Xem ra thì đa số các anh em kĩ thuật từ cổ chí kim ai ai cũng bị không ít bức xúc nên vừa mới châm cho mồi lửa là bùng nên ngay
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Chán nản ! Các môn trái chuyên ngành, liệu có quá cần thiết.
Collapse
X
-
Trước đây học triết, thầy giáo tôi nói "Cái gì hợp lí thì tồn tại, cái gì tồn tại thì hợp lí", hehe, càng nghĩ càng thấy đúng. Đợt đó, có sv giơ tay lên hỏi : "Thế trộm vẫn tồn tại thì liệu nó có hợp lí ko ạ", hehe, thầy bảo đương nhiên là hợp lí, các bạn ngẫm xem vì sao nó hợp lí
Đừng kêu ca gì với các giảng dạy như vậy, họ đưa ra chương trình như vậy ắt phải có cái lí của họ, và đương nhiên, nó tồn tại => nó hợp lí , bạn có thấy là rất nhiều nhân tài cũng được đào tạo từ những chương trình như thế ko.
Những môn như lập trình cho vđk như bạn nói -> ok, nó rất quan trọng, nhưng tại sao người ta chỉ dạy ít thế, thậm chí ở trường tôi, sv CNTT ko được học C#, java, PHP..., trong khi đó ra ngoài làm việc lại chủ yếu làm việc với những thứ này, nhưng ra ngoài ai cũng làm việc được hết, đơn giản là vì họ đã có cái background vững chắc từ những môn hết sức cơ bản, tưởng chừng như chẳng liên quan gì như Toán, Lí, Hóa, Triết, Hình Họa....
Một điều nữa là tôi nhận thấy sv hiện nay rất thiếu khả năng tự học, tự nghiên cứu, ở trường không thể dạy hết cho chúng ta được. Trong khi bây giờ công cụ học tập thì rất phong phú. Nhiều sv hiện nay cứ động đến cái gì là tìm lớp, tìm trung tâm để học, khi xin việc người ta hỏi cái nào ko biết thì trả lời...cái này em chưa được học.
Tôi đã từng đọc 1 bài báo, người ta thống kê rằng sau này ra ngoài làm việc, những cái gọi là soft-skill chiếm đến 80% yếu tố quyết định sự thành công cho công việc, còn những cái gọi là hard-skill chỉ chiếm 20% thôi.
Vài lời chia sẻ cùng các bạn, chúc các bạn học tốt !
Comment
-
Các môn học đã là trong chương trình thì đều có mục đích của nó cho dù là trong hay ngoài chuyên môn. Mục đích của từng môn đều có ích cho quá trình học tập và làm việc. Còn việc chán hay k là do "cách dạy" hoặc "cách học" mà thôi.Y!M: vinasheva
Comment
-
Khi bạn mua 1 sản phẩm thì người bán phải trưng đủ các thông tin về sản phẩm, sau đó bạn tự quyết định có mua hay không. Giáo dục cũng vậy, nó phải có đủ các môn cần thiết, để người sử dụng lao động có thể tin tưởng.
Khi học đại học, bạn phải học lại từ đầu tất cả các môn, kể cả toán, lý, hoá cơ bản. Cho nên cái học tín chỉ ra đời để tiết kiệm cái thời gian này. Bạn chỉ phải học 1 lần rồi sau này muốn học thêm các ngành khác nữa, bạn chỉ phải giơ cái tín chỉ đó ra là bạn đi thẳng vào chuyên ngành. Đỡ mất mấy năm học lại.|
Comment
-
Tín chỉ
Em cũng là lứa đầu tín chỉ của BKHN đây. Cũng có nhiều điều để nói.
Học TC, ko có thi lại nhưng mà các thầy vẫn cứ chặt chém như liên chế. Môn toán 60% rụng, môn Lý 60% rụng, đặc biệt như Hóa và KT Nhiệt thì lên tới 70-80%. Trường hợp ngoại lệ là giảng đường TDH môn PP tính có 25/160 người qua.
Học phí tính cực chuối. TC -> TCHP -> Tiền, mà TCHP thường khá cao so với TC, thường là gấp rưỡi. Trường em hiện nay là 60k/TCHP vị tri trung bình 1SV mất 2,2 - 2,6 tr/ kỳ cao gần bằng dân lập. Nhiều khi bọn em hay nói vui với nhau đây là trường đại học dân lập BK.
