Với lòng đam mê khoa học tự nhiên (nhất là Vật lý ) mình dự thi vào một trường Kĩ thuật hệ đại học. Với những ngày đầu đi học đúng với mình là sự hứng thú cao độ khi tiếp cận với những kiến thức chuyên môn rất hay và thực tế. Được tận tay " vào " và hiểu những thứ mình chưa hề có và đang tìm bấy lâu. Ngẫm rằng niềm hứng thú sẽ kéo dài đến khi ra trường nhưng mình đã nhầm. Từng ngày trôi qua, cái hứng thú giảm dần, sự chán nản tăng lên ...
Mình chán rất nhiều thứ :
Tín chỉ :
Đây là hình thức đào tạo mà nước ta áp dụng của nước ngoài khi trình độ được đánh giá theo thang điểm 4. Với thang điểm này người được 4.0 bằng người được 5.4, người được 7.0 bằng 8.4. Đó là một sự không công bằng.....
Kiến thức :
Kiến thức chuyên ngành ngày càng bị cắt xén giảm thời lượng và bù vào đó là các môn cực kì trái chuyên ngành bao hàm rất nhiều lĩnh vực đã chiếm quá nhiều thời gian và dung lượng kiến thức. Một sự lí luận là mỗi chúng ta phải phát triển một cách toàn diện và phải học nhiều lĩnh vực là điều đương nhiên. Tuy nhiên hãy nhìn khía cạnh khác, với mỗi chúng ta, khi phải làm những việc mình không thích thì kết quả sẽ không bao giờ cao và những thứ không cần thiết nhanh chóng bị loại bỏ khỏi bộ não. Tôi chắc chắn rằng những môn như thế các bạn cũng như tôi, chỉ sau 1 thời gian rất ngắn kiến thức lĩnh vực đó trở về zero ( 0 ) bởi vì nó không được ứng dụng nhiều nếu không muốn nói là rất ít ứng dụng. Như vậy giảng dạy những môn đó cho lại kết quả khả quan không trong khi các môn chuyên ngành thiết thực bị cắt giảm. Ví dụ : Với môn " Lập trình vi điều khiển " là một môn có thể nói là quan trọng vào bậc nhất đối với ngành Điện tử vậy mà bị cắt giảm xuống còn 2 DVHT ( 30 tiết ) trong khi " Pháp luật đại cương" nghiễm nhiên chiếm 45 tiết. Và 1 tháng sau khi học kiến thức lại như mới.
Thực tập :
Với sinh viên kĩ thuật việc thực tập rất quan trọng giúp ta tiếp cận thực tế, nâng cao trình độ, tính kỉ luật trong lao động. Với việc kiến thức chuyên ngành trên lớp bị cắt giảm thì với thực tập nó là sự chán nản tột độ khi mà ngay cả thực tập cũng trái chuyên ngành nốt. Việc đi thực tập cũng không mấy khả quan khi mang tiếng là thực tập chuyên ngành mà chúng mình không được biết thêm một chút kiến thức nào và công việc của chúng mình là người thì ngồi cầm tua vít chỉ việc vặn con ốc, người đi thông cống, đập tường, khoan bê tông, vác sắt vụn làm việc 10 tiếng 1 ngày để nhận đồng lương 20.000 trong khi chúng mình là sinh viên đại học đi thực tập " chuyên ngành ". Nói ra mấy người công nhân đó còn không tin bảo nói xạo, chúng mình chắc là mấy thằng học hết cấp 3 làm công nhân đi thử việc.
Gian lận thi cử :
Không đâu gian lận nhiều bằng các trường đại học cao đẳng. Nói vậy không phải nói quá chứ sau các kì thi hẳn ai cũng biết sân trường, lớp học, dưới nền nhà và trong các ngăn bàn đó là một kho tàng kiến thức mini được tích hợp bằng công nghệ siêu nhỏ . Nào là ruột mèo, lá mít rồi đủ các thể loại. Không phải sinh viên chúng ta kém cỏi mà đó là những môn trái tay mà nếu lõ không qua thì .... Trong khi một con người không thể giỏi các lĩnh vực được. Từ khi trường chuyển sang tín chỉ thì số lượng phao tăng đột biến vì theo tín chỉ không qua là học lại luôn nên phong trào gian lận ngày càng lên cao.
