Thông báo

Collapse
No announcement yet.

HỌc ĐiỆn TỬ ThỜi Nay

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Vài lời góp thêm:
    Học điện tử hiện nay "chán" vì mấy lý do:
    1- Kỹ thuật trên thế giới đã phát triển mức "cao" trong khi trong nước chưa theo kịp, việc học chẳng khác gì việc " học sửa xe đạp, xe máy.." trong khi người ta đã đi oto, máy bay.
    2- Ngành công nghiệp điện tử trong nước chưa phát triển, thiếu "đất" cho những người yêu thích điện tử thực sự => "chán"
    3-Kể cả những người giỏi "điện tử" thu nhập thấp => "chán"
    4- Môi trường hoạt động cho điện tử như:các hội, cuộc thi, tạp chí, thông tin dành cho "điện tử" ít, không hấp dẫn => "chán"

    Comment


    • #17
      Thấy các bác quan tâm đến giáo dục nước nhà em cũng xin góp vài lời:
      Con hư tại mẹ, học trò dốt tại thầy. Nói vậy cũng hơi quá đáng nhưng đi học mà thầy giảng toàn những lý thuyết cao siêu: hàm này, tích phân nọ nhưng thầy chả nói đến môn thầy đang dạy ứng dụng để làm gì, gặp chú Sinh viên nào máu hỏi đến xem, thầy chẳng ậm ừ như đang ăn kẹo cao su thì thua gì em cũng chịu. Nói trắng ra thầy cũng nắm rõ môn mình đang dạy nó ứng dụng vào đâu thì lấy gì mà chỉ bảo ? Ví dụ như môn học Điện tử Công suât đi, cũng giảng Buck,Boot, mạch cầu toàn phần, bán phần ....thế nhưng ứng dụng của nó vào nguồn ATX thì thầy còn chẳng biết, vậy thì mấy chú Sinh viên cứ học thuộc bài để thi điểm cao ra trường cho oai ! Gặp môn Xử lý tín hiệu số học xong cứ như từ Mặt Trăng rơi xuống vì chẳng biết nó làm cái gì, trong khi ở thực tế người ta đã sản xuất ra Amplifier số. Học xong môn Truyền tín hiệu cũng nhớ mang máng mã HDB3, AMI,NRZ...thế nhưng ứng dụng của nó cũng chẳng thấy nói tới. Nói túm lại thế này: các thầy quá xa rời thực tế rùi, làm ơn áp dụng mấy bài toán của các thầy vào thực tế là các chú Sinh viên lại có hứng thú mà hiểu hết những gì thầy giảng ngay. Em hơi bức xúc có gì các thầy bỏ qua cho

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
        Theo em, xét về phương diện Sinh viên, có hai kiểu SV:
        1 là yêu thích điện tử thực sự, họ đã xác định ngành của mình ngay từ khi vào Đại học, số SV này em nghĩ là rất ít, họ thường chủ động nghiên cứu, sáng tạo do đó thực hành ở trường có hay không không phải là vấn đề lớn.Giáo trình ĐH chắc là không đủ kiến thức được. Giáo trình chính của họ đó là "chợ trời" + "máy tính" +"v...v...".
        2 là đa số SV học rồi mới biết mình học "ngành điện tử", sắp tốt nghiệp rồi mới biết "điện tử" là gì???. Trong số này, một số người cho rằng nhà trường không cho thí nghiệm, thực tập, thầy giáo không cho làm thực tế.... nên họ không biết cái "điện tử" nó hình gì. Nói chung số này học bị động, ít thực tế, sẽ gặp khó khăn khi các vấn đề nảy sinh ngoài giáo trình và nói chung là vân vân và vân vân.

        Xét về phương diện nhà trường, em thấy chỉ có một số trường có trang bị nhiều đồ thực hành cho sinh viên và thường thì họ khuyến khích SV thực hành. CÒn một số trường khác thì phòng thí nghiệm nhập đến cả tỉ đồng, học 5 năm ĐH chẳng thấy SV được "sờ" tí nào.???!!!