Về thang điểm trường em cũng tiến bộ hơn là có thang D+, C+, B+, A+ theo chỉ tiêu điểm + là điểm thấp nhất của thang tiếp theo - 0,5. Trừ trường hợp A+ là 9,5 => cho điểm dày như liên chế
Hơn thế nữa cách đánh giá điểm trác của VN nổi tiếng là không khách quan. Nói chung là may hơn khôn. Như bọn em học 2 lớp máy điện, 1 lớp thầy cho đề dài, khó lòi mắt, 1 lớp trắc nghiệm, lộ đề, toàn 9 và 10. Môn An toàn điện thì lớp em toàn A với A+, lớp ngay cạnh thì toàn C với D. Nếu đánh giá khách quan thì phải đánh giá theo trình độ của khóa SV đó. Ví dụ 1 môn thi chúng ta có 3 SV được điểm cao nhất -> lấy trung bình -> ai đạt bằng hoặc -0,5đ ( chẳng hạn thế ) sẽ được A, trên mức đó là A+, các điểm khác cứ trừ hao đi để cho, nhưng cũng phải có thang sàn điểm qua, ví dụ 3 hay 4 tùy trường hợp chẳng hạn. Em nghĩ đánh giá thế sẽ khách quan hơn. Không bị trường hợp khóa thì điểm thấp, khóa thì điểm cao nữa.
Còn về vụ thực hành thì ngay cả BK cũng rất yếu , bọn em mang tiếng bị bắt đăng ký thực hành khoảng 5 buổi / môn ( để vòi học phí ) nhưng thực chất chỉ được đi có 1 hay 2 buổi là hết đát, buổi thứ 3 đến nộp báo cáo, xong là chạy mất dép.
Tựu chung lại với chương trình phổ cập giáo dục đại học như hiện nay thì khó lòng có thế mong chờ những tiến bộ cao hơn vào thời gian tới.
Em tự nguyện đi vay tiền đóng học phí cao hơn để hưởng nề giáo dục tốt hơn.
Comment
-
Có thêm các môn Kinh tế chính trị, Pháp luật đại cương, Lịch sử Đảng... thì mới là học đại học, nó hơn Trung cấp là mấy cái môn đó đó, nói chung chúng ta phải học từ từ, từ Trung cấp (học ra là biết làm ngay) rồi lên Đại học sau, vì học đại học chắc gì ra đã biết làm
Còn việc học các môn đó thì các bác lớn đã sắp hết rồi, chúng ta chỉ việc cày bừa cho qua thôi, nói chung biết thì tốt hơn là không biết. Điều quan trọng đó là giáo viên, cách truyền đạt và giảng dạy của họ. Như ở trường em thì ngoài những giáo viên thực sự tâm huyết thì bên cạnh đó có những người thực sự là
"dở hơi", có lần mấy anh lớp trên bảo ông thầy đó lên là chửi ghê lắm, nói mình không tin, làm gì mà có chuyện giáo viên lên chửi sinh viên không, vậy rồi khi đi học môn đó mới tin sái cổ, đụng cái gì cũng chửi rủa học sinh, còn có những trường hợp giáo viên lên dạy chỉ mang tính nghĩa vụ phải đi, dạy mà không có tí trách nhiệm gì, lên lớp qua loa vài chữ rồi cho về, thi cử thì "sống chết mặc bay". Mấy vụ này thì trường em nhiều điều để nói lắm, không biết trường các bác thế nào.. hixhix.
0988467839
Comment
-
Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viếtTiêu đề : Có thêm từ " quá "
Chán : bạn nói rõ điều kiện cày cuốc là gì vậy
Cày cuốc: à cái sine-inverter làm đến đâu rồi? Tớ còn có một ý là cuốn lại stato quạt rồi điều khiển nó ở 12V . Bên luông "Độ chính xác của RTC" đang có ý kiến về việc làm RTC từ chính vđk; nếu làm bằng PIC12F1822 thì có thể chính xác đến đâu? có thể ngắt nguồn chính bao lâu? có tương thích giao tiếp I2C như DS1307 được không?