Tiểu luận :
Đây là cái ách đang đeo vào cổ mỗi sinh viên, với 1 môn học sinh viên phải có 1 bài tiểu luận viết bằng tay không dưới 20 tờ. Nó đã chiếm mất hầu hết thời gian của SV khi tìm kiến thức và đa số chọn giải pháp " đi chép cho nhanh " và khi chép xong chả hiểu mình đã viết cái gì nữa. Đó là 1 kiểu chống chế khi sinh viên muốn giải thoát mình. Và thầy giáo cũng không sung sướng hơn khi đối mặt với hàng trăm cuốn tiểu luận viết tay. Ngồi ngồi , đọc đọc, mà chũ viết tay đâu có phải ai cũng đọc được nên đa số thầy giáo chọn giải pháp " đếm trang cho điểm ". Và cuối cùng tiểu luận nó chỉ có nhiệm vụ đốt thời gian. Lợi ít mà không lợi thì......
Cải thiện, học lại :
Có 1 việc rất là vô lí, ai đã qua rồi, đóng thêm tiền cải thiện ( khá đắt ) sẽ được học lại để nâng cao điểm, nếu cao hơn thì lấy, thấp hơn thì thôi và cũng vì đó mà điểm lần 1 thì bình thường thôi nhưng nếu cải thiện thì cao hơn. Cùng 1 bài thi nếu chấm bình thường thì khác, chấm cải thiện thì khác. Để cải thiện sinh viên sẽ phải đưa ra một khoản tiền không nhỏ. Tính sơ qua 1 tháng hè nhà trường thu về không dưới 5 trăm triệu tiền cải thiện. Nó sẽ đi đâu.......
_______________
Và còn rất nhiều cái vô lí khác mà đến giờ sinh viên các khoa ai ai cũng ngán ngẩm với kiểu đào tạo ấy. Nó phụ thuộc cũng phần lớn vào bộ giáo dục và đào tạo nên nhiều người bạn mình có tình trạng cũng không khác là mấy. Cứ hỏi rằng bảo sao kĩ thuật nước ta cứ mãi đi sau nước ngoài khi đất nước độc lập đã hơn 30 năm không phải là thời gian ngắn. Sự phát triển kĩ thuật bây giờ phụ thuộc vào các tầng lớp sinh viên đang được đào tạo trong các trường mà trong khi đó họ vật lộn với đống kiến thức hỗn hợp đã đủ chết rồi thì sao họ có thời gian để mà tìm tòi, thí nghiệm , sáng tạo nữa.
Thiết nghĩ trường nào cũng như nhau thôi không khác là mấy, các bác cùng thảo luận đi nào !!!!
Mình chán rất nhiều thứ :
Tín chỉ :
Đây là hình thức đào tạo mà nước ta áp dụng của nước ngoài khi trình độ được đánh giá theo thang điểm 4. Với thang điểm này người được 4.0 bằng người được 5.4, người được 7.0 bằng 8.4. Đó là một sự không công bằng.....
Kiến thức :
Kiến thức chuyên ngành ngày càng bị cắt xén giảm thời lượng và bù vào đó là các môn cực kì trái chuyên ngành bao hàm rất nhiều lĩnh vực đã chiếm quá nhiều thời gian và dung lượng kiến thức. Một sự lí luận là mỗi chúng ta phải phát triển một cách toàn diện và phải học nhiều lĩnh vực là điều đương nhiên. Tuy nhiên hãy nhìn khía cạnh khác, với mỗi chúng ta, khi phải làm những việc mình không thích thì kết quả sẽ không bao giờ cao và những thứ không cần thiết nhanh chóng bị loại bỏ khỏi bộ não. Tôi chắc chắn rằng những môn như thế các bạn cũng như tôi, chỉ sau 1 thời gian rất ngắn kiến thức lĩnh vực đó trở về zero ( 0 ) bởi vì nó không được ứng dụng nhiều nếu không muốn nói là rất ít ứng dụng. Như vậy giảng dạy những môn đó cho lại kết quả khả quan không trong khi các môn chuyên ngành thiết thực bị cắt giảm. Ví dụ : Với môn " Lập trình vi điều khiển " là một môn có thể nói là quan trọng vào bậc nhất đối với ngành Điện tử vậy mà bị cắt giảm xuống còn 2 DVHT ( 30 tiết ) trong khi " Pháp luật đại cương" nghiễm nhiên chiếm 45 tiết. Và 1 tháng sau khi học kiến thức lại như mới.
