Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trung tính lưới điện nối với đất của bo mạch?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trung tính lưới điện nối với đất của bo mạch?

    Các bác cho em hỏi liệu ta có thể đấu đường trung tính của lưới điện vào đường đất của bo mạch điều khiển được không? liệu điện lưới có xộc vào làm héo các IC được không?
    The road ahead

  • #2
    trung tính lưới điện được nối đất,điện trở nối đất khoảng 4ohm

    mass của mạch động lực được nối vào dây trung tính,thì tùy theo chiều dài dây trung tính từ nhà bạn đến điểm nối đất mà tổng trở nối đất lúc này tăng ít hay tăng nhiều.Nhưng trong mọi trường hợp,điện áp dây trung tính không hoàn toàn bằng 0( so với đất),cho nên có thể gây nguy hiểm (không tin đút tay vào trung tính của ổ cắm xem có bị tê tê ko)

    hay nhất là mua cây cọc đồng 2 m đóng xuống đất,rồi nối mas động lực vào đó (nếu mạch cố định)

    Comment


    • #3
      Bạn hiểu nhầm ý mình rồi. Đất ở đây là đất trên bo mạch điều khiển chứ không phải cọc đóng xuống đất. Mình thấy trên mạch chân đất của IC nối với nguồn -12V DC, chân nguồn của IC nối với +12VDC . -12VDC còn được nối với dây trung tính của lưới điện ở bên ngoài. Không biết đấu đá kiểu này có ảnh hưởng gì tới mạch điều khiển không nhỉ?
      The road ahead

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi tinhthanthep Xem bài viết
        Bạn hiểu nhầm ý mình rồi. Đất ở đây là đất trên bo mạch điều khiển chứ không phải cọc đóng xuống đất. Mình thấy trên mạch chân đất của IC nối với nguồn -12V DC, chân nguồn của IC nối với +12VDC . -12VDC còn được nối với dây trung tính của lưới điện ở bên ngoài. Không biết đấu đá kiểu này có ảnh hưởng gì tới mạch điều khiển không nhỉ?
        Không bao giờ người ta nối trực tiếp từ "đất" của bo mạch tới dây trung tính của lưới. Nếu có thì phải nối qua 1 cái tụ khá nhỏ và 1 điện trở rất rất lớn!

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
          Nếu có thì phải nối qua 1 cái tụ khá nhỏ và 1 điện trở rất rất lớn!
          Vì sao vậy huynh?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi natra2k2 Xem bài viết
            Vì sao vậy huynh?
            Có 1 bài nói về vấn đề này rồi, các vị tìm đọc nhé!

            Comment


            • #7
              tinh thần thép pót mạch lên xem thử

              cho mình biết bạn đang dùng biến áp nguồn loại gì?(2 dây hay 3 dây?cách ly hay tự ngẫu ?)

              Comment


              • #8
                Mạch đây:


                IC 785 có chân 1 là ground, 16 là Vs. chân 5 là lối vào tín hiệu đồng bộ.
                The road ahead

                Comment


                • #9
                  Việc đất của IC nối với -12V hay nối với gì đi nữa cũng chẳng quan trọng. Ông nối chân đất của IC với -12V và ông bảo đấy là đất thì cũng chẳng ai cãi được ông. Cái quan trọng là chân nguồn của IC phải có điện thế cao hơn giá trị điện thế ở chân đất của nó. Nếu Vss của IC = -12V, Vdd của IC = +12V thì chênh lệch điện áp ở các chân đầu ra của IC đó tối đa là 24V (vì tính từ -12V tới +12V). Còn việc trung tính của lưới có nối thẳng được với đất của IC không thì cứ sộc điện thử xem sẽ biết ngay (he he). Đùa tí chứ, thực tế tui thấy bọn Tây nó làm thế này : (xem file attach)
                  Attached Files

                  Comment


                  • #10
                    vấn đề là cái biến áp nguồn tạo ra 15V là loại gì? và cái mạch đó dùng trong hệ thống điện có trung tính nối đất hay để hở ?