        Kết luận:
        Theo em thì để học điện tử thì đầu tiên phải yêu thích và cố mà yêu thích. Sau đó tìm tài liệu nghiên cứu, có thể là chọc ngoáy mấy cái TV, đầu VCD trong nhà, mua đồ cũ ở chợ trời..... Sau đó nữa lên dientuvietnam.net mà hỏi, hỏi cho nhiều vào, tất nhiên là bó tay rồi mới hỏi không thì có nhiều bác khó tính bác "xả" cho ngay, he he he...
        Chúng ta đừng nên đổ lỗi cho nhà trường không có đủ thiết bị, giáo viên dạy kém... vì đây là tình trạng chung rồi,chúng ta học cho chúng ta nên phải tự thân vận động thôi.

        Đây là ý kiến của riêng bản thân em thôi, em post lên chỉ mang tính chất đóng góp ý kiến, nếu có đụng chạm đến ai đó hay chỗ nào không phải mong các bác bỏ qua.

        Em cũng nghĩ thế tự thân vận động mới hay .Em là newbie nên chưa biết nhiều mong các bác chỉ giáo .Thực sự không tự học đựoc thì học đại học coi như vất đi .
        Niềm vui của tôi là được học hỏi các bạn:))
        Nỗi buồn của tôi là hỏi các bạn không trả lời:((

        Comment


        • #19
          Đúng là chúng ta phải tự học nhưng tự học như thế nào cũng là một vấn đề. Theo mình thì phải làm chủ kiến thức chứ chạy theo kiến thức thì có ngày mà hụt hơi (kiến thức là vô tận mà làm sao học hết được). Do đó cần phải làm một cái đồ án gì đó cụ thể nếu mình tự nghỉ ra thì tốt, qua đó mới biết mình cần những kiến thức gì, đã có những gì và còn thiếu cái gì. Thiếu cái gì thì tìm hiểu bổ sung khi đó kiến thức đó mới thực sự là của mình vì mình đã trải nghiệm qua.Còn không chỉ là học vẹt.

          Nạp nhiều kiến thức mà không biết làm gì thì cũng như kiếm nhiều tiền mà không biết tiêu vậy.

          Comment


          • #20
            chừng ấy nguyên nhân chắc cũng đã đủ rồi ,các bạn hãy thảo luận về CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY NHƯ THẾ NÀO?

            hay nói theo cách khác:làm gì để SV năng động hơn ? đó là cái mà chúng ta cần nhất.

            Comment


            • #21
              Học đại học chưa chắc giỏi hơn người có trình độ công nhân.vì mình thấy học đại học thiên về đại cương nhiều quá.số buổi thực hành quá ít.nếu muốn đào tạo thành thạo một sv chuyên về ngành điện tử thì mình nghỉ nên học 1 năm đại cương thôi và 6 năm chuyên nghành.nhiều anh học rất giỏi đại cương nhưng khi học tới phần chuyên nghành thì rất yếu.nhiều anh học đại cương nợ lên nợ suống hết môn này đến môn khác nhưng khi qua chuyên nghành thì rất giỏi và tốt nghiệp ra trường anh ta là 1 cao thủ về vđk.mình có hỏi qua nhiều người bạn tốt nghiệp ra trường những người đó cũng đồng tình với mình về vấn đề này.CÁC BÁC CÓ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ NÀY KO?

              Comment


              • #22
                HI all!
                Em xin góp phát pháo thứ hai !
                Thầy phải truyền "lửa" đam mê điện tử cho trò. Trong nền giáo dục nước ta vai trò người Thầy vẫn còn hết sức quan trọng. Thầy phải truyền những kinh nghiệm dù đúng hay sai cho Sinh viên, đồng thời đó phân tích vai trò người Kỹ sư Điện tử trong xã hội, trong muôn nghìn Sinh viên mà Thầy đào tạo Thầy phải tâm huyết một vài Sinh viên, tâm sự, phân tích hết mọi ngóc ngách nẻo đường khi đó cơ may Việt Nam mình có Bill Gate còn có thể chứ hiện nay hết giờ trên lớp, ông Giáo sư mặc ông, Sinh viên mặc chúng bay thì bao giờ chúng ta sánh vai cùng cường quốc năm châu. Kinh nghiệm của Thầy không được truyền đạt đến Sinh viên, Sinh viên tâm huyết thì mò mẩm, Sinh viên thờ ơ thì chỉ mong điểm cao đỗ ra trường hạng ưu. Hỡi ôi ! Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu ! rồi sẽ đến nếu với cách giáo dục hiện nay: lớp 6 chưa biết đọc ! bác nào thường xuyên đọc báo sẽ biết ngay. Nếu ngày nào Việt nam chúng ta sánh vai cùng cường quốc năm châu ! Thân không phải già này củng phải mời hết các anh em trong diễn đàn đi uốngg ruợu cho thoả chí bình sinh !

