Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chán nản ! Các môn trái chuyên ngành, liệu có quá cần thiết.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Bác Duong bớt nóng đi,
    mấy cái Quản trị doanh nghiệp;Kinh tế chính trị;Kinh tế đại cương sẽ có ích đấy. Nhất là khi bác đi làm sếp về kỹ thuật điện tử của 1 công ty. Nó sẽ có ích khi bác làm report, làm bảng phân tích thị trường, làm bản kế hoạch, phân tích tuổi thọ sản phẩm đối với hiệu quả kinh tế, đưa ra lý luận phát triễn sản phẩm điện tử của công ty làm ra...Rối ren lắm! Bác tính suốt đời làm thợ cầm mỏ hàn hí hoáy sao?
    Tui đã trải qua phần này rồi, nó cần tới khi bác được .. làm lớn.
    Last edited by tepriu; 20-09-2010, 19:37.
    Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
    <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

    Comment


    • #92
      Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
      Bác Duong bớt nóng đi,
      mấy cái Quản trị doanh nghiệp;Kinh tế chính trị;Kinh tế đại cương sẽ có ích đấy. Nhất là khi bác đi làm sếp về kỹ thuật điện tử của 1 công ty. Nó sẽ có ích khi bác làm report, làm bảng phân tích thị trường, làm bản kế hoạch, đưa ra lý luận phát triễn sản phẩm điện tử của công ty làm ra... Bác tính suốt đời làm thợ cầm mỏ hàn hí hoáy sao?
      Tui đã trải qua phần này rồi, nó cần tới khi bác được .. làm lớn.
      Đúng như vậy. Điều đó nói lên là phải đúng lúc , đúng chỗ. Nó chỉ giúp ích khi các bác đã là " sếp ". Nhưng từ 1 tên SV ra đến Sếp là không phải dễ. Học từ năm 2 của ĐH đến năm 4 đảm bảo ai cũng quên sạch. Vậy khi làm sếp đương nhiên phải "học lại". Mà ta là chuyên ngành điện tử, còn mấy lĩnh vực Kinh tế là chuyên ngành sở trường của dân Kinh tế. Nó biết rộng về chuyên ngành của nó hơn bác nên muốn làm được việc đó thì phải đỡ được bọn họ. Mà điều đấy thì....

      Comment


      • #93
        He he... Biết ngay mà!

        Đời tôi đã gặp rất nhiều ku xin làm đệ tử. Chúng khoe rằng chúng hàn rất đẹp, biết đo đạc chuẩn xác, biết tính toán vectot cho đến vẽ độ thị này nọ...

        Nhưng khi tôi hỏi chúng cần hàn chỗ nào, đo chỗ nào, tính toán vì cái gì, vẽ để làm gì... thì chúng cứ thộn ra như ngỗng ỉa.

        - Thử hỏi có bao nhiêu người trên thế giới này giải tích để kiếm cơm?
        - Thử hỏi ở đâu nhận người hàn đẹp để kiếm cơm, ngoài đi làm công nhân cho nhà máy lắp ráp rồi lại than vãn...
        - Thử hỏi người nào đi kiếm việc/hợp đồng mà không biết đàm phán về hóa đơn/chứng từ?
        - Thử hỏi người nào đi làm việc mà không biết tính toán đồng lương tối thiểu để ăn cơm bụi?

        Sống ở đời đương nhiên phải học nhiều, nhưng người "thực tế" thì biết chọn lọc trong mớ kiến thức hỗn độn để tiết kiệm nơ-ron thần kinh. Người thực dụng thì chỉ nhìn thấy chóp mũi, nên nhặt và vồ vội những cái mà họ thấy cần, để khi vào môi trường mới lạ thì khóc lóc rên rỉ...

        Việt Nam hay ở chỗ đào tạo con người cực kỳ mênh mông khó hiểu... Con người Việt lại càng hay vì khó hiểu mênh mông...

