Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chán nản ! Các môn trái chuyên ngành, liệu có quá cần thiết.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    tóm lại môn là không nên có tư tưởng coi thường các môn trái chuyên ngành.không phải vì là không quan trọng mà vì là coi thường nó ta sẽ bị điểm kém .Cứ cho là không quan trọng thì chỉ làm cho các sinh viên thêm lườ học thêm thôi.
    các môn trái chuyên ngành thường được xếp vào năm 1 và 2 là nhiều .coi thường các môn này dẫn đến hiện tượng sinh viên lười đi không thèm học ,tư tưởng qua là được .Kết quả là đến năm thứ 3 vẫn còn thói quen lười biếng và cuối cùng các môn chuyên ngành cũng kém luôn.

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi qkhanh Xem bài viết
      tóm lại môn là không nên có tư tưởng coi thường các môn trái chuyên ngành.không phải vì là không quan trọng mà vì là coi thường nó ta sẽ bị điểm kém .Cứ cho là không quan trọng thì chỉ làm cho các sinh viên thêm lườ học thêm thôi.
      các môn trái chuyên ngành thường được xếp vào năm 1 và 2 là nhiều .coi thường các môn này dẫn đến hiện tượng sinh viên lười đi không thèm học ,tư tưởng qua là được .Kết quả là đến năm thứ 3 vẫn còn thói quen lười biếng và cuối cùng các môn chuyên ngành cũng kém luôn.
      Coi bộ bác này kinh nghiệm nhiều nhe , ý kiến hay.

      Comment


      • #63
        Học đại học, là thu thập những gì về chuyên ngành, về ngành học của mình để sau này còn biết mà làm, đặc biệt là những cái biết đó phải ứng dụng được trong thực tế. Không nên lười biếng học các môn, ngay cả những môn không nằm trong chuyên ngành, vì nó sẽ giúp bạn lấy được tấm bằng đẹp đẹp + tập chịu đựng những điều đó để sau này không phải bức xúc khi đi làm, ngồi nghe ông sếp thuyết trong cuộc họp các phòng hơn một giờ mà chẳng biết ổng nói thế ích gì cho mình =)) cùng nhiều điều vô lý khác.

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi qhungcad Xem bài viết
          Học đại học, là thu thập những gì về chuyên ngành, về ngành học của mình để sau này còn biết mà làm, đặc biệt là những cái biết đó phải ứng dụng được trong thực tế. Không nên lười biếng học các môn, ngay cả những môn không nằm trong chuyên ngành, vì nó sẽ giúp bạn lấy được tấm bằng đẹp đẹp + tập chịu đựng những điều đó để sau này không phải bức xúc khi đi làm, ngồi nghe ông sếp thuyết trong cuộc họp các phòng hơn một giờ mà chẳng biết ổng nói thế ích gì cho mình =)) cùng nhiều điều vô lý khác.
          Theo bác là học những môn đó là học cách chịu đựng
          Thực ra mình viết bài là lúc không thể chịu dc nữa
          Last edited by duong_act; 16-08-2010, 19:09.

          Comment


          • #65
            tri thức cái nào cũng hay hết, chẳng qua bạn không hợp với nó nên học không thấy hay thôi.
            Nhưng mà tri thức lại vô tận, chẳng lẽ học 4 năm đại học xong là ngừng học hỏi tiếp ? chẳng lẽ sau 4 năm đại học là phải biết tất tần tật mọi thứ ?
            Nếu câu trả lời là không thì tại sao lại bày ra cái chương trình học kỳ quái vậy
            chuyên ngành thì ít mà tào lao thì nhiều, chẳng khác gì "ăn cây táo mà rao cây sung".
            kỹ sư điện tử mà ra trường chỉ biết mấy cái tào lao còn chuyên môn thì dốt nát,

            ví dụ : hãy kể tên 10 loại phổ biến có bán ở Việt Nam (và giá cả nếu được) của BJT, JFET, DMOSFET, EMOSFET, OPAMP .Ví dụ BJT là 2SC1815, ....