Comment
-
Nguyên văn bởi ngle Xem bài viếtHọc ở VN dạy cho sv cách chịu đựng, biết cách chạy ngõ sau...Âu cũng là điều tốt như vậy sẽ dễ hòa nhập hơn khi ra trường.
Comment
-
Nguyên văn bởi KnowMore Xem bài viếtTiêu đề: Có những môn cực kì cần thiết, có những môn cần thiết vừa phải, phải ở cái mức có thể không học .
Cày cuốc: à cái sine-inverter làm đến đâu rồi? Tớ còn có một ý là cuốn lại stato quạt rồi điều khiển nó ở 12V . Bên luông "Độ chính xác của RTC" đang có ý kiến về việc làm RTC từ chính vđk; nếu làm bằng PIC12F1822 thì có thể chính xác đến đâu? có thể ngắt nguồn chính bao lâu? có tương thích giao tiếp I2C như DS1307 được không?
Comment
-
Nguyên văn bởi duonghoang Xem bài viếtCó thêm các môn Kinh tế chính trị, Pháp luật đại cương, Lịch sử Đảng... thì mới là học đại học, nó hơn Trung cấp là mấy cái môn đó đó, nói chung chúng ta phải học từ từ, từ Trung cấp (học ra là biết làm ngay) rồi lên Đại học sau, vì học đại học chắc gì ra đã biết làm Còn việc học các môn đó thì các bác lớn đã sắp hết rồi, chúng ta chỉ việc cày bừa cho qua thôi, nói chung biết thì tốt hơn là không biết. Điều quan trọng đó là giáo viên, cách truyền đạt và giảng dạy của họ. Như ở trường em thì ngoài những giáo viên thực sự tâm huyết thì bên cạnh đó có những người thực sự là
"dở hơi", có lần mấy anh lớp trên bảo ông thầy đó lên là chửi ghê lắm, nói mình không tin, làm gì mà có chuyện giáo viên lên chửi sinh viên không, vậy rồi khi đi học môn đó mới tin sái cổ, đụng cái gì cũng chửi rủa học sinh, còn có những trường hợp giáo viên lên dạy chỉ mang tính nghĩa vụ phải đi, dạy mà không có tí trách nhiệm gì, lên lớp qua loa vài chữ rồi cho về, thi cử thì "sống chết mặc bay". Mấy vụ này thì trường em nhiều điều để nói lắm, không biết trường các bác thế nào.. hixhix.
Comment
-
Học cái gì , làm cái gì , thiết kế cái mạch gì , là chuyện VI MÔ . Giải nghĩa ra là việc nhỏ , mô hình nhỏ .
Học như thế nào , làm như thế nào , thiết kế cái như thế nào lại là chuyện VĨ MÔ . Giải nghĩa ra là chuyện lớn , mô hình lớn .
Nói đến các môn đại cương không quan trọng là không đúng . Các môn chuyên ngành giải quyết cái việc VI MÔ . Các môn đại cương giúp chúng ta giải quyết chuyện VĨ MÔ .
Việc đi khoan bê tông cũng là một việc có ích . Nó giúp bạn biết được rằng : Nếu không theo được một ngành kiến thức nào đó thì con đường để bạn sẽ trở thành thợ đục bê tông là không xa lắm .
Nói lệch đề một chút về pháp luật thế này :
- Anh thấy thằng ăn cướp bán cho anh một tài sản mà anh mua tài sản đó thì anh có vi phạm Luật pháp không ?
- Có ! Mua bán tài sản vi phạm pháp luật mà có là vi phạm pháp luật .
- Anh thấy người ta điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ mà anh cũng điều khiển phương tiện giao thông của mình theo người vi phạm thì anh có vi phạm luật không ?
- Có vi phạm . Điều khiển phương tiện giao thông không tuân theo hiệu lệnh là vi phạm luật , bất kể vì lý do gì .
- Khi anh thấy một bài viết trên diễn đàn DTVN vi phạm quy định của diễn đàn mà anh tiếp tục viết bài váo đó thì anh có vi phạm quy định của diễn đàn không ?
- ????????
