Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chán nản ! Các môn trái chuyên ngành, liệu có quá cần thiết.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    có lẽ chỉ là 1 bộ phận nào đó thôi

    Comment


    • #77
      Miền Nam. Nhớ là hồi năm nhất có đọc bài viết của 1 bạn nữ sinh viên ngành công nghệ may than học ngành đó mà bắt đi thực tập nguội, hàn. không nhớ rõ trường nào. không chừng trường mình cũng nên

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
        Theo các bác có đúng không đây Nhưng có vẻ là vậy.
        không chỉ đại học mà từ mẫu giáo đến đại học đều vậy, nhìn em trai em gái em là biết, mới vô học thầy tặng địa chỉ nhà và nhắc đi học thêm mới kinh chứ, em ko bịa đâu

        Comment


        • #79
          Nhóc có đôi ý kiến.

          1/. Vì sao hầu như tất cả mọi người ở các công ty lớn đều có chung ý kiến là SV bây giờ ra trường có trình độ quá kém???

          2/. Vì sao người ta bảo nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục khoa bảng. Học chỉ để đi thi, để lấy điểm, lấy bằng?

          3/. Vì sao có những người trong trường học rất giỏi, nhưng ra đời chẳng làm được việc gì???

          Với sự hiểu biết thấp kém của Nhóc, Nhóc có thể khẳng định, ngoài những yếu tố thuộc về nền giáo dục - phần này có, nhưng không phải là nhiều lắm - , thì phần lớn là những yếu tố thuộc về bản thân người sinh viên.

          Ngay khi còn ở trong trường, mọi người còn truyền cho nhau những kinh nghiệm "học đối phó", thì khi ra đời, người ấy sẽ làm việc với tinh thần như thế nào? Học đối phó, thì ra trường cũng sẽ làm đối phó thôi.

          Bất kỳ một kiến thức nào, dù ít dù nhiều cũng có lợi cho bản thân. Khi ra trường rồi, đi làm hai ba chục năm rồi, anh có tin là anh không cần học gì nữa không? Tất nhiên là tin, vì anh làm cũng chỉ để đối phó.

          Rất nhiều kỹ sư điện tử ra đời làm việc, nối một sợi dây điện không ra hồn, bắt một cái cầu chì không nên thân, hỏng một cái van nước không biết đường mà sửa, thậm chí rách một cuốn sách không biết dán lại như thế nào cho đẹp đẽ. Chỉ vì "cái đó không phải chuyên ngành".

          Hàng năm, những nhà quản lý như quản đốc, giám đốc... vẫn cứ phải đi học về an toàn lao động. Vẫn cứ phải đi học luật đấu thầu, luật lao động. Vẫn cứ phải học đủ thứ, học những cái mà khi còn SV họ gọi là không đúng ngành. Họ phải học, vì họ không phải là những người công nhân bậc thấp chỉ cần biết làm mỗi một công việc từ năm này qua năm khác.

          Có những môn mà khi học anh tưởng như rất quan trọng, nhưng thực ra không quan trọng lắm, vì nó sẽ thay đổi rất nhanh, và nhanh chóng lạc hậu. Thí dụ như lập trình vi xử lý. Thí dụ như thời trước đi học thì học con Z80. Bây giờ có ai xử dụng nó nữa không? Như vậy có cần học nó một cách quá nhiều không? học vừa phải là tốt rồi.

          Có những môn anh tưởng như không quan trọng, nhưng đi làm vài chục năm sau mới thấy hối hận, như môn kiến thức pháp luật. Bao nhiêu người đi tù, chỉ vì thiếu hiểu biết về pháp luật.