            Câu này mà hỏi các thầy các cô còn có thể còn "nín" chớ nói chi tới sinh viên. Học vậy học làm gì không hiểu ? Lý thuyết suông không chịu nỗi
            Nếu thiết kế mạch là "đi quyền" thì câu hỏi trên là "đứng tấn".
            "Hạ bàn" chưa vững sao "đánh đấm" gì được ?
            Không biết năm 21 tuổi "đức vua" analog có đỡ nỗi "chiêu" này không nhỉ ? (nếu "đức vua" nghe được xin cho em biết làm kinh nghiệm tham khảo, chớ không ý gì khác)
            Last edited by thundernhut; 17-08-2010, 11:26.

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viết
              Mình không có thờii gian để đọc hết toàn bộ hết 5 trang thảo luận nhưng vì hôm nay tình cờ đọc được cái tiêu đề threat này mình thấy có ý như thế này :
              Thứ nhất :
              - Đúng là giáo dục chúng ta đang có vấn đề nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua các môn trái ngành.
              - Điều không thể không nhìn nhận là sinh viên bây giờ cũng có vấn đề. Khả năng tự nghiên cứu - tư duy - tự học kém quá. Các bạn hãy nhìn lại những câu hỏi được post trên forum của các bạn sinh viên mới vào diễn đàn sẽ thấy rất rõ.
              Qua hai vấn đề trên tôi có vài ý thế này :
              - Với vấn đề được nêu (thứ nhất) thì cách đây chừng 8 năm tôi cũng rất chán nản với những môn trái ngành, ngày xưa tôi vẫn gọi là môn "tào lao". Nhưng bây giờ khi mà bước đi trong xã hội tôi mới ngộ ra rằng ngày xưa tôi phản ứng sai. Các bạn thử nghĩ nhen, nếu các bạn rất giỏi chuyên ngành nhưng một ngày nào đó các bạn phải đứng trước một đám đông thuyết trình một vấn đề chuyên ngành nào đó thì các bạn phải ăn nói ra làm sao??? Nếu không có những môn như "kỹ thuật truyền thông" (tôi nêu ra thẳng tên môn học này vì tôi biết trường sư phạm kỹ thuật có giảng dạy) thì chúng ta làm sao vận dụng kiến thức nào để chuyển tải ý ta muốn nói một cách chính xác lưu loát. Tôi ví dụ như để nói một cột ăng-ten cao 150m thì ta sẽ nói cột ăng-ten đó cao gấp 10 lần cây dừa trước mắt quý vị.......... Và nhiều tình huống lắm không nêu xuể...... Giỏi chuyên ngành không thì không đủ các bạn ạ, không khéo thì ta chỉ đi làm thuê suốt đó!!! Thời buổi ngày nay giỏi chuyên ngành là rất rất rất tôt nhưng vẫn còn thiếu lắm. Một ông sếp giỏi chuyên ngành có thể quản lý nhân viên không qua mặt anh ta nhưng chưa chắc có thể sử dụng được chất xám của các nhân viên mình có.
              - Với vấn đề thứ hai thì tôi lại nghĩ một số sinh viên bây giờ không có chí (chắc ngày nào cũng dùng clear hay sao ý ). Có những vấn đề chỉ cần chịu khó tư duy một tý sẽ ra thôi nhưng lại chạy đi hỏi cho nó nhanh!!! Hay như những câu hỏi nêu ra : Mình được giao làm đồ án về xxxxxxxx ai giúp với!!! Chí ít thì phải nghiên cứu đi, nghiên cứu cho nhiều vào, bí chổ nào thì hỏi sẽ có người giải đáp cho rồi từ từ sẽ tỏ, rồi sẽ thành công, chứ kiểu chờ người khác dọn mâm sẳn rồi "măm măm" thì ôi thôi!!!
              Nói như thế này chắc đụng chạm dữ à nha... Thui nghỉ không nói nữa
              chào bạn!
              không biết xưng hô bạn có đúng không, không đúng mong bạn thứ lỗi (mình đang là sinh viên năm cuối KDD-SPKT)

              mình rất đồng ý với những ý kiến của bạn ở trên. mình nghĩ chúng ta nên có cách nhìn xa và sâu hơn một chút. cũng không hẳn sinh viên chúng ta lười , nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao sv chúng ta lười? ,tại sao sv chúng ta không tự giác nghiên cứu (cũng có 1 bộ phận sv cũng rất ý thức việc học của mình)..etc..