        Đơn giản vì "Việt Nam rừng vàng biển bạc..." cứ việc mà khai thác...
        Đơn giản vì "Học xong nhờ chú ấy lo cho..." cứ việc mà há mồm chờ...

        Thế nên mới sinh ra những thằng chẳng biết FeCl3 là gì, vì nó là môn "Hóa"...

        Lại sinh thằng mù tịt tiếng Anh nên đọc từ "datasheet" nghe như "ngày của c...ứ...t" vì nghĩ rằng môn đó dành cho "Đại học Ngoại ngữ"...

        Còn có cả những thằng biết vào diễn đàn này hỏi lôm côm mà chẳng biết dùng "Google", vì nghĩ rằng cái đó dành cho dân IT...

        Mà những cái đó cực kỳ, cực kỳ liên quan đến cái "chuyên ngành" đấy!

        Đời phải biết mình là ai chứ, phải biết mình khiếm khuyết gì để học thêm chứ... Học mãi còn chẳng thành nhân thì mơ mộng cái nỗi gì?

        Cổ nhân nói: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là muốn khuyến khích học nhiều vào.

        Nhưng học theo cách thực dụng theo kiểu "tôi chỉ học những môn liên quan điện" thì sắm cái bơm xe đi là vừa.
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
          He he... Biết ngay mà!
          Nhưng học theo cách thực dụng theo kiểu "tôi chỉ học những môn liên quan điện" thì sắm cái bơm xe đi là vừa.
          Đọc tới đây mới biết là bác quá vội vàng hấp tấp khi nhận xét cái topic tôi lập ra. Hãy nhìn lại tiêu đề và đọc lại nội dung :"Các môn trái chuyên ngành liệu có quá cần thiết ". Tôi nói rằng nó có quá cần thiết trong khi số lượng tiết của nó chiếm quá nhiều. Như vậy nên cần có một tỉ lệ thích hợp hơn bằng việc giảm tải các môn đó và tăng số lượng các tiết chuyên ngành lên để hiểu sâu hơn về cái chuyên ngành hay nó là cái mục tiêu khi nhập học. Vậy mà tôi thấy bác lại nghĩ ngay tới việc xóa bỏ các môn trái chuyên ngành . Không hiểu bác đã đọc kĩ chưa ?
          - Những nhân vật mà bác nêu ra ấy ; Mấy người khoe hàn, đo đạc, kiến thức chuyên ngành giỏi đó nếu như giỏi thật sự thì việc họ " ngay như ngỗng ỉa " tôi thấy có vẻ hơi lạ nếu như không nói là họ chỉ được cái mồm.
          FeCl3 thì được học ngay từ cấp 2 đến hết phổ thông đã là 7 năm mà không biết là gì thì không hiểu vào được ĐH, C Đ thế nào mà có chuyện trái chuyên ngành.
          Còn tiếng anh, cái đó gọi là tiếng anh chuyên ngành đấy, sao có thể nói nó trái chuyên ngành ?

          "Nhưng học theo cách thực dụng theo kiểu "tôi chỉ học những môn liên quan điện" thì sắm cái bơm xe đi là vừa. "
          Câu này là trích dẫn cho ý trong đầu bác là xóa bỏ các môn trái chuyên ngành trong khi topic đang bàn về việc giảm tải.

          Comment


          • #95
            Tại sao ? tại sao ? tại sao cứ hỏi mãi .