          Tín chỉ chia làm 4 mức, là hợp lý. Vì người ta dạy cho sinh viên, chỉ cần sao cho sinh viên nắm được vấn đề. Còn nếu cứ đem điểm ra mà so kè, người SV học hành không lưu tâm đến mình học được cái gì, mà chỉ lưu tâm đến bao nhiêu điểm, thì sẽ sản sinh ra hàng loạt tiến sĩ giấy thôi.
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #80
            Tôi thấy có một bạn hỏi tại sao lại học về động học trong Vật Lý 1 thì phải nói rằng bạn chưa thấy được tiềm năng từ đó đến đâu. Bạn thử sau này thiết kế một máy móc gì đó đi sẽ hiểu, những kiến thức bạn nghiên cứu ở VL 1 chỉ là những khái niệm sơ khởi để bạn định hướng việc làm mình thôi, còn chi tiết về máy móc gì thì bạn phải đọc thêm các sách kỹ thuật chuyên ngành dính đến việc đó. Chính vì vậy nên có thể nói các môn cơ bản thực sự chỉ giúp cho các bạn về ý tưởng cơ bản thôi.
            Còn về các môn chính trị, pháp luật, kinh tế tổ chức ... sau này khi đi làm được khoảng 10 năm thì bạn mới thấy thấm. Càng về già, càng sẽ rút lại các sách đó ra xem cho biết Khó mà giải thích tại sao.
            Bạn ra trường tốt nghiệp giỏi, lương 10T /tháng, sau đó 5 - 10 năm bạn sẽ làm gì? Vẫn ở vị trí cũ đó hay làm gì? Lúc này mới thấy rất nhiều vấn đề cần phải học thêm khi mình tự biến chuyển. Lúc này mới thấy tất cả các môn không chuyên ngành cũng chỉ là mới nghiên cứu căn bản qua loa để cho biết mà định hướng tìm gì tiếp mà thôi.
            5- 10 năm nữa sau ra trường các bạn sẽ thấy. Nếu không thì làm cuộc phỏng vấn các người đã ra trường lâu năm đi. (Nhớ hỏi mức lương và vị trí công việc của họ từ khi ra trường đến hiện nay biến động ra sao).
            Mục tiêu đào tạo của bậc Cao đẳng - Đại học - Cao học là tạo cho SV khả năng tự nghiên cứu, tiếp cận vấn đề chứ không phải nội dung kiến thức (vì nếu dạy để có kiến thức đủ thì do rất nhiều nên SV sẽ không ra trường nổi đâu)
            Nói chung như vầy: Các bạn SV nên tự nghiên cứu dựa trên các kiến thức chương trình định sẵn, tập cách nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề mới mà không có trong chương trình. Chỉ cần như vậy là bảo đảm bạn đáp ứng đúng mục tiêu đào tạo của giáo dục.
            Còn các bạn đừng quan tâm chi đến việc phân bổ thời lượng, số môn học cho mệt. Vì như tôi nói thì thực ra không trường nào hay nền giáo dục nào có thể đáp ứng được tất cả kiến thức trong thời gian 4 năm được, nên tất cả chỉ giới thiệu qua loa để ta tự nghiên cứu tiếp. Còn chọn nội dung gì, thời lượng bao nhiêu thì người ta làm gì đều có lý do hết, bạn tham gia vào chỉnh sửa đi sẽ hiểu. Những người viết chương trình phải có tầm nhìn vĩ mô, biết quan sát rất rộng và sâu, rộng khắp xã hội và sâu vào trong mỗi điều kiện hiện tại đang có của mình. Các bạn có thể góp ý điều chỉnh thoải mái cho Bộ GD mà không lo bị nói gì, vì nhiều lúc có người vẫn sai, chủ quan cá nhân nên mới như vậy. Nhưng riêng ý kiến tui thì chương trình học như vậy là quá ít, chưa đủ vì kẹt vấn đề thời gian. Ta có ý kiến gì hay để sửa thì cứ nói chứ có cái vali nhỏ để xách đi chơi mà vợ cứ bắt mang tất cả đồ cho phục vụ cho con cái nhét đủ vào đó thì quả là không thể. Bó tay

