới hơn . Vì vậy người đi làm thường có tính ĐA CHIỀU .
                  Cho nên để tìm được một điểm chung là hoàn toàn không dễ dàng .

                  Ví dụ : Một bài tập yêu cầu như thế này . Cái như thế này đó có rất nhiều người làm được . Trong đó sử dụng loại IC này đi cùng với IC này . Cái này thì mọi người khó chịu rồi đây . Người ta vẫn thường làm cái như thế này đó bằng một loại IC khác cùng với một IC khác tốt hơn , hay hơn , thuận tiện hơn . Sự áp đặt ở đây là bắt buộc phải sử dụng loại IC này đi cùng với IC này .
                  Ở một góc độ người ta sẽ bị đánh giá là . Anh không làm được Cái như thế này bằng loại IC này đi cùng với IC này thì anh kém cỏi . Nhưng ở một góc độ ngược lại người ta sẽ nghĩ khác . Cái như thế này bằng loại IC này đi cùng với IC này thì cũng được nhưng bất tiện .
                  Còn ở một góc độ trung gian . Không có nghĩa người làm cái này bằng loại IC này thì giỏi hơn người làm cái này bằng IC kia .

                  Mâu thuẫn đó khiến cho ý tưởng về cây cầu nối đó của bạn không thể nối với nhau được .
                  Em nghĩ cây cầu ở đây là bác có nhận người giúp việc, nhận học trò hay không?
                  Biết là học cái gì cũng tốt, nhưng không có hứng thì chả học được cái gì.

                  Comment


                  • #10
                    Nếu còn trong trường lớp cố gắng thực hành thật nhiều vào. Quan trọng nhất là niềm đam mê. Và nên làm các ứng dụng vào thực tế rồi từ chưa mê sẽ thành mê sau khi làm thành công. Các bài học ở lớp đều có ứng dụng sau này cho thiết kế, sửa chữa...
                    Thời điểm là SV là thời điểm được phép phá và làm lại nhưng mang chiều hướng tích cực.
                    Tạo các ý tưởng về một ứng dụng nào đó. Và hãy thực hiện nó.
                    Đừng nói không có tiền mà không làm - Bố mẹ sẽ cung cấp tài chính nếu bạn thực sự học nghiêm túc.
                    Hạn chế chơi bời, dành thời gian tìm hiểu khám phá khoa học.
                    Có cơ hội được đi thăm quan hay theo ông bạn nào đó đi sửa chữa, lắp ráp... thì cứ tình nguyện đi giúp họ không công.
                    Làm tất cả các việc từ nhỏ đến lớn không từ việc nào. Đừng nghĩ tôi học đại học tốt nghiệp là kỹ sư vì thế tôi chỉ làm công việc của kỹ sư như thiết kế mà thôi. Một người thiết kế được trong họ đã trải qua cả thời kỳ là công nhân lắp ráp, sửa chữa... rồi đó.
                    Nếu được cùng người nào đó đi chợ mua linh kiện -> xin đi cùng học hỏi.
                    Tóm lại là SV thì trước hết học và phải hiểu những gì mình học ở trường. Có các ý tưởng thiết kế, lắp ráp một ứng dụng có ích nào đó và thực hiện nó....Hãy tự tạo niềm đam mê cho mình. Chúc thành công!
                    n
                    ĐT: 0986 492 489

                    Tham khảo:

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                      Giữa học tập và làm việc có hai mục tiêu khác nhau .
                      Mục tiêu của học tập là biến lý thuyết thành thực tiễn . Tức là người đi học luôn muốn áp dụng những thứ mình học được , mình biết được , mình sưu tầm được thành hiện thực . Vì vậy bản chất của người học có tính ÁP ĐẶT .
                      Mục tiêu của người đi làm không giống người đi học . Chẳng có ai đang đi làm lại rỗi hơi đi thực hành một cái mạch nào làm gì ( người ta cười cho ) . Người đi làm luôn có mục tiêu là tổng hợp công việc thực tế thành lý luận . Khi người ta đã có được lý luận của những việc thực tế người ta sẽ giải quyết được nhiều việc mới hơn . Vì vậy người đi làm thường có tính ĐA CHIỀU .
                      Cho nên để tìm được một điểm chung là hoàn toàn không dễ dàng .

                      Ví dụ : Một bài tập yêu cầu như thế này . Cái như thế này đó có rất nhiều người làm được . Trong đó sử dụng loại IC này đi cùng với IC này . Cái này thì mọi người khó chịu rồi đây . Người ta vẫn thường làm cái như thế này đó bằng một loại IC khác cùng với một IC khác tốt hơn , hay hơn , thuận tiện hơn . Sự áp đặt ở đây là bắt buộc phải sử dụng loại IC này đi cùng với IC này .
                      Ở một góc độ người ta sẽ bị đánh giá là . Anh không làm được Cái như thế này bằng loại IC này đi cùng với IC này thì anh kém cỏi . Nhưng ở một góc độ ngược lại người ta sẽ nghĩ khác . Cái như thế này bằng loại IC này đi cùng với IC này thì cũng được nhưng bất tiện .
                      Còn ở một góc độ trung gian . Không có nghĩa người làm cái này bằng loại IC này thì giỏi hơn người làm cái này bằng IC kia .