Cho dù bạn học đến tầm nào ,mức nào thì cũng có một khuyết điểm mà rất dễ dàng vấp phải . Chuyện ở chỗ làm của tôi thế này :
Người giỏi hơn tôi : có
Người bằng tôi : có
Người kém hơn tôi : có
Một lần Cty cần một thiết bị để làm việc . Sau khi thống nhất ý kiến thì cty quyết định đi mua .
Khi mua về , Giám đốc bảo tháo cái máy đó ra xem .
Giám đốc hỏi người giỏi hơn tôi :
- Cái này có hiện đại không , liệu chúng ta có chế tạo được không ?
- Không , cũng đơn giản thôi . Hoàn toàn có thể chế tạo được
Giám đốc hỏi người bằng như tôi :
- Cái này có phức tạp không , có thể lắp ráp được không ?
- Không phức tạp , cũng bình thường . Hoàn toàn lắp ráp được
Giám đốc hỏi người kém hơn tôi :
- Cậu có hiểu mạch điện của cái máy này như thế nào không ?
- Có hiểu , không khó khăn lắm .
Giám đốc nói :
- Các cậu có một yếu điểm chung là : Không có khả năng biến những thứ vô giá trị thành những thứ có giá trị . Không có khả năng làm những thứ vô ích thành sản phẩm hữu ích . các cậu chỉ chỉ biết khai thác những giá trị có sẵn để sử dụng . Người giỏi , người kém , người học nhiều , người học ít đều giống nhau . Trong chiếc máy chúng ta vừa mua về , sử dụng những vật tư linh kiện mà chúng ta không thiếu . Cái kinh kiện này ... chúng ta có mấy cái vứt dưới gầm bàn . Cái linh kiện này.... chúng ta có mấy cái trong ngăn kéo . Cái linh kiện này có phải Cty chúng ta đang thừa trong kho . Hơn nữa kỹ thuật của chiếc máy không vượt ngoài kiến thức mà Cty hiện có .
Bởi vì trong ý thức các cậu hoàn toàn không tồn tại cái suy nghĩ biến những thứ vô ích trong Cty thành những sản phẩm hữu dụng . Vậy đến khi nào các cậu có khả năng biến những thứ vô dụng ngoài xã hội thành những sản phẩm có ích cho xã hội . Các cậu chỉ biết khai thác những giá trị có sãn để tiêu thụ . Trong Cty có sẵn tiền , ngoài chợ có sẵn sản phẩm , thế là đi mua .
Từ lời trách của Giám đốc nọ suy nghĩ về dtvn ta thấy được gì .
Khi gắp một vấn đề gì mới thì ngay lập tức người ta bắt đàu tìm cách khai thác những giá trị có sắn .
- Có ai " có sắn " cái schematic của cái này không ?
- Có ai " có sắn " cái code của cái này không ?
- Có ai " có sắn " cái tài liệu của cái này không ?
- Có ai " có sắn " cái ..............
Tuyệt nhiên ( có thể là rất khó tìm thấy ) một người nào đó có ý tưởng sử dụng một kiến thức nào đó bị mọi người bỏ quên , bị mọi người không lưu ý để làm một cái gì đó mới hơn .
Họ muốn tìm kiếm kiến thức về một bộ nguồn nhưng không biết rằng trong luồng schematic của box TTDD có rất nhiều mạch nguồn tiêu chuẩn , phổ thông và quan trọng nhất là nó có giá trị từng được sử dụng rộng rãi .
Họ muốn tìm kiếm kiến thức về một mạch nạp pin không biết rằng trong luồng schematic của box TTDD có rất nhiều schematic của điện thoại di động , trong đó có các mạch nạp pin rất chuẩn . và .... vvvv...vvvvv
Khi đi làm cũng vậy . Bắt đầu vào một việc mới là người ta bắt đầu tìm cách khai thác xem " Ai có kinh nghiệm về .... " hay "Ai đã từng làm về .... " . Tử tế nhất thì người ta lục tung lại vốn kiến thức có sẵn xem mình lưu trữ cái này , hay học vấn đề này từ bao giờ , ở đâu .
Đến chuyện các ông các bà thì cũng nhom nhomg xem các cụ các kỵ để lại cho bao nhiêu ruộng , bao nhiêu vườn , bao nhiêu đất ( những giá trị có sẵn ) để bán ( lấy tiền tiêu ) . Ít người có suy nghĩ xem sẽ làm cái gì có ích trên những thứ giá trị có sẵn .