            Nghe đây này : Tất cả những cái gì mà cứ lập đi lập lại cũng khiến người ta nhàm chán .
            Làm chuyên ngành cũng thế thôi . Giả sử bạn làm việc cùng 100 kỹ sư khác . Mỗi kỹ sư phụ trách một loại linh kiện . Riêng bạn được phụ trách về tụ điện . Như vậy công việc của bạn là hết làm việc với tụ hóa thì đến tụ meca, hết tụ meca đến tụ ống , hết tụ ống đến tụ ceramic , hết cearamic đến ....... Và hàng ngày , hàng tháng , hàng năm thì ai cũng chán cả , mặc dầu công việc là đúng chuyên ngành .
            Công việc của tôi đúng chuyên ngành nhưng cũng chán lòi . Công việc thế này :
            Cúi xuống cầm một bảng mạch xếp vào máy đo . Ấn một cái rồi đọc các số liệu và kết quả trên màn hình . Nếu các số liệu đúng như yêu cầu thì xếp bảng mạch đó sang bên phải , nếu có số liệu không đúng thì xếp ra sau lưng . Cúi xuống cầm một bảng mạch xếp vào máy đo . Ấn một cái rồi đọc các số liệu và kết quả trên màn hình . Nếu các số liệu đúng như yêu cầu thì xếp bảng mạch đó sang bên phải , nếu có số liệu không đúng thì xếp ra sau lưng . Cúi xuống cầm một bảng mạch xếp vào máy đo . Ấn một cái rồi đọc các số liệu và kết quả trên màn hình . Nếu các số liệu đúng như yêu cầu thì xếp bảng mạch đó sang bên phải , nếu có số liệu không đúng thì xếp ra sau lưng . Cúi xuống cầm một bảng mạch xếp vào máy đo . Ấn một cái rồi đọc các số liệu và kết quả trên màn hình . Nếu các số liệu đúng như yêu cầu thì xếp bảng mạch đó sang bên phải , nếu có số liệu không đúng thì xếp ra sau lưng . Cúi xuống cầm một bảng mạch xếp vào máy đo . Ấn một cái rồi đọc các số liệu và kết quả trên màn hình . Nếu các số liệu đúng như yêu cầu thì xếp bảng mạch đó sang bên phải , nếu có số liệu không đúng thì xếp ra sau lưng . Cúi xuống cầm một bảng mạch xếp vào máy đo . Ấn một cái rồi đọc các số liệu và kết quả trên màn hình . Nếu các số liệu đúng như yêu cầu thì xếp bảng mạch đó sang bên phải , nếu có số liệu không đúng thì xếp ra sau lưng .
            Cúi xuống cầm một bảng mạch ...................................Cứ như vậy cho hết ngày .....

            Mấy cái môn bạn học cảm thấy chán cũng vì lý do như vậy .
            Học một tư tưởng nhân loại thì làm gì chẳng chán . Tìm năm bảy tư tưởng nhân loại về mà đọc thì sẽ thấy ngay tư tưởng nào hay , tư tưởng nào dở . Học một mô hình quản lý thì chán là đúng . Tìm đọc năm bảy mô hình quản lý kinh tế khác nhau thì sẽ thấy ngay mô hỉnh nào hay mô hình nào dở . Học một bộ luật thì làm gì chẳng chán . Tìm năm bảy bộ luật của thế giới mà đọc thì sẽ thấy ngay bộ luật nào ưu việt hơn bộ nào .