            Comment


            • #81
              Mình thấy có bạn nói về vấn đề pháp luật ở trên. Mình nghĩ hình như bạn cố tinh không hiểu để "bênh vực" thì phải.
              Luật có nhiều ngành, Pháp Luật cũng thay đổi, bổ sung, sữa chữa chứ có cố định không ? Thế bạn muốn học hết mọi thứ luật ở đại học ?
              Khi đi làm, phải tự học tư trang bị thêm cái mình cần, học là quá trình lâu dài suốt đời, chẳng ai có thể biết mình cần gì để dạy cho mình cả.
              thế nên tự học, tham gia các lớp bồi dưỡng sau khi đi làm là đương nhiên. Chừng nào ai đó nói là sau khi tốt nghiệp không muốn đi học bồi dưỡng bạn mới lên tiếng như vậy chứ ?
              Còn trong thời gian đại học chỉ nên hướng dẫn phương pháp tìm hiểu thôi chứ không đặt năng vấn đề kiến thức.
              Thử hỏi chứ ai học môn Pháp luật ở đại học xong biết cách tìm hiểu luật mới mà mình chưa biết ? Đấy môn pháp luật đã trang bị được cho người học kỹ năng tự học pháp luật chưa ? Chưa hề.
              Cách nói của bạn là lý luận logic ở tổng thể mà bỏ qua chi tiết. Tưởng vậy mà không phải vậy đâu nha.
              Nếu cần đến pháp luật sao bạn không tìm sách để tự trang bị thêm, tìm luật sư ?
              Ban đầu ta học để là kỹ sư, sau đó làm nhiều năm lại chuyển qua công tác quản lý, thì phải học thêm đó là trái chuyên ngành rõ ràng, vì ta chuyển hướng công việc.
              Vậy là ta vào ngành kỹ sư để học quản lý, học làm sếp à ? Tính quá, nhìn xa quá rồi, "tính già hóa non" rồi.
              Vậy phải đặt nặng phần chuyên môn chứ ?
              Mình có anh bạn làm xuất nhập khẩu, ra trường ảnh phải tự học rất nhiều về quy định xuất nhập khẩu, thuế, ảnh nói trong trường đại học dạy cho chút ít kiến thức cụ thể về pháp luật, chả dính gì tới phần ảnh cần cho công việc, ảnh phải tự học, tự tìm sách hết, ở trường đã không dạy cách tìm hiểu quy định pháp luật, lại cũng chẳng dạy gì liên quan tới phần anh ấy cần.
              Anh đó thì vậy, anh khác thì lại phần khác của pháp luật. VD muốn mở công ty. Vậy sao ? chả lẽ học hết luật nọ tới luật kia ?

              "Cóc nhô" đâu rồi ?
              Last edited by thundernhut; 03-09-2010, 18:53.

              Comment


              • #82
                Nguyên văn bởi thundernhut Xem bài viết
                Mình thấy có bạn nói về vấn đề pháp luật ở trên. Mình nghĩ hình như bạn cố tinh không hiểu để "bênh vực" thì phải.
                Luật có nhiều ngành, Pháp Luật cũng thay đổi, bổ sung, sữa chữa chứ có cố định không ? Thế bạn muốn học hết mọi thứ luật ở đại học ?
                Khi đi làm, phải tự học tư trang bị thêm cái mình cần, học là quá trình lâu dài suốt đời, chẳng ai có thể biết mình cần gì để dạy cho mình cả.
                thế nên tự học, tham gia các lớp bồi dưỡng sau khi đi làm là đương nhiên. Chừng nào ai đó nói là sau khi tốt nghiệp không muốn đi học bồi dưỡng bạn mới lên tiếng như vậy chứ ?
                Còn trong thời gian đại học chỉ nên hướng dẫn phương pháp tìm hiểu thôi chứ không đặt năng vấn đề kiến thức.
                Thử hỏi chứ ai học môn Pháp luật ở đại học xong biết cách tìm hiểu luật mới mà mình chưa biết ? Đấy môn pháp luật đã trang bị được cho người học kỹ năng tự học pháp luật chưa ? Chưa hề.
                Cách nói của bạn là lý luận logic ở tổng thể mà bỏ qua chi tiết. Tưởng vậy mà không phải vậy đâu nha.
                Nếu cần đến pháp luật sao bạn không tìm sách để tự trang bị thêm, tìm luật sư ?
                Ban đầu ta học để là kỹ sư, sau đó làm nhiều năm lại chuyển qua công tác quản lý, thì phải học thêm đó là trái chuyên ngành rõ ràng, vì ta chuyển hướng công việc.
                Vậy là ta vào ngành kỹ sư để học quản lý, học làm sếp à ? Tính quá, nhìn xa quá rồi, "tính già hóa non" rồi.
                Vậy phải đặt nặng phần chuyên môn chứ ?
                Mình có anh bạn làm xuất nhập khẩu, ra trường ảnh phải tự học rất nhiều về quy định xuất nhập khẩu, thuế, ảnh nói trong trường đại học dạy cho chút ít kiến thức cụ thể về pháp luật, chả dính gì tới phần ảnh cần cho công việc, ảnh phải tự học, tự tìm sách hết, ở trường đã không dạy cách tìm hiểu quy định pháp luật, lại cũng chẳng dạy gì liên quan tới phần anh ấy cần.
                Anh đó thì vậy, anh khác thì lại phần khác của pháp luật. VD muốn mở công ty. Vậy sao ? chả lẽ học hết luật nọ tới luật kia ?