              theo mình nghĩ: một sv khi đậu đại học thì bản thân họ phải có một sự cố gắn nhất định thì kq mới vậy. nhưng tại sao khi vào đại học, họ lại biến đổi một cách khác xa so với lúc trước.
              tại vì môi trường sống của học thay đổi, nhiều bạn sinh viên không biết tại sao mình lại thi vào trường này. và nếu lỡ thi đậu thì một là cố gắn học cho điểm thật cao hoặc là học cho qua để có cái bằng dh.
              nhưng các bạn nghĩ những bạn có học bổng hay học điểm cao có thật sự giỏi không (tôi không có ý chê bai ai cả) về chuyên môn và kĩ năng sống (kĩ năng mềm)...thật là khó trả lời.
              có thể có những người thật sự giỏi nhưng cũng không hẳn thế.
              nếu bạn sống trong một môi trường mọi thứ điều là vevtơr 0 thì thật là tai hại, sự định hướng nghề nghiệp của nền giáo dục của ta ( gia đình+nhà trường) còn mơ hồ,không rõ ràng.
              rõ ràng nền giáo dục của ta là nền giáo dục đại trà ==> ai cũng muốn làm thầy và ai cũng không muốn làm thợ cả ,vì sao vậy : vì họ không thực sự thấy được năng lực công việc của mình và cuối cùng cũng không phát huy được năng lực thực sự trong họ==>sức ì rất lớn.
              một điều tôi thấy khoảng cách giữa thầy và trò trong các trường từ trung học cho đến đại học còn xa. không có một sự thân thiện. ý kiến của thầy cô luôn là ý kiến chủ đạo (tuy nhiên cũng không phải là tấc cả) .người học mang tính bị động. chỉ nhận thông tin là chủ yếu mà ít có sự trao đổi qua lại. nên cho dù chúng ta có đào tạo ,có học nhiều nhưng chúng ta không phát huy được năng lực nhừn gì ta đang có thì thật là uổng phí.

              nên mình thiết nghĩ để giải quyết phần nào vấn đề trên:
              mỗi người chúng (sinh viên giản viên) cần nhìn nhận lại cách học và dạy của mình.
              mỗi sv cần tự đặt câu hỏi học để làm gì,học môn này có ích gì.
              giảng viên cũng cần xem xét lại cách truyền đạt kiến thức của mình về mọi phương diện

              việc phân bổ chương trình là trách nhiệm của các nhà làm giáo dục,còn chúng ta là những thực hiện nó, nếu không có sự liên lết giữa nhà trường và xã hội thì chúng ta học 4 năm đại học thật uổng phái quá, học 4.5 năm điện tử mà ra đi bán hàng hay... khác chuyên nghanh thì thật là uổng 4 năm đèn sách.....chỗ này có rất rát nhiều nhiều điều phải bàn, thân tôi nhỏ nhoi chỉ biết làm thế thôi

              đôi lời chia se cùng anh em .mong anh em đóng góp ý kiến để chúng ta tìm thấy khả năng của chính mình và phát huy nó
              Tư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
              Tel: 0903 702 417. Email: web:

              Comment


              • #67
                Đúng là các môn trái ngành là cần phải học. Nhưng điều chúng ta đáng nói ở đây là " có quá cần thiết " khi số lượng đơn vị học trình " quá nhiều " và do đó đương nhiên lượng kiến thức về chuyên ngành sẽ ít đi vì thời gian chỉ có hạn. Các ngành khác nhau tuy có khác nhau nhưng ví dụ với ngành điện - điện tử của chúng ta, chúng ta hãy xem 1 sinh viên tốt nghiệp khá và giỏi sau khi ra trường sẽ biết được gì. Dễ thấy dù ít dù nhiều thì những cái ta biết thứ nhất là nó đã quá cũ so với thời đại, thứ 2 là nó chỉ trong một lĩnh vực rất nhỏ vì hầu hết khi chúng ta đang học trong các trường cũng đều đa số cưỡi ngựa xem hoa. Nếu nói ra thì biết cũng khá nhiều thứ nhưng thường chỉ biết cái vỏ còn cái cốt lõi của nó thì hầu như chỉ mơ hồ và đương nhiên nó không thể giúp nhiều cho thực tế khi mà ta chưa hiểu sâu sắc. Như vậy điều đáng nói là nên giảm tải các trương trình ko quá cần thiết để đưa chuyên ngành vào nhiều hơn, sâu hơn, kĩ hơn.
                - Đúng như Vanmanh1988 nói : nền giáo dục nước ta là nền giáo dục đại trà. Mình thấy nền giáo dục theo hướng đưa mọi người phát triển toàn diện. Nhưng kiểu ấy tuy rằng có toàn diện hơn nhưng tất cả lại sàn sàn như nhau. Cái gì cũng biết 1 ít nhưng chả đi đến đâu cả. Nhiều người nói rằng vẫn có những người thành công, người tài. Nhưng hãy xem họ thành công trong lĩnh vực gì và những kiến thức để thành công ấy thường học hỏi từ xã hội, từ nền khoa học thực tế nhiều hơn.
                - Một sinh viên năm cuối khóa hỏi rằng có bao nhiêu % hiểu về 1 con mosfet hay sử dụng một chiếc osillocope hoặc thiết 1 mạch tạo xung sine với các trường DH hiện nay....
                - Hơn nữa đặc biệt với những môn khó nhai khó nuốt thì kĩ thuật truyền đạt của người thầy khá quan trọng. Đa số các thầy giáo chưa thu hút và tạo cảm hứng cho sinh viên....
                - Còn nhiều vấn đề nữa...
                Last edited by duong_act; 18-08-2010, 06:53.

                Comment


                • #68
                  Nếu xét về kiến thức ĐH, thì đúng là học cưỡi ngựa xem hoa thiệt, vấn đề là trường đào tạo bao quát. Với tốc độ KHKT tiến nhanh như hiện nay, thì càng lên cao, chuyên ngành càng hẹp lại, không thể đi bao quát hết.
                  Nhưng có một nghịch lý, là khi chuyên ngành thu hẹp chuyên sâu hơn, thì SV ra trường càng khó kiếm việc làm, đơn giản là vì chỉ những người thực sự yêu thích chuyên ngành, và có khả năng chờ đợi thì mới có được công việc ưng ý, trong khi mới ra trường thì không dễ gì kiếm được việc làm ngay, một số may mắn được làm đúng nghề, còn lại là lấn nghề, trái nghề, và thất nghiệp.
                  Chính vì vậy, lại dẫn đến đào tạo mỗi thứ một ít, để có kiến thức căn bản nhiều lĩnh vực trong một thời gian ngắn là 4- 4,5 năm , với 1,5 năm học đại cương: Toán, lý, hóa...Nói các môn này không có ích cũng không đúng, mà là vì nó có ích nhưng nó ngấm vào trong suy nghĩ, nên bạn không thấy được, khi có nhiều kiến thức hơn, thì suy nghĩ sẽ đa chiều và không phiến diện, suy nghĩ thoáng hơn...
                  Thế nên, SV nên chủ động học cách nghiên cứu tài liệu trong trường ĐH, tìm hiểu những gì xã hội cần và những gì mình thích, sau đó tự thân vận động tìm hiểu...Có như vậy mới thành công, chứ trông đợi vào cải tiến chương trình, vào sự thay đổi trong giáo dục thì còn rất lâu, đến mấy lớp SV mới có thể cải thiện.
                  Các bạn còn là SV, hãy suy nghĩ đến tương lai sau khi ra trường...trong thời buổi kinh tế lạm phát và khó khăn như hiện nay.