            Ngày trước tôi rất đau đầu tìm hiểu vì sao cái mạch điện tử của Melodia khác nhiều so với mạch điện của Technic ? Tại sao mạch điện của Telefunken lại khác nhiều so với mạch điện của Mitsusta ? Tại sao mạch điện của Elechtronika lại khác nhiều so với mạch điện của máy RCA ? ..... Mặc dù những người làm ra các mạch điện đó đều giỏi cả . Không thể nói ai kém hơn ai .
            Mãi về sau tôi mới biết là các kỹ sư đó học các môn triết học khác nhau , nên các mạch điện của họ thiết kế , sản xuất ra cũng khác nhau rất xa .
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #96
              1/Các trường đại học ở Mỹ đào tạo sinh viên ra trường theo đường lối: Anh KS Điện ra trường chỉ làm về điện, và lương rất cao nhưng khi về nhà chống dột thì lại phải trả tiền cho anh làm về chống dột. Anh thạc sĩ Kinh tế ra trường làm kinh tế rất hay nhưng về nhà tivi hư thì phải trả tiền cho anh KS điện tử. Anh kỹ sư ĐT làm lương rất cao nhưng về nhà điện bị chập thì phải trả tiền cho anh nhân viên sửa điện dân dụng. Tại sao:Vì họ đào tạo ra những chuyên gia trong 1 lĩnh vực nhất định và rất giỏi, kiếm tiền nhiều dựa vào cái giỏi chuyên ngành đó, còn những chuyên ngành khác là để cho người khác kiếm tiền. Họ không dùng người chuyên ngành chính này cho những vị trí cần chuyên ngành chính khác. Tư tưởng đường lối đó phù hợp trong điều kiện đó.
              2/ Các trường ĐH/ Cao đẳng/ Trung học ở VN : 1 anh KS điện (hay các ngành khác) khi gặp sự cố như ống nước hư/ xe hư/ điện nhà hư/ máy bơm hư, quạt hư... và phụ vợ làm kinh tế (hoặc tự làm kinh tế).. v.v đều phải biết làm. Há chẳng phải 1 anh ôm đồm nhiều thứ (vừa Đt vừa K.Tế vừa điện cơ,Nói chung là quăng ra đường sống cũng không chết! Khi tốt nghiệp ĐH thì cái gì cũng biết 1 ít và không giỏi bằng 1 chú KS chuyên 1 ngành thật sâu (kiếm tiền nhiều nhưng chi ra cho các việc khác cũng nhiều). Nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh VN.

              Vậy, đâu là hướng tốt?!! Ai biết? nhưng ai có quyền điều tiết cho đúng lúc?
              Lúc trước học Lịch sử, GDCD thấy chán, chán thật! Giờ ra đường thấy tượng Thánh Trần, con hỏi đó là ai, chỉ biết là Trần Hưng Đạo nhưng thời nào? mất năm nào ?... thì bế tắc! (chỉ là ví dụ) Lịch sử dân tộc còn không rành thì biết ăn nói với con sao đây...
              Lúc trước học System analys, Vi xử lý, kỹ thuật tương tự... thấy chán, giờ cần tới thấy hối hận vì lúc đó chỉ học cho qua ải.
              Lúc trước học Hóa cao cấp thấy thừa, nay làm mạch in bằng thuốc rửa, viết cân bằng phản ứng cả buổi chẳng xong.
              Lúc trước học ... giờ cần....
              Chỉ vì: điều kiện VN không phải lúc nào và không phải ai cũng có điều kiện để học khi cần đến. Và bù lại, khi ôm quá nhiều thứ thì KS/ cử nhân VN ra trường phải mất ít nhất 18 tháng để bổ sung kiến thức chuyên ngành.
              Chân thành.
              Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
              <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

              Comment


              • #97
                Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                1/Các trường đại học ở Mỹ đào tạo sinh viên ra trường theo đường lối: Anh KS Điện ra trường chỉ làm về điện, và lương rất cao nhưng khi về nhà chống dột thì lại phải trả tiền cho anh làm về chống dột. Anh thạc sĩ Kinh tế ra trường làm kinh tế rất hay nhưng về nhà tivi hư thì phải trả tiền cho anh KS điện tử. Anh kỹ sư ĐT làm lương rất cao nhưng về nhà điện bị chập thì phải trả tiền cho anh nhân viên sửa điện dân dụng. Tại sao:Vì họ đào tạo ra những chuyên gia trong 1 lĩnh vực nhất định và rất giỏi, kiếm tiền nhiều dựa vào cái giỏi chuyên ngành đó, còn những chuyên ngành khác là để cho người khác kiếm tiền. Họ không dùng người chuyên ngành chính này cho những vị trí cần chuyên ngành chính khác. Tư tưởng đường lối đó phù hợp trong điều kiện đó.
                2/ Các trường ĐH/ Cao đẳng/ Trung học ở VN : 1 anh KS điện (hay các ngành khác) khi gặp sự cố như ống nước hư/ xe hư/ điện nhà hư/ máy bơm hư, quạt hư... và phụ vợ làm kinh tế (hoặc tự làm kinh tế).. v.v đều phải biết làm. Há chẳng phải 1 anh ôm đồm nhiều thứ (vừa Đt vừa K.Tế vừa điện cơ,Nói chung là quăng ra đường sống cũng không chết! Khi tốt nghiệp ĐH thì cái gì cũng biết 1 ít và không giỏi bằng 1 chú KS chuyên 1 ngành thật sâu (kiếm tiền nhiều nhưng chi ra cho các việc khác cũng nhiều). Nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh VN.