                "Cóc nhô" đâu rồi ?
                Chúng ta chẳng phải là học sinh lớp 1 để thầy cô nắm tay gò cho từng chữ. Bất kỳ môn học nào trong trường ĐH cũng đều nhắm mục đích trang bị những kiến thức tối thiểu.

                Môn Pháp luật, không phải để anh học thuộc điều này khoản nọ để làm bài cho có điểm. Đó là cách học từ chương, tầm chương trích cú... rất đáng lên án. Khi học môn Pháp luật phải học trên một tinh thần khác. Mục tiêu của nó là để anh có ý thức thượng tôn pháp luật, hiểu được kết cấu của nền pháp luật nước nhà.

                Thử hỏi, ngay khi còn ở trong trường, chúng ta coi thường môn pháp luật, Từ đó dẫn đến coi thường nội quy kỷ luật của trường, ra đường thì coi thường mọi luật lệ giao thông. Lên diễn đàn thì coi thường mọi quy chế của diễn đàn. Sau này ra đi làm, chúng ta tiếp tục coi thường những gì nữa?

                Bao nhiêu tai nạn lao động xảy ra, bao nhiêu tai nạn giao thông, bao nhiêu người chết, bị thương, cũng chỉ vì coi thường luật lệ, coi thường luật bảo hộ lao động, luật giao thông, coi thường quy trình quy tắc...

                Bao nhiêu vụ án cươp, giết, bao nhiêu vu thanh toán đẫm máu, cũng vì coi thường luật pháp.

                Bao nhiêu nhà kinh doanh vốn rất lương thiện phải vào tù, chỉ vì coi thường luật pháp.

                Một điều rất dở của dân tộc Á Đông, so với dân Tây Phương, là tinh thần kỷ luật, tinh thần thượng tôn pháp luật quá kém. Vì thế nên xã hội phát triển rất chậm chạp.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #83
                  Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                  Chúng ta chẳng phải là học sinh lớp 1 để thầy cô nắm tay gò cho từng chữ. Bất kỳ môn học nào trong trường ĐH cũng đều nhắm mục đích trang bị những kiến thức tối thiểu.

                  Môn Pháp luật, không phải để anh học thuộc điều này khoản nọ để làm bài cho có điểm. Đó là cách học từ chương, tầm chương trích cú... rất đáng lên án. Khi học môn Pháp luật phải học trên một tinh thần khác. Mục tiêu của nó là để anh có ý thức thượng tôn pháp luật, hiểu được kết cấu của nền pháp luật nước nhà.

                  Thử hỏi, ngay khi còn ở trong trường, chúng ta coi thường môn pháp luật, Từ đó dẫn đến coi thường nội quy kỷ luật của trường, ra đường thì coi thường mọi luật lệ giao thông. Lên diễn đàn thì coi thường mọi quy chế của diễn đàn. Sau này ra đi làm, chúng ta tiếp tục coi thường những gì nữa?

                  Bao nhiêu tai nạn lao động xảy ra, bao nhiêu tai nạn giao thông, bao nhiêu người chết, bị thương, cũng chỉ vì coi thường luật lệ, coi thường luật bảo hộ lao động, luật giao thông, coi thường quy trình quy tắc...

                  Bao nhiêu vụ án cươp, giết, bao nhiêu vu thanh toán đẫm máu, cũng vì coi thường luật pháp.

                  Bao nhiêu nhà kinh doanh vốn rất lương thiện phải vào tù, chỉ vì coi thường luật pháp.