                Comment


                • #23
                  em học về hệ thống điện, tìm hiểu điện tử và vi xử lý vì thấy thích.
                  chưa ra trường nên em chưa nếm trải những cái vật vã của người đi làm, nhưng đầu năm nay nhìn lại mình thấy học hơn 3 năm đh mà trong đầu kiến thức không khác cấp 3 bao nhiêu. nghĩ lại thì phần chủ yếu do mình lười, phần khác mình không có hứng thú học thuộc lòng hay chép bài mà không hiểu nó làm cái gì. vẫn biết kỹ sư là phải tư duy, thiết kế; nhưng tư duy thiết kế mà không biết lắp 1 mạch điện hay không hiểu mạch chỉnh lưu hình dạng thực tế ra sao cũng thấy chán.
                  may sao các môn chuyên ngành cũng khá hay, nhưng thực tế chẳng có bao nhiêu.
                  nghiệt ngã từ khi đang học, bây giờ em bắt đầu cày lại cả những thứ mà mình đã học qua.
                  và bắt đầu chú ý hơn tới việc có kiến thức thật sự là của mình.

                  không phải đùa, nhưng điển hình nhiều người em biết cho rằng học xong đại học kiến thức về tin học chỉ cần thạo word và gõ được 10 ngón+vẽ tạm tạm cad.
                  cũng bạn bè cho rằng thành công sau này không liên quan đến việc học trong trường bao nhiêu, nhưng chẳng nhẽ học xong 5 năm chỉ để có mảnh bằng và 1 cái đầu không có bao kiến thức.

                  giải pháp tuy rằng rất khó, nhưng thiển ý của em là thu nhỏ số lượng đào tạo, lấy tiền mà trang bị thí nghiệm cho sinh viên.
                  Mobile : 0936.228.010
                  Thiết bị cao cấp efapel:Ổ cắm, công tắc, MCCB, trucking...

                  Comment


                  • #24
                    Không hẳn như các bạn nói đâu. Học trong trường ĐH thì các môn học đại cương là những môn phải học, phải nắm. Mặc dù có thể ra trường, bạn coi như không dùng đến bao giờ.

                    Thế, bạn thử tưởng tượng, khi xử lý sự cố trên một hệ thống điện, bạn phải nhẩm trong đầu tùm lum thứ P, Q, S, U, I, ... Nếu lúc học lớp 11 mà bạn siêng năng lượng giác, thì sau này dù bạn có quên hết công thức, bạn vẫn có thể mường tượng, hình dung ra những thông số ấy trong đầu. Mà nếu bạn còn nhớ chút gì về số phức thì lại càng tuyệt nữa.

                    Những môn cơ bản đó, bạn có thể bỏ 5 năm, 10 năm không đụng đến, nhưng nó vẫn âm thầm trợ giúp cho bạn ngay cả trong những công việc bình thường nhất, mà bạn không để ý đến. Vì thế mà tại sao KS dù làm việc có dở đến mấy, tư duy cũng nhanh nhạy hơn đa số các công nhân, vốn làm theo thói quen.

                    Còn về vấn đề thực hành. Thì các bạn lại nói đúng. SV của chúng ta về lĩnh vực thực hành lại quá ít. Ít sinh ra yếu. Bạn nào muốn bơi, phải tự học bơi.

                    Trong tương lai, khi hòa nhập với quốc tế, QT nghĩ nền giáo dục VN cũng sẽ thay đổi theo cho phù hợp.

                    Các trường ĐH vẫn dạy chủ yếu lý thuyết. Nhưng trong trường sẽ hình thành những rung tâm chuyên thực hành, chuyên nghiên cứu những gì mới nhất về mặt công nghệ, thực tiễn, để dạy cho các sinh viên còn học, và dạy lại cả cho các cựu SV khác. Lúc đó, mỗi KS gần như sẽ phải định kỳ 1 hoặc 2 năm tự động về trường đăng ký học để cập nhật công nghệ mới. Ai không tự nâng cấp mình lên sẽ bị đào thải.