                      Mâu thuẫn đó khiến cho ý tưởng về cây cầu nối đó của bạn không thể nối với nhau được .
                      Em thấy kiến thức bác nguyendinhvan rất sâu sắc em đọc nhiều bài viết của bác rồi, nhưng em nghĩ đâu phải không tạo ra được cầu nối, chính câu chuyện của bác là cầu nối rồi đó, như bác nói đó Ic này phải kết hợp với Ic này mới phát huy được hết ưu điểm , nhưng với bài toán phân tích và nền kinh tế nước ta do tích kiệm mà phải dùng khác với cái ưu điểm đó. Chính câu chuyện của bác là bài học cho em không nên khư khư cho một cái gì đó là tuyệt đối. em chỉ muốn tìm hiểu để biết trước công việc của mình kiểu như thế nào, chứ đâu phải ngu dốt+tích cực= phá hoại đúng không anh. Mình biết trước mục tiêu biết trước định hướng mình sẽ làm tốt hơn và có mục tiêu để phấn đấu. Em cũng muốn biết công việc của anh đại loại như thế nào không?anh rút ra được kinh nghiệm xương máu nào khi đi làm không? để em học hỏi, rất mong được sự chỉ giáo của anh với các anh đã từng đi làm, em cảm ơn nhiều

                      Comment


                      • #12
                        Bạn muốn có định hướng là điều rất tốt. Tuy nhiên nếu bạn chỉ nghe người khác nói họ đang làm gì thì chả có ý nghĩa nhiều đâu vì bạn chưa được trực tiếp làm những công việc đó. Tốt nhất là định hướng của bạn phải bắt nguồn từ đam mê. Bạn chỉ có thể làm tốt việc mà bạn thích làm thôi. Hơn nữa, người ta bảo lắm thầy nhiều ma, bạn mà hỏi không có trọng tâm thế này, chỉ cần 10 người trả lời bạn về 10 nghề khác nhau thì bạn đã loạn đầu lên rồi.

                        Vì không biết bạn đang học năm thứ mấy nên mình đưa ra 1 số tình huống sau nhé.
                        - Chưa vào chuyên ngành: đợi vào chuyên ngành đi rồi sẽ tìm hiểu dần dần bạn thích cái gì. Bây giờ hãy chịu khó ra ngoài đường, nhìn cuộc sống xung quanh mình, để ý những thứ mà nhiều khi mình bỏ qua (ví dụ như nhìn mấy cái bảng hiệu LED nhấp nháy thì có thể suy nghĩ tại sao họ lại làm được như thế, nếu là mình thì mình sẽ làm tốt hơn được không, v.v, cái kiểu LED này đã có ở nước ngoài chưa, liệu mình có chế tạo rồi bán cho cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài được không. Thấy trạm biến áp thì suy nghĩ sao người ta lại sản xuất được điện, v.v). Cách này áp dụng trong mọi giai đoạn đều tốt cả.
                        - Mới vào chuyên ngành: còn khá sớm để biết đam mê của mình. Cứ chịu khó tìm cơ hội để tiếp xúc thực tế nhiều vào rồi xác định xem bạn muốn làm gì
                        - Vào chuyên ngành lâu rồi: Bạn nên dừng lại 1 chút, nghĩ xem bạn hứng thú nhất với cái gì. Từ đó đọc nhiều sách vở, hỏi nhiều anh chị em làm chuyên ngành để biết thực tế họ làm những gì và chuẩn bị kiến thức. Điều quan trọng nữa là phải tìm cơ hội thực tập cho cái bạn thích làm. Mà ở trong giai đoạn này bạn cũng nên tìm hiểu về điều kiện làm việc thực tế, vì nhiều khi trong trường đại học chỉ có thầy trò bè bạn, ra ngoài đời sẽ bị sốc về cách làm việc, các mối quan hệ phức tạp, cách suy nghĩ của bộ phận xã hội mà mình sẽ làm cùng đấy.

                        Ở trong Harry Potter, giáo sư Dumbledore có 1 lời nói rất chí lý, đại loại là quan trọng không phải là mình sinh ra như thế nào mà là mình lựa chọn như thế nào.
                        Last edited by ibpc2007; 16-03-2010, 20:37.

                        Comment


                        • #13
                          @ibpc2007;
                          Cảm ơn bác em muốn lập ra chủ đề này không nhằm mục đích cá nhân lắm, các thầy day được kiến thức thì các anh cũng co thể dạy được cách sống và cách làm việc chứ, còn nhứng điều bác nói em cũng luôn học tập như thế. Avatar của em là sản phẩm đầu tay em làm từ năm thứ 2 đó ,em làm bằng vi điều khiển không phải chuyên nghành em lắm, em học tự động hoá năm tư, anh nào làm tự động hoá giỏi plc và biến tần có thể nhận đồ đệ này không? nói qua cho em về công việc của kỹ sư tự động hoá như thế nào? bác nào có thời gian biểu trong 1 tuần up thử em học hỏi xem nào, và những điều kỹ sư tự động hoá cần nhất là gì, em xin chân thành cảm ơn

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          khaman Tìm hiểu thêm về khaman

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X