Thực tập :
Với sinh viên kĩ thuật việc thực tập rất quan trọng giúp ta tiếp cận thực tế, nâng cao trình độ, tính kỉ luật trong lao động. Với việc kiến thức chuyên ngành trên lớp bị cắt giảm thì với thực tập nó là sự chán nản tột độ khi mà ngay cả thực tập cũng trái chuyên ngành nốt. Việc đi thực tập cũng không mấy khả quan khi mang tiếng là thực tập chuyên ngành mà chúng mình không được biết thêm một chút kiến thức nào và công việc của chúng mình là người thì ngồi cầm tua vít chỉ việc vặn con ốc, người đi thông cống, đập tường, khoan bê tông, vác sắt vụn làm việc 10 tiếng 1 ngày để nhận đồng lương 20.000 trong khi chúng mình là sinh viên đại học đi thực tập " chuyên ngành ". Nói ra mấy người công nhân đó còn không tin bảo nói xạo, chúng mình chắc là mấy thằng học hết cấp 3 làm công nhân đi thử việc.
Gian lận thi cử :
Không đâu gian lận nhiều bằng các trường đại học cao đẳng. Nói vậy không phải nói quá chứ sau các kì thi hẳn ai cũng biết sân trường, lớp học, dưới nền nhà và trong các ngăn bàn đó là một kho tàng kiến thức mini được tích hợp bằng công nghệ siêu nhỏ . Nào là ruột mèo, lá mít rồi đủ các thể loại. Không phải sinh viên chúng ta kém cỏi mà đó là những môn trái tay mà nếu lõ không qua thì .... Trong khi một con người không thể giỏi các lĩnh vực được. Từ khi trường chuyển sang tín chỉ thì số lượng phao tăng đột biến vì theo tín chỉ không qua là học lại luôn nên phong trào gian lận ngày càng lên cao.
Tiểu luận :
Đây là cái ách đang đeo vào cổ mỗi sinh viên, với 1 môn học sinh viên phải có 1 bài tiểu luận viết bằng tay không dưới 20 tờ. Nó đã chiếm mất hầu hết thời gian của SV khi tìm kiến thức và đa số chọn giải pháp " đi chép cho nhanh " và khi chép xong chả hiểu mình đã viết cái gì nữa. Đó là 1 kiểu chống chế khi sinh viên muốn giải thoát mình. Và thầy giáo cũng không sung sướng hơn khi đối mặt với hàng trăm cuốn tiểu luận viết tay. Ngồi ngồi , đọc đọc, mà chũ viết tay đâu có phải ai cũng đọc được nên đa số thầy giáo chọn giải pháp " đếm trang cho điểm ". Và cuối cùng tiểu luận nó chỉ có nhiệm vụ đốt thời gian. Lợi ít mà không lợi thì......
Cải thiện, học lại :
Có 1 việc rất là vô lí, ai đã qua rồi, đóng thêm tiền cải thiện ( khá đắt ) sẽ được học lại để nâng cao điểm, nếu cao hơn thì lấy, thấp hơn thì thôi và cũng vì đó mà điểm lần 1 thì bình thường thôi nhưng nếu cải thiện thì cao hơn. Cùng 1 bài thi nếu chấm bình thường thì khác, chấm cải thiện thì khác. Để cải thiện sinh viên sẽ phải đưa ra một khoản tiền không nhỏ. Tính sơ qua 1 tháng hè nhà trường thu về không dưới 5 trăm triệu tiền cải thiện. Nó sẽ đi đâu.......
_______________
Và còn rất nhiều cái vô lí khác mà đến giờ sinh viên các khoa ai ai cũng ngán ngẩm với kiểu đào tạo ấy. Nó phụ thuộc cũng phần lớn vào bộ giáo dục và đào tạo nên nhiều người bạn mình có tình trạng cũng không khác là mấy. Cứ hỏi rằng bảo sao kĩ thuật nước ta cứ mãi đi sau nước ngoài khi đất nước độc lập đã hơn 30 năm không phải là thời gian ngắn. Sự phát triển kĩ thuật bây giờ phụ thuộc vào các tầng lớp sinh viên đang được đào tạo trong các trường mà trong khi đó họ vật lộn với đống kiến thức hỗn hợp đã đủ chết rồi thì sao họ có thời gian để mà tìm tòi, thí nghiệm , sáng tạo nữa.
Thiết nghĩ trường nào cũng như nhau thôi không khác là mấy, các bác cùng thảo luận đi nào !!!!
Comment