                    còn cứ thế này thì chịu

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi tinhthanthep Xem bài viết
                      Các bác cho em hỏi liệu ta có thể đấu đường trung tính của lưới điện vào đường đất của bo mạch điều khiển được không? liệu điện lưới có xộc vào làm héo các IC được không?
                      Theo cái mạch của bác, người ta buộc phải nối trung tính với GND vì phải lấy tín hiệu đồng bộ. Nối như vậy là hơi bị liều đó. Bác nên cách li luôn phần lấy tín hiệu đồng bộ bằng cách dùng 1 biến áp cách ly nhỏ, phần sơ cấp nối vào lưới điện, phần thứ cấp đưa vào mạch điều khiển. Làm như vậy thì mạch điều khiển được cách ly hoàn toàn với mạch động lực.
                      Phen này ông quyết buôn băng dính,
                      Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

                      Comment


                      • #12
                        Như vậy có nghĩa là dùng một biến áp cách ly hạ từ 220V xuống 12V. Thứ cấp: một đầu nối với GND còn đầu kia nối với ngõ vào đồng bộ của IC. GND của IC còn được nối vào -15V của nguồn nuôi bo mạch? Phía thứ cấp của máy biến áp cách ly vẫn là điện xoay chiều, liệu đấu vào chân GND và nối thông với -15VDC của nguồn nuôi bộ điều khiển có sao không nhỉ?
                        The road ahead

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi tinhthanthep Xem bài viết
                          Như vậy có nghĩa là dùng một biến áp cách ly hạ từ 220V xuống 12V. Thứ cấp: một đầu nối với GND còn đầu kia nối với ngõ vào đồng bộ của IC. GND của IC còn được nối vào -15V của nguồn nuôi bo mạch? Phía thứ cấp của máy biến áp cách ly vẫn là điện xoay chiều, liệu đấu vào chân GND và nối thông với -15VDC của nguồn nuôi bộ điều khiển có sao không nhỉ?
                          Bác nối chân GND của IC xuống -15VDC là tiêu con IC đó, vì điện áp cấp cho IC lúc đó là 30V > Vsmax của nó. Em thấy mạch của bác kỳ kỳ. Chân GND của TCA785 thấy chẳng nối mass của nguồn. Tuy là sơ đồ trong datasheet, nhưng cũng có thể người ta in nhầm. Em nghĩ chỗ -15VDC lẽ ra phải là GND, và GND của IC được nối vào điểm này.
                          Phen này ông quyết buôn băng dính,
                          Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

                          Comment


                          • #14
                            Theo nhóc thấy mạch trên của anh Tinh Thần Thép không cần phải nối mạch điều khiển ra trung tính làm gì. Đã có biến áp xung cách ly, thì cứ để cho nó cách ly luôn, có sao đâu?

                            Nối thêm chỗ đó, nhóc thấy chỉ dùng cho phần đồng bộ. Như vậy nếu anh nối mạch đồng bộ kiểu quang ghép thì mạch có thể hoàn toàn cách ly với điện lưới.
                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                              Theo nhóc thấy mạch trên của anh Tinh Thần Thép không cần phải nối mạch điều khiển ra trung tính làm gì. Đã có biến áp xung cách ly, thì cứ để cho nó cách ly luôn, có sao đâu?

                              Nối thêm chỗ đó, nhóc thấy chỉ dùng cho phần đồng bộ. Như vậy nếu anh nối mạch đồng bộ kiểu quang ghép thì mạch có thể hoàn toàn cách ly với điện lưới.
                              Trong datasheet TDA785, tín hiệu đồng bộ đưa vào chân 5 có dạng sin. Nhóc dùng ghép quang thì tín hiệu đồng bộ sẽ có dạng xung vuông, lúc này ko biết 785 có chịu chạy đúng ko nữa.

                              Ngoài ra phần emitter của mấy con ghép quang thường chịu được điện áp thấp. Nhóc nối trực tiếp nó vào điện 220VAC (mặc dù có hạn dòng) thì chắc nó sẽ chẳng sống được lâu. Từ xưa đến giờ, người ta hay dùng biến áp cách ly ở chỗ này, vừa rẻ vừa bền.
                              Phen này ông quyết buôn băng dính,
                              Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tinhthanthep Tìm hiểu thêm về tinhthanthep

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X