                  Một điều rất dở của dân tộc Á Đông, so với dân Tây Phương, là tinh thần kỷ luật, tinh thần thượng tôn pháp luật quá kém. Vì thế nên xã hội phát triển rất chậm chạp.
                  theo ý của mình thì ở trường tuy có kỷ luật ở trường nhưng liệu những cái kỷ luật ấy được thực hiện đến đâu, đến ngay cả giáo viên cũng thế thôi ý thức chấp hành kỷ luật cũng chưa chắc tốt, trường mình thì cô giáo được phép vào lớp muộn còn sinh viên vào muộn thì đứng ngoài thế thì tinh thần kỷ luật ở đâu, chẳng lẽ cứ là giáo viên thì được phép phá vỡ kỷ luật sao,đến lớp muộn tùy ý, còn chưa kể tiêu cực nữa, người chịu học thì bị rèm pha còn người không chịu học thì vui vẻ khỏe người và điểm lại rất cao nữa

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi vanmanh1988 Xem bài viết
                    chào bạn!
                    không biết xưng hô bạn có đúng không, không đúng mong bạn thứ lỗi (mình đang là sinh viên năm cuối KDD-SPKT)

                    mình rất đồng ý với những ý kiến của bạn ở trên. mình nghĩ chúng ta nên có cách nhìn xa và sâu hơn một chút. cũng không hẳn sinh viên chúng ta lười , nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao sv chúng ta lười? ,tại sao sv chúng ta không tự giác nghiên cứu (cũng có 1 bộ phận sv cũng rất ý thức việc học của mình)..etc..

                    theo mình nghĩ: một sv khi đậu đại học thì bản thân họ phải có một sự cố gắn nhất định thì kq mới vậy. nhưng tại sao khi vào đại học, họ lại biến đổi một cách khác xa so với lúc trước.
                    tại vì môi trường sống của học thay đổi, nhiều bạn sinh viên không biết tại sao mình lại thi vào trường này. và nếu lỡ thi đậu thì một là cố gắn học cho điểm thật cao hoặc là học cho qua để có cái bằng dh.
                    nhưng các bạn nghĩ những bạn có học bổng hay học điểm cao có thật sự giỏi không (tôi không có ý chê bai ai cả) về chuyên môn và kĩ năng sống (kĩ năng mềm)...thật là khó trả lời.
                    có thể có những người thật sự giỏi nhưng cũng không hẳn thế.
                    nếu bạn sống trong một môi trường mọi thứ điều là vevtơr 0 thì thật là tai hại, sự định hướng nghề nghiệp của nền giáo dục của ta ( gia đình+nhà trường) còn mơ hồ,không rõ ràng.
                    rõ ràng nền giáo dục của ta là nền giáo dục đại trà ==> ai cũng muốn làm thầy và ai cũng không muốn làm thợ cả ,vì sao vậy : vì họ không thực sự thấy được năng lực công việc của mình và cuối cùng cũng không phát huy được năng lực thực sự trong họ==>sức ì rất lớn.
                    một điều tôi thấy khoảng cách giữa thầy và trò trong các trường từ trung học cho đến đại học còn xa. không có một sự thân thiện. ý kiến của thầy cô luôn là ý kiến chủ đạo (tuy nhiên cũng không phải là tấc cả) .người học mang tính bị động. chỉ nhận thông tin là chủ yếu mà ít có sự trao đổi qua lại. nên cho dù chúng ta có đào tạo ,có học nhiều nhưng chúng ta không phát huy được năng lực nhừn gì ta đang có thì thật là uổng phí.

                    nên mình thiết nghĩ để giải quyết phần nào vấn đề trên:
                    mỗi người chúng (sinh viên giản viên) cần nhìn nhận lại cách học và dạy của mình.
                    mỗi sv cần tự đặt câu hỏi học để làm gì,học môn này có ích gì.
                    giảng viên cũng cần xem xét lại cách truyền đạt kiến thức của mình về mọi phương diện

                    việc phân bổ chương trình là trách nhiệm của các nhà làm giáo dục,còn chúng ta là những thực hiện nó, nếu không có sự liên lết giữa nhà trường và xã hội thì chúng ta học 4 năm đại học thật uổng phái quá, học 4.5 năm điện tử mà ra đi bán hàng hay... khác chuyên nghanh thì thật là uổng 4 năm đèn sách.....chỗ này có rất rát nhiều nhiều điều phải bàn, thân tôi nhỏ nhoi chỉ biết làm thế thôi