Đến chuyện nhớn hơn nữa thì học chỉ biết xem mình có bao nhiêu tài nguyên giá trị dưới đất , bao nhiêu nhân lực trẻ khỏe , bao nhiêu thị trường rộng lớn để rồi nhom nhoe xem có ai mua thì ký bán . Ít người nghĩ sẽ biến những giá trị tháp kém có sẵn thành thứ có giá trị cao hơn , ích lợi hơn
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Comment
-
Nguyên văn bởi quangnhat Xem bài viếtBầu bác duong_act làm bộ trưởng bộ giáo dục==> Liệu có khác không nhỉ??
Mà mình đang bàn về môn " trái " chuyên ngành mà. Đâu phải nói về đại cương đâu.
Ví dụ : Toán cao cấp, phương pháp tính....là không thể thiếu
Nhưng :
Đại cương về môi trường, Trò chơi quản lí, Quản trị doanh nghiệp......thì
Hiển nhiên một điều : Những gì ta không sử dụng, không cần thiết trên con đường ta đi nó sẽ không có nhiều giá trị nếu không muốn nói là nó đang cản bước. Những môn quá trái chuyên ngành ấy đa số đối với sinh viên kĩ thuật thì không ai mong muốn và học những môn ấy như một nghĩa vụ " phải " học ( khác với chuyên ngành là " được " học ) để rồi nó sẽ nhanh chóng trở về gần như = 0 sau khi kết thúc môn ấy. Học để mà quên thì....
Các bác có thấy là kĩ sư VN sau ra trường vào làm việc tại nhiều công ty họ phải " đào tạo lại "không. Vậy sao với 4 đến 5 năm học trong trường chả lẽ trình độ đến mức vậy sao.
Bác Văn nói là :
Việc đi khoan bê tông cũng là một việc có ích . Nó giúp bạn biết được rằng : Nếu không theo được một ngành kiến thức nào đó thì con đường để bạn sẽ trở thành thợ đục bê tông là không xa lắm .
Đúng vậy, nó không xa lắm, vì lúc đó ta đã đang là thợ đục bê tông rồi còn đâu mà xa nữa
Bác Văn đang nói về ý thức người Việt hay sao ấy nhỉLast edited by duong_act; 10-07-2010, 14:40.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Mua anten ở đâu?bởi tmcodonAnten bạn thu nguồn sóng nào vậy? Nếu xem truyền hình thì giờ k làm đc anten nữa rồi
-
Channel: Ăng ten và truyền sóng
Hôm qua, 15:34 -
-
Trả lời cho Mạch nguồn đôi dùng 7812 và 7912bởi tmcodonThank bác nhá. Tìm mãi mới thấy. Giờ vọc đã xem sao...
-
Channel: Hỗ trợ học tập
Hôm qua, 10:39 -
-
bởi tungdqEm cần tìm sơ đồ mạch một số Main máy tính đời cao như Asrock B560M-HDV, các cao nhân chỉ giúp với. Thank!
-
Channel: Các mạch điện ứng dụng
15-11-2024, 08:27 -
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677nhân tiện cho mình hỏi thêm về cái phần test hipot (cao áp),là để kiểm tra độ bền cách điện giưa các cuộn dây,mà thấy thông số test thường ở mức 4kvac,vậy nếu mấy con fail đó xài bình thường vẫn dduocj phải không ạ,vì điện mình làm gì lên tới mức đó
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:52 -
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677máy đo số vòng thì cty có ,mà nó to quá,tưởng có máy nào gọn gọn bỏ túi được thì tiện hơn,vì đi lại nhiều...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:47 -
-
bởi tmcodonMình thấy diễn đàn có chuyên mục quảng cáo rồi mà. Bạn đóng góp để mở luồng riêng
-
Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
09-11-2024, 13:36 -
-
bởi Nicole08Xin chào mọi người, tôi đã sử dụng Flashforge Inventor 2 được gần 5 năm và rất hài lòng với nó, nhưng tuần trước đã xảy ra sự cố. Có vẻ như động cơ bước đưa sợi in vào đầu nóng đã bị hỏng. Mọi thứ khác có vẻ ổn trên máy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
09-11-2024, 12:55 -
Comment