                Vậy, đâu là hướng tốt?!! Ai biết? nhưng ai có quyền điều tiết cho đúng lúc?
                Lúc trước học Lịch sử, GDCD thấy chán, chán thật! Giờ ra đường thấy tượng Thánh Trần, con hỏi đó là ai, chỉ biết là Trần Hưng Đạo nhưng thời nào? mất năm nào ?... thì bế tắc! (chỉ là ví dụ) Lịch sử dân tộc còn không rành thì biết ăn nói với con sao đây...
                Lúc trước học System analys, Vi xử lý, kỹ thuật tương tự... thấy chán, giờ cần tới thấy hối hận vì lúc đó chỉ học cho qua ải.
                Lúc trước học Hóa cao cấp thấy thừa, nay làm mạch in bằng thuốc rửa, viết cân bằng phản ứng cả buổi chẳng xong.
                Lúc trước học ... giờ cần....
                Chỉ vì: điều kiện VN không phải lúc nào và không phải ai cũng có điều kiện để học khi cần đến. Và bù lại, khi ôm quá nhiều thứ thì KS/ cử nhân VN ra trường phải mất ít nhất 18 tháng để bổ sung kiến thức chuyên ngành.
                Chân thành.
                Bác nói thế cũng không đúng lắm đâu. Thứ nhất bác nói lẫn 2 thứ học và làm. Học là một chuyện, nhưng đi ra làm là một chuyện.

                KS điện tử tại Mỹ cũng học các thứ khác:

                TD: materials (môn chính của các bác KS cầu đường). Động lực học, tĩnh lực học và động nhiệt học (môn chính của các bác Mechanical Eng và KS cầu đường.).

                Ngoài ra phải chọn vài lớp trong những thứ sau: triết học, nhạc cổ điển, nhạc tân thời, nhạc thế giới, mấy lớp về kinh tế, lịch sử, chính trị, v.v. Những thứ mà hoàn toàn không dính lứu về điện (nói riêng) và KS (nói chung).

                Chuyện bác nói thì cũng như VN thôi, có anh KS điện nào đi học lợp mái nhà trong trường đâu.

                Có một cái tớ không rõ có giống như VN là sang năm thứ 3 là bắt đầu chọn về nghành mình muốn làm. TD: đi hoàn toàn về analog hoặc digital, hoặc cả 2. Đi hẳn về RF, hẳn về robotic, đi hẳn về ngành điện cao thế, VLSI design, v.v.

                Sau đó ra trường đi kiếm việc thì lại khác nữa. Bác vô hãng nào đa số cũng phải được huấn luyện hết. Trong trường làm sao có máy móc như ngoài hãng mà học trò học được. Chưa nói tới những thứ bí mật của hãng thì tới ông thầy còn không biết, huống chi học trò.

                Comment


                • #98
                  Có nghĩa là nếu chúng ta bị chi phối cho nhiều thứ quá thì cái phần chính sẽ đương nhiên bị xao nhãng!
                  Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                  <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                  Comment