                    đôi lời chia se cùng anh em .mong anh em đóng góp ý kiến để chúng ta tìm thấy khả năng của chính mình và phát huy nó
                    Nói thế mà bạn chưa hiểu thì thôi mình không nói nữa! Thú thiệt nó không phải chỉ đơn thuần trong trường đại học mà còn trong xã hội nữa ... Có lẽ bạn chưa đụng chạm đến nên bạn chưa ngộ ra thôi.
                    Còn tui ấy à... Xin thưa tui cũng nòi SPKT ra đây nè nhưng cách đây gần mười năm rồi! Ra xong.... lại phải tiếp 3 năm cái kinh tế nữa (văn bằng II).... Rồi từ từ ngộ ra nhiều thứ...

                    Comment


                    • #85
                      âu kung la kiếm tiền mà thôi .các bác cứ thấy chán nản làm gì.
                      đôi lúc không ngủ được chỉ vì thi lại và học lại nhưng tại sao mình lai chon con đường học mà chi .
                      đã nhiều lần ắc nghĩ nên tim một công việt thích hợp và đam mê mà làm .nhưng đành ngặm ngùi thôi bác ơi .
                      lấy cái chán nản này làm niềm dzui thôi,kũng kòn dtvn ma .

                      Comment


                      • #86
                        Chung quy lại cũng là do mục đích cuối cùng của mỗi người chi phối.
                        Có người học để sau này kiếm được nhiều tiền.
                        Có người học để sau này làm được cái gì đó để đời.
                        Có người học để thỏa sức khám phá, thỏa lòng đam mê.
                        .........................
                        Với mỗi mục đích đặt ra thì mỗi người có một suy nghĩ khác nhau khi cùng học một chương trình. Thú thực khi lập topic này ( trong lúc đang ức chế dâng cao ) thì ngay sau đó qua Yahoo có nhiều người cùng suy nghĩ cùng chia sẻ. Tuy nhiên cũng có nhiều người nói với tôi rằng :" Tiêu cực cũng chẳng sao, người ta có tiền có quyền kệ người ta, miễn sao sau này ra kiếm được nhiều tiền ". Cũng có người dọa rằng sẽ gửi mail cho hiệu trưởng. Đó cũng có thể mục đích của tôi khác với họ.

                        Comment


                        • #87
                          HỌC HÀNH chắc là HỌC cách HÀNH nhau là chính ?????? !!!!!
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #88
                            Bắt phải học mấy môn trái chuyên ngành để thấy: trong cái "bầu trời tối đen" của chuyên ngành còn có các "vì sao lấp lánh". He he.
                            ví dụ: học điện tử/ tin học .. cũng phải học tiếng anh, triết... để chi phối bớt. Nếu không có mấy thứ chi phối này thì sau khi ra trường xong sẽ ... ngáo.
                            Mấy ông thợ ngày nào cũng chúi mũi vào mấy cái mạch Đt/ máy móc mà không đọc báo/ xem tivi thì cũng từ từ ..ngáo ra thôi!
                            Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                            <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                            Comment


                            • #89
                              Toàn là vớ vỉn.

                              Thế nào là trái chuyên ngành?
                              Được học hành tử tế mà còn trái à? Thế thì khác dek gì nói bố mẹ ông dốt, đầu tư tiền của sức lực vào chuyện vớ vỉn?

                              Phải hiểu rằng: Gia đình ông, bố mẹ ông đầu tư cho ông với mong muốn ông được hiểu biết như mọi người (chứ chưa nói hơn người, vì hơn người thì ông chẳng lập ra cái luồng này).

                              Để hơn người, nó là tính sâu xa/mở rộng chứ không phải chỉ chuyên ngành.

                              Nếu chỉ chuyên ngành thì đơn giản lắm:

                              - Ngày hôm nay ông sáng chế ra cái LỜ, thiên hạ rất khâm phục.
                              - Ngày mai có thằng khác làm cái BỜ đập chết cái LỜ của ông, nên thiên hạ sẽ quay sang tôn vinh cái BỜ đó và nhổ toẹt vào cái LỜ của ông.

                              Nếu ông là người thoái chí (vì chỉ biết chuyên ngành của ông), ông sẽ ôm cái LỜ của ông để đi than vãn.

                              Nếu ông được học rộng biết nhiều, ông sẽ làm ngay cái BAO cho cái BỜ của địch thủ, cho nó sợ luôn.