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi qhungcad Xem bài viết
                    Nếu xét về kiến thức ĐH, thì đúng là học cưỡi ngựa xem hoa thiệt, vấn đề là trường đào tạo bao quát. Với tốc độ KHKT tiến nhanh như hiện nay, thì càng lên cao, chuyên ngành càng hẹp lại, không thể đi bao quát hết.
                    Nhưng có một nghịch lý, là khi chuyên ngành thu hẹp chuyên sâu hơn, thì SV ra trường càng khó kiếm việc làm, đơn giản là vì chỉ những người thực sự yêu thích chuyên ngành, và có khả năng chờ đợi thì mới có được công việc ưng ý, trong khi mới ra trường thì không dễ gì kiếm được việc làm ngay, một số may mắn được làm đúng nghề, còn lại là lấn nghề, trái nghề, và thất nghiệp.
                    Chính vì vậy, lại dẫn đến đào tạo mỗi thứ một ít, để có kiến thức căn bản nhiều lĩnh vực trong một thời gian ngắn là 4- 4,5 năm , với 1,5 năm học đại cương: Toán, lý, hóa...Nói các môn này không có ích cũng không đúng, mà là vì nó có ích nhưng nó ngấm vào trong suy nghĩ, nên bạn không thấy được, khi có nhiều kiến thức hơn, thì suy nghĩ sẽ đa chiều và không phiến diện, suy nghĩ thoáng hơn...
                    Thế nên, SV nên chủ động học cách nghiên cứu tài liệu trong trường ĐH, tìm hiểu những gì xã hội cần và những gì mình thích, sau đó tự thân vận động tìm hiểu...Có như vậy mới thành công, chứ trông đợi vào cải tiến chương trình, vào sự thay đổi trong giáo dục thì còn rất lâu, đến mấy lớp SV mới có thể cải thiện.
                    Các bạn còn là SV, hãy suy nghĩ đến tương lai sau khi ra trường...trong thời buổi kinh tế lạm phát và khó khăn như hiện nay.
                    Đồng ý với bạn. Thời gian tự học cũng bị bớt xén một phần do những yêu cầu của các môn trái chuyên ngành và cả một số môn chuyên ngành ví dụ như hình thức làm tiểu luận. Mỗi môn phải có 1 tiểu luận tối thiểu 2 trang viết tay về một vấn đề nào đó. Trường mình có thầy giáo ( bên BK xuống ) cực ghét cái này và mình cũng đồng ý với thầy. Theo thầy nó chỉ mất thời gian vô ích vì toàn là đi chép nhau còn vấn đề thì nhỏ hẹp, thà giao bài tập về nhà làm còn tốt hơn.
                    Nếu như bạn nói thì đào tạo ra mục đích là sau này có việc làm chứ ko phải thành người hiểu biết sâu. Khi đã kiếm dc việc thì cuộc sống làm ta tất bật, thời gian nghiên cứu ít ỏi và công việc chủ yếu là kiếm tiền. Dó cũng là một lí do khi ta luôn tiến sau nước ngoài. Họ làm được con chip 64bit tốc độ lên trên 3GHz còn ta mới làm dc con chip 8 bit 5MHz. Tuy rằng đó là thành quả đáng mừng của ta nhưng hãy suy nghĩ liệu ta có đi sau họ quá xa ?
                    Last edited by duong_act; 20-08-2010, 17:57.

                    Comment


                    • #70
                      Nghĩ mà hẩm hiu cho phận mình trường cùi

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi ham.hoc.hoi Xem bài viết
                        Nghĩ mà hẩm hiu cho phận mình trường cùi
                        Trường ko quan trọng lắm đâu bạn. Chủ yếu là ta học tốt vào. BKHN tuy mặt bằng chung là hơn hẳn các trường khác nhưng ko thiếu những người ra trường trình độ còn ko bằng những người học ở trường bình thường.