                    Hiện nay ranh giới giữa đào tạo lý thuyết và cập nhật công nghệ còn chưa rõ nét. Tất cả còn được dạy chung trong một chương trình. Vì thế nên các KS lớp mới và KS lớp cũ có thể có trình độ rất khác nhau. Thí dụ như QT thì làm sao mà được học các lý thuyết về điều khiển mới? Làm sao có thể lập trình và nạp mấy con chip một cách điêu luyện như các bạn?

                    Nhưng nếu làm được như thế kia, thì khoảng cách sẽ thu ngắn lại. Khi đó những mâu thuẫn giữa lý thuyết và kinh nghiệm, tuổi nghề và trình độ sẽ được giải quyết phần lớn.

                    Ha ha. QT nghĩ được đến đâu, viết đến đó. Các bạn viết tiếp đi. Nếu QT nghĩ thêm ra gì đó, lại sẽ viết tiếp.

                    Comment


                    • #25
                      Chào bác!
                      Em chẳng hiểu các bác nói thế là đang phản ánh tình trạng của bọn trẻ tụi em hay là muốn nhắn nhủ? Em chỉ thấy hiện nay việc các bác nói cũng ko phải là vấn đề quan trọng, bởi em thấy hiện nay toàn bộ linh kiện thiết bị hiện đại đều đc đóng gói. Em đố các bác sửa đc các con IC tích hợp đấy! Khó lắm chứ

                      Comment


                      • #26
                        sinh viên phải tự lực

                        Chủ đề càng lúc càng sôi nổi, có lẽ nó là vấn đề mà các ông 8 bà 8 đang chăn trở, những người mà tôi tin rằng sẽ là thế hệ đóng góp nhiều nhất cho công cuộc công ngiệp hóa đất nước hiện đại hóa đất nước kể từ bây giờ...Mỗi người đến với điễn đàn với một góc nhìn khác nhau, nhiều bạn đưa ra những thực trạng khá chính xác và đa phần là đáng buồn. Theo quan điểm của tôi trong hoàn cảnh không thuận lợi như vậy chúng ta càng phải cố gắng. Với lại nếu cứ đứng ở vị trí "thấp" mà nói thì đúng là nhìn đâu cũng thấy núi, nhưng nếu bạn đi xa hơn một chút có thể bạn sẽ thấy hoàn cảnh không bất lợi đến thế. Tình trạng bất lợi mà nhiều bạn nhận thấy thực ra cũng diễn ra trong tất cả các lĩnh vực khác, đâu phải chỉ riêng trong lĩnh vực của chúng ta.

                        Ngày nay công nghệ phát triển có một xu hướng diễn ra trong cả điện tử và tin học, trong cả phần cứng lẫn phần mềm đó giảm chi phí sảm phẩm. Trong lĩnh vực tin học nó là công ngệ đóng gói mã nguồn, nhúng component... trong phần cứng đó là sự ra đời các ic tích hợp ngày càng cao, với giá thành rẻ, thể hiện cụ thể hơn trong việc thiết kế FPGA bạn có thể nhúng các lõi IP để tạo ra các bộ vi sử lý cực mạnh có thể tới 32 bit hoặc nhúng các lõi có giao thức PCI 33Mhz hay phần cứng USB tới Hight speed..
                        Để phổ biến sảm phẩm của mình các nhà cung cấp phải liên tục đưa ra các sản phẩm tích hợp mạnh hơn,hiệu quả hơn phải chuyển giao, hướng dẫn cụ thể, và đưa ra nhiều công cụ để khai thác đễ dàng sản phẩm của họ, làm cho kĩ sư thết kế ngày càng tiện lợi hơn, rẻ hơn. Có như vậy sản phẩm của họ mới được ưa dùng và có sức cạnh tranh...