                  • #99
                    bạn duong_act nói chuẩn quá,thật sự thì những môn trái chuyên ngành chiếm quá nhiều tiết và chính giảng viên dạy cũng chỉ là để kiếm miếng cơm mà thôi,học thì học k học thì thôi nhưng phải mất tiền để được qua,những môn chuyên ngành thì bị cắt giảm số tiết đến mức không thể nào hiểu được,ở trường mình học thực hành cũng gọi là đựoc,trang bị máy móc đủ cả nhưng có 1 số giảng viên chuyên môn kém lại dấu dốt bla bla... bên trung quốc họ đào tạo chuyên về chuyên ngành là chính,thực hành rất nhiều vậy nên cái gì họ cũng mạnh là vậy,bộ giáo dục viêt nam toàn những người già,không biết làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước,nếu như muốn thay đổi 1 cái gì đó thì phải thay đổi từ bậc tiểu học chứ không nên bắt những người học quá cao rồi thay đổi cách học truyền thống,ai cũng biết rằng mọi chính sách giáo dục của bgd đều đang phản tác dụng,học sinh giỏi thì không nói làm gì nhưng học sinh yếu,trung bình thì càng ngày càng nhiều tóm lại tất cả là do những ông già trong bộ GD đú theo thế giới

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                      Có nghĩa là nếu chúng ta bị chi phối cho nhiều thứ quá thì cái phần chính sẽ đương nhiên bị xao nhãng!
                      Tớ thì lại nghĩ khác. Trong trường là chỗ để học. Những món không trong nghề cũng có thể đem lại một kiến thức tổng quát cho người học.

                      VD: tớ học một lớp bên kinh tế - nhờ lớp này tớ biết thêm chút ít về luật tự nhiên của cung ứng và nhu cầu, từ đó hiểu tại sao có thặng dư và khan hiếm,v.v.

                      Một lớp khác về các sắc dân thiểu số tại Mỹ. Tớ biết thêm các đời sống của những di dân tới Mỹ trong thế kỷ 20 như Phi, Nhật và Tầu. Tớ biết thêm về họa hoàng chủng.

                      Những kiến thức đó có làm cho tớ kiếm việc dễ hơn không ? Dĩ nhiên là không rồi, nhưng nó đem lại cho tớ sự hiểu biết về xã hội mà tớ đang sống trong đó.

                      Còn chuyện sao nhãng hay không là tùy người học thôi. Nhờ những lớp "phụ" này mà tớ có nhiều thì giờ để học các lớp "chính" của mình (vì đa số các lớp phụ này không đòi hỏi thời giờ nhiều lắm). Nếu chơi một lúc 5-7 lởp chính thì chắc rớt hết một nửa vì không có thì giờ mà học cho hiểu.

                      Còn nếu ý bác là vì nhiều lớp phụ quá không có thì giờ học hết các lớp chính mà trường có thì tớ đồng ý. Trường tớ học có rất nhiều những lớp mình muốn học nhưng không có thì giờ mà học thêm, trừ khi nào bỏ thêm 1/2 hoặc 1 năm nữa trong trường. Con người tham lam, cái gì cũng muốn biết hết, tớ cũng vậy. Nhưng vì miếng cơm mà phải chọn lựa môn nào mình hợp để học ra trường.......rồi sau đó mới vỡ mộng.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                        Ông đọc mà chẳng hiểu cái dek gì mà phát biểu vậy. Trái chuyên ngành ở đây là các môn không liên quan gì tới chuyên ngành đang học chư đâu có nói tất cả. Ví dụ thử hỏi :
                        Quản trị doanh nghiệp
                        Kinh tế chính trị
                        Kinh tế đại cương
                        ....
                        Nó liên quan thế nào đến chuyên ngành điện điện tử ?
                        Vậy theo như ông thì học thêm tất cả các môn khác cũng là chuyên ngành hả. Thử hỏi cần học để biết hết như thế thì việc quái gì nó phải lập ra các trường như :
                        Đại học kinh tế
                        Đại học sư phạm
                        Đại học ngoại ngữ.
                        ...............
                        Sao không gộp lại gọi chung là đại học cho xong.
                        Xã hội phát triển thì độ chuyên môn càng cao. Anh là SV điện tử , tôi nhận anh vào làm cho tôi trong lĩnh vực điện tử thì yêu cầu anh làm cho tốt nhiệm vụ của anh. Thuế má, thị trường, tôn giáo đã có người trong lĩnh vực khác lo và dĩ nhiên họ được đào tạo bài bản hơn anh. Cho dù anh có hiểu biết thiên văn địa lí xã hội ngon đến đâu kệ anh, tôi cần anh làm tốt nhiệm vụ của anh đi, nếu không làm được cho dù kinh tế, chính trị của anh 10.0 tôi vẫn đá đít anh ra và nhận 1 thằng mà hiểu biết về kinh tế, thị trường kém anh mấy bậc nhưng nó hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn anh.
                        ...........
                        Rõ ràng học không phải là thừa, điều này không phủ nhận. Nhưng học cái gì mới là điều đáng bàn. Kiến thức bao la sức người có hạn. Học cái gì và học vào lúc nào mới là cái muốn nói. Ông đang là một kĩ sư chuyên ngành điện tử mà ông đi học thêm cái nghề sửa xe đạp vì cho rằng nó cũng quan trọng, cũng giúp ích cuộc sống thì nếu trưng cầu ý kiến thiên hạ thì đảm bảo 99,99/100 người bảo rằng : " Ông bị điên ".
                        ....
                        Học cũng nên phân định rõ ràng là Học cái gì và không nên học cái gì. Học mà có gì học nấy, cái gì cũng học thì không những không phải trở thành người hiểu biết sâu rộng ( chỉ có hiểu biết sâu mới thực sự giúp ích ) mà trở thành một thứ hỗn độn . Mặt nào, lĩnh vực nào cũng biết 1 ít nhưng cuối cùng cũng chẳng mặt nào nổi trội để có thể làm một cái gì đó hơn người.
                        Chưa đi mưa, chưa biết lạnh !