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                          Đồng ý với bạn. Thời gian tự học cũng bị bớt xén một phần do những yêu cầu của các môn trái chuyên ngành và cả một số môn chuyên ngành ví dụ như hình thức làm tiểu luận. Mỗi môn phải có 1 tiểu luận tối thiểu 2 trang viết tay về một vấn đề nào đó. Trường mình có thầy giáo ( bên BK xuống ) cực ghét cái này và mình cũng đồng ý với thầy. Theo thầy nó chỉ mất thời gian vô ích vì toàn là đi chép nhau còn vấn đề thì nhỏ hẹp, thà giao bài tập về nhà làm còn tốt hơn.
                          Nếu như bạn nói thì đào tạo ra mục đích là sau này có việc làm chứ ko phải thành người hiểu biết sâu. Khi đã kiếm dc việc thì cuộc sống làm ta tất bật, thời gian nghiên cứu ít ỏi và công việc chủ yếu là kiếm tiền. Dó cũng là một lí do khi ta luôn tiến sau nước ngoài. Họ làm được con chip 64bit tốc độ lên trên 3GHz còn ta mới làm dc con chip 8 bit 5MHz. Tuy rằng đó là thành quả đáng mừng của ta nhưng hãy suy nghĩ liệu ta có đi sau họ quá xa ?
                          Nếu phải viết tay, thì đúng là mất thời gian, vì mình rất ghét viết tay, đánh máy còn sửa tới sửa lui được, viết tay là phải viết sạch đẹp, mệt lắm hihi
                          Vấn đề là thế này, Việt nam chưa có cơ chế hỗ trợ nghiên cứu rõ ràng, chính vì vậy, nếu muốn theo con đường nghiên cứu, thì một là gia đình có khả năng để tiếp tục học sau đại học, hai là bạn phải học thật giỏi (để được giữ lại trường) rồi học lên sau đại học, ba là bạn theo con đường giảng dạy, bốn là làm cho nhà nước với mức lương bèo, để có thời gian nghiên cứu. Chứ đi làm cho tư bản, tư nhân với mức lương cao thì có cao, nhưng bạn chỉ có làm làm và làm thôi dù có ở bộ phận nghiên cứu, thì cũng cho cty đó, không áp dụng đại trà ngoài dây chuyền của công ty được. Nhưng được như thế đã là hay lắm rồi
                          Người ta quan niệm, tấm bằng ĐH chỉ là để kiếm việc tốt hơn, chứ mấy ai học xong sẽ nghĩ đến chuyện nghiên cứu, cho nên giáo dục hướng đến vấn đề giải quyết việc làm, kiếm ăn là tất yếu
                          Muốn tiến bộ về công nghệ, phải có định hướng từ nhà nước, để những người giỏi, có ý muốn sống cuộc đời nghiên cứu, có cái ăn để mà yên tâm nghiên cứu. Chứ còn tự phát, tự cá nhân thì chỉ nhỏ lẻ, nếu có điều kiện thì phát triển, còn không thì tàn lụi, cũng đi làm thuê vì gia đình vợ con thôi.
                          Cũng giống như ví dụ của bạn, việc làm ra con chip 64bit 3Ghz thì cần máy móc công nghệ cao, trình độ sản xuất tiên tiến...mà ở nước ta thì không có cái đó, làm được con chip 8bit đã là hay, mà cũng chưa thấy gì nổi đình đám. Chừng nào tất cả các trường ĐH đưa con đó vào chương trình giảng dạy chính thức, thay cho PIC, AVR, 89S52...thì lúc đó hẵng hay
                          Khi nào bạn vào công tác nghiên cứu, bạn có gia đình vợ con, bạn sẽ thấy sự thật chua chát. Chung quy cũng vì tiền cả thôi, có thực mới vực được đạo mà

                          Comment


                          • #73
                            Nguyên văn bởi qhungcad Xem bài viết
                            Khi nào bạn vào công tác nghiên cứu, bạn có gia đình vợ con, bạn sẽ thấy sự thật chua chát. Chung quy cũng vì tiền cả thôi, có thực mới vực được đạo mà
                            Bạn nghĩ rất đúng.

                            Comment


                            • #74
                              thương gia bán hàng, thầy cô bán chữ, nên càng nhiều môn chữ càng nhiều càng bán được nhiều tiền

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi congtri1991 Xem bài viết
                                thương gia bán hàng, thầy cô bán chữ, nên càng nhiều môn chữ càng nhiều càng bán được nhiều tiền
                                Theo các bác có đúng không đây Nhưng có vẻ là vậy.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duong_act Tìm hiểu thêm về duong_act

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X