                              Thế nên, học chẳng bao giờ thừa. Bản thân tôi đã gặp rất nhiều cao thủ trên cái 4r này, và chưa bao giờ gặp người lười học mà thành cao thủ.

                              Các cao thủ đó thì xin miễn bàn, vì nói chuyện gì với họ cũng thành "xe cần hen" hết. Bởi vì họ luôn biết cập nhật thông tin, nên những chuyện "cấm đẻ", cấm đái" cũng biết, dù chẳng thuộc chuyên môn.

                              Hiểu hay không thì tùy, nhưng có mấy câu hỏi:

                              - Điều gì sẽ xảy ra "nếu" bạn đưa ra sản phẩm mà không biết biểu thuế?
                              - Điều gì sẽ xảy ra "nếu" bạn đưa ra sản phẩm có hình mẫu tối kỵ với tôn giáo của khách hàng?
                              - Điều gì sẽ xảy ra "nếu" bạn đưa ra sản phẩm có hình ảnh (hoặc logo) đụng chạm tới lòng tự ái (hoặc tự tôn) dân tộc của khách hàng?

                              Vân vân và vân vân....

                              Nên suy ngẫm cho kỹ đi, nói từ "chán nản" thì ai cũng nói được. Nhưng không phải ai cũng được học mấy cái "chán nản" đó đâu!
                              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                              Comment


                              • #90
                                Ông đọc mà chẳng hiểu cái dek gì mà phát biểu vậy. Trái chuyên ngành ở đây là các môn không liên quan gì tới chuyên ngành đang học chư đâu có nói tất cả. Ví dụ thử hỏi :
                                Quản trị doanh nghiệp
                                Kinh tế chính trị
                                Kinh tế đại cương
                                ....
                                Nó liên quan thế nào đến chuyên ngành điện điện tử ?
                                Vậy theo như ông thì học thêm tất cả các môn khác cũng là chuyên ngành hả. Thử hỏi cần học để biết hết như thế thì việc quái gì nó phải lập ra các trường như :
                                Đại học kinh tế
                                Đại học sư phạm
                                Đại học ngoại ngữ.
                                ...............
                                Sao không gộp lại gọi chung là đại học cho xong.
                                Xã hội phát triển thì độ chuyên môn càng cao. Anh là SV điện tử , tôi nhận anh vào làm cho tôi trong lĩnh vực điện tử thì yêu cầu anh làm cho tốt nhiệm vụ của anh. Thuế má, thị trường, tôn giáo đã có người trong lĩnh vực khác lo và dĩ nhiên họ được đào tạo bài bản hơn anh. Cho dù anh có hiểu biết thiên văn địa lí xã hội ngon đến đâu kệ anh, tôi cần anh làm tốt nhiệm vụ của anh đi, nếu không làm được cho dù kinh tế, chính trị của anh 10.0 tôi vẫn đá đít anh ra và nhận 1 thằng mà hiểu biết về kinh tế, thị trường kém anh mấy bậc nhưng nó hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn anh.
                                ...........
                                Rõ ràng học không phải là thừa, điều này không phủ nhận. Nhưng học cái gì mới là điều đáng bàn. Kiến thức bao la sức người có hạn. Học cái gì và học vào lúc nào mới là cái muốn nói. Ông đang là một kĩ sư chuyên ngành điện tử mà ông đi học thêm cái nghề sửa xe đạp vì cho rằng nó cũng quan trọng, cũng giúp ích cuộc sống thì nếu trưng cầu ý kiến thiên hạ thì đảm bảo 99,99/100 người bảo rằng : " Ông bị điên ".
                                ....
                                Học cũng nên phân định rõ ràng là Học cái gì và không nên học cái gì. Học mà có gì học nấy, cái gì cũng học thì không những không phải trở thành người hiểu biết sâu rộng ( chỉ có hiểu biết sâu mới thực sự giúp ích ) mà trở thành một thứ hỗn độn . Mặt nào, lĩnh vực nào cũng biết 1 ít nhưng cuối cùng cũng chẳng mặt nào nổi trội để có thể làm một cái gì đó hơn người.
                                Last edited by duong_act; 20-09-2010, 19:30.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duong_act Tìm hiểu thêm về duong_act

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X