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viết
                          Chưa đi mưa, chưa biết lạnh !
                          Cái áo mưa sẽ giúp ta ấm hơn khi trời mưa. Còn khi trời nắng nó làm ta nóng bức.
                          Đừng vì sợ lạnh mà mặc áo mưa ngay lúc trời nắng to. Vì cái đó là của trời mưa . Lúc nào thấy trời sắp mưa thì hãy mặc. Đừng để đến lúc trời mưa vẫn bị lạnh vì cái ảo mưa không còn mới và đã bị rách .
                          Last edited by duong_act; 22-09-2010, 05:51.

                          Comment


                          • @Duongact: vẫn biết thế, nhưng đường dài, còn rất dài, vậy có những thứ ta không muốn mang vác nhưng vẫn phải mang vác; có những cái ta không muốn mang vác nhưng người ta vẫn tròng vào cổ ta, đeo lên lưng ta để bắt ta mang theo. Ta mệt, ta than, thế nhưng lợi hại thế nào thì ta chưa biết, chỉ là ta đoán (nhìn xa , nhìn gần, suy luận).

                            KHi ta join vào 1 tổ chức nào đó (giáo dục, xã hội..) ta buộc phải thích ứng/ thích nghi với điều đó dù ta có thích hay không. Điều này là đương nhiên! Và trên con đường phía trước, bạn còn phải thích nghi với rất nhiều thứ như vậy nữa. Chỉ nói cho nhau nghe thôi chứ thay đổi hay không là do người ở trên kia kìa. Cụ thể như bộ luật của nhà nước qua hàng trăm năm vẫn còn phải sửa đổi bổ sung kia mà, cớ chi mà buồn bực chán nản. Và tôi thông cảm với bạn cũng như hàng chục ngàn sinh viên hàng năm nhập học, ngày trước có lúc tôi cũng như thế.
                            Nhưng người ta nói: buồn bực chán nản hay giận dữ chỉ làm giảm khả năng làm việc của não mà thôi, chẳng tốt chút nào!
                            Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                            <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                            Comment


                            • Họa hoàng chủng là cái họa gì vậy, Paddy có thể giải thích thêm một chút được không ?
                              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                              Comment


                              • có cần phải thảo luận luồng này nhiều vậy không?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duong_act Tìm hiểu thêm về duong_act

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X