Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự phát triển ngành điện tử đến chợ Nhật Tảo

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự phát triển ngành điện tử đến chợ Nhật Tảo

    Khõang năm 1960 ti vi trắng đen bắt đầu có tại Sài gòn.Tôi còn nhớ cả thành phố chỉ có vài cái tivi công cộng,tôi thường đến tòa hành chánh quận 1 ( siêu thị điện máy Nguyễn Kim nhìn qua đường Trần Hưng Đạo)vào lúc 7 giờ tối để xem tin tức đến 8-9 giờ là hết chương trình.Vài năm sau người dân bắt đầu mua sắm tivi,ba má tôi cũng mua 1 cái,ngày đầu tiên mua về xem, đúng vào lúc nghệ sĩ Nguyễn chánh Tín lúc đó còn là cậu bé học sinh lớp 12 hát bài Hòn vọng Phu.

    Linh kiện radio,tivi lúc này là bóng bán dẫn,ti vi có các hiệu sony, sanyo,denon, trong giai đọan này bắt đầu có trường đào tạo nghề vô tuyến điện.Chiến tranh lúc này cũng khốc liệt,để phục vụ cho lính Mỹ các radio,cassette được cung cấp và bán rất nhiều.

    Điện tử dân dụng bây giờ ngòai tivi,radio còn có amply phục vụ chơi nhạc,các chương trình đại nhạc hội hàng tuần kéo theo ê kíp kỹ thuật điện tử,đây là giai đọan huy hòang nhất của ngành điện tử,đồng thời yêu cầu linh kiện điện tử thay thế bắt đầu đòi hỏi.

    Địa điểm nổi tiếng bán linh kiện điện tử và sửa chữa quấn Flyback là cửa hàng Bác Ái tại đường Phạm ngũ Lão.Cửa hàng tên gì đó ở đường Bàn Cờ.Hãng bán tivi nổi tiếng là Vạn Kim truyền hình ở đường Lý tự Trọng.

    Không hiểu nguồn hàng ở đâu ra, đã có các bà bán radio hư cũ,linh kiện điện tử tháo ra từ các máy truyền tin PRC25.PRC9 tại đường Tôn thất Thiệp Q1 chợ Sắt đường Vĩnh Viễn.

    Sau giải phóng,hình thành khu vực bán linh kiện điện tử tại đường Cách mạcg tháng 8,Hùynh thúc Kháng.Chợ trời bán máy móc linh tinh khu vực Nhật tảo bây giờ.

    Đây là những ký ức tôi còn nhớ,bạn nào nhớ được địa điểm bán linh kiện ngày xưa thì viết tiếp nhé.

Về tác giả

Collapse

vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X