                        Trong một su hướng công ngệ như vậy ngay cả những nước không có nền điện tử như chúng ta cũng vẫn được có khả năng sử dụng những sản phẩm rẻ và hiệu quả, cũng như các công cụ công ngệ mới. Không nên nghĩ rằng chúng ta thua quá xa về mặt công ngệ so với thế giới. Điều quan trong nhất với chúng ta là phải nhanh chóng nắm bắt các công ngệ mới và tìm mọi cách sử dụng lợi thế của công ngệ mới để đưa vào thực tế. Không có lý gì công ngệ hiệu quả hơn, rẻ hơn lại bị từ chối cả ...
                        Cung cấp kít FPGA giá sinh viên!
                        Nhận thiết kế và phát triển các mạch ARM và FPGA theo yêu cầu.
                        Email:

                        Comment


                        • #27
                          thế túm lại là học thế nào nhỉ
                          SHARE KHO PHIM LỚN

                          Comment


                          • #28
                            hic,luồng này nên được xóa!

                            bàn mãi cũng chỉ toàn là bới móc mà chả có được cái giải pháp nào cả!

                            các bác làm em nhớ đến câu chuyện nóng hổi sáng nay:nghe tin bão lụt,các "tám sỹ" (chuyên gia nói dóc) ngồi bàn tán râm ran cả thành phố,về thiệt hại,về đau thương,pha lẫn chút tiếc thương của một con người ...rỗi việc

                            thấy các bác ấy nhàn rỗi quá,em liền gợi ý mời các bác làm 1 chuyến đến thăm các tỉnh bị bão lụt tàn phá,kết quả là 99% đều lắc đầu nguầy nguậy,1% còn lại ....giơ tờ báo lên đọc tiếp

                            mẹ kiếp chúng mày,cũng may là chưa gợi ý đến chuyện quyên góp hay giúp đỡ gì đấy nhá ! khốn nạn thật

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
                              hic,luồng này nên được xóa!

                              bàn mãi cũng chỉ toàn là bới móc mà chả có được cái giải pháp nào cả!

                              các bác làm em nhớ đến câu chuyện nóng hổi sáng nay:nghe tin bão lụt,các "tám sỹ" (chuyên gia nói dóc) ngồi bàn tán râm ran cả thành phố,về thiệt hại,về đau thương,pha lẫn chút tiếc thương của một con người ...rỗi việc

                              thấy các bác ấy nhàn rỗi quá,em liền gợi ý mời các bác làm 1 chuyến đến thăm các tỉnh bị bão lụt tàn phá,kết quả là 99% đều lắc đầu nguầy nguậy,1% còn lại ....giơ tờ báo lên đọc tiếp

                              mẹ kiếp chúng mày,cũng may là chưa gợi ý đến chuyện quyên góp hay giúp đỡ gì đấy nhá ! khốn nạn thật
                              Bác đi sai chủ đề rồi, vệc học điện tử và bão lũ chẳng liên quan gì đến nhau cả.

                              Người ta như thế, vậy còn bác thì sao ạ, bác đã đi thăm hỏi bà con các tỉnh bị nạn hoặc quên góp chưa ạ.

                              Comment


                              • #30
                                hí hí, bác võ duy châu thân mến.
                                dạo trước em cũng có ý nghĩ như bác, nào là tại sao ngồi rỗi hơi bàn linh tinh mà không bắt tay vào làm.
                                nhưng thưa bác, bàn luận, dù là tán phét cũng cần đấy ạ. bây giờ bác bảo đưa ra giải pháp, thì nó chình ình rồi: với chung ta, tự học là chính.
                                còn với những giải pháp vĩ mô thì em không bàn đến, vì bàn không đem lại cái gì cả. cái chính đây là cần cho những người như em- đang còn trong trường- hiểu hơn việc cần làm gì.
                                còn bàn luận lan man kiểu bác thì chúng ta đã không có các diễn đàn chuyên ngành thế này. và vì thế nên chúng ta nên bàn theo tên topic đi ạ.
                                em biết là chúng ta còn rất kém, so các nước khác thì như miền tây nguyên so thành phố hồ chí minh.
                                và thế nên mong các bác bàn con đường để chúng ta bớt kém đã. tập trung các vấn đề vi mô thôi ạ. vĩ mô thì ngồi đây bàn khác gì ngồi quán trà đá bàn chính sách nhà trắng đâu.
                                Mobile : 0936.228.010
                                Thiết bị cao cấp efapel:Ổ cắm, công tắc, MCCB, trucking...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X